Chan dung mot che do

 

Chân dung một chế độ

 

 

Đa số người Việt, kể cả người cộng sản, muốn đấu tranh cho tự do, dân chủ. Đối tượng của họ là ai ? Ở Việt Nam ngày nay, phe nào, gồm những ai, nắm chính quyền, và nắm tới mức nào ? Ngay người cộng sản cũng không biết được.

Chế độ Việt Nam thuộc loại chế độ toàn trị[1] chưa hoàn chỉnh. Quá tŕnh h́nh thành chế độ toàn trị do các đảng cộng sản tiến hành có mấy đặc điểm phổ biến :

1) Thủ tiêu, vô hiệu hoá tất cả các lănh tụ có tầm vóc, tên tuổi, uy tín của đảng.

2) Thủ tiêu, khai trừ, vô hiệu hoá đảng viên có lư tưởng, có ư thức trách nhiệm, bằng hai biện pháp cơ bản : thanh lọc, và kết nạp ồ ạt đảng viên mới, lấy thịt đè người.

3) Vô hiệu hoá Nhà nước, các tổ chức quần chúng, dùng chúng làm cây kiểng, b́nh phong cho đảng.

4) Vô hiệu hoá bản thân đảng, dùng đảng làm b́nh phong cho ban chấp hành trung ương.

5) Vô hiệu hoá ban chấp hành trung ương, dùng nó làm b́nh phong cho bộ chính trị.

6) Vô hiệu hoá bộ chính trị, dùng nó làm b́nh phong cho tổng thư kư, ban thư kư, ban tổ chức trung ương.

7) Dùng công an kiểm soát, kiềm chế tất cả các tổ chức mặt tiền cũng như nội bộ đảng, ở mọi lớp vỏ, mọi cấp bực.

8) Phân tán bản thân công an thành nhiều guồng máy, đan chéo nhau, khiến ngay cả thủ trưởng công an cũng không nắm toàn bộ guồng máy công an.

Khi nó hoàn chỉnh, "thể chế" lạ lùng này có một đặc điểm hoàn toàn mới lạ, khó hiểu : bất cứ ai, ở bất cứ cương vị nào, kể cả thủ trưởng công an và tổng bí thư, bất cứ lúc nào, cũng có thể bị loại trừ mà không tài nào đoán được v́ sao và quyết định cuối cùng do ai.

Phương pháp, những bước đường thực hiện quá tŕnh này có thể khác nhau. Bước đầu của nó, bước khó khăn nhất, là loại trừ đảng viên thời dựng đảng, thường là người đi tới chủ nghĩa cộng sản v́ lư tưởng, v́ ư thức trách nhiệm.

Năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam có khoảng 5000 đảng viên, trong đó có khoảng 1800 nằm tù. Đảng ấy có tính chất tiên phong rơ rệt. Từ đó tới 1953, đảng ấy phát triển trong ḷ thử thách của kháng chiến chống Pháp. Theo tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam, lúc đó có 740.000 đảng viên. T́nh h́nh Việt Nam lúc đó khá đặc biệt. Lực lượng duy nhất đáng kể, có tổ chức, là đảng Lao động. Nhưng chính quyền quốc gia lại nặng tính chất mặt trận dân tộc. Những người như ông Lê Đức Thọ, thậm chí ông Trường Chinh, không có vai tṛ, quyền hành lớn trong chính quyền. Lúc đó, vai tṛ lănh đạo của đảng không là một nguyên tắc của chính quyền.

Năm 1953, cuộc thanh lọc bắt đầu, đẫm máu : cải cách ruộng đất. Tài liệu về sự kiện này c̣n hiếm hoi, nhưng cũng đủ để xác nhận : bộ máy điều khiển cải cách ruộng đất đă giết 11.000 ngh́n đảng viên, khai trừ, cách chức một số (không khẳng định được) đảng viên, đoàn viên, cán bộ... và thay vào đó một lớp người nhờ vả nó mà có quyền lực, thậm chí có tư duy "mới" ! Theo "thống kê" của ban cải cách ruộng đất, 40% đảng viên, cán bộ, thuộc thành phần phản động, là người của địch gài vào tổ chức. Tỷ lệ khôi hài đó tiết lộ quy mô của cuộc thanh trừng nội bộ đảng. Không biết, sau cải cách ruộng đất, trong đảng c̣n lại bao nhiêu người đă gia nhập đảng trên cơ sở ư thức cách mạng của cá nhân ḿnh mà c̣n được trọng dụng, tin cậy ? Song song với cuộc thanh trừng này, đă h́nh thành một bộ máy quyền hành tập trung vào ban tổ chức trung ương ? Bộ máy ấy đă làm bàn đạp cho các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ củng cố quyền lực năm 1960 ? Điều chắc chắn là từ đó :

a/ quyền lực nhà nước đặt dưới quyền lực của đảng

b/ các lănh tụ lịch sử như Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, và ngay cả Trường Chinh, ngày càng bất lực.

Một thủ tướng, đồng thời là ủy viên bộ chính trị, mà không có quyền bổ nhiệm bộ trưởng của ḿnh nghĩa là ǵ ? Nghĩa là, đơn giản, ông không thực sự nắm chính quyền. Một đại tướng, đồng thời là bộ trưởng bộ quốc pḥng và ủy viên bộ chính trị, lúc điều quân, chỉ c̣n là một ủy viên b́nh thường của Quân ủy trung ương là thế nào ? Là không c̣n quyền điều khiển quân đội nữa.

Có lẽ nếu chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1954 bằng sự toàn thắng th́ chế độ Việt Nam đă mau chóng đi vào khuôn mẫu Staline, và người nắm quyền lực duy nhất c̣n lại có lẽ là ông Lê Đức Thọ. Nhưng chiến tranh, tuy thuận lợi cho sự h́nh thành chế độ toàn trị, cũng tạo điều kiện cưỡng lại nó. Trong chiến tranh, nhất là một cuộc chiến tàn bạo, dai dẳng như chiến tranh Việt Nam, nắm một guồng máy vô danh không đủ để tồn tại, huống chi là chiến thắng. Nếu chỉ cần bấy nhiêu, phương tiện kỹ thuật, tŕnh độ tổ chức của Mỹ đă thắng từ lâu. Cứ coi chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Vịnh cũng đủ thấy. Chiến tranh là một loại quan hệ giữa người với người. Chiến thắng đ̣i hỏi ư chí chiến đấu và tổ chức, ư chí của những con người có tổ chức, tổ chức của những con người có ư chí chiến đấu tới cùng. Trong chiến tranh, lư tưởng cộng sản của đảng viên, đoàn viên, ḷng yêu nước của quần chúng, quân đội... là điều kiện tồn tại của bản thân cái guồng máy h́nh thành qua cải cách ruộng đất. Ông Lê Đức Thọ giỏi nắm guồng máy, nhưng chưa hề có tác phẩm lư luận đáng kể, chưa hề sáng tạo một khẩu hiệu chính trị có sức lôi cuốn quần chúng. Ông Lê Duẩn, ngược lại, là một trong những lănh tụ cộng sản viết lách nhiều nhất, tạo ra một số luận điểm, lư thuyết, khẩu hiệu có thể dùng để củng cố niềm tin và cổ vũ quần chúng. Hai người này bổ sung cho nhau.

Phải tới năm 1975, trong hoà b́nh, quá tŕnh "xây dựng" chế độ toàn trị mới phát triển hết ḿnh theo lôgíc riêng của nó, dẫn tới sự vô hiệu hoá hoàn toàn Nhà nước, đảng và đảng viên. Các lănh tụ lịch sử lần lượt về hưu. Các tổ chức quần chúng bị tê liệt hoá, biến thành cây kiểng, b́nh phong. Các cấp chính quyền, quân đội, đảng, ồ ạt đổi tay, ngày càng lệ thuộc một bộ máy duy nhất : công an. Trước khi ông Lê Đức Thọ chết, lănh tụ số hai của đảng là một ông... Nguyễn Thanh B́nh, không ai biết là ai. Một con người của bóng tối. Trong thời gian này đảng cộng sản mở hai đợt kết nạp đảng viên, và nhiều cuộc thanh lọc ráo riết. Ở Việt Nam, có chuyện tiếu lâm : mỗi lần Đảng kết nạp đảng viên, xă hội sạch sẽ thêm một tí. Đủ thấy dân đen tinh mắt.

Ngày nay, t́m hiểu ai thực sự nắm quyền ở Việt Nam thật không phải chuyện dễ. Đằng sau các lớp b́nh phong, kể cả bộ chính trị, ai nắm những ǵ ? Cuối cùng, ai nắm công an, quân đội, và thực sự nắm tới mức nào ? Ngay người đảng viên cũng không thể biết.

Phải chăng chế độ cộng sản là một loại chế độ tôn giáo ? Điều này đúng một phần, phần ngoài mặt. Về lư thuyết, nó dùng một thần linh (Lịch sử) làm nền tảng cho quyền lực. Nhưng mọi thể chế tôn giáo đều dựa vào hai yếu tố :

a/ ḷng sùng đạo của quần chúng.

b/ một tổ chức công khai, có mặt, có ngọn, có ngành.

Ngay trong một chế độ như thế, quyền lực cũng có giới hạn, có ranh phận. Từ trên xuống dưới đều có chức, có phận, có tên, có quyền và trách nhiệm thực thụ. Chế độ toàn trị khác hẳn. Nó không cần ḷng sùng đạo của quần chúng để tồn tại, đó chỉ là một lớp son chẳng mấy ai chú ư, nhất là những người nắm quyền lực. Nó không muốn có mặt tiền trung thực với thực thể của nó.

Phải chăng chế độ hiện hành ở Việt Nam là chế độ công an trị. Điều đó hiển nhiên, nhưng cũng chỉ đúng một phần. Nó che lấp tính đặc thù của chế độ. Trong một chế độ công an trị, tổ chức công an, tuy bí mật, vẫn là một hệ thống thông suốt, dưới quyền chỉ huy của một thủ lĩnh. Mặt tiền của nó trung thực với thực thể của nó. Đánh gục đầu năo của nó, nó sẽ tan ră. Chánh quyền ông Diệm, ông Nhu, đoạn cuối, mang tính chất ấy. Chế độ toàn trị mang tính chất khác : một Beria quyền bính đến thế, chỉ cần hai lính quèn cũng đủ bắt và loại. Nhưng toàn bộ hệ thống quyền lực lại không sứt mẻ, ngay Khroutchev cũng phải phục tùng. Chế độ toàn trị là một loại chế độ công an trị vô danh.

Vậy chế độ hiện hành ở Việt Nam là chế độ toàn trị ? Cũng lại chỉ đúng một phần. Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nó đều có điểm giống và điểm khác cơ bản với Liên xô thời Staline. Thường dân tỏ ra nhậy bén hơn chính khách và các nhà lư luận chính trị khi định nghĩa nó : mafia da vàng. Trong tư cách ấy, quyền lực của những người thực sự nắm quyền ở Việt Nam hôm nay không thuộc loại quyền lực chính trị. Nó là quyền lực vô danh của mafia.

Quyền lực chính trị, chính quyền, là một h́nh thái quan hệ cộng đồng công khai giữa người với người. Nó h́nh thành khi con người cùng hành động trong không gian công cộng. Qua quá tŕnh ấy, con người tạo và trao quyền lực cho nhau, ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều h́nh thức khác nhau. Bất kể phương pháp, h́nh thức nào h́nh thành ra nó, chính quyền luôn luôn mang tính chất công khai. Nó có mặt tiền khớp với thực thể của nó. V́ thực thể ấy thể hiện quan hệ cộng đồng giữa con người, nó có một tính đặc thù : nó chỉ tồn tại hữu hiệu khi con người tin tưởng vào nó. Người nắm chính quyền thực sự có quyền lực khi chế độ chính trị thể hiện luật chơi được một công đồng dân tộc chấp nhận, bảo vệ, nuôi dưỡng. Nói thế nghĩa là : văn hoá là nền tảng cuối cùng của mọi thể chế chính trị. Điều này không có nghĩa chế độ chính trị có thể độc lập hoàn toàn với nền tảng kinh tế. Nhưng, trên cùng một nền tảng kinh tế, con người có thể sáng tạo nhiều chế độ chính trị khác nhau, có khi một cách cơ bản, thí dụ như nền dân chủ Athènes xây dựng trên cơ sở kinh tế nô lệ. Tiềm năng sáng tạo ấy nằm trong văn hoá của các cộng đồng người.

Quyền lực của mafia đương nhiên cũng là một h́nh thái quan hệ giữa người với người. Nhưng nó không thuộc loại quyền lực chính trị. Nó thuộc loại quyền lực của rừng già. Nó h́nh thành qua sự cấu kết trong bóng tối của những kẻ vô danh, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố để hà hiếp, trấn áp đồng loại. V́ nó thuộc loại quan hệ rừng già, nó không cần, không muốn, không thể thể chế hoá được, nó không thể có mặt tiền trung thực với thực thể của nó. Nó phải núp sau những b́nh phong bất lực như Đảng, Nhà nước, tổ chức quần chúng. Chính nó lập ra những b́nh phong bất lực ấy. Chính nó tổ chức những đại hội Đảng, bố trí thành phần ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư, ban tổ chức trung ương. Chính nó đặt ra những nguyên tắc sinh hoạt và hành động khiến không ai tài nào biết ai thực sự trách nhiệm cái ǵ trong Đảng. Xuyên qua Đảng, nó giật giây Nhà nước, tổ chức quần chúng. Người ta sợ nó như con thú sợ rừng già : nó không có mặt, không có tên. Sự sợ hăi của thời nguyên thủy ấy chính là điều kiện tồn tại của quyền lực mafia. Khủng bố ngầm là vũ khí cơ bản nhất của nó. V́ thế, ngay trong thế mạnh, nó vẫn ngại phải dùng tới toà án, ngại lộ diện. Điều kiện tồn tại cơ bản nhất của nó là bóng tối. Lôi nó ra ánh sáng, bắt nó hiện nguyên h́nh, là mở màn khai trừ nó. Không phải t́nh cờ mà chính sách đă dẫn nó tới sự tiêu vong ở Liên Xô mang tên Glasnost. Không phải t́nh cờ mà nó suy thoái nhanh khi nó buộc phải lộ mặt mới hành động được. Không phải t́nh cờ mà trong chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, điều khó đổi mới nhất là công khai hoá quyền lực, là nói thẳng, nói thực, nói công khai.

Ngày nào quyền lực kiểu mafia chi phối được toàn bộ xă hội, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, trong bất cứ lĩnh vực sinh hoạt nào, ngày đó h́nh thành chế độ toàn trị. Ngày đó nó có thể cử bất cứ ai, càng ít bản lĩnh càng tốt, vào các cơ quan b́nh phong của nó, kể cả bộ chính trị. Khi "đại diện" khốn khổ của nó phải công khai đảo chính Gorbatchev, mọi người ngỡ ngàng chứng kiến một mớ anh nhợt nhạt, nháo nhác như thây ma : họ đă phải lộ mặt dưới ánh đèn.

Quá tŕnh h́nh thành chế độ hiện hữu ở Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh phức tạp, có nhiều yếu tố thuận và nghịch khuynh hướng h́nh thành quyền lực kiểu mafia. Yếu tố thuận đầu tiên là sự khủng bố những người yêu nước của thực dân, đế quốc, dồn họ vào hoạt động bí mật. Yếu tố thuận thứ hai chính là chiến tranh. Chiến tranh đ̣i hỏi tổ chức và kỷ luật thép. Chiến tranh cách mạng giữa một lực lượng ban đầu nghèo nàn, yếu ớt, với một đại cường quốc, đ̣i hỏi một tổ chức bí mật tối đa. Người chiến đấu biết v́ sao ḿnh chiến đấu, không biết ai thực sự lănh đạo ḿnh.

Cưỡng lại khuynh hướng trên, có một số sự kiện.

1) Chiến tranh cách mạng Việt Nam, đoạn hai, tiến hành trong sự tranh chấp giữa Liên xô và Trung quốc. Những nhà lănh đạo Việt Nam phải luôn luôn chơi tṛ đi trên giây căng, t́m thêm đồng minh ở phía khác. Qua quá tŕnh này, người Việt cũng hiểu phần nào giá trị hết sức tương đối của chủ nghĩa quốc tế vô sản và tấm ḷng vị tha đáng khả nghi của hai ông anh lớn. Khroutchev và Chu Ân Lai bắt tay nhau, ép Phạm văn Đồng kư Hiệp định Genève 1954, Khroutchev chủ trương đưa hai nước Việt Nam vào Liên Hiệp quốc, Mao Trạch Đông vừa hô hào đánh Mỹ, vừa tổ chức tiếp đón Nixon, rồi Liên xô và Trung quốc cùng cúp viện trợ quân sự sau 1973. Bấy nhiêu cũng đủ để người Việt thấy tính chất hết sức tương đối của các chủ nghĩa quốc tế vô sản.

2) Bản thân chiến tranh là một cản trở to lớn đối với sự h́nh thành, củng cố và phát triển quyền lực kiểu mafia. Chiến tranh là thử thách lớn nhất đối với mọi tổ chức, mọi con người. Nó đ̣i hỏi ư chí chiến đấu và chiến thắng của quần chúng, của quân đội, của đảng viên, đoàn viên. Chiến tranh chấm dứt khi một đối thủ bị tiêu giệt hay mất ư chí chiến đấu. Ư chí ấy, tiền, vũ khí, kỹ thuật, kỷ luật, công an đều không đủ khả năng xây dựng, duy tŕ. Mỹ đă thua v́, tuy dư tiền, dư vũ khí, dư kỹ thuật, dư khả năng tổ chức, nhưng lại thiếu ư chí chiến đấu của quần chúng. Đảng cộng sản đă thắng v́ có ư chí ấy và có đủ người Việt Nam chia xẻ ư chí ấy. Chính v́ thế, trong chiến tranh nó c̣n tồn tại được với tư cách một cái đảng, chưa bị guồng máy quyền lực kiểu mafia kia rút ruột, hớp hồn : nó là bia đỡ đạn cho guồng máy ấy.

3) Người Việt không có truyền thống cuồng tín. Kiến thức bị giới hạn của họ về thế giới hiện đại khiến họ dễ chấp nhận niềm tin của những người đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, mặc dù họ chẳng hiểu biết ǵ về chủ nghĩa mácxít. Niềm tin này nặng t́nh cảm, đạo đức hơn lư trí, tôn giáo. Một khi đất nước đă độc lập, thống nhất, chẳng mấy ai ham tử v́ đạo, nhất là trước cuộc loạn đả ngoạn mục giữa nhà thờ Moscou và nhà thờ Bắc Kinh.

4) Cuối cùng, quá tŕnh h́nh thành chế độ Việt Nam hôm nay, sau thời chiến, khai triển lúc phe xă hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện. Bản thân Liên xô và Trung quốc không đủ khả năng nuôi đỡ, dù ở mức ngắc ngoải, một nước đông dân như Việt Nam. Kinh tế Việt Nam sớm đi vào khủng hoảng, buộc đảng cầm quyền phải "đổi mới". Quá tŕnh h́nh thành chế độ toàn trị, do đó, cũng bị chựng lại ở một số khâu, đặc biệt khâu kinh tế.

Hiện nay, chế độ thực của Việt Nam là hậu quả của những sự kiện hỗn độn ấy. Về kinh tế, Việt Nam đă đi vào thị trường tư bản quốc tế, đang lao vào phương thức sản xuất tư bản rừng, nặng tính mại bản, buôn người, bán nguyên liệu hơn tính sản xuất. Về quyền lực, có hai quyền lực song song. Đảng cộng sản tuy đă thủng ruột, nhưng chưa hẳn đă đứt ruột. Nó chưa thành đơn thuần một cây kiểng, một b́nh phong. Nó c̣n giữ vai tṛ quan trọng, mặc dù đă tê liệt khá trầm trọng. Guồng máy công an vô danh, quyền lực mafia, tuy rải rác khắp các nơi, các cấp, nhưng chưa nuốt chửng xong Đảng và quân đội, thậm chí chưa thống trị được toàn bộ công an. Ba lực lượng có tổ chức duy nhất ở Việt Nam hôm nay là : Đảng cộng sản, guồng máy công an vô danh, quân đội. Quân đội là lực lượng dễ bị lũng đoạn nhất, nhưng đồng thời khó kiểm soát nhất, v́ lính gắn bó với dân, chỉ là lính tạm thời. Dùng quân đội nhân dân khó, dùng lính nhà nghề, lính đánh thuê dễ hơn. Khuynh hướng xây dựng quân đội nhà nghề có cơ phát triển mạnh. Ba lực lượng này vừa kèn cựa với nhau, vừa đan chéo nhau. Cuộc tranh chấp sẽ dẫn tới ǵ ? Một chế độ đảng trị hay quân phiệt b́nh thường ? Một chế độ toàn trị ? Một chế độ nào khác ? Không ai tiên đoán được.

Đảng viên, đoàn viên, cựu đảng đoàn viên, tất cả những người, v́ lư do này hay lư do khác, đang hay đă có lúc tham gia, ủng hộ Đảng cộng sản Việt Nam, đổ đồng có lẽ cũng phải tới dăm bẩy triệu người. Như thế, hiếm có người Việt không có quan hệ gia đ́nh hay bè bạn với một người thân cộng hay một người cộng sản Việt Nam. Gặp họ, ta hết sức phân vân. Ta khó đồng nhất cá nhân họ với những hành động chướng tai gai mắt hoành hành xă hội. Nhưng rơ ràng họ là đảng viên, đoàn viên... Ta chưa hiểu : trong tư cách ấy, họ đă bất lực từ lâu, và những cấp "đại diện" họ cũng vậy.

Đương nhiên, guồng máy quyền lực kiểu mafia chỉ là thiểu số. Nó nắm thực quyền một cách vô danh và do đó khó nhận diện.

Những người mong muốn dân chủ, tự do cho đất nước, trong đó có người cộng sản chân chính, thủy chung với lư tưởng nhân đạo của ḿnh, nhưng muốn quét sạch cái chủ nghĩa xă hội hiện thực mà họ nếm mùi đă quá thừa, cần nhận diện rơ đối thủ đích thực của ḿnh, con bạch tuộc vô danh vô diện đang cắm ṿi vào Đảng, công an, quân đội, Nhà nước và tài sản quốc gia.

Riêng với người cộng sản chân chính, đối thủ của họ không ở ngoài Việt Nam, không nằm trong quần chúng nhân dân, bất kể từng lớp nào. Nó nằm ngay trong ḷng Đảng. Nó là cái nọc độc các đồng chí cố vấn Trung quốc đă cấy vào Đảng cộng sản Việt Nam từ thời cải cách ruộng đất. Phải bứt nó đi, mới có cơ xây dựng lại một đảng lành mạnh, phục vụ lư tưởng, một thành viên b́nh thường của dân tộc. Hiện tượng cựu Đảng cộng sản Lituanie, sau khi mất chính quyền, không c̣n ǵ hấp dẫn với giống bạch tuộc nữa, thắng cử trong một cuộc bầu cử tự do đáng để cho mọi người suy ngẫm.

Những người hô hào chống cộng một cách hồ đồ, vơ đũa cả nắm, miệt thị đồng bộ các lănh tụ của Đảng cộng sản và kháng chiến Việt Nam, toàn bộ những người cộng sản Việt Nam, không những chơi tṛ trứng trọi đá vô bổ, mà c̣n tạo cho con bạch tuộc kia điều kiện thuận lợi nhất để núp sau "chiến tranh" ấy mà lớn mạnh. Do đó, chính nó cũng nỗ lực tưới dầu vào ngọn lửa c̣m, đồng nhất tất cả người Việt ở hải ngoại với vài tổ chức "chống cộng" le que, gây căng thẳng tối đa làm hỏa mù cho nó. Trong khi đó nó trịnh trọng trải thảm đỏ rước tư bản quốc tế vào kinh doanh.

Con bạch tuộc vô danh kia là đối thủ đích thực của mọi phong trào và đảng phái chính trị, bất kể chính kiến, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam, v́ quyền lực nó nhắm không thuộc loại quyền lực chính trị mà thuộc loại quyền lực mafia. Do đó, nó chỉ có thể sống và lớn mạnh trong bóng tối. Vũ khí nguy hiểm nhất đối với nó không phải súng đạn mà là ánh sáng, là nói thẳng, nói thật, nói công khai. Như Dương Thu Hương chẳng hạn. Lôi nó ra ánh sáng, nó sẽ khắc khoải ngay. Điều đó dễ hiểu. Cộng đồng người khác cộng đồng thú ở một điểm cơ bản : nó không chấp nhận lấy luật rừng làm nền tảng cho quan hệ xă hội. Quyền lực kiểu mafia không thể tồn tại lâu giữa thanh thiên bạch nhật. Ngay ở Ư, nơi nó đă lũng đoạn lâu năm cả kinh tế, Nhà nước và các đảng phái chính trị, khi bị lôi ra ánh sáng của công luận, nó bủn rủn ngay.

Hiện nay, ở Việt Nam, nó sợ nhất ánh sáng của thị trường, của thông tin, ngôn luận, văn học và nghệ thuật. V́ sao ?

V́ ăn mút giữa thanh thiên bạch nhật của thị trường tự do khó hơn ḅn rút ruột gan của Nhà nước, của nhân dân trong bóng đêm của "thể chế" toàn trị. Tuy vậy, dưới dạng tư sản đỏ, cấu kết với tư bản quốc tế, nó có khả năng chiếm quyền lực kinh tế. Nếu chuyện ấy thành, nó sẽ thôn tính cả Đảng, quân đội, công an, Nhà nước, bằng... dollars. Ngược lại, nó bất lực trước ánh sáng của thông tin, ngôn luận, văn học và nghệ thuật. V́ khả năng tồn sinh của nó gắn liền với quy luật của rừng già, nó có thể tự thích hợp với thị trường tự do, không thể thích nghi với tự do thông tin, ngôn luận... với toà án của dư luận.

Thông tin, ngôn luận, văn hoá, nghệ thuật, chính là thứ ánh sáng xua đuổi bóng đêm của rừng già, tạo dựng nhân giới, khai sinh và duy tŕ không gian chính trị của con người, điều kiện và cơ sở của một chính quyền thực thụ. Do đó, xưa nay và măi măi, con bạch tuộc kia tập trung chuyên chính của nó vào đó, vàơ trí thức, văn nghệ sĩ, vào những người làm văn học. C̣n tự do buôn lậu, lừa đảo, cướp giật, tham nhũng, bôi nhọ, chia rẽ, đâm chém... nó xin mời. Đó là những trận địa thuộc sở trường cố hữu của nó.

Đơn Hành

4-1993

 



[1] theo định nghĩa của Hannah Arendt.