Có nhà báo đă than : Việt Nam là nước của những nghịch lư. Câu đó công nhận : trong vũ trụ, có một nơi, một thế giới có thể có sự nghịch lư. Nơi đó là quả đất, thế giới đó là thế giới người. Câu đó thổ lộ đ̣i hỏi : phải chấm dứt sự nghịch lư. Thật mâu thuẫn : con người, kẻ khao khát lôgíc duy nhất trong trời đất, là nguồn gốc duy nhất của sự nghịch lư. Làm sao hiểu được, nếu sự nghịch lư không có lư của nó ? Ta thử t́m hiểu xem.
Thí dụ. Nhà nước Việt Nam cấm công dân, xí nghiệp, cơ quan trực tiếp sử dụng ngoại tệ. Ngân hàng nhà nước công khai mở quầy mua ngoại tệ, không đ̣i giấy xác nhận nguồn gốc. Sở điện thoại treo bảng giá bằng tiền Việt Nam và ... đôla. Và không ngần ngại thu đôla. Một cán bộ đi công tác nước ngoài, vội vă vay bạn dăm chục đôla để giải khát dọc đường, được nhân viên hải quan tốt bụng khuyên đừng khai, để ông lờ, cho mang đi. Như thế, dân phạm pháp, cán bộ nhà nước phạm pháp, cơ quan nhà nước phạm pháp. Xét cho cùng, bộ trưởng, chính phủ đều phạm pháp. Hội đồng nhà nước, Quốc hội để yên cho Chính phủ phạm pháp, cũng phạm pháp nốt. Tất cả đều là kẻ có tội. Lôgíc, không có ǵ nghịch lư cả. Đă có hệ tư tưởng coi con người bẩm sinh tội lỗi, con cháu Adam đều rơ. Điều duy nhất làm ta có cảm giác nghịch lư là : muốn sống lương thiện cũng không được, phải phạm pháp mới được tồn tại, trong khi ta tưởng điều đó không cần thiết.
Cơ chế xă hội biến mọi người, từ trên xuống dưới, thành người có tội không như mưa nắng ơn trời. Nó là sản phẩm của con người. Ta không có quyền quy những người chế tạo nó ngu, như thế thiếu nghiêm túc trong suy luận, thiếu tôn trọng người khác. Ta khao khát lôgíc, người khác cũng vậy. Phải t́m hiểu lôgíc sản sinh ra cơ chế ấy. Nơi phải t́m, dĩ nhiên là Hiến Pháp, bộ luật cơ bản, nền tảng của chế độ.
Hiến pháp nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nguyên tắc : Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư. Đảng lănh đạo, đề ra những chủ trương cơ bản quyết định sự tiến (hoặc lùi) hoá của xă hội. Đảng cầm quyền nào cũng làm vậy. Đặc điểm duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam ở chỗ đ̣i lănh đạo nhưng không chịu quản lư, không chịu trách nhiệm về sự thực hiện những chủ trương của ḿnh. Như thế là đ̣i lănh đạo một cách vô trách nhiệm. Dĩ nhiên, vô trách nhiệm trong lănh vực thực tế, lănh vực duy nhất có lỗ có lời. Trong lư thuyết, Đảng không ngần ngại tự phê, nhận sai lầm, và... tiếp tục lănh đạo. Điều đó thuận lư : khi ta giới hạn quyền lănh đạo ở lời nói, sai lầm là lỡ lời, và tự phê, sửa sai giới hạn ở đầu lưỡi là đủ.
Nhà nước quản lư, đề ra và thực hiện những biện pháp cụ thể tác động vào đời sống xă hội. Như thế, Nhà nước chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nhưng hành động của con người cũng chẳng phải mưa nắng. Ư nghĩa, giá trị và, do đó, phần trách nhiệm của người hành động, c̣n tùy thuộc ư đồ chỉ đạo hành động. Không ai kết tội người mất trí. Nhà nước quản lư nhưng không lănh đạo là quản lư một cách vô trách nhiệm. Một phó thủ tướng, bị cách chức, thản nhiên nói : tôi không có lỗi v́ tôi chỉ chấp hành chủ trương của Đảng. Nói thế chí lư. Ông không từ chức v́ trách nhiệm với dân. Ông từ chức v́ ông tuân theo kỷ luật của Đảng. Thế thôi.
Mọi Đảng cầm quyền đều đặt người tin cậy vào những cương vị quyết định trong xă hội. Điều đó thể hiện sự thống nhất của quyền lực. Quyền lực thống nhất, không thể trốn trách nhiệm. Muốn vừa có quyền lực, vừa vô trách nhiệm trong việc sử dụng quyền lực, th́ quyền lực vừa phải tập trung (trong tay Đảng), vừa phải phân tán (không quy về ai rơ ràng, kể cả Tổng bí thư của Đảng). Đó là nhiệm vụ của chế độ hiện hành ở Việt Nam, một hệ thống chằng chịt, chồng chéo quyền lực, ranh giới không phân minh, trong nội bộ Đảng, giữa các cơ quan nhà nước, từ trên xuống dưới, từ quan hệ giữa Bộ chính trị, Tổng bí thư, Hội đồng Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Toà án, tới quan hệ giữa Chủ tịch và bí thư xă. Khi tai họa xẩy ra, mọi người sử dụng quyền lực đều có tội, đều vô tội, v́ không ai trách nhiệm toàn bộ chủ trương và hành động của ḿnh. Với tư cách đảng lănh đạo, tất nhiên Đảng có trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm ấy, một bài diễn văn cũng đủ thanh toán. Với tư cách đảng quản lư, dĩ nhiên Đảng có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm ấy, cứ nấp sau đảng lănh đạo là hết chuyện. Cuối cùng, với tư cách đảng cầm quyền, Đảng không có trách nhiệm ǵ hết, có thể tiếp tục cầm quyền. Khổ nhất, mặt nào đó, là đảng viên lương thiện, người luôn luôn bị chẻ đôi, không bao giờ có quyền, cùng một lúc, trách nhiệm lời nói và hành động của ḿnh, không bao giờ có quyền trách nhiệm nhân cách của ḿnh. Điều kiện tồn tại của kiếp sống ấy là vô trách nhiệm về chính ḿnh, giả dối với chính ḿnh.
Một chế độ như thế đ̣i hỏi sự h́nh thành phổ biến của con người mới, con người vô trách nhiệm. Trong suốt thời gian cầm quyền Đảng dầy công đào tạo nó trong hàng ngũ của ḿnh, trong guồng máy Nhà nước và trong xă hội, truy tố, cách chức, khai trừ những người c̣n ư thức trách nhiệm, nuôi dưỡng, đề bạt những kẻ vâng dạ vô lối, qua thanh lọc, chỉnh Đảng, chỉnh quân, chỉnh huấn, qua phương pháp giáo dục, đào tạo, lănh đạo, tổ chức và quản lư, trong mọi lănh vực, ngành nghề, cấp bực. Đó là ư nghĩa sâu sắc của những chiến dịch truy tố chủ nghĩa cá nhân : ư thức cá nhân là cơ sở của tinh thần trách nhiệm. Đó là ư nghĩa cơ bản của phương pháp lănh đạo tập thể : không ai chịu trách nhiệm. Đó là lôgíc nội tại của chế độ Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều đó giúp ta hiểu v́ sao, ngoài lănh vực chiến tranh giải phóng, các cương lĩnh liên tiếp của Đảng toàn lời văn kêu, kẻng, rỗng, v́ sao các Hiến pháp do Đảng đề xướng đều đầy mâu thuẫn về phân quyền lực : mục đích chính của chúng là tạo một chế độ trong đó mọi người đều có tội, đều vô tội, mọi người trách nhiệm tất cả, không ai trách nhiệm ǵ hết. Như thế, muốn nói ǵ th́ nói, muốn làm ǵ th́ làm, miễn sao đủ vây cánh, quyền lực để thủ chức là yên. Lôgíc này chẳng có ǵ xa lạ, nó là lôgíc của rừng xanh. Lôgíc của rừng xanh, chính là lôgíc tự nhiên trong thế giới sinh vật. Nó cho phép những sinh vật có bản năng tồn tại mănh liệt, có vài năng khiếu thuận lợi cho cuộc tồn sinh kiểu ấy, tồn tại và chiếm cương vị đầu đàn trong cộng đồng của chúng. Người cũng là sinh vật, do đó nó đă sống, đang phải sống và, đối với không ít người, c̣n muốn sống với lôgíc ấy. Lôgíc của thị trường hay lôgíc của Hiến pháp Việt Nam đều nằm trong lănh vực ấy. Chúng đều phù hợp với chủ nghĩa duy vật "biện chứng". Chính quyền Việt Nam ngại nhà văn, nghệ sĩ hơn ngại tư bản quốc tế, tư bản dân tộc, kẻ cướp và buôn lậu, hiểu rơ chính ḿnh.
Lôgíc của rừng xanh, dân tộc Viêt Nam đă gánh đủ trong gần nửa thế kỷ, qua hai cuộc chiến tranh. Mặt nào đó, chế độ hiện nay ở Việt Nam là sản phẩm của chiến tranh. Nhưng điều đó không cơ bản sau 17 năm hoà b́nh. Việt Nam không thuộc quyền tư hữu của Đảng. Quyền lănh đạo giành trong chiến tranh phải kiểm xét lại. Guồng máy Đảng sợ và trốn tránh sự kiểm xét ấy nên biến quyền lănh đạo của ḿnh thành một thứ quyền thiêng liêng, vượt nhân giới, thành vai tṛ do Lịch sử giao phó, thành quy luật... Hậu quả đương nhiên là mất ḷng dân. Trong xă hội, trách nhiệm chỉ có nghĩa trách nhiệm với người khác, các thứ trách nhiệm khác (với Chúa, Phật, Lịch Sử) thuộc đời sống riêng từng người. Càng mất ḷng dân càng điếc mù, càng điếc mù càng sai sót, càng sai sót càng sợ dân kiểm xét, càng trốn trách nhiệm, càng mất ḷng dân. Một ṿng luẩn quẩn không nguôi, cho tới khi trơ bộ xương mục, như ở các nước xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu ? Đặt sự chân chính của quyền lănh đạo ngoài nhân giới, Đảng trốn trách nhiệm đối với dân, tự chém tương lai của ḿnh, tự hủy diệt khả năng thực sự lănh đạo, thực sự quản lư. C̣n lại ǵ ? Một mafia quyền lực, giật giây một tổ chức quần chúng (đảng viên cơ sở, không có quyền lực) với mục tiêu duy nhất : tồn tại, tồn tại với bất cứ giá nào để tận hưởng bổng lộc của quyền lực. Môi trường cần thiết cho lối tồn sinh đó là... rừng xanh, với lư tự nhiên của nó, cái lư vừa ghi lại trong Hiến pháp.
Như thế, ta hiểu được lư của mọi nghịch lư trong chế độ hiện hành ở Việt Nam. Không có ǵ lạ. Không có ǵ đáng thắc mắc. Tuy vậy, tiếng than ở đầu bài không vô lư. Nhưng cái lư của nó thuộc phạm trù khác. Bản thân khái niệm lư đ̣i hỏi sự hiện diện của một hiện vật không thuần lư. Nếu con người thuần lư, nó chẳng khác ǵ những hiện vật khác trong vũ trụ, nó sẽ tồn tại, vận động theo quy luật của tự nhiên trong thế giới sinh vật. Tính đặc thù ấy của con người, có người gọi là thiên tính, có người gọi là phi lư, có người gọi là tự do. Tự nó không thể có định nghĩa, không bị ràng buộc bởi quá khứ, không có tương lai cố định. Nhưng nó không thế tồn tại một ḿnh : nó không tự tại. Đúng sai, phải trái, có lư hay vô lư, gắn với khả năng tư duy. Tư duy gắn với khả năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm tập thể của loài người, qua lịch sử. Đó là một đặc điểm của thân phận người. Tư duy chỉ nẩy sinh trong bộ óc cá thể, nhưng ngay lúc nẩy sinh nó đă gắn liền với cả nhân loại, xưa và nay. Nói cách khác, con người không thể tự do hay nô lệ, phải hay trái, có lư hay vô lư một ḿnh. Khi nói anh có lư của anh, tôi có lư của tôi, họ có lư của họ, ta chấp nhận điều ấy. Rơ ràng cái lư ở đây không liên quan tới lôgíc vận động của tự nhiên trong bất cứ lănh vực nào. Nó là cái lư của yêu cầu sống chung giữa người với người, và yêu cầu đó dựa trên tính không thuần lư của con người. Chính v́ c̣n người, một mặt là tự do, mặt khác không thể tồn tại với tính người một cách độc lập với người khác, mà trong quan hệ với nhau cần phải có lư hay, nói đúng hơn, phải có luật chơi. Luật chơi không có quy luật. Cơ sở của luật chơi là : trên nguyên tắc chấp nhận tự do của người khác, muốn chơi với nhau, muốn chung sống. Do đó, không có luật chơi vĩnh cửu. Nhưng khi con người đă chấp nhận một luật chơi (dù để chơi xấu, v́ xấu chỉ có nghĩa xấu đối với luật chơi được chấp nhận làm chuẩn), luật chơi đó đủ sức tạo một thế giới tạm ổn định trong đó con người có thể yên tâm sống với nhau trong sự khác biệt và mâu thuẫn, trong tự do. Khi luật chơi hết thích hợp, bàn với nhau sửa đổi. Luật chơi đó, ở mức quốc gia, gọi là pháp luật. Những nguyên tắc cơ bản của nó ghi trong Hiến pháp. Nó h́nh thành khi nó thể hiện sự đồng t́nh chung sống của cộng đồng dân tộc. Điều ấy đ̣i hỏi dân chủ, tự do, ư thức công dân và văn hoá. Dĩ nhiên, v́ con người cũng là con vật, pháp luật vừa phải thể hiện lư của con tạo, nhất là khi nó c̣n ràng buộc loài người nặng nề, vừa phải thể hiện lư của con người, yêu cầu chung sống để được làm người của nó. Do đó, bộ luật nào cũng có phần vô lư của nó, thí dụ, vừa khẳng định quyền lao động, vừa xác nhận quyền đào thải... Do đó, bộ luật nhân bản nào cũng khẳng định một số nguyên tắc hoàn toàn vô lư trong tự nhiên : sự b́nh đẳng giữa mọi người chẳng hạn. Nói như thế nghĩa là quyền làm người không thể có ngoài đạo làm người. Cái lư đẻ ra luật chơi, luật chung sống trong tự do, thực chất, là t́nh. V́ vậy, người trách ta vô lư, ta không bực, người trách ta vô t́nh, ta dễ đau, vô lư không ? V́ vậy, chính quyền Việt Nam sợ nhà văn có t́nh, tu sĩ, đảng viên c̣n lư tưởng, công dân lương thiện, trọng lẽ phải, hơn sợ đơn vị biệt kích hay cán bộ lănh đạo bất tài, tham nhũng. V́ vậy, quyền cư trú, đi lại, thông tin, báo chí, xuất bản, tranh luận... là những thứ guồng máy Đảng chỉ cho thuê, không thể chấp nhận. Việt Nam ta có câu truyền thống, ăn ở cho có t́nh, không có tương đương trong văn hoá Pháp. Sau bấy nhiêu năm sống với luật rừng, có lẽ đă đến lúc nhớ di sản văn hoá của tổ tiên, đóng góp nó cho văn minh nhân loại hôm nay bằng cách thực hiện nó ngay trên nước ḿnh, ngay trong quá tŕnh tiếp thu những luật chơi tiến bộ nhất của thế giới.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Cách đây gần 600 năm, Nguyễn Trăi viết vậy. Một chế độ buộc mọi người phải phạm pháp mới có quyền tồn tại, một chế độ lấy luật rừng làm luật chơi giữa người với người, chế độ ấy không thể yên dân ; ngược lại, nó gieo mầm hỗn loạn, khủng hoảng, có thể đẫm máu, vào tương lai. Nó phi nhân, phi nghĩa, hay nói như nhà báo nọ, nó nghịch lư v́ nó từ bỏ nguồn gốc chân chính duy nhất cho phép thiết lập một quan hệ không tự nhiên, một quan hệ nhân bản giữa người với người : tự do ưng thuận. Nói như người Việt Nam : nó bạc t́nh. Do đó, dân đen chẳng mấy ai mất thời giờ t́m hiểu cái lư có thực của nó.
Đơn Hành
1992