Kinh tế thị trường

 

Kinh tế thị trường

& chế độ dân chủ pháp quyền

muôn năm

 

 

Những năm 70, báo chí ca tụng sự bùng nổ kinh tế của Brazil (le boom économique brésilien), phép mầu kinh tế Brazil (le miracle économique brésilien). Có lẽ một vài người c̣n nhớ.

Năm 1990, qua cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên ở Brazil tổng thống Fernando Collor de Mello lên nắm chính quyền. Thật mỹ măn, kinh tế thị trường mở đường cho chế độ dân chủ.

Trong báo Le Monde Diplomatique, số tháng 11 – 1993, Michel Chossudovsky phân tích nội dung thiết thực của cuộc cách mạng kinh tế và chính trị tại Brazil. Đáng cho người nước nhược tiểu như Việt Nam suy ngẫm.

Brazil nợ các ngân hàng quốc tế 120 tỷ đôla. Trong thập niên 80, Brazil đă trả 90 tỷ đôla ... tiền lời. Cứ tới kỳ hạn thanh toán, Brazil phải xin vay Ngân hàng tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới... để trả lăi. Mỗi lần, IMF lại chỉ thị cải tổ kinh tế, đúng theo yêu cầu của các ngân hàng chủ nợ, theo đề nghị của cơ quan cố vấn của 22 ngân hàng do Citybank cầm đầu.

Dưới sự "hướng dẫn" tài t́nh của các vị thầy kinh tế thị trường ấy, ngay đầu những năm 80, trong nền kinh tế Brazil, tư bản chiếm hữu 66% tổng sản lượng quốc gia (GNP). Trước đó, phần của tư bản là 45%.

Ngày nay, các ngân hàng chủ nợ không thèm đ̣i vốn, chỉ muốn tiếp tục cướp phá tài nguyên, môi trường, khai thác lao động ngày càng rẻ, chiếm hữu những công nghiệp quốc gia lời nhất. Phương pháp tiến hành thật đơn giản. Muốn trả nợ, Brazil phải vay, muốn vay phải tuân theo chỉ thị của IMF. Chỉ thị của IMF do chủ nợ quyết định. Chỉ thị đ̣i Brazil sửa đổi ... Hiến pháp, v́ Hiến pháp ấy cấm sa thải công chức (một nguyên tắc của nhà nước dân chủ như ở Pháp), cấm bán những công nghiệp chiến lược của quốc gia như dầu mỏ (Petrobras) và viễn thông (Telebras). Ông José Fajgenbaum, giám đốc đơn vị Nam Đại tây dương (Atlantique Sud) của IMF tuyên bố trắng trợn : "phải tiến hành những cải tổ kinh tế đ̣i hỏi sửa đổi Hiến pháp".

Năm 1991, để vay 2 tỷ đôla, Brazil phải thực hiện một chương tŕnh kinh tế 20 tháng của IMF dẫn tới tăng thuế, dùng 65% ngân sách chi thông thường của nhà nước để trả tiền lời. Thế mà chưa đủ. IMF vẫn đ̣i nhà nước Brazil giảm chi cho quỹ phúc lợi xă hội.

Tháng 9 năm 1992 tổng thống Itamar Franco lên nắm quyền, được đại bộ phận dân biểu, từ tả tới hữu ủng hộ. Đúng là hoà hợp dân tộc. Chẳng thấm thía ǵ. Trong bảy tháng, ông phải thay bộ trưởng kinh tế ba lần, không vị nào lọt mắt xanh của IMF. Cuối cùng, phải cử ông Fernando Henrique Cardoso làm bộ trưởng kinh tế. Ông Cardoso là một nhà xă hội học mácxít, được tuyên dương là trí thức lỗi lạc trong năm (intellectuel de l'année) cách đây vài năm nhờ tác phẩm Những giai cấp xă hội trong thế giới tư bản ở vành đai. Nhậm quyền, ông liền tuyên bố với chủ nợ : "Hay quên tất cả những ǵ tôi đă viết", và ngoan ngoăn thực hiện những kế hoạch của IMF. Trước mắt, giảm 50% ngân sách giáo dục, sức khỏe và phúc lợi xă hội. Tháng 8-1993 lại thông qua đề án hạ lương 31%, "giành dụm" 11 tỷ đôla để trả lăi. Và tới đây, sửa đổi Hiến pháp. So với đôla, luật pháp, Hiến pháp, lá phiếu của người Brazil đều là giấy lộn.

Lời b́nh luận của một nhân viên cao cấp của một chủ nợ chính, không cần b́nh luận : "Fernando Henrique Cardoso tiến hành đường lối đúng đắn, theo nhịp chậm. Để đạt mục đích do IMF quy định về độ thiếu hụt ngân sách (déficit budgétaire), Thượng viện phải chấp nhận cắt bớt 6 tỷ đôla ; 6 tỷ đôla nữa sẽ tới nhờ sự cải tổ Hiến pháp, cơ bản bằng cách sa thải công chức. Điều mà Brazil cần là một Pinochet dịu dàng, tốt nhất là một người hoạt động dân sự như Fujimori, v́ quân nhân không là giải pháp thích hợp". Người ta chờ đợi tổng thống tới của Brazil sẽ là ông Cardoso.

Kinh tế thị trường muôn năm. Dân chủ pháp quyền muôn năm. Đôla hữu hiệu hơn bom đạn, lính viễn chinh. Khi đă bán cạn tài nguyên, bán kiệt sức lao động, bán trắng luật pháp, Hiến pháp, chủ quyền, sẽ c̣n ǵ để bán ? Linh hồn. Kinh nghiệm của ông Cardoso chứng minh sẽ có người mua. H́nh như ở Việt Nam món hàng này c̣n chút giá trị quốc tế : nó c̣n khá nhiều súng đạn và nhà tù. Nhưng, đúng theo quy luật cạnh tranh của thị trường, linh hồn sẽ phải hạ giá.

Trần Đạo

11-1993