Sống tự do và tự do sáng tác

 

Sống tự do và tự do sáng tác

 

 

Xưa Lư Bạch ngất ngưởng vào hậu cung uống rượu, ngâm thơ với Thiên tử và Quư Phi. Cách đây không lâu, bộ trưởng bộ nội vụ Pháp đ̣i bắt J.P. Sartre, tổng thống De Gaulle chỉ nhếch mép : "On n'arrête pas Voltaire[1]". Giáo chủ Khomeiny kết án tử h́nh Salman Rushdie, nhiều nước liền bảo vệ Rushdie. Đủ thấy nghệ sĩ, nhà văn được kính nể tới mức nào. Có lẽ chỉ có nhà khoa học mới được quư trọng như thế.

Thiên hạ kính trọng nghệ sĩ lớn, nhà khoa học lỗi lạc, dĩ nhiên v́ họ có tài. Nhưng, cơ bản hơn, có lẽ v́ họ là người tự do, phóng khoáng, dám phụng sự sự thật của ḿnh. Phải tự do trong tư tưởng, nhà khoa học mới có khả năng vượt những kiến thức vững chắc sẵn có, những thành kiến của thời đại ḿnh, mở rộng chân trời hiểu biết của nhân loại. Phải tự do trong tư tưởng, nghệ sĩ mới có khả năng vươn ḿnh ra khỏi khuôn sáo, sáng tác nghệ thuật. Cả hai sẵn sàng trả giá cho quyền tự do sáng tạo. Người thường, dù không hiểu, không thưởng thức được tác phẩm của họ, vẫn kính trọng họ v́ vậy. Và sẵn sàng thông cảm vài tật cố hữu của họ.

Xưa, nhà bác học nổi tiếng đăng trí, quên đầu quên đuôi, hầu như không đếm xỉa tới người sống quanh ḿnh. Ít ai trách, ít ai khó chịu. Sự đăng trí ấy không có tính khinh người. Xưa nay, nhà khoa học lỗi lạc thường có đức tính khiêm tốn.

Xưa và nay, nghệ sĩ lớn (hoặc đầy hứa hẹn) thường nổi tiếng ngạo mạn, phớt đời, thậm chí khinh người. Sống tự do, bất cần đời, là nếp sống quen thuộc của một số nghệ sĩ.

Cùng một tinh thần tự do, phóng khoáng, cùng một năng lực sáng tạo, cùng một sự dũng cảm sống không nhân nhượng cho niềm tin của ḿnh, sao có thể dẫn tới những phong cách trái ngược như vậy ? Dĩ nhiên, có thể do cá tính. Nhưng tính phổ cập của những đặc điểm kia có lư do. Lư do ấy ở ngay trong nội dung sáng tác.

Nhà khoa học sáng tạo kiến thức về tự nhiên. Kiến thức ấy đúng hay sai không tùy thuộc chủ quan của con người, có thể khẳng định qua thực nghiệm. V́ thế, xưa nay người ta vẫn nghĩ làm khoa học là đi t́m sự thực. Sự thực của nhà khoa học có thể t́m được v́ nó có thực, ngoài trí tưởng tượng của họ, của ta, của mọi người. Nhà khoa học không cần sự ưng thuận của người khác để khẳng định phát minh của ḿnh đúng. Bạn tri kỷ không là giá trị cần thiết đối với khoa học. Đối với người làm khoa học, chứng minh được một giả thuyết nào đó sai, quan trọng và có giá trị không thua t́m ra một quy luật đúng. Người làm khoa học khiêm tốn không v́ nghi ngờ kiến thức ḿnh tạo ra. Chỉ v́ khả năng hiểu biết càng vô tận, cuộc đời càng ngắn ngủi. Nhưng khi nhà khoa học t́m được một sự thực, sự thực ấy măi măi sống với nhân loại. Ngày nay trẻ con khắp thế giới vẫn học định lư của Pythagore...

Khác hẳn nhà khoa học, người nghệ sĩ không bao giờ sáng tác được một sự thật có thể chứng minh. Do đó, nghệ sĩ thường bất măn với tác phẩm của ḿnh, không thấy cái nào nói được hết sự thật của ḿnh. Dễ hiểu, sự thật đó không có cơ sở tự nhiên, càng không tùy thuộc "thiên tài" của nghệ sĩ. Nghệ sĩ sáng tác những giá trị nghệ thuật, những giá trị thuần nhân tính. Những giá trị ấy chỉ trở thành giá trị xuyên qua người khác. Tác phẩm trở thành tác phẩm khi có người (ngoài tác giả) thấy nó đáng gọi là tác phẩm. Tốt nhất, được cả nhân loại cảm kích. Không th́ một dân tộc, hay một nhúm người, cũng được. Tối thiểu, phải có người thứ hai. Nghệ sĩ thường ước mơ người tri kỷ v́ vậy. Tính chất văn hoá, tính chất chính trị của nghệ thuật, cơ bản ở đó. Nghệ sĩ "lệ thuộc" người khác tận xương, tận tủy, ngay trong cốt lơi của nghệ thuật. Nhưng chính sự "lệ thuộc" ấy là sức mạnh phi thường của nghệ thuật. Cho tới gần đây, uy tín, ảnh hưởng trực tiếp vào nhân loại của nhà bác học không thấm thía ǵ so với một đại văn hào. Sự lệ thuộc vinh quang khủng khiếp này có thể là cơ sở của sự ngạo mạn, tính phớt đời, bất cần người, của một số nghệ sĩ lớn, hoặc sẽ lớn. Đó là phản ứng tự vệ dễ hiểu. Nghệ sĩ, đặc biệt người có tài, có năng khiếu sáng tạo, cần tuyệt đối tin ḿnh, cần phớt đời, mới sáng tác được giá trị mới trong nghệ thuật, ít khả năng được cảm nhận ngay như giá trị. Nhưng chỉ có đời, chỉ có người mới biến được niềm tin nghệ thuật kia thành giá trị thực thụ. Không có ǵ quyết liệt hơn niềm tin nghệ thuật, v́ chẳng có ǵ mong manh hơn. "Bất tri tam bách dư niên hậu"...

Sự ngạo mạn, tính phớt đời, thậm trí khinh người của nhà văn, là một hiện tượng tương đối mới. Trong văn học nước ta, trước thế kỷ 20, không mấy nhà văn có đức tính ấy. Nổi bật, có Hồ Xuân Hương. Sau phải tính tới Cao Bá Quát. Một người vợ lẽ, một nhà thơ theo nông dân làm loạn, hai kẻ thuộc thành phần "bất lực" của xă hội phong kiến. Trong thế kỷ 20, hiện tượng này bắt đầu phát triển. Ngày nay, ngoài giới bồi bút, nó đă phổ biến ? Hiện tượng này không ngẫu nhiên, trong tính lịch sử của nó. Con người là một tổng thể, một cá nhân trước một thời đại. Cách ứng xử của nhà văn không hoàn toàn độc lập với quan điểm nghệ thuật của nó. Thái độ ấy thể hiện ǵ, trong hoàn cảnh nào ?

Nước ta không có truyền thống lư luận văn học, không sản sinh trường phái văn chương có hệ luận một cách hệ thống. T́m hiểu vấn đề này trong văn học Pháp có lẽ dễ hơn. Điều nổi bật, hiện tượng này ở Pháp ... cũng mới.

V́ tự do sáng tác là quyền bất khả xâm phạm của con người, v́ sáng tạo là nội dung cơ bản của nghệ thuật, có nhà lư luận văn học bảo vệ tinh thần và quyền vô trách nhiệm của nghệ sĩ. Chúng ta c̣n nhớ, Serge Gainsbourg cuốn một tờ giấy 500 F châm thuốc lá, ngay trên đài truyền h́nh, chẳng coi pháp luật của nhà nước ra ǵ cả. Thái độ ấy, ngày nay, đă thường t́nh. Trong lịch sử văn học Pháp, thái độ văn học này h́nh thành trong thế kỷ 19, trong một nhánh của trào lưu văn chương và nghệ thuật lăng mạn. Nó manh nha trong tác phẩm trữ t́nh của Châteaubriand, Lamartine, Bernadin de St Pierre, Alfred de Musset... Nó kết tinh qua những phái văn học chủ trương "nghệ thuật v́ nghệ thuật" như nhóm thơ Parnassien. Nó sản sinh vài nhà thơ lớn như Beaudelaire, Rimbaud. Nó trùng hợp với một giai đoạn phát triển của nền văn minh tư bản, lúc sự bành trướng của khoa học, kỹ thuật, kinh tế, áp đảo tiếng nói của văn học, nghệ thuật, tiếng nói văn hoá của con người. Nó là tiếng nói của nhà văn rút lui ra ngoài ṿng đấu tranh trong xă hội, tự nhốt ḿnh trong tháp ngà của nghệ thuật để sáng tác, t́m lối thoát cá nhân, riêng lẻ. Điều ấy không có nghĩa sáng tác của họ không có giá trị nhân bản. Bất cứ tác phẩm nghệ thuật đích thực nào cũng khơi một khía cạnh của con người và, do đó, có ảnh hưởng vào xă hội, có tác dụng chính trị, dù gián tiếp. Tiếng nói của các nhà văn kia, tối thiểu cũng thể hiện thái độ phản kháng của con người đối với một khía cạnh phi nhân của một thời đại. Trong thế kỷ 20, khuynh hướng tư tưởng này khai sinh trường phái siêu thực. Trường phái này mau chóng ngắc ngoải, tan ră, do một mâu thuẫn nan giải : nó vừa chủ trương tự do tuyệt đối trong sáng tác để mở đường cho con người cảm nhận những sự thật siêu thực, vừa chủ trương trách nhiệm thiết thực với đời, với phong trào cách mạng của quần chúng thời ấy.

Nh́n cả thế kỷ 19 và đặc biệt thế kỷ 20 ở Pháp, đây không phải khuynh hướng tư tưởng trọng tâm của thời đại. So với hai ḷ sát sinh vĩ đại (hai thế chiến), cuộc vùng dậy của thuộc địa, những tháp ngà tư tưởng và nghệ thuật không mấy hấp dẫn. Đặc điểm lớn nhất, về mặt này, ở Pháp, của thế kỷ 20 là : hầu hết trí thức, văn nghệ sĩ có bản lĩnh đều đă dám lấy trách nhiệm với đời, dám dấn thân vào cuộc đấu tranh của nhân loại, dám cặm cụi, lần ṃ, dám thực hiện điều Sartre gọi là "nghề làm người[2]". Chỉ khoảng 20 năm nay, sự thối nát từ ruột ra mặt của chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực mới làm tan nát trào lưu văn học ấy, khiến trí thức, văn nghệ sĩ lùi về tháp ngà cô đơn, bất lực xưa, khiến diễn đàn văn học ngày càng tẻ nhạt, hoặc rỗng tuếch khi mang tính đại chúng, hoặc bí hiểm khi đóng cũi trong những xóm làng văn chương, đến mức trí thức Mỹ, có người than rằng ngày nay, trong văn học Pháp không c̣n nhà tư tưởng, nhà văn có tầm cỡ. Tuy ngày nay, ở Pháp, không thiếu cũi nghệ thuật. Nhưng, ngày nay, ở những xứ như Pháp, khuynh hướng ấy không thể hiện sự phản kháng của nhà văn và nghệ sĩ đ̣i hỏi tự do sáng tác như xưa. Điều đó, họ có thừa. Nó thể hiện sự vỡ mộng, thất vọng, cô đơn, bất lực. Một cách t́m lối thoát thân một ḿnh. Vô vọng. Nhưng c̣n hơn xa các ngài cúp đuôi chạy theo chiều gió thổi. Ngay trong khuynh hướng ấy, một tài năng đích thực cũng mở cho ta một cánh cửa sổ vào một khía cạnh của nhân cách.

Như ta thấy, sự ngạo mạn, ư thức vô trách nhiệm của nhà văn có ư nghĩa khác nhau, tùy hoàn cảnh lịch sử. Ở ta đặc điểm lớn nhất của hoàn cảnh ấy là chưa bao giờ nhà văn Việt Nam được tự do sáng tác. Trong hoàn cảnh ấy, thái độ ngạo mạn, tinh thần vô trách nhiệm, vừa thể hiện sự tự trọng của con người (đối với cá nhân ḿnh, không nhất thiết đối với người khác, giới hạn ở đó), vừa thể hiện sự bế tắc tư tưởng. Nó thể hiện con người xé lẻ, cô đơn, bất lực. Khi con người chấp nhận sự cô lập và sự bất lực, tính ngạo mạn, vô trách nhiệm trở thành một h́nh thái bảo vệ cá tính, nhân cách của ḿnh. Nó có giá trị ở đó, nó giới hạn ở đó. Nó lẫn lộn hai giá trị nhân bản khác nhau : tự do sáng tác, một quyền cơ bản của con người, và sống tự do trong ḷng một cộng đồng người tự do, một quyền cơ bản khác, khó thực hiện hơn, v́ nó đ̣i hỏi biết tôn trọng, bảo vệ tự do và nhân cách của người khác, đ̣i hỏi tinh thần trách nhiệm. Giá trị thứ nhất thuộc lănh vực nghệ thuật. Giá trị thứ hai thuộc lănh vực văn hoá, do đó, luôn luôn trực tiếp có ư nghĩa chính trị. Không phải t́nh cờ mà nhà văn bảo vệ giá trị ấy hay thăm tù. Hai giá trị ấy thống nhất và mâu thuẫn ở chỗ nào, v́ sao, đáng là đề tài cho các nhà lư luận văn học suy ngẫm. Bổ ích hơn những vụ đấm đá, xỏ xiên vặt trong làng văn. Ít nhất, hai bộ mặt ấy của tự do thống nhất ở điểm này : muốn làm nhà văn, phải chấp nhận sống với đồng loại trong lănh vực sâu sắc, thầm kín, cơ bản nhất, vừa cá nhân vừa cộng đồng, của con người, lănh vực ngôn ngữ. Nó có giá trị nhân bản, có ư nghĩa chính trị, ở đó. V́ nó thầm kín, có thể ngụy trang được. V́ nó nhân bản, không thể ngụy trang được một cách tuyệt đối. Ngu mấy đi nữa, các quan văn ở ta cũng biết nhận diện đối thủ của họ. Nhưng hai bộ mặt ấy của tự do cũng mâu thuẫn. Tự do sáng tác là nửa ảo của tự do, tự do trừu tượng, rất dễ biến thành huyền thoại. Biết bao thiên tài đă âm thầm mai một... Biểu hiện khách quan của tự do là hành động, là quyền, cùng với người khác, quyết định tương lai, kể cả tương lai nghệ thuật, của chính ḿnh, của đồng loại. Quyền và bổn phận thực thụ chia xẻ với đồng loại quả đất này, đất nước này, cuộc đời này, ngôn ngữ này, thân phận hôm nay. Quyền ấy, dĩ nhiên cũng phải trả giá. Không ai yêu cầu nhà văn trả giá cho cả hai, nhất là chính quyền. Đối với chính quyền, nhà văn dám trả giá cho một trong hai giá trị đó, cũng đủ mệt. Nhà văn có thể có khả năng viết một thuyết tŕnh dài đằng đẵng về tự do, nhưng không có nhu cầu trả giá cho tự do đích thực trong cuộc sống. Muốn sống tự do một cách toàn diện, phải trả giá toàn diện, không những trong trừu tượng của tư duy, của nghệ thuật, mà c̣n phải trả giá quan hệ hàng ngày với người đời. V́ tự do là tự do đối với, cùng với, người khác. Trên hoang đảo của Robinson, chỉ có một con vật lang thang giữa cỏ cây và thú vật, không có con người tự do, không có nghệ thuật. Trong tháp ngà của nhà văn, có một giấc mộng không có ǵ, v́ chưa có ai, đảm bảo sẽ có ngày hiện thực. Mong manh biết mấy, sự nghiệp văn chương ! Mong anh biết mấy, niềm tin nghệ thuật !

Một đặc điểm của chế độ quản lư văn học ở nước ta, chính là xé lẻ, chia rẽ, cô lập con người, biến nó thành một loại thú cô đơn, bất lực, khinh nhau, nghi nhau, ŕnh ṃ nhau, hại nhau trong bóng tối. Chỉ thế mới mong diệt được văn hoá, nghệ thuật, chính trị. Chế độ ấy, khi nó không c̣n sức ngăn cấm tự do sáng tác, không mong muốn ǵ hơn là nhà văn tự biến thành tháp ngà, hoặc tụ lại thành bộ lạc nho nhỏ. Trong hoàn cảnh ấy, dám tự do sáng tác, dĩ nhiên đáng quư, đáng trọng, đáng được bảo vệ. Nhưng có lẽ cấp bách, quan trọng hơn, là sống tự do v́ một cộng đồng người tự do, sống đầy đủ tư cách của con người trong ḷng xă hội, của công dân, ngay trong lănh vực nghệ thuật. Chính điều ấy mở đường cho những giá trị mới lạ của nghệ thuật, khi có, đi vào cuộc sống, biến thành văn hoá, thành giá trị phổ biến, thành người đời. Không phải t́nh cờ mà trong văn học của nhân loại, đại bộ phận những nhà văn được yêu mến, quư trọng và, quan trọng hơn cả, được đọc rộng khắp và lâu đời, chính là những nhà văn vừa biết sống tự do, vừa biết sáng tạo. Ở họ, sống với người đời và sáng tác nghệ thuật là một. Nghệ thuật của họ tô điểm hành động, cuộc sống của họ đến mức, có khi, cuộc sống ấy biến thành nghệ thuật, nghệ thuật làm người, trong ḷng nhân loại, với đầy đủ cá tính và nhân tính của con người.

Trần Đạo

11-1993


 

 



[1] Ai lại bắt Voltaire.

[2] faire son métier d'homme.