Dương Thu Hương

 

Dương Thu Hương

Yêu cầu tối thiểu của ngày mai nhân bản

 

 

Chế độ hiện hành ở Việt Nam tồn tại nhờ sự sợ hăi, nhờ sự giả dối của con người với chính ḿnh : bản thân nó là một sự giả dối. V́ thế hai chính sách cơ bản của nó là đàn áp và ngu dân, ít nhất trong lănh vực văn hoá và chính trị. Đàn áp và ngu dân nuôi sự sợ hăi, sự sợ hăi nuôi sự giả dối với chính ḿnh, sự giả dối với chính ḿnh lại gia tăng sự sợ hăi. Đó là bản chất của chế độ. Đó là nguồn gốc của thái độ của nhiều người Việt Nam trước thời cuộc. Đó là nguy cơ ḱm hăm Việt Nam trong sự chậm tiến và lệ thuộc.

Trong lịch sử cận đại, nhiều người Việt Nam đă chấp nhận, đă trả giá cho ba sự giả dối lớn, có lúc v́ yêu nước, có lúc v́ sợ, có lúc v́ không hiểu.

Sự giả dối thứ nhất là : để giành độc lập không có con đường nào khác ngoài sự lănh đạo của Đảng cộng sản và học thuyết Mác-Lênin. Về mặt lư trí đây là một sự giả dối. „n độ đă giành độc lập, không cần những thứ đó mà tốn ít xương máu hơn. Nhiều nước khác cũng giành được độc lập, không cần những thứ đó, có khi chống lại những thứ đó. Dù sao lịch sử là lịch sử. Mỗi thế hệ trả lời và trả giá cho thời đại của ḿnh. Chẳng ai sống thay ai được. Chẳng ai sống ngược ḍng thời gian được. Từ 1930 đến 1975 Đảng cộng sản đă nắm ngọn cờ dân tộc, đă chiến thắng, đă nắm chính quyền trên toàn quốc. Điều đó không có nghĩa là luận điểm trên đúng. Nó có nghĩa là trong suốt thời gian đó, trong dân tộc Việt Nam không có người nào, đảng nào có đủ bản lĩnh thực hiện một cuộc giải phóng dân tộc theo đường lối khác, như Gandhi chẳng hạn. Sự giả dối ở đây là biến một khả năng đă hoàn thành thành một sự tất yếu của lịch sử, thành nền tảng của tương lai.

Sự giả dối thứ hai kéo dài tới 1986 : một mặt Đảng lănh đạo độc quyền tổ chức, quản lư toàn bộ sinh hoạt xă hội trong tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, thậm chí cả đời sống và t́nh cảm cá nhân, mặt khác cơ sở kỹ thuật, hệ thống thông tin và tŕnh độ quản lư không cho phép Đảng làm chủ giá thành của một hạt gạo. Dĩ nhiên những người bảo vệ, duy tŕ chế độ ấy phải tự dối ḿnh : ăn nói, hô hào, diễn văn rất đúng lập trường, nhưng để sống, phải làm ngược lập trường, hoặc chẳng làm ǵ, hoặc dựa vào nó để thủ lợi riêng. Dĩ nhiên, những người phải tồn tại trong chế độ đó phải giả dối với chính ḿnh : mặt ngoài tôn trọng nó, mặt trong, hàng ngày, hoặc uất hận, nhục nhằn, đói khổ, hoặc len lỏi trong những kẽ hở tất yếu của nó để tồn tại. H́nh ảnh những nhân viên mỗi tuần đảm bảo vài giờ canh gác điện thoại cơ quan rồi đi kiếm ăn hay làm việc khác khá điển h́nh cho nếp sống đó.

Sự giả dối thứ ba bắt đầu từ 1986. Một mặt đi vào kinh tế thị trường, chấp nhận quyền tư hữu, kêu gọi đầu tư của tư bản quốc tế, mặt khác duy tŕ một chế độ chính trị theo kiểu xă hội chủ nghĩa xưa.

Người cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo. Nói : xă hội chủ nghĩa tới cùng, chuyên chính vô sản muôn năm ; làm : mời các ngài có khả năng khai thác theo kiểu tư bản chủ nghĩa nhào vô, miễn sao chia lời (cho tư bản quốc tế, tư bản bản xứ, và con em các ngài). Giải thích : lắm đĩ điếm, ăn mày, tham nhũng, buôn lậu... thật, nhưng, dù sao, dân cũng bớt khổ. Than ôi, đánh thực dân đế quốc làm ǵ ? Cứ để kệ cũng tới đó : một nước chậm tiến, lệ thuộc kinh tế b́nh thường. Tất cả chỉ để thay mấy tay mại bản cũ bằng mấy tay mại bản mang huân chương cộng sản ?

Quần chúng lao động cũng giả dối, nhưng sự giả dối của họ có tính chất nụ cười của cuộc sống : mày muốn làm xếp tao để mày làm xếp v́ mày có súng, nhưng lời nói của mày như nước đổ lá khoai, tao cứ làm như tao cần làm để tồn tại, tao né mày hay, nếu cần, tao mua mày là xong.

Đau khổ nhất là người trí thức há miệng mắc quai và do đó cứ phải tự biện minh. Có người biện minh theo ngắn hạn : trước mắt không có phương án thiết thực nào khác, phải can trường khuyên can, dâng sớ. Họ vẫn suy luận như trong thế kỷ mười chín. Tiếc thay, ngày nay, cả dân tộc huy động hết trí tuệ và khả năng của ḿnh chưa chắc đă thoát cảnh chậm tiến, huống hồ một minh quân, một đảng. Có người biện minh theo lối dài hạn : dân tộc Việt Nam c̣n ở tŕnh độ thời trung cổ, phải im ĺm cố gắng nâng kiến thức của nó lên tŕnh độ của thời đại, mọi chuyện sẽ tự giải quyết, cứ cặm cụi dậy nó toán, khoa học, văn chương, nghệ thuật... sẽ có ngày. Nhưng có ai chấp nhận sống theo sự sợ hăi và giả dối mà đạt đỉnh cao của trí tuệ hay nghệ thuật ?

Vấn đề lớn nhất của Việt Nam hôm nay là thoát cảnh chậm tiến. Con đường xă hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc đă phá sản. Hiện nay có vẻ như có ba con đường.

1) Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ dẫn tới sự xung đột có thể đẫm máu giữa giai cấp nắm kinh tế và một Nhà nước lỗi thời. Sự xung đột này có thể kết thúc bằng một bước lùi về ngơ cụt thời trước 1986 hay bằng một chế độ độc tài của giai cấp tư sản mới gắn liền với các lực lượng tư bản quốc tế để khai thác Việt Nam. Mô h́nh Thái Lan, Nam Triều Tiên, Đài Loan.

2) Chính guồng máy Đảng biến thành cái cầu cho tư bản quốc tế khai thác Việt Nam, thành lập một chế độ độc tài quân phiệt gắn liền với các lực lượng kinh tế tư bản. Vẫn mô h́nh Thái Lan, Nam Triều Tiên, Đài Loan... Đó cũng là giấc mộng của các nhà cầm quyền hiện nay. Trong hướng đó, Đảng và Nhà Nước vẫn là một, duy phải nhỏ đi v́ kinh tế Việt Nam và kinh tế các nước sẽ đầu tư vào Việt Nam không thể nuôi guồng máy khổng lồ ấy. Lúc đó Đảng chỉ c̣n là cây cảnh cho một tập đoàn nửa tư sản dân tộc nửa tư sản mại bản. Lúc đó năm mươi năm kháng chiến chỉ để thực hiện giấc mộng của các ông Thiệu, Kỳ. Đây là khả năng lớn nhất : guồng máy Đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện nó với sự đồng t́nh của thế giới tư bản và, bất kể họ nghĩ ǵ, các lănh tụ lịch sử của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đă và đang bất lực trước guồng máy đó.

3) Dân tộc Việt Nam tự ḿnh xây dựng một Nhà nước hiện đại huy động được tới mức tối đa lư trí, tài năng, sinh lực của toàn bộ xă hội, giả quyết được một cách hoà b́nh và ổn thoả, trong điều kiện của thời đại, những mâu thuẫn nội tại của xă hội. Dĩ nhiên đó là một Nhà nước dân chủ, pháp quyền. Ai có thể xây dựng một Nhà nước như vậy ? Chắc chắn không phải guồng máy Đảng. Một mặt, hiện nay guồng máy Đảng và Nhà nước là một. Quá tŕnh h́nh thành của Nhà nươc Việt Nam hôm nay cũng là quá tŕnh phát triển của Đảng : Đảng lập chi bộ đến đâu Nhà nước mọc cơ quan đến đó. Mặt khác, cả hai đều là con đẻ của chiến tranh. Quyền lực của chúng là quyền lực của chiến tranh, quyền sinh sát. Cuối cùng, Nhà nước thực của một xă hội gắn liền với ư thức chính trị của người dân.

Xem lịch sử Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay, những cuộc vùng dậy của nhân dân đều là những cuộc vùng dậy của nông dân. Mục đích của chúng vẫn là : thay một ông vua, một ông chúa bạo tàn băng một vị minh quân, minh chúa, hay đánh đuổi ngoại xâm để lập một triều đ́nh mới dù triều đ́nh ấy mang tính chất tập thể. Ư dân là ư trời đúng trong hai nghĩa : không chế độ nào mất ḷng dân mà không sụp ; khi một chế độ c̣n tồn tại, ấy là v́ dân chưa biết muốn ǵ hơn. Chỉ ngày nào ư dân hết là ư trời, chỉ là ư dân và, với tư cách ấy, bắt thực tế thay đổi, bắt lịch sử xoay chiều, th́ Việt Nam mới có cơ ra khỏi thời Trung cổ. Muốn có một chế độ dân chủ pháp quyền điều tiên quyết là xây dựng ư thức công dân trong xă hội. Ai có thể làm chuyện ấy ? Không có ǵ ngăn cản Đảng cộng sản Việt Nam làm chuyện ấy. Và cũng không có ǵ cho phép ta mơ hồ nó muốn làm : điều đầu tiên phải làm là hủy bỏ chuyên chính của guồng máy đảng, giải thể cái Nhà nước toàn quyền sinh sát của nó. Điều đó, có thể có nhiều người cộng sản tán thành, nhưng không bao giờ guồng máy nắm chính quyền kia có thể tán thành. Như thế, người duy nhất có thể làm chuyện ấy chính là người dân. Để làm chuyện ấy điều đầu tiền phải làm là thoát ly một sự giả dối : chế độ này không tất yếu, nó tồn tại v́ ta chấp nhận nó tồn tại. Để thoát ly sự giả dối ấy, tất nhiên phải chiến thắng sự sợ hăi. Đó là chuyện lương tâm của từng người v́ sự sợ hăi ấy muôn mặt : cơm áo, tương lai con cái, sự an nhàn của lương tâm... Đấy là ư nghĩa cơ bản của con người, cuộc sống, lời nói và hành động của Dương Thu Hương : đừng sợ, đừng giả dối với chính ḿnh.

Một chế độ dân chủ, pháp quyền có khả năng đưa một dân tộc thoát khỏi sự chậm tiến không ? Câu hỏi này cách đây vài năm chẳng ai thèm đặt. Công nghiệp của Liên Xô xây dựng dưới Staline. Bốn con rồng Đông Nam Á tuy ít đẵm máu hơn cũng chẳng tự do dân chủ ǵ. Không kể tới các boom kinh tế của Brazil và vài nước châu Mỹ La-tinh mà người ta tán tụng cách đây vài năm khi chưa phá sản. Không kể các nước Ä-rập và Châu Phi. Giấc mộng xây dựng một nền kinh tế hùng cường bằng một kỷ luật thép, bằng một chế độ độc tài, ngày càng tan biến. Lư do khá đơn giản. Ngày nay rừng vàng biển bạc và lao động rẻ không c̣n là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh không thương tiếc của thị trường quốc tế. Dầu hỏa, hầm mỏ, nhân công rẻ của biết bao nhiêu nước được ưu đăi hơn Việt Nam nào có cho phép họ thoát cảnh chậm tiến. C̣n như Nhật, tài nguyên có ǵ mà chinh phục cả thế giới về kinh tế ? Trong kinh tế ngày nay, trí tuệ là nhân tố quyết định. Phải có nó mới vận dụng hữu hiệu được mọi yếu tố thuận lợi khác và hạn chế được các yếu tố bất lợi. Dân tộc Việt Nam vận dụng tột độ trí tuệ của ḿnh chưa chắc đă t́m được con đường bước vào thế kỷ 21 một cách b́nh đẳng với các nước phát triển trên thế giới huống hồ một minh quân, một minh đảng hay một nhúm người. Nhưng cũng không ǵ chứng minh rằng sáu, bẩy mươi triệu người Việt Nam được tự do lại ngu muội và bất lực hơn một dân tộc khác trên thế giới ngày nay. Con đường thoát sự chậm tiến, lệ thuộc là con đường nhân loại c̣n phải sáng tạo. Ai có thể sáng tạo trong sự sợ hăi, trong sự giả dối với chính ḿnh ?

Trần Đạo

4-1992