Năm ngày

 

Năm ngày

Một truyện ngắn có giá trị nhân văn

 

 

Truyện Năm Ngày[1] thực ra là chuyện bốn đêm. Bốn đêm ấy có thể thu gọn vào một đêm. Đêm tuyệt vọng nhất trong đời người : đêm cô độc.

Ai cũng đă từng nếm mùi cô đơn. Ngước đầu nh́n trăng sao biền biệt, có thể thấy ḿnh nhỏ bé, côi cút. Đi giữa ḍng người hô hào mà bỗng thấy cô đơn... Yêu rất nhiều, mà chẳng được bao nhiêu, thấy cô đơn, là chuyện thường t́nh. Nỗi cô đơn đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất, nỗi cô đơn không ǵ xóa nổi, chỉ cảm thấy được khi ôm người yêu vào ḷng. Đến thế là hết. Hết nhưng không phải chấm dứt. Viết về đề tài này là viết về một câu hỏi rất thời đại, chưa có câu trả lời thoả đáng.

Nỗi cô đơn của con người giữa vũ trụ bao la, văn học cổ nước nào cũng có tác phẩm hay đề cập tới. Thơ văn về nỗi cô đơn trong t́nh yêu, khi t́nh cảm ḿnh bị hất hủi, ngăn cấm, nếu trải được xuống đất, có thể bao phủ cả hoàn cầu, bóp nghẹt thở cả nhân loại. Nỗi cô đơn xoáy vào ḷng người ngay trong lúc yêu thương nhau là một đề tài mới, xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi. Ở Pháp, Georges Bataille đă viết nhiều về đề tài này. Trong vở kịch Le diable et le bon dieu, J.P. Sartre có nói tới qua vài trang sâu sắc, tuyệt đẹp. Nêu tên hai tác giả ấy cũng đủ nói : đây là đề tài nguy hiểm, rớ tới như bứt dây động rừng, huưt c̣i huy động đội quan thầy đạo đức truy nă.

Tại sao vậy ? Tại Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam đặt vấn đề cơ bản đúng khi tố cáo truyện Năm Ngày hạ thấp nhân cách con người. Đúng, không thể đề cập tới đề tài này mà không đụng tới phẩm chất của con người, ư nghĩa của cuộc sống. C̣n hạ thấp th́ hơi tối nghĩa. Người ta có thể hạ thấp mức nước sông Hồng, độ cưỡng hăm nghệ sĩ, một cái đầu, hạ thấp bất cứ cái ǵ có thừa, hay ít nhất là có. Làm sao hạ thấp được cái ǵ không có ? Ngược lại, người ta có thể đ̣i hỏi cái ǵ c̣n thiếu, chưa có nhưng cần phải có. Truyện Năm Ngày khơi sự thiếu thốn đó, sự đ̣i hỏi đó. Chính sự đ̣i hỏi đó là cái gai trong mắt những quan đạo thầy đời.

Một nhà triết học phương tây, Karl Marx, đă từng viết nhiều về mấy ư sau : con người là toàn bộ quan hệ xă hội của nó ; quan hệ trực tiếp nhất giữa người với người, quan hệ tự tạo (sui generis) là quan hệ nam nữ ; vị trí của phụ nữ trong một xă hội là thước đo độ văn minh của xă hội đó...

Truyện Năm Ngày là truyện về quan hệ đó, hôm nay. Vợ chồng thương nhau mà không thể hiểu nhau, thông cảm nhau, bằng lời nói cũng như hành động. Lời nói ? Mới lọt khỏi miệng đă trái ư. Hành động ? Vừa làm xong đă trở thành : Ô hô ! những bổn phận, (với ai ? từ đâu tới ? đề làm ǵ ?). Cuối cùng chỉ gặp nhau lúc tắt đèn ái ân với nhau. Qua t́nh cảnh ấy, người kể (chồng) cho ta thấy hết nỗi cô đơn của đời người.

Nếu người chỉ c̣n có thể gặp người trong sự giao cấu th́ khác ǵ cặp chó giữa đường ? Nếu là cặp chó, cứ thanh thiên bạch nhật thoả măn, cần ǵ đóng cửa tắt đèn, làm ǵ có ngày có đêm, và dĩ nhiên không có cô đơn.

Nỗi cô đơn xoáy vào ḷng người trong giây phút ái ân chỉ có thể có trong quan hệ giữa người với người. Nó là tấm gương soi sáng một sự thiếu thốn. Nó là lời cầu khẩn thiết tha, là đ̣i hỏi mănh liệt thông cảm nhau, hiểu nhau, đ̣i hỏi nhân cách trong t́nh nam nữ. Nó là tiếng kêu thống thiết, tố cáo một cuộc đời dồn người vào đêm đen tối nhất, đêm của rừng già, khi t́nh người chỉ c̣n một điểm tựa cuối cùng : ôm nhau.

Vợ chồng ôm nhau có ǵ xấu xa nhỉ ? Nếu đó là hành động nhục nhă, vô liêm sỉ, th́ các thầy đạo đức trên thế gian này ắt phải tuyệt giống hết[2], và nhân loại lư tưởng phải là một băi tha ma khổng lồ. Nhưng ôm nhau trong t́nh cảnh nói trên, đúng là không thể chịu măi được, thà bỏ nhau c̣n hơn. Truyện ngắn cũng bắt đầu bằng sự từ biệt đó : hai người yêu nhau, cương quyết bỏ nhau để khỏi hành hạ nhau. T́nh yêu đă biến thành cực h́nh. Tại sao vậy ?

Chuyện bốn đêm thực sự là chuyện năm ngày. Nếu nỗi cô đơn trong ân ái là tấm gương soi sáng quan hệ giữa người với người, th́ bốn đêm kia là tấm gương soi mặt năm ngày b́nh thường trong một cuộc sống. Bộ mặt ấy đáng sợ : nó là mặt người, là cái mặt cau có thường ngày, bất lực, trơ trơ và nhăn nhúm. Và người đó đang ngộp : tin tưởng mănh liệt vào chủ nghĩa lăng mạn, cuộc phiêu lưu nào cũng hứa hẹn siêu thoát. Cuộc sống đă khắc vào mặt người những nét đó th́ luyện tập bao nhiêu cũng không xóa được. Phải đổi cuộc sống mới đổi được mặt người. Ngoài ra chỉ c̣n bộ mặt của vài giây phút hồn nhiên, đần độn hạnh phúc, mà – đă là người – không ai chấp nhận được. Hơn nữa, bộ mặt ấy, dù trung thực, cũng không thể xóa được bộ mặt thực của con người, bộ mặt thường ngày.

Trong đời, ai cũng đă từng nếm mùi cô đơn. Nhưng xét từng đời người, những giây phút ấy hiếm. Đó là một trạng thái tâm lư không b́nh thường. Lúc nào thấy cô đơn ? Tại sao thấy cô đơn trong lúc ái ân ?

Người ta thấy cô đơn khi phải suy nghĩ về Ḿnh.

Trong cuộc sống b́nh thường ở một xă hội đang b́nh thường phát triển, mỗi người đeo đuổi một mục đích, một hoài băo, ít ai có thời giờ suy nghĩ về ḿnh. Không phải v́ quên ḿnh đâu. Đơn giản hơn nhiều. V́ ḿnh (tâm tư, hành động, lời nói...) quyện với cuộc sống hàng ngày với người khác, vươn lên với cuộc sống đó, với những người đó. Cuộc sống là ḿnh và ḿnh là cuộc sống. Ḿnh chỉ là cuộc sống của ḿnh. Bộ mặt ḿnh là bộ mặt cuộc sống đó. Bộ mặt đó, ít ai có thời giờ ngắm nghía, phân tích. Soi gương thường là để đánh răng, rửa mặt, điểm son, chuẩn bị đi ra ngoài, gặp người khác, không phải để t́m ḿnh.

Chỉ khi nào xă hội phủ nhận ḿnh, khi nào có sự đoạn tuyệt giữa ḿnh và cuộc sống hàng ngày, (cái) Ḿnh mới biến thành màn đêm khổng lồ đè nặng lên tâm tư của con người. Tóm lại, con người cô đơn khi cuộc sống bế tắc, khi cuộc đời tước đoạt nhân cách của nó, dồn nó tận ngơ cụt. T́nh trạng ấy trở thành phổ biến khi bản thân xă hội bế tắc (ít nhất về giá trị), không tạo được cho con người một lư tưởng, một hoài băo nhân nghĩa[3]. Lúc đó, thương người bao nhiêu, khổ thân bấy nhiêu, yêu nhau bao nhiêu, hành hạ nhau bấy nhiêu, cũng thường t́nh.

Chính v́ vậy chữ tôi là kẻ thù số một của một loại quan đạo đức[4]. Chính v́ thế một chuyện b́nh thường như chuyện vợ chồng ôm nhau đă khiến những vị quyền hành rút dao xả búa. Nhưng đó là chuyện quyền lực, không liên can ǵ tới văn học nghệ thuật. Miễn bàn.

Đề tài truyện Năm Ngày hiện đại, thiết thân. Từ thuở con người bứt sợi nhau cột nó vào bộ lạc nguyên thủy, tạo dựng cá nhân, đặt ra vấn đề nhân phẩm của con người, giá trị của cuộc sống, chưa bao giờ khát vọng tự do, nhân cách mănh liệt như bây giờ, và cũng chưa bao giờ con người ư thức sâu sắc như hiện nay rằng nhân phẩm không phải từ trên trời ban xuống, từ đáy ḷng dâng lên, mà từ người khác quyện lại : con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó ! Và khi xă hội chà đạp nó, điểm tựa cuối cùng của nhân cách, nó thường t́m trong t́nh yêu giữa hai cá nhân. Nhưng t́nh yêu đó làm sao độc lập với t́nh người trong cuộc sống ? Cắt đứt quan hệ đó với những quan hệ khác, khác ǵ bửa đôi một con người ? Đêm đă là gương soi mặt ngày th́, ngoài một vài giây phút đần độn hạnh phúc, mặt ngày là mặt đêm, là mặt người. V́ vậy, thương nhau, ôm nhau, mà thấy khoảng cách giữa người với người là vô tận.

Chọn một đề tài trọng yếu, hiện đại, không đủ để tạo một tác phẩm. C̣n phải viết một cách nghệ thuật. C̣n phải biết làm tâm hồn đọng lại trong nét mực.

Từ đầu đến cuối, truyện Năm Ngày không trực tiếp đả động tới xă hội, không có hai chữ cô đơn.  Thế mà đọc xong thấy lạnh ḿnh tê tái, băn khoăn măi về con người, t́nh yêu, ư nghĩa và giá trị của cuộc sống. Nó không phải một bản giải đáp một câu hỏi khoa học. Nó không phải một bài lư luận triết học. Nó khơi trong ḷng người đọc nhiều hơn những ǵ nó nói, nó là một tác phẩm có tính chất nghệ thuật.

Về h́nh thức, tác giả vận dụng kỹ thuật độc thoại xen lấn với văn tự sự. Hai kỹ thuật này đều không mới. Điều mới, điều hay, ở nghệ thuật hoà hợp và đối kháng chúng.

Lời kể hiện thực, không râu ria tô vẽ : suy nghĩ, lời nói, hành động, sự vật, đâu ra đấy, rơ ràng, đơn giản, xem ra rất trung thực. Cái bàn, cái ghế, giá sách, đôi giầy quai mỏng, phất trần... vật nào ra vật nấy. Nhưng lạ thay, khi đọc tới, thế giới thực này có lúc như mất trọng lượng, có lúc lại dầy đặc đến ngộp thở. V́ nó không liên quan ǵ tới người đang sống với nó. Cái bàn cái bàn. Nó không là một công cụ phục vụ một mục đích của con người : bày một bữa ăn, viết một quyển sách... Nó vô dụng, vô nghĩa. Nó chỉ là nó. Nó chẳng là ǵ đối với ta. Tại sao lại có nó ? Nó ở đấy làm ǵ ?

Trong thế giới thực kiểu này, con người cũng thực, quá thực, thực như bàn, như ghế, thực như cái mặt cau có giữa bốn bức tường chật hẹp, một khóe môi hơi trễ xuống, thực như một chân dung vẽ theo kiểu Picasso ?

Và đối thoại lại càng thực một cách tàn nhẫn, nó chỉ là những lời tuyên bố không cần, không có hồi âm :

Vâng.

Em đă thu xếp được một chỗ ở. Mấy hôm nữa dọn.

Em sẽ mang chiếc bàn đi.

Anh chuyển giúp cho em chiếc bàn tới địa chỉ này....

V́ sao cái thế giới được tả rất thực đó, bỗng nhiên có một vẻ ǵ lạnh lùng, xa lạ ?

V́ nó sinh ra trong sự đánh tráo giữa hai lối hành văn đối kháng. Nó h́nh thành qua tâm tư của một con người khao khát t́m một người khác mà không sao gặp được. Như trong thế giới thực (trong đó có thân xác con người), nó là sợi giây cụ thể duy nhất nối người với người. Nhưng, ở đây, nó đồng thời là khoảng cách vô tận giữa người với người. Khoảng cách đó đă vô tận th́ thế giới kia không thể có trọng lượng : không sức mạnh nào cho phép ta đẩy lùi hay vượt qua nó để đạt tới mục đích của ta.

Không có ǵ chung giữa ngày và đêm, thế giới chung kia trở thành ảo ảnh, càng yêu nhau càng thấy cô đơn. Nó thực mà hoàn toàn giả. Nó giả mà dầy đặc hơn một nhà tù ngăn cắt cặp t́nh nhân. Nó là con đẻ của độc thoại : miệng th́ nói không có ǵ chung giữa ngày và đêm, nhưng mắt lại thấy khoảng chật chội giữa hai bàn tay ! Khoảng không gian giữa hai bàn tay có thực, là thế giới thực, có thể đo bằng thước : một tấc, hai tấc..., có thể đánh giá nó rộng lớn hay chật hẹp. Làm ǵ có khoảng chật chội ? Chật chội thuộc một thế giới khác, thế giới người đang ngộp. Sinh ra từ độc thoại, khoảng không gian thực kia trở thành quái dị : chật chội là thuộc tính của nó, nó chật chội, như bàn là bàn, ghế là ghế, người là khóe môi hơi trễ xuống, là cái mặt cau có. Nó giống người mà không phải là người. Nó là hiện thân của sự ngột ngạt. Nó cô đơn biến thành không gian. Nó biên giới, không vượt được, giữa người với người (Nên nàng cúi mặt. Cúi vào khoảng chật chội giữa hai bàn tay).

Cái độc thoại trong truyện Năm Ngày cũng đặc biệt. Một người nói một ḿnh với người khác vào hư vô nửa người nửa ngợm (khoảng chật chội giữa hai bàn tay). Độc thoại ấy là một cuộc đối thoại giữa ḿnh và ḿnh xuyên qua người khác. Nó là sự cách biệt tuyệt đối giữa ta và người yêu, ta và người, ta và cuộc sống : ta và Ta. Nó là nỗi cô đơn cuối cùng biến thành văn.

Truyện Năm Ngày khơi sự cách biệt đó, khơi niềm ước mơ phá bỏ ranh giới giữa ngày và đêm, nêu sự thất bại của t́nh yêu, t́nh người[5]. Tính chất nghệ thuật của nó ở chỗ thể hiện được sự cách biệt đó, nỗi khát vọng đó, sự thất bại đó, qua lối hành văn.

Một câu như : Khi tôi ngẩng lên, Vi đă đi mất, có ǵ tầm thường hơn ? Nhưng khi xuôi theo ḍng văn, đọc tới nó mà lạnh người : cả một tâm hồn đang quằn quại bỗng nhiên hoá thừa (không c̣n lư do tồn tại), cả một thế giới bỗng nhiên sụp đổ.

Vi đă đi mất... ta chỉ c̣n là ta, ta chẳng c̣n là ǵ nữa...

Một câu văn dù chải chuốt, bóng bẩy tới đâu đi nữa cũng không thể khơi trong người đọc một cảm giác như vậy. Phải có một tâm hồn nghệ sĩ thấm vào nét mực, từ chữ đầu tới chữ cuối của tác phẩm, mới có thể làm một câu văn tầm thường như vậy thấm thía như một giây im lặng trong một khúc nhạc hay[6]. Hiện tượng đó tạo phong cách (style) của một nhà văn. Không phải g̣ từng câu, mài từng chữ mà tạo được[7].

Truyện Năm Ngày rất quyến rũ, dễ say mê. Đề tài hiện đại, thiết thân, lối viết mới mẻ, nội dung và h́nh thức quyện với nhau thật đẹp mắt, thấm ḷng.

Tác giả quả là một người có thể cầm bút mà không muối mặt, một nghệ sĩ, một nhà văn.

Trần Đạo

4-1989


 

 



[1] Năm ngày, truyện ngắn của Phạm Thị Hoài.

[2] Không phải một điều bất hạnh cho văn học nghệ thuật.

[3]— một nước có kinh tế phát triển như Pháp hiện nay, mức tiêu thụ cao, tŕnh độ văn hoá không thấp, tự do luyến ái hoàn toàn, theo thống kê, điều người ta t́m nhiều nhất trong t́nh yêu là thông cảm, tŕu mến. Tại sao lại khó vậy giữa hai người yêu nhau ?

[4] Mấy ông này thường muốn tiêu diệt tận gốc chữ tôi, thay bằng chữ Chúng ta. Nhưng không ai thấy ḿnh ở cái Chúng ta đó. Nó như một băi sa mạc trong đó chỉ có mấy ổng ḷ ṃ nhau : BCH Hội này tuyên bố..., BTK Hội nọ quyết nghị... Chúng ta, ô hô ! Chúng ta... Chúng, và ta !

[5] Phá được ranh giới ấy, ôm người yêu vào ḷng như ôm cả vũ trụ, như ôm một tâm hồn trong suốt. Đó là giấc mộng muôn thủa của các cặp t́nh nhân : tuy hai mà một. C̣n không phá được ? Ôm người yêu như ôm ảo ảnh, ôm cả nỗi cô đơn trên đời mà đần độn hạnh phúc. Thiếu nhân cách một chút th́ như ăn một bữa cơm xoàng, bịt mũi thi hành một bổn phận : nối giống (gà đá ?) chẳng hạn. (Đây là bổn phận lớn trong xă hội phong kiến. Luật gia đ́nh trong xă hội tư bản ngay thẳng và trắng trợn hơn : bổn phận xă hội không thể né tránh, lôi thôi ra toà ắt thua kiện.)

[6] Không nên vội vàng kết luận rằng chỉ cần (!) nghệ sĩ, tụng khẩu hiệu cũng thành văn.

[7] Không nên kết luận rằng, miễn có tâm hồn, viết cẩu thả cũng thành văn. Đừng tưởng câu văn tầm thường kia hồn nhiên, vô t́nh. Nó có thể hồn nhiên (viết tùy hứng), nó hoàn toàn không vô t́nh. Cảm hứng của nhà văn không bao giờ vô t́nh. B́nh thường người ta nói : tôi ngẩng đầu lên, tôi ngước mắt lên. Tôi thể hiện thế giới chủ quan. Đầu và mắt những vật của thế giới khách quan. Hai câu này nói lên hành động của chủ quan (tôi) vào thế giới khách quan xuyên qua một vật vừa là thế giới khách quan (đầu, mắt) vừa "là" tôi, tuy chẳng phải là toàn bộ tôi. Nó thể hiện sự thống nhất giữa thế giới chủ quan và thế giới khách quan xuyên qua hành động của con người. Nó thể hiện sự thống nhất giữa con người và cuộc sống. Nó tả một hành động thật. (Con người chỉ có thể thực sự tác động vào thế giới vật chất xuyên qua những sự vật, trong đó cơ bản nhất là... thân xác của con người).

Viết khi tôi ngước lênhồn nhiên cố t́nh chặt cái đầu, xóa đôi mắt, biến hành động kia thành ảo ảnh : chỉ c̣n một âm hồn vươn ḿnh trong hư vô (cái đầu, vật cụ thể, luôn luôn có một vị trí trong không gian so với những vật cụ thể khác, do đó có thể ngước lên, cúi xuống so với các hiện vật xung quanh ; cái tôi không đầu không mắt kia không thể trong không gian ; khi điểm tựa cụ thể của nó (đầu, mắt) mất đi, nó trở thành ảo ảnh : một tâm hồn trút cả vào hư vô (chỗ không c̣n người yêu nữa)).

Vi đă đi mất.

Vi là một con người, có thân thể, có tâm hồn. Con người đó di chuyển giữa không gian (chung), trong thời gian (chung) của người : quá khứ, hiện tại (chung), tương lai.

Viết Vi đă đi rồi, Vi đang đi hay Vi chưa đi là viết về con người đó, về thời gian đó, con người thực trong thời gian thực. B́nh thường ba câu ấy đều đ̣i hỏi – trực tiếp hay gián tiếp – vế không gian : đi đâu ? Đi chợ, đi làm (ở sở), đi ăn (ở tiệm cơm)... Thế giới đó không có ǵ lạnh lùng xa lạ. Vi không có mặt ở đây (không gian chung), nhưng Vi đang (thời gian chung) ở sở (không gian chung) và sẽ (thời gian chung) trở về (không gian chung).

C̣n Vi đă đi mất là đi đâu ? Đi đâu mà mất ? Đi mất là đi không có nơi tới. Hay đi tới một nơi ta không thể t́m được. Đi vào hư vô. Vi đă đi vào hư vô, sự mất mát kia vĩnh cửu. Sự ra đi này không có ngày (thời gian chung) trở về (không gian chung), v́ nó là sự ra đi trong một thế giới không có thời gian và không gian, thế giới độc thoại.

Phải hiểu thế nào ? Cái ǵ đă mất đi ?

Mấy chục kí lô xương thịt kia, không ai đánh cắp, bắt bớ, tiêu diệt, làm sao bỗng nhiên mất ? Nó tồn tại ở một nơi khác. Người thốt ra câu ấy cũng thừa biết vậy (và chờ nó trở lại !). (Cái) mất ở đây không phải là con người đó. Nó là (cái) ǵ (có) đằng sau khóe môi hơi trễ xuống, đằng sau khoảng chật chội giữa hai bàn tay. Nó là sự mất mát tuyệt đối, không ǵ cứu văn được, v́ không sức nào có thể tác động tới nó : mất một tâm hồn. Ai đă yêu rất nhiều mà chẳng được ǵ hết, có thể tự an ủi là được điều này : hiểu người yêu đă đi mấtmất cái ǵ.