Đề tựa ấy làm tôi không muốn mở quyển sách. Tôi không ưa nghe kể lể ân đức, trách móc lỗi lầm, nhất là từ miệng kẻ chiến thắng. Những t́nh cảm ấy chẳng nên đem ra chợ rao hàng. Cứ để nó trong ḷng từng người như một câu hỏi chất vấn cuộc sống, sáng tạo ngày mai.
Cảm giác thiếu tự nhiên rất khó chịu ấy ám ảnh tôi từ trang đầu tới gần cuối quyển sách. Đă đành, đây không phải tiểu thuyết, truyện ngắn. Cái khốn nạn của văn chương là thế : bất kể thể loại nào đều không thể chỉ đọc với lư trí, phải mở tấm ḷng để rồi ngáp dài hay đọc tiếp.
Tôi đă đọc tiếp và đă được niềm vui : có những đoạn văn đẹp.
Lê Lựu và Ngụy Ngữ, một nhà văn cựu trung úy trong quân đội Sài G̣n, hiện nay công tác trong ngành điện ảnh trong nước, được mời qua Mỹ dự hội thảo của các nhà văn cựu chiến binh. Ông kể một số nhận xét, suy nghĩ, t́nh cảm của ḿnh qua chuyến đi đó.
Xin chỉ giới thiệu hai đoạn văn, một về quá khứ, một về tương lai.
Đồng đội của tôi, những người thân yêu nào đă ngă xuống, vĩnh viễn ở lại với núi rừng Trường Sơn ? Những bạn bè nào đă góp phần máu xương của ḿnh với chiến thắng ? Những người anh, người chị, người em nào đă đánh đổi cả tuổi xuân ḿnh cho ngày hôm nay, để tôi có mặt tại đây. Tôi đi hôm nay đâu chỉ ḿnh tôi. Tôi đi trong đội ngũ trập trùng của lớp lớp cha anh, lớp lớp bạn bè tôi, mới có sự trân trọng kiêng nể của người Mỹ trong những ngày hôm nay. Tôi đi không chỉ bước chân tôi. Tôi nói không chỉ nói tiếng của riêng ḿnh. Tiếng xung phong vang dội núi rừng, tiếng b́ bơm của tổ trinh sát lội suối cùng tôi ṛng ră ba ngày, tiếng gọi "mẹ ơi" của người lính trung đoàn cũ của tôi, trung đoàn 48. Anh mới vào chiến trường ba ngày. Khi lội qua sông Thạch Hăn anh bị trúng đạn. Không kịp nói ǵ thêm ngoài tiếng gọi thiêng liêng cuối cùng chợt thốt ra : "Mẹ ơi, con chết", tất cả thành tiếng nói của tôi với những bạn cựu chiến binh Mỹ, với nhân dân Mỹ.
Tiếng nói trung thực của con người với nhau phải như vậy : nó vận tải cả đời ḿnh, cả quá khứ – đẹp và xấu – của dân tộc, của nhân loại xuyên qua tâm hồn một con người. Thế mới có thể nh́n người khác với ḷng nhân ái, tôn trọng và tự trọng. Nhưng chưa đủ để thành tiếng nói có nhân cách : con người đang nói là con người đang sống, có tương lai, tạo tương lai của ḿnh và của người khác. Nó là nhịp cầu nối liền người đă qua, đă chết với người sẽ sống. Nó chỉ là nó mà lại là nhân loại đang h́nh thành, là con người đang thành người. Quá khứ kia vô ích, vô lư, vô t́nh nếu, xuyên qua con người gánh nó, nó không mở ra một tương lai xứng đáng.
Lê Lựu chia tay với Ngụy Ngữ ở sân bay Bangkok :
"Tôi không ngờ chuyến đi đầy trắc trở của ḿnh lại được mỹ măn, tôi thành thật với anh, đến lúc này tôi mới thấy hoàn toàn yên tâm."
– "Anh vẫn nghĩ tôi ở lại chứ ǵ ?"
– "Không hẳn thế, nhưng thú thật, tôi cứ lo..."
– "Anh lo v́ anh nghĩ anh có cái lư lịch "sạch" hơn tôi, anh có thành tích đánh giặc hơn tôi th́ anh có quyền là người yêu nước hơn tôi"
– "Th́ bây giờ mới có dịp hiểu nhau"
– "Chưa chắc đâu. Trong lúc này, ở việc này anh chưa hiểu tôi. [...] Nhưng không sao đâu. Tôi sống trong sự nghi ngờ của người khác nó quen rồi. Có những cậu thanh niên hai mươi tuổi, học hết trung học, đi học nghề nghiệp hai năm, chưa làm được việc ǵ có ích trong công việc của nó, chữ nghĩa lại càng không, mà nó cũng có quyền theo dơi, nghi ngờ tôi, giáo dục ḷng yêu nước cho tôi, một thằng đă viết hàng ngàn trang sách chống chiến tranh. [...] Thằng học sinh lớp mười chưa hề biết "bụi chiến trận" là ǵ, có quyền nghi ngờ tôi, có quyền "yêu nước" hơn tôi. C̣n khó chịu hơn, nó không cho tôi cái quyền được yêu nước hơn thằng phản động, thằng lưu manh, thằng lính quèn. Một thằng cầm bút như tôi dù viết dở đến mức nào, dù ḿnh khen hay chê th́ cũng là tấm ḷng xót xa yêu bà con, yêu đất nước [...] Anh luôn luôn bảo tôi phải tin ở anh mà anh cứ nghi ngờ tôi th́ tôi tin thế nào được.
Anh bước vào pḥng đợi. Tôi đứng lại một ḿnh, tự nhiên thấy buồn quá, lẻ loi, cô đơn quá. Chưa bao giờ tôi lại thấy xấu hổ bằng lúc này. Cái ư nghĩ nghi ngờ vụng trộm, sự ngạo mạn tự cho ḿnh cái quyền vững vàng hơn, tốt đẹp hơn người khác, như đă bị bắt quả tang. Có cảm giác sượng sùng như trên mặt ḿnh đang có một dấu vết nhơ nhớp nào đấy, mà bấy lâu nay ḿnh vẫn tự nhiên, trơ trẽn như không có ǵ phải xem xét, nghĩ ngợi.
[...] Cũng là may. Có lẽ là từ nay trong tôi đă nhen nhóm một ḷng tin, ḷng tin ở người khác. Có tin, mới yêu nhau thành thật được. Nếu không cả đời là sự lừa dối, bẩn thỉu, nhơ nhớp, không sao tránh nổi sự oán giận sâu xa của bạn bè hôm nay và con cháu mai sau.
Lẽ phải của ḿnh và đồng đội có bóp chết lẽ sống của người khác không ? Chỉ có nhà văn mới dám tự hỏi. Câu hỏi đó là nhịp cầu giữa người với người, giữa hôm qua và mai sau. Câu hỏi đó xé ḷng mở cửa tương lai. Đọc tới đây tôi hết khó chịu và ... thấy xấu hổ. Quá khứ và tương lai đă quyện lại trong sự đối diện giữa hai người cầm bút, trong sự tự trọng của người đă bị tước đoạt quyền yêu nước, trong nỗi buồn, cảm giác lẻ loi, cô đơn, xấu hổ của người đă trọn đời cầm súng, cầm bút v́ độc lập của tổ quốc, nhân cách của con người. Quá khứ đó, tương lai đó quyện lại trong ngôn ngữ, ào vào ng̣i bút, tràn lên trang giấy, thấm vào ḷng người đọc.
Trong đầu tôi thoáng qua h́nh ảnh một con người. Đă sáu mươi tuổi, có thể tự hào với cuộc đời đă qua của ḿnh, có thể an hưởng dư âm của quá khứ, đă kề miệng lỗ mà vẫn nhào tới tương lai trắc trở : ḷng tin ở người khác. Đẹp thay, ḷng người cầm bút ! Thẹn thùng quá, ḷng nghi ngờ của người đọc, ḷng tôi ...
Xin không bàn về nội dung quyển sách. Có những nhận xét, ư nghĩ, t́nh cảm, thái độ, c̣n phải trao đổi nhiều mới có thể hiểu nhau. Sẽ quá dài, tuy hoà hợp, ở ta, không thể ngắn gọn. Và có lẽ là chuyện riêng của từng người. Chỉ xin tỏ một cảm xúc. Cách đây 20 năm bốn chữ hoà hợp dân tộc đă nức động ḷng người : nó phù hợp với lư trí, t́nh cảm, nguyện vọng, nhân cách của con người. Sau chiến thắng nó biến mất trong văn kiện. Gần hai triệu người Việt, có nhiều người phải thí mạng, bỏ nước ra đi, thừa vạch tính chất khẩu hiệu xu thời của nó. Đọc đoạn văn này tôi cảm động như bỗng nhiên gặp lại mối t́nh của thời xa vắng, gặp lại nó, gặp lại tôi.
Ng̣i bút nhà văn có thể tái sinh mối t́nh đă bị "quy luật khách quan của lịch sử" chà đạp chăng ? Ng̣i bút Lê Lựu làm tôi tin là có.
Trần Đạo
1990