Ban bí thư đảng cộng sản Việt Nam chỉ thị :
– đảng viên không được tiếp khách nước ngoài (Việt kiều cũng như người ngoại quốc) tại nhà riêng, phải tiếp ở ngoài, với sự có mặt của ít nhất một người khác, khi gặp không được dùng ngoại ngữ, mà phải nói tiếng Việt, gặp xong phải báo cáo.
– đảng viên không được nhận điện thoại của người nước ngoài gọi về nhà riêng[1].
Mọi đảng có quyền đặt những điều lệ ấy trong nội quy của ḿnh. Không ai cấm con người tự ư giới hạn quyền tự do của chính ḿnh. Cũng không ai bắt người Việt gia nhập đảng cộng sản Việt Nam. Không có ǵ đáng bàn ? Có, và rất đáng, v́ chế độ Việt Nam độc đảng.
Chấp nhận những điều ấy, đảng viên trở thành người vô tư cách, không c̣n cá tính của con người. Đồng thời cũng biến thành con cóc lội đáy giếng. Qua đó mới biến được đảng thành một tập thể ngu xuẩn, vô nhân cách, một cái máy. Đó là điều kiện để củng cố một loại quyền lực chỉ dựa vào bạo lực, gian manh, không cần đạo lư, văn học, nghệ thuật, khoa học, tối kỵ những giá trị nhân bản. Quyền lực ấy lại đ̣i hỏi một Nhà nước phi pháp, một dân tộc ngu muội, đói rách, tối tăm. Đảng viên vô tư cách, đảng vô nhân cách, Nhà nước vô luật lệ và nhân dân vô văn hoá gắn liền và hỗ trợ nhau. Đó là lôgíc nội tại của mọi "chính" quyền toàn trị.
Chỉ thị trên có ư nghĩa thời sự. Ban bí thư, lúc cường thịnh, không cần ra những chỉ thị loại ấy, càng không muốn nhờ chính phủ biến chúng thành pháp luật. Làm như thế c̣n ǵ thể thống, lừa được ai ? Những cấm địa ấy phải tự nhiên, như luật lệ giới gianh hồ, bọn mafia. Chúng phải thành điều kiện tồn tại của đảng viên, của mọi người. Ban bí thư phải ra một chỉ thị như vậy có nghĩa guồng máy đảng cộng sản đang mất khả năng kiểm soát đảng viên. Và ngày càng đuối sức. Dễ hiểu. Không thể phát triển kinh tế nếu không phát triển những hệ thống liên lạc, giao thông, bưu điện, điện thoại, v.v. Không phát triển kinh tế, chế độ kia sẽ sụp đổ. Đă phát triển kinh tế, sẽ có ngày có hàng triệu cú điện thoại từ kháp nơi dồn về Việt Nam. Trừ khi lùa cả nước xuống đáy giếng xă hội chủ nghĩa hiện thực cũ, không guồng máy nào kiểm soát nổi những cơn lốc ấy. Thượng từng chính trị sẽ phải "tuân lệnh" hạ từng kinh tế. Marx có lư.
Đây là điều đáng mừng cho những người cộng sản Việt Nam. Nếu lư tưởng và trí tuệ của họ c̣n điều ǵ đóng góp được cho tương lai, họ đă bước đầu có điều kiện để ra tay.
Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa phe nắm guồng máy đảng và phe nắm "guồng máy" Nhà nước đang h́nh thành, phe Nhà nước, cuối cùng, sẽ thắng, bất kể ai sẽ nắm Nhà nước. Ngoài súng đạn, chỉ có hai cách điều khiển con người : bằng tiền hay bằng giá trị (lư tưởng, đạo đức...). Muốn dùng súng đạn, cũng phải có tiền mua. Đảng không nuôi Nhà nước, Nhà nước nuôi đảng. Guồng máy đảng không c̣n dựa vào giá trị nhân bản nào để điều khiển đảng viên (thí dụ như độc lập dân tộc trong thời chiến), không túm cổ được Nhà nước, guồng máy ấy, phần sẽ tan ră, phần sẽ bị mua, phần sẽ lưu manh hoá. "Nhà nước" nắm tiền có ưu thế tạm thời. Nhưng cũng chỉ thắng trận cuối nếu xây dựng được một nền tảng giá trị mới cho ḿnh. Những giá trị ấy chỉ trở thành giá trị thông qua sự ưng thuận của nhân dân, trong đó có đảng viên. Đó là một nội dung cơ bản của quá tŕnh xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Quá tŕnh ấy chỉ có ư nghĩa và hiệu lực chính trị nếu nó có nội dung văn hoá. Nó chỉ có nội dung văn hoá nếu nó gắn liền với tâm tư, suy nghĩ, đạo lư của quần chúng, nếu nó được dư luận bàn căi tự do, rộng khắp, công khai. Mục đích cuối cùng của nó là xoá bỏ quyền lănh đạo vớ vẩn của đảng cộng sản Việt Nam đối với vận mệnh của đất nước, cho phép đảng ấy trở thành một thành viên b́nh thường của dân tộc, có thể cầm quyền khi được đa số dân tín nhiệm.
Dư luận, xă hội công dân, là đồng minh của những người, kể cả người cộng sản, chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, là dịch thủ nguy hiểm nhất đối với guồng máy đảng cộng sản. Cuộc tranh chấp cuối cùng sẽ phân thắng bại ở khâu quyết định này. Hiện nay guồng máy đảng c̣n thắt họng được phần nào dư luận, ngăn cản được sự h́nh thành của một xă hội công dân. Do đó mà nước ta, mặt ngoài ổn định, mặt trong rối loạn, tŕ trệ, mục nát.
Trần Đạo
12-1993