Cảm ơn
Phan Tấn Hải, Trần Vũ, Bùi Mộng Hùng, giúp sửa bài
Khánh Trường tŕnh bầy và tặng tranh b́a
Bè bạn tranh luận
Độc giả cho thời giờ
*
PHAN HUY ĐƯỜNG
*
Vẫy gọi nhau làm người
*
HỒNG LĨNH
1996
Vẫy gọi nhau làm người
Phan Huy Đường
Tŕnh bầy : Khánh Trường
B́a : Khánh Trường
Hồng Lĩnh xuất bản lần thứ nhất tại Hoa Kỳ, 1996
Hồng Lĩnh tổng phát hành
ă Copyright 1996 tiếng Việt, Hồng Lĩnh & Phan Huy Đường
Nhiều bài trong quyển sách này đă đăng dưới bút hiệu Trần Đạo hay Đơn Hành trong báo, tập san của người Việt ở hải ngoại : Đoàn Kết (1988-1991, Pháp), Diễn Đàn (Pháp), Hợp Lưu (Mỹ), Đối Thoại (Đức) , Đối Thoại (Mỹ).
Nhân dịp đăng thành sách, tác giả có sửa chút ít, nhưng vẫn để bút hiệu và ngày tháng viết xong của từng bài cho phải phép.
Xin chân thành cảm ơn các ban biên tập đă cho phép những bài ấy tới tay độc giả.
Trí thức, kẻ bất lực của muôn đời
Chính trị, kích thước cơ bản của con người
Tướng về hưu, một tác phẩm có tính chất nghệ thuật
Năm ngày, một truyện ngắn có giá trị nhân văn
Bên kia bờ ảo vọng, thời gian và thế nh́n trong tiểu thuyết
Gặp gỡ cuối năm, khi lập trường thắt họng văn chương
Tỉnh ngộ, con đường vào địa ngục
Nguyễn Huy Thiệp, thời điểm của câu hỏi, thời điểm của con người
Ngoài khơi miền đất hứa, một huyền thoại thời hậu chiến
Gió dại, chữ nghĩa và văn chương
Cái chết sau quá khứ, một nỗi ám ảnh của hôm nay
Thằng bắt quỷ, ba mươi năm nung một ngọn lửa
Một cành hoa, một chặng đường, một cây viết đểu
Trung Quốc, một câu hỏi của Việt Nam
Pérestroika theo kiểu Việt Nam
Dương Thu Hương, một bài học, một câu hỏi136
Dương Thu Hương, yêu cầu tối thiểu của ngày mai nhân bản
Lư của mọi nghịch lư, nguồn gốc của mọi sự hỗn loạn
Kinh tế thị trường & chế độ dân chủ pháp quyền muôn năm
Tư cách người đảng viên và guồng máy đảng
Văn học là nhân học[1]. Con người, con người cá nhân, thân phận của con người, sự thật, con người và sự thật, sự thật của con người...
Đó là những đề tài trọng tâm trong một loạt bài lư luận văn học chuẩn bị đại hội 4 Hội nhà văn Việt Nam. Tiếp theo những ng̣i bút sáng tác, những ng̣i bút lư luận trở ḿnh.
Ta sảng khoái nghe nhà lư luận đ̣i văn học đối diện với cuộc sống... nh́n thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rơ sự thật[2]... không chỉ có nhiệm vụ phản ảnh hiện thật dù từ nhiều góc độ khác nhau... c̣n phải tham gia vào việc tạo ra môi trường đạo đức mới[3]... khẳng định sáng tạo là tự do... tự do sáng tạo là cốt lơi nhân cách của nhà văn... cách mạng và sáng tạo là quá tŕnh tự phủ định[4], tố cáo thói suy nghĩ muốn mọi con người phục tùng những chân lư trừu tượng, rập khuôn vĩnh cửu, bấp chấp quy luật, lẽ đời, càng bất chấp cá tính con người[5], kêu gọi nhà văn chấm dứt dùng con người làm phương tiện để tŕnh bầy lịch sử, đ̣i hỏi quan sát và khám phá về con người... mô tả con người... giúp con người trở thành con người xuyên qua nhận thức toàn bộ sự thật v́ con người là một điều bí ẩn... và con người với tất cả quan hệ của nó, thân phận và cuộc đời của nó chính là đối tượng và cũng là nội dung đặc trưng cơ bản nhất của văn học[6].
Lê Ngọc Trà[7] c̣n vạch rơ, mô tả con người đây không phải vấn đề miêu tả tâm lư nhân vật mà cơ bản là chủ nghĩa nhân văn, là quan niệm về con người, và khuyến khích sử dụng những phương pháp của thế kỷ chúng ta là thế kỷ tư duy phân tích trên con đường khổ ải của tài năng, của ư thức con người trong cuộc hành hương đi t́m tự do, chân lư và lẽ phải để h́nh thành nhân cách và cá nhân con người, củng cố ư thức về phẩm giá và tự do của mỗi con người sống trong xă hội. Như vậy, dưới ng̣i bút nhà văn nỗi đau riêng mới trở thành nỗi đau nhân loại... mỗi cuộc đời mới được so với vũ trụ và mỗi con người ra đi là cả một thế giới mất đi, không ǵ bù đắp nổi v́ con người là chủ thể của lịch sử, v́ hạnh phúc, tự do và sự phát triển của con người là cái đích của mọi cuộc cách mạng.
Nếu ta thấy những điều ấy đương nhiên, ta phải giật ḿnh : ở nước ta chúng không đương nhiên ; bản thân những bài đó là bằng chứng. Tại sao ? Tại sao có t́nh trạng phải đấu tranh cho những chuyện hiển nhiên đó ?
Nhà văn thật khó hiểu. Trong ngh́n kế sinh nhai sao lại chọn "nghề" quái dị này ? Mà có thể gọi nó là "nghề" chăng ? Sản phẩm của nó là ǵ ? ở đâu ? Quyển sách là sản phẩm của nhà in, ta có thể tính giá thành, giá bán, lời, lỗ ; ta có thể cầm trong tay, thấy nặng nhẹ ; ta có thể dùng nó để phục vụ một nhu cầu b́nh thường trong cuộc sống : nó có giá trị sử dụng, có giá trị trao đổi, nó là hàng hoá, sản phẩm của lao động sản xuất xă hội. C̣n (cái) núp trong sản phẩm kia, làm sao phát hiện, xác minh sự hiện thực của nó ? lấy đơn vị đo lường nào đo sự nặng nhẹ, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi ? Bí quá, ta chấp nhận : nó là sản phẩm tinh thần, đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người. Và ta tôn trọng nhà văn như nhà nghiên cứu khoa học, những người hiến thân cho sự thật, cho con người, với sự dũng cảm của kẻ hành hương đi t́m tự do, chân lư và lẽ phải...
Nếu động cơ đó khiến nhà văn lao vào "nghề", tại sao có người biến thành công cụ minh họa, bồi bút, quan văn áp bức người khác ? V́ tha hoá ? Thật khó tin. Ở nước ta thiếu ǵ lănh vực dễ thành công và bổ béo hơn cho sự tha hoá, dại ǵ thí thân vào trận địa vô cùng ngột ngạt, nguy hiểm và tiền c̣m này ? Và sao đông thế ? Sự kiện này phải hiểu trên cơ sở : họ chân thành. Chính niềm tin vào sự thật đă dẫn dắt họ. Chính niềm tin của Đảng cộng sản Việt Nam vào sự thật là nguồn gốc của những chính sách văn hoá dẫn tới t́nh trạng hôm nay. Và biết đâu, chính niềm tin vào sự thật sẽ dồn những tác giả trên vào một sự bế tắc tương tự ?
Sự thật là ǵ ? Phương pháp nào cho phép phát hiện nó ? Làm sao chứng minh nó ? Và sự thật của con người ?
Như Lê Ngọc Trà nhận xét, thế kỷ này là thế kỷ của tư duy phân tích. Trong lối tư duy đó người ta xác định sự thật bằng một tiêu chuẩn : thực nghiệm. Một giả thuyết về một sự vật hay sự kiện được coi như đúng trong một hoàn cảnh cố định khi, áp dụng nó, ta tiên đoán được đích xác sự phát triển của sự vật hay sự kiện trong hoàn cảnh đó. Sự thật đó đ̣i hỏi một đối tượng, một hoàn cảnh rơ ràng, công cụ xem xét và đo lường, phượng pháp phân tích và quá tŕnh thể nghiệm. Con người quan sát, đo đếm, mô tả, và phân tích đối tượng đó trong hoàn cảnh đó, vạch ra bí ẩn của nó : quy luật phát triển của nó trong hoàn cảnh ấy. Thí dụ, ta quan sát con người từ nhiều góc độ, phân tích cơ cấu của nó bằng nhiều phương tiện kỹ thuật khác nhau, rút ra giả thuyết : bắn cho nó một phát súng ngay tim, nó sẽ gục, giẫy, và tắt thở. Thể nghiệm giả thuyết đó sẽ xác minh được một sự thật.
Loại sự thật này ai cũng có thể nh́n thẳng, không cần dũng cảm. Nói chung, mọi hiện thực khách quan trên đời, dù muốn dù không, con người đều phải nh́n, phải thấy, phải gánh. Hơn nữa, dù quan sát chúng từ 360 góc độ khác nhau, dù phân tích chúng sâu sắc đến đâu đi nữa cũng không thể nào tả và hiểu cho cạn. Cứ thử tả một khúc gỗ tới tận cơ cấu tế bào, hạt nhân th́ thấy.
Một vật vô tri vô giác đă vậy. C̣n con người, cái bí ẩn nấp sau khối xương thịt có thật chăng, là cái ǵ, dùng công cụ nào để quan sát, đơn vị đo lường nào để ước lượng, phương pháp nào để phân tích và quá tŕnh thể nghiệm nào để xác định đúng sai ? Trên cơ sở nào con người có quyền làm những việc ấy đối với người khác ? Trên cơ sở sự thật ? !
Đối với những câu hỏi ấy, qua lịch sử, có mấy cách trả lời cơ bản : tôn giáo, khoa học, văn học.
Với tôn giáo, con người là giá trị tuyệt đối v́ nó có sự thật, nó là sự thật, do Thượng Đế. Thượng Đế quá siêu, người thường không hiểu nổi. Trong khi chờ đợi ngày phán xét cuối cùng, thế gian cần những vị thánh, những thầy tu d́u dắt con chiên trên đường hành hương đi t́m chân lư. Trên cơ sở đó, một số vị tự thấy có nhiệm vụ, có quyền quan sát, đánh giá, lănh đạo người khác, và... thể nghiệm một con đường đi về chân lư.
Đối với một số nhà "khoa học" mácxít sự thật của con người ở ngay trong quá tŕnh h́nh thành, phát triển của loài người, trong lịch sử nhân loại. Lịch sử là sự thật của con người. Lịch sử không là một mớ ḅng bong rối loạn. Nó phát triển theo quy luật. Nắm được quy luật ấy th́ hiểu được xă hội, hiểu được từng người, hướng dẫn, điều khiển được loài người tới chỗ hoàn mỹ ngay trên trái đất này. Với niềm tin ấy, một số người tự thấy có nhiệm vụ, có quyền quan sát con người từ nhiều góc độ (thể xác, kinh tế, chính trị, xă hội, tư tưởng...) phân tích, tổng kết toàn diện, vạch ra đường lối khoa học, đúng đắn, kịp thời... để cải tạo, lănh đạo con chiên tới sự thật.
Lối suy luận đó về con người là nguồn gốc của tham vọng lănh đạo văn học nghệ thuật, uốn nắn sai lầm... Nó là cơ sở cho quan điểm, chính sách lư lịch trong quản lư xă hội. Đó là một loại khoa học gà ṇi. Đối tượng của nó là con người kinh tế – chính tri, phương pháp phân tích của nó là duy vật "biện chứng", công cụ đo lường của nó là lư lịch, phương tiện thực nghiệm của nó là bạo lực. Những cuộc thể nghiệm lớn nhất, triệt để nhất do Staline, Mao, Pol Pot, Ceaucescu... tiến hành.
Những người ấy đă từng thành công, đă từng nếm thuở vàng son, không phải chuyện t́nh cờ. Lối suy luận đó có phần đúng : con người muốn sống phải ăn, muốn ăn phải sản xuất, sản xuất phát triển phải có phân công, trao đổi, có quan hệ sản xuất, có giai cấp v.v. Nó đúng với một khía cạnh của con người : con người lệ thuộc thiên nhiên, con người lệ thuộc con người. Trong phạm vi đó, có một loại quy luật theo số đông mà bất cứ chế độ, bất cứ chính trị gia nào cũng biết vận dụng. Tuy vậy những kiến thức ấy chưa bao giờ dẹp được những khủng hoảng cơ bản trong lịch sử. Bởi v́, nếu con người chỉ là vậy, bản thân những quy luật ấy vô nghĩa : muốn có khái niệm quy luật, ít nhất, mặt nào đó, cũng phải nằm ngoài ṿng kiềm chế của quy luật. V́ vậy sự "thành công" kia chỉ tạm thời và phải có ngày suy sụp.
Dĩ nhiên, những tác giả trên không là tín đồ môn khoa học gà ṇi. Tuy vậy, dùng những từ mang và truyền bá những khái niệm ấy lẫn lộn với một số khái niệm đối kháng thật đáng ngại. Nếu ta suy luận, tranh luận, đối thoại trong lồng những khái niệm ấy, khả năng dậm chân không nhỏ. Phê b́nh và lư luận văn học khó ḷng đổi mới nếu không đổi mới cách đặt vấn đề, khái niệm, ngôn từ.
Mô tả hiện thực là chuyện không ai, không bao giờ, làm trọn được. Nh́n thẳng hiện thực từ nhiều góc độ khác nhau, phân tích nó để khám phá bí ẩn của nó chẳng thể cho ta gặp sự thật của con người. Đó là công việc của nhà khoa học, nhà báo, quan toà, không phải công việc của nhà văn.
Vấn đề ở đây không là nh́n hay không nh́n (không nh́n cũng là một cách nh́n rồi), hoặc nh́n dưới góc độ nào, mà là nh́n với thái độ nào : tŕu mến, thương xót, phẫn nộ, lạnh lùng, khinh bỉ, căm hận... Thái độ đó là một sáng tác tuyệt đối, bất chấp mọi quy luật, nó là tự do, là con người. Nó không có sự thật v́ nó là nền tảng của mọi sự thật. Nói đúng hơn, con người vô giá v́ nó là nền tảng của mọi giá trị trên đời. Chính đôi mắt ta tạo sự ghê tởm của hành động kia, chính đôi mắt ta tạo vẻ đẹp mê hồn của người đàn bà nọ. Sự sáng tạo đó, v́ nó là người, không có quy luật hay sức mạnh nào dập tắt được, trừ khi giết nó. V́ vậy, mọi quyền lực độc tài, tôn giáo cũng như lịch sử,... đều sợ hăi một t́nh cảm hồn nhiên như t́nh yêu. V́ vậy, viết văn là khẳng định chủ nghĩa nhân văn, quan niệm về con người, là tham gia vào việc tạo ra môi trường đạo đức mới, v́ sáng tạo là tự do, tự do sáng tạo là cốt lơi nhân cách của nhà văn.
Sự thật đau nhất của con người là nó không có sự thật,không là sự thật. Không có chân lư nào, dù tiềm tàng hay ẩn nấp, đằng sau tim sọ của nó. Tâm hồn nó trong veo, trong suốt, trong tới mức khả nghi. Tâm hồn ấy lại không thể tiếp cận bất cứ một hiện thực nào mà không đồng thời sáng tạo một h́nh thù, mầu sắc, âm hưởng, cảm giác, không sáng tạo hay tái tạo cả một thế giới giá trị, khiến hiện thực kia đượm nhân t́nh. Nh́n một người ăn mày hay ngoảnh mặt đi đă là lựa chọn, sáng tạo một bộ mặt của nhân loại, của thế giới. Có thế mỗi cuộc đời mới được so với vũ trụ và mỗi con người ra đi là cả một thế giới mất đi, không ǵ bù đắp nổi. Tâm hồn ấy chính (là) tự do. Con người chỉ có thể đi t́m tự do v́ chính nó (là) tự do. Trong trời đất, ngoài nó ra, không có ǵ tự do. Và con người phải đi t́m tự do v́ tự do (là) sáng tạo. Văn học là nhân học trong nghĩa đó : thân phận con người là phải t́m con người, phải t́m chính ḿnh. Nó càng phải t́m chính nó khi nó "mất" tự do, khi nó bị áp bức. Chỉ có nó mới có thể bị áp bức, bóc lột. Không ai bóc lột cỏ cây, gia súc. Không ai áp bức sỏi đá. Con người chỉ có thể áp bức con người v́ chỉ có con người mới có một cái ǵ cho người khác áp bức : tự do.
Đă (là) tự do, con người trách nhiệm tất cả : thấy hay không thấy người ăn mày bên hè phố, thấy hay không thấy bức tường Berlin sụp đổ... Con người không phản ánh hiện thực như một mắt kính. Phản ánh hiện thực vừa là tiếp cận nó, vừa là phản nó, không cho nó được phép chỉ là nó, tiếp tục là nó, buộc nó đượm ánh mắt của ta. Ánh mắt đó là nhân t́nh của vũ trụ. Dẹp nó đi chỉ c̣n ngổn ngang một đống vật chất rụng rời. Cách mạng và sáng tạo là quá tŕnh tự phủ định chính v́ chúng là hành động của con người và con người, ngoài khả năng tự phủ định ấy, chỉ là một khối thịt bọc một mớ xương. Khả năng tự phủ định có ư thức ấy c̣n gọi là... tự do.
Những người lao ḿnh vào một cuộc chiến đấu hầu như vô vọng cách đây năm, sáu chục năm hẳn yêu tự do, giàu ḷng nhân ái, dũng cảm, có đủ trí tuệ để tiếp thu những hiểu biết cần thiết về thời đại, để chiến đấu và chiến thắng. V́ sao họ biến thành tín đồ môn khoa học gà ṇi ? V́ danh vọng, quyền lực ? Tất nhiên không thể coi thường những tham vọng ấy. Nhưng xưa nay vẫn vậy mà chẳng mấy khi dẫn tới ảo vọng uốn nắn t́nh cảm, lư trí của con người, coi dân tộc như lũ trẻ ngây ngô cần được che chở, bảo vệ, cần phải trường kỳ giáo dục, cải tạo... Cuồng vọng ấy chỉ có thể xuất phát từ một khát vọng cơ bản, thiết thân hơn cả danh vọng, quyền lực, khát vọng đă khiến họ bất chấp mọi quyền lực lao vào cách mạng : nhân cách ! khát vọng làm người, làm chính ḿnh.
Con người phải t́m chính ḿnh, nhưng t́m ở đâu ?
Một vở bi hài kịch. Con người là nền tảng của mọi sự thật, thế mà bản thân nó không có sự thật, không là sự thật. Nó phủ cả vũ trụ với nhân tính, nó sáng tạo mọi giá trị trên đời, nhưng, một ḿnh, nó không tự tạo nhân cách và giá trị được : nó là một sự thiếu hụt trường kỳ, vĩnh viễn. Nói như Marx : nó là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó, hay như Sartre : un homme fait de tous les hommes[8]cũng vậy : nhân cách của nó không chỉ tùy thuộc nó, nhân cách của nó c̣n tùy thuộc người khác và người khác, cũng như nó, khủng khiếp thay, (là)... tự do. Tuy nó là nó mà nó cứ phải chạy theo nó xuyên qua ḷng người khác để trở thành nó. Bộ mặt thật của nó do bàn tay ai đâu khắc đẽo. Nói như nhà văn nọ, con đường dẫn ta tới ta đi qua ḷng em. Chuyện giúp con người trở thành con người có thật, không kém chuyện ép con người trở thành con vật : con người là kết quả của một cuộc sáng tạo không ngừng của chính nó và của đồng loại. Do đó, có chuyện đi t́m tự do, chân lư của chính ḿnh, có chuyện nhân học. Con người phải và chỉ có thể t́m chính ḿnh ở đồng loại. Chính v́ nỗi đau của nhân loại xâm phạm nhân cách của ta, là nỗi đau của chính ta, mà nỗi đau riêng có thể trở thành nỗi đau nhân loại.
Ở đây có câu hỏi hóc búa. V́ sao con người, ngay trong lúc xử sự với nhau như thú, vẫn phải thấy người khác là người, như ḿnh, nghĩa là, xét về mặt nhân tính, ngang hàng với ḿnh, bằng ḿnh, là ḿnh. Vấn đề triết học cơ bản này, cho tới nay, chưa có giải đáp lôgíc thoả đáng. Trần Đức Thảo là nhà triết học Việt Nam duy nhất t́m hiểu vấn đề này trong La formation de l'homme và Recherches dialectiques[9].
Tóm lại, tự do, nhân cách, bản chất của con người, là một quan hệ giữa người với người. Nó là ta xuyên qua người khác. Ta không tự do đối với cỏ cây, thời tiết. Ta tự do đối với đồng loại, xuyên qua đồng loại. Không ai thích làm vua gà vua vịt[10], v́ vậy.
Hoàn cảnh éo le đó khiến khát vọng lớn nhất của con người chính là con người và sự đe dọa lớn nhất đối với con người cũng là con người. Không có đôi mắt nào đục hơn đôi mắt người yêu. Chúng chỉ chớp một cái, hạnh phúc của ta có thể tan tành. Nhưng ta cũng chỉ yêu chúng khi chúng c̣n khả năng chớp và, hăi hùng hơn, c̣n khả năng liếc người khác. Chúng cứ trong suốt, bất biến như pha lê, ta nh́n vài lần ắt chán. Khoa học và nhân học khác nhau ở điểm cơ bản ấy. Nhà khoa học t́m hiểu những quy luật điều hành sự vận động của thế giới tự nhiên. Nhà văn đeo đuổi mục đích khác : tái tạo và sáng tạo nhân giới. Có nhà bác học phi nhân, vô liêm sỉ. Có đại văn hào mù tịt về khoa học. Dùng kiến thức khoa học để phân tích, t́m hiểu, giải thích, đánh giá nghệ thuật, văn chương là chuyện phi lư. Những môn xă hội học, chủng tộc học, kinh tế học, lịch sử... có thể giúp ta hiểu một số khía cạnh phi nghệ thuật, phi nhân văn của tác phẩm. Chúng chẳng bao giờ giúp ta cảm vẻ đẹp, t́nh tứ của tác phẩm v́ chúng xem xét và phân tích khía cạnh lệ thuộc của con người. Lư luận trong hướng đó, vô t́nh ? ta áp dụng một quan điểm máy móc trong học thuyết của Marx : phải xem xét quá tŕnh phát triển của nhân loại như một hiện tượng tự nhiên, độc lập với ư chí của con người. Điều này không lạ : nhiều môn phái "khoa học" nhân văn tây âu hiện nay, ít nhiều, dựa trên tiền đề ấy. Điều này lạ khi nó xuất phát từ một người mácxít : quên một quan điểm ngược lại của Marx. Nhưng, trong vấn đề này, tư tưởng của Marx nhập nhằng. Có lẽ v́, cho tới nay, khoa học chưa trả lời được ước mơ của Gerald Edelman[11] : si nous ne parvenons pas à comprendre comment l'esprit se fonde sur la matière, il subsistera toujours un immense abime entre nos connaissances scientifiques et notre connaissance de nous-mêmes. Il n'est pas impossible de jeter un pont au-dessus de cet abime[12]. Như Marx nhận xét, ngày khoa học giải thích được vấn đề này là ngày triết học cáo chung.
V́ nhân cách của con người tùy thuộc đồng loại, v́ nó h́nh thành xuyên qua nhân cách của đồng loại nên có cuồng vọng kiểm soát, lănh đạo, uốn nắn tư tưởng và t́nh cảm của con người. V́ con người tư duy bằng ngôn ngữ nên chuyện đầu tiên thường được thực hiện là tước đoạt ngôn ngữ, tước đoạt tự do ngôn luận, buộc con người suy nghĩ qua một ngôn ngữ cố định với ảo vọng ngôn ngữ ấy tạo nghĩa, khơi t́nh một cách tự nhiên như cây đâm cành cho trăm hoa đua nở ca ngợi một Sự Thật đă được Quy luật Lịch sử vinh viễn xác định. Ngôn ngữ gỗ giống ngôn ngữ tụng kinh ở mặt đó. Khốn thay, nếu việc đó thành, mục đích ắt tiêu vong : mất con người tự do, con người sáng tạo, nhân cách của ta cũng chẳng c̣n. C̣n lại một động vật lang thang giữa hoang vu, với một rừng máy.
Ta phải t́m nhân cách của ta ở đồng loại, nhưng t́m bằng cách nào ? Bằng hành động. Qua hành động con người hoà nhập thiên nhiên và loài người v́ hành động của con người luôn luôn h́nh thành và khai triển trong ḷng hành động của đồng loại. Một mặt nó thể hiện toàn diện một cá nhân trước thời đại, mặt khác, kết quả thực của nó, và do đó, ư nghĩa thật của nó thể hiện cả nhân loại. Kết quả đó, ư nghĩa đó là gia tài mà ta, cùng đồng loại, gánh từ quá khứ của nhân loại trao lại tương lai. Viết văn là hành động tác động vào ngôn ngữ, môi trường chung, phương tiện chung và h́nh thái tồn tại sinh động cơ bản nhất của lư trí, tư duy, t́nh cảm của loài người. V́ ngôn ngữ là con người, tồn tại và tái sinh qua con người, là của riêng ta và của tất cả, là ta và là đồng loại. Viết văn là một cách ứng xử, một cách sống, một cách làm người trong nghĩa đó.
Một con người liếc mắt nh́n đời là đă có một thế giới mới, một nhân loại mới đang h́nh thành. Một con người hạ bút hành văn cũng vậy. Do đó con người càng bớt lệ thuộc thiên nhiên càng cần học yêu tự do của người khác, càng cần nhân văn. Xin chúc lớp người sẽ chôn chúng ta : thế kỷ tới sẽ là thế kỷ của tự do, của sáng tạo, của t́nh người. Xin chúc em măi măi giữ cặp mắt bất ngờ, điều kiện tối thiểu của t́nh yêu, của hạnh phúc.
1989
Mao Trạch Đông có một câu khó ngửi về trí thức. Vậy mà không ít trí thức trên đời, không phải hạng xoàng, ngửi được. Không có ǵ đáng ngạc nhiên. Ông có lư, trí thức thường là kẻ bất lực. Khổng Minh nhường thiên thời cho Tào Tháo, địa lợi cho Tôn Quyền, chỉ dựa vào nhân hoà mà dựng nhà Hậu Hán, thật là người trí thức phi thường. Nhưng cũng phải thở dài, gục xuống Kỳ Sơn. Thật là kẻ bất lực trước thời thế. Nguyễn Trăi chủ trương đánh vào ḷng người hơn đánh thành, giúp Lê Lợi đánh bạt quân Minh, tuyệt vời không kém Khổng Minh. Rồi cũng bị loại : thế giới phong kiến không có đất sống cho loại người như vậy, loại người biến mệnh trời thành ḷng dân. Tại sao kỳ lạ thế ?
Những từ trí thức, giới trí thức (intelligentsia), trong nghĩa hiện nay của chúng, ít nhất trong văn hoá Pháp, không có từ muôn đời. Nó manh nha ở Pháp từ thế kỷ 17, h́nh thành trong thế kỷ 18, trở thành khái niệm trong thế kỷ 19, thịnh vượng trong thế kỷ 20, suy tàn (?) cuối thế kỷ 20. Không ở đâu, người trí thức có vai tṛ quan trọng trong đời sống xă hội như ở Pháp. Thí dụ, Hiến pháp đầu tiên của Pháp, thậm chí Hiến pháp của Mỹ, không thể có được nếu không có trào lưu văn học và tư tưởng của Pháp trong thế kỷ 18. Hiến pháp là một vấn đề văn hoá trước khi trở thành vấn đề chính trị hay luật pháp. Vậy cũng nên t́m hiểu quá tŕnh h́nh thành khái niệm trí thức ở Pháp.
Khi nói tới trí thức người ta dễ liên tưởng tới sự hiểu biết, tới khả năng t́m sự thật, tới khoa học. Người ta thường cho rằng tư tưởng hiện đại, tư tưởng khoa học, bắt đầu với hệ luận của Descartes. Tới mức từ cartésien đồng nghĩa với có lư như 2+2=4. Xem kỹ lại, hệ luận ấy bắt đâu bằng một nghi vấn và một sự khẳng định : cho rằng ta chấp nhận ta nghi hoặc tất cả, ta không thể nghi ngờ rằng ta đang nghi hoặc, vậy, ta đă nghi hoặc th́ ta có thật. Dĩ nhiên, luận điểm ấy không đủ để chứng minh ta có thật hay không có thật, nhiều trường phái khác, cùng thời và sau này, đă chứng minh ngược lại. Điều quư ở đây không ở sự chứng minh, nó ở hai ư khác. Một mặt, nó ở một lối suy luận có phương pháp, giúp con người tránh thành kiến, tránh mâu thuẫn (trong nghĩa thông thường). Mặt khác, nó ở sự khẳng định triết học : thật hay không thật, một khi ta đă chấp nhận làm người, th́ nguồn gốc mọi sự thật, mọi giá trị đều từ ta. Câu je pense, donc je suis[13]đẹp ở tính chất thơ của nó, và do đó cứ khắc măi vào ḷng người. Sartre đă biến nó thành Je pense, donc je ne suis pas[14] và, v́ như thế nhân bản hơn, đă chinh phục nhiều người. Trong thời Descartes, từ trí thức chưa xuất hiện. Nhưng những trí giả đều quư trọng ông.
Trong thế kỷ 18, Voltaire, một nhà văn nghộ nghĩnh, đưa đầu ra đối địch với triều đ́nh để bảo vệ Callas. Với tư cách ǵ ông can thiệp vào vụ này ? Chính trường và luật lệ nào phải lănh vực chuyên môn của ông ?
Trong thế kỷ 19, Émile Zola lại đưa đầu ra can thiệp vào vụ án Dreyfus, viết bài văn nổi tiếng J'accuse[15]. Với tư cách nào ? Với tư cách một nhà văn đứng lên bảo vệ sự thật và lẽ phải. Nhiều người trí thức cũng hưởng ứng. Từ trí thức, trong nghĩa ngày nay của nó, có từ đó.
Trong thế kỷ 20, nhiều nhà bác học, nhà khoa học, nhà văn, nghệ sĩ, đă đưa đầu ra đấu tranh cho đủ mọi chuyện không liên quan tới chuyên môn của họ. Quần chúng thường xem họ là người trí thức và quư mến họ, không phải v́ họ có một tri thức đặc biệt về vấn đề được tranh luận, mà v́ quần chúng tin rằng, do tri thức của họ, họ là những người tôn trọng, quư trọng sự thật. Như thế, trí thức là người lăn xả vào một lănh vực thường không thuộc chuyên môn của ḿnh để bảo vệ một sự thật nào đó.
T́m sự thật, tôn trọng sự thật. Sự thật nào ? Có thể có sự thật không ? Ở đây có sự nhập nhằng. Sự thật về sự vật, sự kiện, nếu có thể có, cũng khác xa sự thật của con người. Điều đó ai cũng cảm nhận dễ dàng. Không ai tin rằng dùng một công thức toán có thễ chứng minh một tín ngưỡng, một giá trị đạo đức, kể cả giá trị tôn trọng sự thật. Như thế làm sao có thể tin một người trong một vấn đề không thuộc lănh vực chuyên môn của nó ? Có lẽ v́ sự nhập nhằng kia có cơ sở. Quan điểm của Descartes (tuy ông đă rút ra kết luận ngược lại) có thể hiểu : trên đời này không có một sự thật nào độc lập với người quan sát, t́m kiếm nó, nhưng người ta có thể dựa vào phương pháp suy luận để tránh thành kiến. Quan điểm ấy vẫn c̣n phù hợp với khoa học ngày nay. Như thế, người ta có thể quư mến người trí thức ở tính chất tự do suy luận (libre penseur) của người đi t́m sự thật, và trên cơ sở đó, tin cậy phần nào khả năng suy luận không thành kiến của họ : ngay trong lúc quan sát thiên nhiên vẫn phải đặt câu hỏi đối với chính ḿnh. Đó là đối với sự thật về sự vật, sự kiện. Vấn đề sự thật của con người rắc rối hơn. Không những nó không thể độc lập với người quan sát, nó c̣n không thể có được nếu không có sự hiện diện và sự ưng thuận của người khác. Robinson, một ḿnh trên đảo hoang, không thể có một sự thật hay một giá trị nhân bản nào. Chỉ khi Vendredi xuất hiện, vấn đề sự thật, vấn đề giá trị mới có thể đặt ra. Khi người trí thức lao ḿnh bảo vệ một sự thật về một vấn đề nào đó, họ làm một lúc hai chuyện :
1) Vận dụng phương pháp suy luận khoa học ḿnh vốn có để xem xét một cách đầy đủ và khách quan nhất những sự vật, sự kiện, những quá tŕnh diễn biến của chúng.
2) Kêu gọi sự ưng thuận của người khác để cùng nhau tái tạo hay sáng tạo một sự thật, hay nói đúng hơn, một giá trị của con người trong một thời đại, ít nhất là giá trị tôn trọng sự thực về sự vật, sự kiện.
Người trí thức là người muốn tin tưởng ở tự do của con người (mặc dù hạn chế của nó), muốn dựa vào con người, để cùng nhau tái tạo hay sáng tạo những giá trị nhân bản của thời đại ḿnh, để bảo vệ, để xây dựng một thế giới tinh thần, một tương lai vượt những quy luật vật chất của cuộc sống. Tính cách trí thức không tùy thuộc mức tri thức trong bất kể lănh vực chuyên môn nào. Nó nở ra như một ảo vọng trong một thực tế nghiệt ngă. Nó khẳng định : nhân cách cần thiết cho cuộc sống. Nó tin tưởng : nhân cách là có thể, ngay hôm nay, ngay bây giờ. Ở khía cạnh ấy, có thể coi người trí thức như một nhà thơ có học, một nhà thơ nghiệp dư, chưa biết gieo vần, cấy vận. Người trí thức chỉ có thể h́nh thành và tồn tại trên cơ sở tự do của người khác. Do đó, xưa nay, nó thường là kẻ bất lực. V́ con người chưa quen sống (và đối với 3/4 nhân loại hôm nay, trong đó có Việt Nam, chưa đủ khả năng sống một cách đàng hoàng, b́nh đẳng) với tự do của người khác. Ta chỉ coi những t́nh cảm biết mấy quan trọng, biết mấy nhỏ nhoi trong cuộc sống hàng ngày của ta cũng rơ. Ta có thể yêu măi măi một người đă chấp nhận măi măi là của ta hay không ? Ta dám yêu măi măi một người mà ta biết, sáng mai, có thể yêu người khác ? Thực tế, dù muốn dù không, như mọi người, hai chuyện ấy ta đều làm được. Ngược lại, trong nhiều lănh vực, đặc biệt những lănh vực lịch sử, chính trị, văn hoá, tư tưởng, lắm lúc ta rất e dè. V́ ta sợ hăi chính ḿnh ? Hay nói cách khác, ta chưa dám tin người khác ? Trong thế giới hôm nay, làm sao tin được ? Nhưng nếu ta không dám tin, không dám yêu tự do của người khác, thế giới hôm nay c̣n ǵ đáng sống ? Ån, ngủ, đụ, ỉa và ... hư vô. Đă sống, phải thèm ăn, thèm ngủ, thèm đụ, thèm ỉa. V́ những điều ấy không thể thực hiện được một cách nhân đạo trong sự cô lập, trong luật rừng, phải từ chối hư vô, phải yêu đời, tức là phải quư tự do của người khác, và trả cái giá phải trả : hôm nay. Dù là một hôm nay bất lực. Người trí thức là người phải và dám đánh cuộc vào tự do của người khác. V́ thế, các chế độ độc tài vừa muốn khai thác tri thức của nó vừa muốn bóp chết trí tuệ, nhân cách tự do của nó. Đó là điều không thể thực hiện được một cách triệt để, v́ hai khía cạnh đó trong con người, như Descartes đă linh cảm, không hoàn toàn độc lập với nhau.
7-1992
Nh́n sự vật, nh́n người, nh́n ḿnh, nh́n nhau, nh́n sự thật.
Những thế nh́n đó thể hiện người trong vũ trụ, thái độ của người đối với người, thể hiện một thế giới quan, một nhân sinh quan. Viết là bày tỏ những điều đó bằng ngôn ngữ.
Người thường, nhà văn dùng chung một ngôn ngữ. Cái ǵ khiến ngôn ngữ có lúc thành văn ? Khác nhau ở điểm nào ?
B́nh thường, khi nói chuyện với người khác, mục đích của ta là làm cho người khác hiểu rơ ư nghĩ, t́nh cảm của ta. Ta dùng ngôn ngữ để thông tin. Nhà văn không chỉ muốn vậy. Nhà văn c̣n đeo đuổi mục đích khác : khơi lại trong mắt người khác cách nh́n của ḿnh. Nhà văn dùng ngôn ngữ để quyến rũ.
Thử xem câu : chiều hôm ấy nắng nhạt, buồn bă.
Nếu một chiều nào đó, nắm tay người yêu, nh́n sắc nắng, tôi thấy lâng lâng buồn, nếu người yêu tôi cảm nhận nỗi buồn ấy trong tôi, người ấy sẽ hiểu, sẽ cảm câu nói kia. Nó tả một sự kiện đă có, đă qua, một sự kiện chúng tôi đều biết : một buổi chiều, một sắc nắng, một nỗi buồn, chúng ta. Câu đó, tự nó, không phải một câu văn.
Một buổi chiều nắng nhạt là một buổi chiều nắng nhạt, chẳng buồn, chẳng vui. Đâu phải thêm hai chữ buồn bă mà biến được nó thành một buổi chiều buồn bă. Ngay cái nắng nhạt kia, người đọc cũng khó tưởng tượng nó nhạt thế nào. Vậy mà có khi nhà văn chỉ viết chiều hôm ấy, nắng nhạt đă khơi ngay cảm giác buồn trong người đọc. Điền thêm hai chữ buồn bă, hoặc chẳng khơi được nỗi buồn : văn bất lực, hoặc thừa : văn vụng.
Dĩ nhiên, chuyện không đơn giản như vậy. Trong bất cứ tiếng nước nào cũng có những từ h́nh như tự nó có hồn. Có nhiều người Việt Nam dễ liên tưởng chiều với cảm giác buồn. Cũng lạ. Phải chăng v́ trong những tác phẩm lớn, trong ca dao, có nhiều cảnh chiều buồn ? Dù sao, cứ lôi chiều ra để tạc cảnh buồn th́ cũng chỉ đạt mức văn hà hứa.
Đọc truyện, cái ǵ làm cho chiều hôm ấy, trong ḷng ta, buồn ? Dĩ nhiên là hoàn cảnh dẫn đến chiều hôm ấy, đă được tác giả bố trí trước. Nhưng hoàn cảnh ấy cũng được tạo bằng những câu văn đại loại như vậy, làm sao dẫn tới nỗi buồn ? Một ṿng luẩn quẩn. Văn khác lời nói thường ở chỗ nào ? Cần phải trở lại gốc vấn đề, thử phân tích cái nh́n của con người.
Nh́n sự vật rất dễ, rất tự nhiên. Tự nhiên ? Không hẳn. Ta vừa mở mắt, đă thấy trong đầu cả một khoảng không gian lúc nhúc sự vật. Không gian đó, ta "thấy" nó một cách tổng hợp, lờ mờ. Ta chỉ thấy thật rơ một sự vật, sự vật ta đang nh́n, cái ch́a khoá chẳng hạn. Nh́n thể hiện một sự lựa chọn. Thấy là kết quả của sự lựa chọn ấy. Chính sự lựa chọn ấy làm cho ta có thể thấy được cái không có thực : sự vắng mặt chẳng hạn. Ta đảo mắt t́m người yêu và thấy không có người yêu. Sự thiếu hụt đó làm thế giới quanh ta lùi lại, mờ đi, thành sa mạc :
Un seul être vous manque et tout est dépeuplé[16]
Lựa chọn thể hiện tự do, bản chất đặc trưng của con người. La liberté, c'est l'angoisse du choix[17]. Sự lựa chọn đó tùy thuộc mục đích của con người. V́ ta muốn mở cửa, ch́a khoá kia như chờ ta ở một chỗ nào đó. Nó hiện lên giữa muôn vật như một sự hứa hẹn, vẫy gọi. Cách nh́n của ta làm cho thế giới này đượm nhân tính. Tuy ta chỉ là một bộ phận trong nó, nó đă biến thành khả năng của ta. Nó sẽ thực sự trở thành phương tiện của ta khi ta hành động : nắm ch́a khoá, mở cửa, đi tới tương lai của ḿnh.
Bản thân ch́a khoá kia cũng không hoàn toàn "vô t́nh". Đă có một con người làm ra nó v́ một mục đích riêng (kiếm ăn), tạo cho nó một chức năng nhất định (mở ống khoá). Chức năng ấy là lời hứa hẹn, sự vẫy gọi ẩn núp trong một khối sắt. Nó "hiện lên" khi ta muốn mở cửa, đi ra. Nó trở thành hiện thực khi ta nắm ch́a khoá sỏ vào ổ khoá. Mục đích của người khác đă trở thành phương tiện của ta. Sự vật cũng có hồn ở nghĩa đó.
Khi tả sự vật, mục đích của nhà văn không bao giờ là tả đầy đủ, trọn vẹn, khách quan, sự vật. Điều đó không ai làm được. Sự vật là sự vật, văn là văn. Viết một ngh́n trang sách cũng không thể tả hết thực tế của một cái ly. Nói cho đúng, nhà văn chẳng bao giờ tả sự vật. Chẳng ai ôm giấy bút ngồi trước một cái cây mà tả được vẻ đẹp của một cái cây, tả được một cái cây ra hồn như người Việt ta thường nói.
Nhà văn tạo vẻ đẹp của một cái cây bằng cách bịa một khung cảnh, một h́nh hài, một mầu sắc... Quá tŕnh bịa đặt, sắp xếp đó là quá tŕnh tạo chi li những bẫy nhỏ, dẫn dắt người đọc tới mục đích cuối cùng của nhà văn là tái tạo trong hồn người khác cách nh́n, sự lựa chọn của ḿnh : vẻ đẹp của một cái cây. Quá tŕnh viết văn là quá tŕnh gài bẫy để lừa gạt, hướng dẫn người đọc. Quá tŕnh đọc văn là quá tŕnh tái tạo một thế giới ảo, tạo một hồn người thực dưới sự "điều khiển" của người khác. Không phải t́nh cờ mà người ta coi những nhà văn lớn như những kẻ dẫn dắt linh hồn của đồng loại. Nghệ thuật là giả dối trong nghĩa đó.
Sự lừa gạt kia có một đặc điểm : người bị lừa hoàn toàn tự nguyện. Độc giả chỉ ngáp một cái, những bẫy kia tan tành ngay. C̣n lại một trang giấy lem nhem mực, chẳng nghĩa lư ǵ. Chuyện đó xẩy ra khi, đọc truyện, ta ngáp ngủ. Sự tự nguyện đó không ǵ ép được, mua được. Chỉ có thể đồng t́nh với nhau. T́nh chỉ có thể có giữa những con người tự do, tự nguyện : cho hay không cho, nhận hay không nhận. Người ta có thể ép nhau đủ thứ chuyện, không ai ép người khác yêu ḿnh được. V́ thế, nhân t́nh là nội dung cơ bản của văn. Nó đ̣i hỏi nhân cách tự do của cả người viết lẫn người đọc. Không phải v́ ta thích vậy, muốn vậy. Đó là điều kiện h́nh thành của văn.
Nhân cách không có giá trị trao đổi. Không ai đo được giá trị của một tác phẩm là bao nhiêu : số không hay... tuyệt, đều là vô giá. Nó cũng chẳng có giá trị sử dụng. Không ai có thể dùng nó vào việc cụ thể nào. Quan hệ giữa nhà văn và độc giả không phải quan hệ trao đổi. Nó là quan hệ cho-nhận.
Cho-nhận cái ǵ ? Khi ta mua một quyển sách, chắc chắn ta nhận được một quyển sách. Tác giả đă cho ta ǵ ? Chẳng cho ǵ cả. Đọc truyện, ta nhận được ǵ ? Có khi chỉ mất thời giờ. Có khi ta nưng niu nó suốt đời ta. Đây là sự cho-nhận một thứ không có h́nh thù, trọng lượng, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, một thứ không có thực. Tác giả chỉ có thể cho ta và ta chỉ có thể nhận những ǵ do chính ta tạo ra trong quá tŕnh đọc. Tác giả "cho" ta một số kư hiệu, như Phật giơ tay chỉ trời. Trong bầu trời ấy, chẳng có ǵ ngoài ta. Gần quan hệ cho-nhận này nhất là quan hệ yêu đương, quan hệ chơi. Văn chương là một nhu cầu tinh thần, là t́nh người, là tṛ chơi trong nghĩa đó. Nó hoàn toàn vô dụng, vô giá. Nó là sự vẫy gọi nhau giữa những con người tự do. Vẫy gọi nhau làm người. Nhu cầu viết, nhu cầu đọc, đều là nhu cầu làm người, nhu cầu sáng tạo, nhu cầu yêu. Thế giới văn chương là thế giới của t́nh người cho không.
V́ thế, nhà văn không thể đạt yêu cầu của ḿnh nếu không tôn trọng, quư mến tự do của người đọc, nếu t́m cách áp đặt t́nh cảm, tư duy của ḿnh. Độc giả đă đồng t́nh trước khi đọc th́ viết làm ǵ ? Độc giả không đồng t́nh, ngáp một cái, toi mạng văn chương, nghị quyết của Trung Ương cũng không cứu nổi. Nhà văn chỉ có thể khơi t́nh, mời mọc, rủ rê, quyến rũ, vẫy gọi. Nghệ thuật hành văn là nghệ thuật chinh phục ḷng người trong nghĩa đó. Và cũng chỉ trong nghĩa đó thôi. Trong quan hệ giữa họ, người viết và người đọc chẳng thể được bất cứ ǵ ngoài cái ḿnh sáng tạo. Cơ sở của nghệ thuật ấy là nhân cách tự do của độc giả. Nhân cách tự do của độc giả là sinh mạng nghệ thuật của nhà văn.
Cùng một mớ chữ, cùng một nguyên liệu, có người viết thành văn, có người, dù tay nghề khéo léo, viết cạn đời cũng không tạo được một tác phẩm văn chương. Tại sao ? Nhà văn, thợ chữ, khác nhau chỗ nào ? Vấn đề không chỉ ở kỹ thuật dựng truyện, gọt câu, mài chữ. Nó c̣n ở nhân sinh quan của tác giả. Nhân sinh quan ấy, không chóng th́ chầy, bộc lộ ngay trong văn phong. Nó làm ta ngáp dài, vui vui tiêu khiển và quên, hay nó cứ man mác trong ta cảm giác vừa gặp một người, vừa gặp lại ta.
Nhân sinh quan ấy thể hiện qua cách nh́n : nh́n người, nh́n ḿnh, nh́n nhau.
Nh́n người, thấy ǵ ?
Trước hết thấy một động vật của thế giới tự nhiên.
Nh́n người có thể ngừng ở đó. Đó là cách nh́n của người bác sĩ trong ca mổ : thớ thịt có thể cắt, sợi gân phải tránh né, đường đưa dao tới mục đích. Đó là cách nh́n của người kỹ sư điều hành một dây chuyền sản xuất : con người là một bộ phận của một cái máy. Độ bền, độ chính xác, độ nhanh của nó đều có thể đo, đếm, điều chỉnh. Thậm chí ta có thể thay nó bằng một người khác hay một cái máy. Đó là cách nh́n của ông chủ hăng kinh doanh : con người, một tư liệu trong quá tŕnh kinh doanh, có giá thành, giá bán như mọi tư liệu khác. Với cách nh́n này, con người hoặc là một đối tượng nghiên cứu của khoa học, hoặc là một công cụ phục vụ một mục đích của ta. Sự thực của nó nằm ngay trong thân xác nó. Giá trị sử dụng của nó là toàn bộ những chức năng của một loại động vật. Giá trị trao đổi của nó là số tiền cần thiết để mua sức lao động của nó. Nó là một con vật biết nói.
Nói thế, tưởng đùa. Tuy vậy, đó là sự thực xẩy ra hàng ngày. Đó cũng là quan điểm của một số nhà chính trị, một số nhà văn. Khi Lênin khẳng định nghệ thuật phải là một bộ phận, một con ốc trong guồng máy cách mạng[18], ông khẳng định cách nh́n này. Có khác chăng, chỉ khác ở một chi tiết : động vật này không phục vụ mục đích cụ thể của một con người (như thế dễ hiểu và, mặt nào đó, trong thời tiền sử của nhân loại[19] này, phải chấp nhận). Nó phục vụ một khái niệm trừu tượng không kém ǵ Thượng Đế : Quy luật khách quan của Lịch sử. Đây là nguồn gốc của sự nhạt nhẽo trong "văn" của những tác giả tưởng ḿnh là người cộng sản.
Nhưng, thỉnh thoảng, nh́n một người, ta thấy nó đẹp, nó buồn, nó quyến rũ.
(Cái) đẹp kia, chẳng ai nói được nó là ǵ : nó không có thực. Nó chỉ là hồn ta thấm vào một nét mặt, tạo thành một vẻ đẹp. Vẻ đẹp ấy (có) thật đối với ta. Nó là ta tuy ta không phải là nó (ta có thể rất xấu xí). Nó ở người khác mà lại là ta. Nó là ta ở người khác. Nó là Esméralda trong mắt Quasimodo, hay đúng hơn, là hồn Quasimodo "lồng vào" nét mặt Esméralda.
(Cái) buồn kia cũng không có thực. Nó phảng phất đằng sau một gương mặt, một cử chỉ, một tiếng than, một tập hợp kư hiệu lờ mờ. Ta cũng cảm thấy nó một cách lờ mờ. Dù sao ta cũng đă buồn. Ta chỉ có thể "thấy" nỗi buồn của người khác qua nỗi ḷng lâng lâng buồn trong ta. Ta là nỗi buồn đó tuy nó không phải của ta. Nó của người khác mà nó đă biến thành ta. Nó là người khác ở ta.
Như thế, nh́n người mà thấy ḿnh, thấy ḿnh ở người khác, thấy người khác ở ḿnh. Người ta chỉ có thể thấy rơ cái ǵ người ta t́m. Nh́n người là nh́n ḿnh, là t́m ḿnh ở người khác, là t́m người khác ở ḿnh.
(Cái) ḿnh ở người khác ấy, người khác có thể trả lại cho ta. Ta linh cảm điều đó khi ta thấy người kia quyến rũ. Tất nhiên (cái) quyến rũ không có thực. Tất nhiên nó là ta ở người khác, người khác ở ta. Nhưng nó c̣n là sự thèm muốn người khác thấy ta, thấy ḿnh trong ta, thấy ta trong ḿnh. Nó là sự mời mọc, kêu gọi nh́n nhau, là sự khát khao được người khác trao lại cho ta phần hồn của ta. Nó là giấc mơ được là người trong mắt người khác.
Con đường ngắn nhất đưa ta về ta xuyên qua ḷng em là như vậy.
Nh́n ḿnh, thấy ǵ ?
Trước hết thấy một động vật của thế giới tự nhiên.
Đó là cách nh́n của ta khi ta cắt móng chân, móng tay, đánh răng, rửa mặt, soi gương. Động vật ấy, tự nó chẳng đẹp, chẳng xấu, chẳng vui, chẳng buồn, chẳng quyến rũ, chẳng vô duyên.
Cũng có lúc, ta cảm thấy người khác đang nh́n ta và bỗng nhiên ta thấy ta đẹp, ta xấu, ta sạch, ta bẩn... Đó là nh́n ḿnh mà thấy ḿnh ở người khác, thấy người khác ở ḿnh.
Nhắm mắt lại, thấy ǵ ?
Liên miên một luồng ư, vô h́nh, vô sắc, vô âm. Phải chăng ta là luồng ư đó ? Nếu ta là luồng ư đó làm sao ta có thể thấy (ư thức) nó ? Ta thấy người khác v́ ta không phải là người ấy. Ta thấy thân xác ta v́, ở mặt nào đó, ta không là thân ta. Ta thấy ư nghĩ của ta v́, mặt nào đó, ta không phải là ư nghĩ đó. Vậy, ngoài thể xác, ngoài ư nghĩ, có ǵ ? Không có ǵ cả. Nh́n ḿnh chỉ thấy hư vô, thấy hẫng hụt. Đó là thân phận của con người. Con người là một sự thiếu hụt. Mặt trái của thiếu hụt là sự khao khát, đ̣i hỏi được trọn vẹn, được có thực, được tồn tại. Nó là nền tảng của mọi giá trị nhân bản. Nó là giấc mơ ta trở thành ta.
Những câu :
Je suis belle, ô mortel, comme un rêve de pierre[20]
Tel qu'en Lui-même enfin l'éternité le change[21]
khơi giấc mộng đó.
Nhưng nếu ta có thực, nếu ta là ta, như cây là cây, cỏ là cỏ, ta không thể thấy ta được, ta không c̣n nữa. Tồn tại là giấc mơ nguyên thủy không thể thực hiện được của con người.
L'homme est une passion inutile[22].
Ta là giấc mơ đó, khát vọng đó.
Giấc mơ không bao giờ thực hiện được đó, xuyên qua hành động, ta có thể khắc nó vào đời qua dấu tay ta để lại trên mặt đất, qua nỗi vương vấn ta để lại trong ḷng người. Nó phảng phất trong một cái nhà, sau một bức tranh, một câu thơ, một nỗi nhớ. Đó là hồn người tồn tại trong sản phẩm, trong hồn người khác, trong ngôn ngữ, văn chương và nghệ thuật.
Nh́n nhau, thấy ǵ ?
Thấy tất cả những ǵ thấy được trong hai thế nh́n kia. Nhưng khác một cách căn bản : thấy ḿnh qua mắt người khác. Trả lại người khác cái ǵ của người khác và đón nhận từ người khác chính ḿnh.
Thấy bạn, tôi vui vẻ cười. Bạn nh́n tôi, cười vui vẻ. Bạn trả lại cho tôi nỗi vui của tôi. Đương nhiên, nỗi vui đó là tôi. Nhưng nó không c̣n là cái tôi lờ mờ, huyễn hoặc, khó tin. Nó là cái tôi đă được người khác xác định, chứng nhận. Nó vừa hoàn toàn là tôi vừa có sự tồn tại ngoài tôi, trong mắt bạn. Tôi vẫn là tôi nhưng đồng thời cũng là nó. Tôi đă nhận từ bạn bản thân tôi với một cái ǵ khác làm cho nó trọn vẹn hơn, thực hơn. Đối với bạn cũng vậy. Bạn vẫn là bạn, nhưng một cách trọn vẹn hơn, thực hơn. Nỗi vui đó là tôi, là bạn, v́ nó là chúng ta.
Đĩ nhiên, con người không chỉ nh́n nhau trong niềm vui. Thằng khốn nạn kia đă dùng tôi làm công cụ thực hiện một ư đồ của nó, không được tôi chấp thuận. Tôi căm thù nh́n nó. Trong mắt nó có một con vật biết nói : tôi. Trong mắt tôi có sự đểu giả của con người : nó. Bắn nó một phát, tôi chiếm lại tôi : một con người, và trả lại cho nó sự đểu giả đă thấm vào hồn tôi : nó. V́ thế con người có thể giết nhau, không chỉ v́ miếng ăn. Trong đời người, hiếm có ai chưa từng muốn giết một người.
Trong một đời người, thỉnh thoảng cũng có giây phút thần tiên. Liếc mắt nh́n trộm người yêu, gặp một ánh mắt, bỗng nhiên say đắm, ngơ ngất.
Một sự đắm đuối kỳ lạ. Một cơn ngất xỉu kỳ lạ.
Không nghẹt thở, hoàn toàn tỉnh táo mà không nh́n, không nghe thấy ǵ nữa, không biết trời biết trăng ǵ nữa, chỉ cảm thật rơ, thật mănh liệt : ta là tất cả đối với em. Giây phút em trao lại cho ta chính bản thân ta, một cách trọn vẹn tới mức chính ta cũng có thể yêu ta được, là giây phút ta lại là ta[23] xuyên qua t́nh yêu của người khác. Nó chỉ có được khi t́nh yêu đó tuyệt đối, vô điều kiện, vô lư lẽ : biểu hiện của một sự lựa chọn tự do, của một con người. (Chẳng mấy ai thích được yêu v́ ḿnh đẹp, v́ ḿnh thông minh, giàu sang, duyên dáng v.v.). Nó chỉ có được khi ta cảm thấy ta được yêu v́ ta là ta. Cái niết bàn trong đó ta chỉ là ta mà là tất cả, ta là tất cả mà vẫn được là ta, chỉ có người yêu mới cho nhau được. Đă nếm mùi, không sao quên được, cứ muốn em đừng bao giờ chớp mắt. Em ngoảnh mặt đi, ta lại chỉ c̣n là ta, ta chăng c̣n là ǵ nữa :
Regarde-moi, ne cesse pas un instant de me regarder : le monde est devenu aveugle ; si tu détournais la tête, j'aurais peur de m'anéantir[24].
Nh́n sự vật, nh́n ḿnh, nh́n người, nh́n nhau gắn bó với nhau trong những quan hệ phức tạp. Có khi nh́n sự vật là t́m người, nh́n người là t́m ḿnh, nh́n ḿnh là t́m người, nh́n nhau như nh́n sự vật...
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một mầu xanh xanh
Nỗi buồn thấm vào cảnh vật ấy, chính là ta. Cái ta không trọn vẹn. Cái ta mơ hồ v́ thiếu một người khác. Hai câu hỏi kia, dĩ nhiên, không phải câu hỏi thật. Thuyền của ai, hoa trôi về đâu, cả tác giả lẫn độc giả đều không cần biết. Chức năng thật của chúng là biến tâm hồn ta thành một câu hỏi. Ta là ai, là ǵ ? Không là ǵ cả. Là một câu hỏi không có giải đáp trong tự nhiên. Là nỗi cô đơn vô phương cứu chữa. Là sự thiếu hụt miên man. Là một tín hiệu thấp thoáng đằng xa, là mầu xanh xanh kỳ ảo giữa đất trời. Là sự hẫng hụt, thiếu thốn, sự khao khát được yêu. Thử bỏ hai câu hỏi ấy đi, nỗi buồn kia nhạt nhẽo vô cùng. Thật ra, bỗng nhiên, hồn ta, câu hỏi, nỗi buồn đă thành một. Nguyễn Du đă khiến ta tự biến ḿnh thành một câu hỏi vu vơ, man mác buồn. Một cách hồn nhiên. V́ sao ? V́ lúc đầu, sự vật là sự vật, người là người, không lẫn lộn, không nhập nhằng. Rồi cảnh vật tiếp tục hiện lên trong mắt ta. Quá tŕnh đó đồng thời là quá tŕnh ḷng người len vào cảnh vật, qua những câu hỏi vu vơ, không cần trả lời, nhẹ nhàng lướt qua, nửa thực nửa ảo (thấp thoáng, xa xa), rồi thấm vào cảnh vật (man mác), xóa nḥa biên giới giữa khách quan, chủ quan, đến nỗi cuối cùng ngọn cỏ rầu rầu cũng thấy tự nhiên (!) và mầu xanh xanh kia như vừa là mầu của trời đất, vừa là sắc thái của một tâm hồn.
Dĩ nhiên, đây là một h́nh thái quan hệ giữa người với thiên nhiên, ai cũng đă từng nghiệm sinh. Nhưng ta cũng thừa biết trong đời làm ǵ có chuyện t́nh cảm thấm vào sự vật. Chính cảnh vật kia cũng chẳng thực tí nào. Cảnh vật là cảnh vật, văn là văn. Tác giả đă dùng ngôn ngữ khơi (sáng tạo) một cảnh vật ảo, dùng nó làm một nhịp cầu thật giữa người viết và người đọc, chuyền cho nhau điều chỉ có thể có trong con người : nỗi buồn. Điều đó có thể làm được v́ ngôn ngữ là quan hệ giữa người với người xuyên qua tự nhiên và lịch sử, xuyên qua tiếng nói : thế giới này, thân phận này, nỗi buồn này, là Nguyễn Du, là ta, v́ chúng là ...tiếng Việt. Với bút pháp kia, cái mà Nguyễn Du xóa được, không phải là ranh giới giữa chủ quan và khách quan (làm sao xóa được !), mà là sự cách biệt giữa hai con người, người viết và người đọc. Ông đă làm nỗi buồn của ông thấm vào hồn người đọc. Nhịp cầu ông tạo ra không là ǵ khác hơn quá tŕnh đọc của ta. Quá tŕnh đó vừa khoa học nên dễ chấp nhận, vừa nhân bản nên dễ cảm.
Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một mầu
Ḷng chàng ư thiếp ai sầu hơn ai ?
Sự nh́n nhau hẫng hụt ấy cũng kết thúc bằng một mầu xanh xanh kỳ ảo và một câu hỏi. Dĩ nhiên, cũng không phải câu hỏi thật. Ai điên mà t́m cách đo lường độ buồn của nhau ! Sự nh́n nhau hẫng hụt kia đột nhiên đuổi ta về ta, một câu hỏi đau điếng : chàng c̣n yêu ta không ? Ta c̣n là ta không ? Một câu hỏi chỉ có câu trả lời nếu chúng ta lại được nh́n nhau. Trong khi chờ đợi chỉ thấy xanh xanh...
Nh́n người, nh́n ḿnh, nh́n nhau. Ba thế nh́n đó nhà văn đều thể hiện được qua mọi thể hành văn : tả, bày tỏ, suy luận.
Tả là dùng ngôn ngữ để thuật lại những ǵ mắt có thể thấy, tai có thể nghe : một sự vật, một sự kiện, một dáng người, một hành động, một lời nói. Tả t́nh cảm, ư nghĩ ắt vô duyên. Nếu muốn hiện thực, hay nhất là gửi cho "độc giả" một tấm h́nh, một băng ghi âm, một cuộn phim. Ngay thế cũng không đảm bảo nổi tính khách quan : dù muốn dù không, người chụp h́nh đă chọn một góc độ, một cái khung, đă phần nào xuyên tạc "sự thực ".
Như ta đă thấy, khi nhà văn tả sự vật, mục đích không phải là sao chụp hiện thực gửi cho ta, mà là dẫn dắt ta tái tạo cảnh vật theo lối nh́n của ḿnh. Và điều kiện thực hiện là tôn trọng tự do của ta. Do đó, áp đặt nhân tính của ḿnh vào cảnh vật trong tả cảnh là điều tối kỵ. Đó là lối hành văn của thời ấu trĩ : cái cầu bước qua sông, con đường chạy ngoằn nghèo trên sườn núi... Trên đời này làm ǵ có một cái cầu biết đi, biết bước, một con đường biết chạy. Phải viết làm sao ta thấy hết sự thèm muốn, sự cố gắng của con người để qua sông. Lúc đó, cái cầu biến thành một bước đi của con người trong trời đất. Lúc đó, chẳng cần nói nó cũng bước qua sông.
Trong tiểu thuyết Người và dă thú có nhiều trang tác giả tả một con hổ với đầy đủ tư cách, t́nh cảm, suy nghĩ của một con người. Vẫn biết là ngụ ngôn mà đọc vẫn cứ khó chịu, muốn lướt cho qua. Măi tới cuối truyện tôi mới hiểu : nhân tính của nhân vật không do tôi, độc giả, tái tạo. Nó do sự di truyền của ông tổ : người hay vượn. Tác giả hiểu rơ điều đó nên có thể khoác nhân tính hay thú tính cho nhân vật của ḿnh. Kể cả một con hổ, v́ nó được một con người nuôi nấng, đó là nguồn gốc của nó. Là sản phẩm của người, tự nó đă là người. Như vậy, ta, độc giả, đă thành thừa. Khi ta thấy ta thừa th́ ta ... cút. C̣n lại một tập giấy lem nhem mực, giá thành, giá bán, tỷ lệ lời lỗ, nhà xuất bản tính toán phân minh, khoa học.
Tả sự kiện trong thế giới tự nhiên cũng vậy.
Tả người khó ở chỗ tả cho ra hồn. Một câu như Nàng là một cô gái đẹp và hiền lành chẳng khiến người đọc thấy nàng đẹp và hiền lành. Anh nói vậy, tôi biết vậy, thế thôi. Tác giả khoác nhận xét của ḿnh vào nhân vật không thể tạo nhân tính cho nó, chỉ bày tỏ t́nh cảm, suy nghĩ của ḿnh. T́nh cảm, suy nghĩ đó chẳng thể áp đặt vào độc giả. (Cái) đẹp, (cái) hiền lành kia không phải là một thuộc tính của một động vật. Không thể thể hiện nó qua h́nh thù, nét mặt, so sánh...
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
Dù ta thích những khuôn mặt tṛn trĩnh ta cũng không thấy Vân đẹp. Mấy câu thơ kia chỉ nói lên học thức kinh điển của Nguyễn Du, không tạo một vẻ đẹp đặc biệt nào.
Vẻ đẹp, vẻ hiền lành của nhân vật chỉ có thể nở trong ta qua quá tŕnh h́nh thành của nó. Quá tŕnh đó có thể có sự cấu tạo h́nh hài và cũng có thể không cần tới sự cấu tạo đó. Trong truyện Những người thợ xẻ của Nguyễn Huy Thiệp có một nhân vật nữ, chị Thục, không có nét mặt mà vẫn rất đẹp. Quá tŕnh đó gồm toàn bộ những nhân tố h́nh thành một thân phận : h́nh hài, hoàn cảnh, lời nói, hành động, quan hệ với những nhân vật khác... Những nhân tố ấy đều có thể tả được. Quá tŕnh đó, chính là quá tŕnh đọc của độc giả. Chính độc giả phải tái tạo vẻ đẹp, tâm hồn hiền lành kia qua quá tŕnh cấu tạo lại nhân vật, dưới sự hướng dẫn của tác giả. Tṛ chơi này không có phương pháp, nhưng có một luật chơi : tác giả không được áp đặt quan điểm của ḿnh, không được bắt ta thấy nàng đẹp khi bản thân ta chưa tái tạo vẻ đẹp ấy. Khi ta đă tái tạo nó, chữ đẹp thành thừa.
Tả hành động là tả sự hoà nhập của con người vào vũ trụ, vào loài người. Bằng hành động, con người chiếm hữu vũ trụ, khắc vào thiên nhiên giấc mộng của ḿnh, xâm nhập vào người khác. Hành động vô cùng thuận lợi cho nghệ thuật viết văn : nó có h́nh thái rơ ràng, có thể tả được. Đồng thời nó là kư hiệu của một con ngựi trong một hoàn cảnh. Nó là hồn người đang đọng lại trong không gian và thời gian. Một cái tát, một cái hôn, có thể nói lên cả một kiếp người. Hành động là tiếng nói không lời của nhân vật. Trong Ngoại t́nh có một cảnh cắn và một cảnh tát đẹp, chẳng cần giải thích dài ḍng, đọc tới, thấm ngay. Trong Ngoài khơi miền đất hứa có một cảnh hôn thật khôi hài, cay đắng. Trong Bên kia bờ ảo vọng cảnh Nguyên đưa tờ giấy ly khai cho vợ, b́nh thản thở khói thuốc, bất ngờ và đẹp vô cùng : nó là lời tự nguyện làm người.
Dĩ nhiên, một hành động, tự nó, không có ư nghĩa. Ư nghĩa của nó đă được chuẩn bị, bố trí qua quá tŕnh dẫn tới nó. Nhưng nó chẳng bao giờ là kết quả máy móc của quá tŕnh đó. Giây phút nhập cuộc là giây phút con người chọn tương lai của ḿnh và đồng loại, tự tạo định mệnh, tự tạo nhân cách. Hành động là một sự lột xác đột ngột, sáng tạo một hồn người. Nó là biểu hiện của nhân cách, của tự do. Nghệ thuật tả hành động không chỉ ở quá tŕnh thai nghén nó. C̣n là nghệ thuật biểu hiện tự do, nhân cách của con người qua một sự kiện. Trong Les misérables[25], khi Javert đưa súng lên đầu, có một thế giới sụp đổ, có một thân người gục xuống, có một hồn người vươn lên.
Tả lời nói, đối thoại là lănh vực khó nhất trong nghệ thuật hành văn. Nó vướng tất cả những khó khăn của các thể loại trên, v́ lời nói cũng là sự kiện, là hành động. Nhưng nó là hành động trong thế giới của tâm hồn. Lời nói là sự phát triển vô h́nh, vô sắc, của một tâm hồn đọng lại trong ngôn ngữ. Sự phát triển thầm kín, hoàn toàn riêng tư đó lại phải thể hiện qua một công cụ hoàn toàn công khai, thô thiển : lời nói b́nh thường trong cuộc sống. Do đó, trong văn, lời nói phải nói được cái muốn nói và đồng thời khơi được cái không thể tả được qua định nghĩa của từ ngữ trong từ điển : một hồn người.
Vở kịch Hồn Trương Ba da Hàng thịt chấm dứt bằng hai tiếng không. Chữ không ta dùng hàng ngày, hơn cơm bữa, lắm khi nó chẳng c̣n nghĩa lư. Thế mà đọc tới đó cứ lặng người : nó đă thể hiện được cả một kiếp người, một thân phận, một khát vọng, một ư chí, một nỗi đau. Nó là một kiếp đàn bà, suốt đời quanh quẩn giữa miếng ăn và ông chồng thô bạo, đột nhiên đ̣i t́nh yêu, đ̣i làm người. Nó là tiếng chào đời của một nhân cách.
Cuộc đối thoại giữa Mai và Hương trong Ngoài khơi miền đất hứa cũng đẹp như vậy. Nó không chỉ là lời an ủi bạn phải bán trinh để cứu mẹ (điều muốn nói). Nó c̣n là niềm kiêu hănh, chí làm người trong một hoàn cảnh chó má.
Ngoài việc tả sự vật, sự kiện, nhân vật, hành động, lời nói, có khi nhà văn phải bày tỏ t́nh cảm. Điều này cần mỗi khi nghệ thuật tả không đủ sức nói cạn t́nh cảm. Nếu chỉ có nhu cầu nói lên tấm ḷng ḿnh, nên viết một bài ta thán, không nên viết truyện. Bày tỏ t́nh cảm chỉ xuôi tai khi nó bày tỏ t́nh cảm của nhân vật. Nhưng nhân vật lại do độc giả tái tạo. Bày tỏ t́nh cảm của nhân vật chỉ thành công khi t́nh cảm đó đă nhen nhóm trong ḷng người đọc, sẵn sàng bộc lộ qua ngôn ngữ. Đây là phương pháp tế nhị, khó khăn, nguy hiểm, khó dùng đạt.
Có những vấn đề, chỉ tả, chỉ bày tỏ t́nh cảm, không thể nói cạn. Đó là những suy nghĩ vô tận của con người trước cuộc sống. Muốn nói thẳng ư nghĩ của ḿnh cho người khác, nên viết một bài nghị luận, hay một bài suy nghĩ vẩn vơ như bài này. Tŕnh bầy suy nghĩ trong truyện là tŕnh bầy suy nghĩ của nhân vật, trong hoàn cảnh của nó, qua quá tŕnh h́nh thành nó. Nhưng ở đây cũng vậy, hoàn cảnh đó, quá tŕnh đó cũng do độc giả tái tạo. Những suy nghĩ đó chỉ xuôi óc khi nó đă bước đầu là suy nghĩ của bản thân người đọc hay, ít nhất, khi người đọc đă thấm nhân vật tới mức thấy : trong hoàn cảnh ấy, đương nhiên phải nghĩ vậy. Và, một lần nữa, để được vậy, nhà văn phải tôn trọng nhân cách tự do của người đọc. Đây cũng là phương pháp tế nhị, khó khăn, nguy hiểm, khó dùng đạt.
Trong Gặp gỡ cuối năm, (nhân vật của) Nguyễn Khải nói :
Mấy chục năm qua, tự xét ḿnh, tôi thuộc về sức đẩy, chứ không thuộc về sức cản nhưng cũng chỉ như thế thôi, chẳng là cái ǵ cả trong cái ḍng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của Lịch Sử !
Lịch sử chẩy về đâu ? Ai khiến nó chẩy ? Ta không biết, nhưng thấy lâu lâu Nó lại xuất hiện để bảo lănh cho nhân vật.
Đằng sau tay nghề vững vàng của tác giả, ta đă nhận diện quá rơ một nhân sinh quan biến con người thành công cụ đơn thuần của một khái niệm, thành một con vật biết nói. Ngay t́nh cảm khiêm tốn kia cũng làm ta dửng dưng. Nó là sự an phận của kẻ đă vĩnh viễn (?) chấp nhận. Hoặc nó là sự khiêm tốn giả tạo của kẻ ngạo mạn : ta là (một bộ phận) của sự thật vĩnh viễn, của Sự Thật. Đây không phải chuyện người. Đây là kinh thánh. Ai thích th́ tụng. Ai không thích, tắt đèn, đi ngủ. Ai đă bắt đầu lư sự như tôi đang lư sự là đă bước ra ngoài thế giới văn chương. (Thú thực, vừa chuẩn bị bước vào đă văng ra).
Dĩ nhiên, tác giả hoàn toàn có quyền có quan điểm đó về lịch sử. Trong đời, không thiếu người có quan điểm đó. Nhân tính của quan điểm đó chỉ ở chỗ đó. Vấn đề không phải nó đúng hay sai. Điều đó nhường các nhà triết học tranh luận. Vấn đề là làm sao, qua quá tŕnh h́nh thành nhân vật phát biểu ư đó, ta cảm nhận những ước ao, khao khát, ư chí làm người đă dẫn nhân vật tới quan điểm đó, sẵn sàng sống chết v́ nó. Nhưng nhân vật của Nguyễn Khải, chưa thành h́nh đă thủ sẵn bảo bối đó trong ḿnh. Nó là Samson ra đời với bộ tóc không dao nào cắt được. Nó không phải là nhân vật tiểu thuyết. Nó là khái niệm ngụy trang tiểu thuyết, là một tuồng minh họa vô vị. Đọc Tuyên ngôn Đảng Cộng sản thú vị hơn nhiều.
Cũng đề tài đó, dù chính kiến của ta khác chính kiến của tác giả, truyện Le zéro et l'infini[26]vẫn làm ta quên ăn, mất ngủ. Trong truyện Vie et Destin[27] của Vassili Grossman có cảnh một người lính bị bắn, lúc tỉnh dậy, thu sức tàn lết về đơn vị đă bắn ḿnh để được chết cạnh bè bạn, đồng chí. Đọc tới, không thể không miên man thổn thức. Có những lúc, sống, chết v́ lư tưởng đều là sự bế tắc không cùng.
Tới đây ta có thể đề cập tới một vấn đề trọng yếu trong văn chương, vấn đề sự thật. Nh́n sự thật trong văn chương là nh́n cái ǵ ? t́m cái ǵ ?
Rơ ràng sự thật trong văn chương không phải sự thật về sự vật. Đó là đối tượng của khoa học, công việc của nhà khoa học. Nó cũng không phải sự thật về sự kiện. Đó là đối tượng điều tra của phóng viên, đối tượng phân tích của sử học, công việc của nhà báo, của sử gia. Nó là sự thật của con người. Đó là mục đích, cạm bẫy nguy hiểm nhất đối với nhà văn.
Sự thật của con người ở đâu ? Chắc chắn không thể ở ngoài nó : ta sẽ thấy được, đo được, tả được. Chắc chắn cũng không ở trong thân xác nó : xẻ thân, bửa óc nó, chỉ có xương, thịt, máu... Nó ở trong quan hệ giữa con người với trời đất, với đồng loại, ở trong ánh mắt nh́n đời của mỗi con người. Cái nh́n đó, như ta đă thấy, (là) tự do, (là) sáng tạo giá trị, sáng tạo nhân tính trong trời đất, trong hồn người. Sự sáng tạo ấy tự do nên con người có thể sáng tạo những giá trị đẹp và xấu. Sự thật của một thời đại gồm toàn bộ những giá trị đó. Độ nhân của một nền văn minh ở mức độ đảm bảo cho mọi người, một cách b́nh đẳng, quyền tự do sáng tạo giá trị. Độ phong phú, chiều sâu của một nền văn học cũng từ đó mà ra.
Trong nghĩa đó, con người là sự thật khốn nạn duy nhất của vũ trụ. Rừng núi, cỏ cây, trăng sao, không có sự thật. Chúng có thực, tồn tại và vận động theo những quy luật khách quan của thế giới tự nhiên. Về mặt đó, thân xác của ta cũng vậy. (Cái) tốt, (cái) xấu không có thực : nó là giá trị, là sáng tác tự do của con người, nó thật đối với con người trong một thời đại. Nhưng nó không thể là sự thật về hồn người. Hồn người đă không có, làm sao có được sự thật về hồn người. Bi kịch, sự thật đau đớn của con người ở đó : nó là nền tảng của mọi giá trị, mọi sự thật trong đời, nhưng trong bản thân nó không có sự thật. Tóm lại, nhân tính (là) tự do, (là) sáng tạo, (là) tự do sáng tạo. Nếu con người không tự do, bàn luận về sự thật là chuyện vớ vẩn. Con người, tự do, sáng tạo, đồng nghĩa.
Các bậc thầy văn chương thường khuyên nhủ đồ đệ : chớ giải thích, chớ gán t́nh cảm của ḿnh vào nhân vật, chớ nhét lư luận của ḿnh vào mồm nhân vật, phải tôn trọng nhân vật. Những lời xác đáng đó thật khôi hài, khó hiểu. Tôn trọng một nhân vật sinh ra từ ng̣i bút của ḿnh, chưa thành h́nh đă biến dạng, là tôn trọng cái ǵ ? Tôn trọng ai ? Tôn trọng người đọc.
Đó là nguyên tắc không thể chà đạp, là cốt lơi của văn chương : tôn trọng nhân cách tự do của người đọc, nh́n nhận người đọc, cũng như người viết, là nền tảng, là tác giả của mọi giá trị trên đời, đẹp cũng như xấu. Trên cơ sở đó, hoàn lại cho văn chương chức năng muôn thủa của nó : vẫy gọi nhau cùng làm người, cùng tái tạo nhân giới, cùng sáng tạo giá trị cho thời đại ḿnh.
1990
...la conscience dans son appel à soi-même pose l'exigence du bien dans l'action, du vrai dans la connaissance, et du beau dans l'achèvement des processus vécus. Par là, la conscience fait du monde naturel un monde humain, valable pour l'homme.
Trần Đức Thảo
... khi tự vấn ḿnh, ư thức đ̣i hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái Mĩ trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh, qua đó ư thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người.
Cách đây 50 năm, trong giới văn học, nghệ thuật Việt Nam nổ ra một cuộc tranh luận : nghệ thuật v́ nghệ thuật hay nghệ thuật v́ nhân sinh. Cuộc tranh luận không ngă ngũ : chiến tranh. Hầu hết văn nghệ sĩ tiếng tăm thời ấy xếp bút nghiên theo kháng chiến. Hầu hết cụt hứng, không sáng tác được tác phẩm bằng hoặc hơn trước. Trong chiến tranh, nghệ thuật quan trọng nhất là "nghệ thuật" giết người. Thời chiến có thể là thời thai nghén của nghệ thuật, chưa bao giờ là thời nghệ thuật thịnh vượng. Lôgíc chiến tranh mâu thuẫn với lôgíc nghệ thuật ? Kỷ luật chiến tranh mâu thuẫn với tự do sáng tác ? Con người của chiến tranh mâu thuẫn với con người của nghệ thuật ? Nói thế hơi dễ. Chiến tranh là hiện tượng thuần nhân tính, súc vật không giàn quân tiêu diệt nhau. Bản thân chiến tranh là một h́nh thái quan hệ giữa người với người. Trong chiến tranh, nghệ thuật vẫn là kích thước cơ bản của con người. Nghệ thuật quân sự đâu phải chuyện đùa ! Cuộc tranh luận kia chấm dứt v́ nó bị vùi dập. Người ta vùi dập được nó v́ cách đặt vấn đề sai, không mấy ai thấy nó đủ tầm cỡ để đáng mất thời giờ suy ngẫm, tranh luận, đặc biệt khi suy nghĩ, tranh luận có thể phải trả giá bằng sinh mạng.
Đặt sai một vấn đề, đương nhiên ta không thể giải đáp nó. Ngược lại, điều đó mở đường cho một cách giải quyết nó, cách giải quyết thường t́nh khi lư đuối, t́nh cạn : vũ lực, không giải đáp vấn đề, giải quyết người đặt vấn đề. Cách giải quyết ấy tiêu diệt được người, không thủ tiêu được vấn đề.
Thoạt nghe, nghệ thuật v́ nghệ thuật và nghệ thuật v́ nhân sinh là hai quan điểm phản nghịch. Phân tích kỹ, chúng là một, thể hiện cùng một nhân sinh quan, mập mờ ở cùng một điểm, nguy hiểm như nhau.
Nghệ thuật là ǵ ? ở đâu ? có tính đặc thù nào ? mà có thể v́ chính ḿnh ! Chưa bao giờ, chưa ở đâu, chưa ai, trả lời được. Không bao giờ, không ở đâu, không ai định nghĩa, chứng minh được (cái) Đẹp. V́ sao ? Câu nói kia, trong nghĩa đen, sặc mùi tôn giáo. Nó đặt nghệ thuật vào vị trí của Thượng đế. Chỉ có Thượng đế mới vĩnh hằng, vĩnh cửu, măi măi là chính ḿnh trong vô tận của thời gian : Thượng đế là giấc mơ tự tại của con người. V́ thế, Thượng Đế cũng là một giá trị nhân bản, tuy có lúc không nhân đạo lắm. Đó là ư nghĩa lời phê b́nh nổi tiếng của Sartre đối với nhà văn thiên chúa giáo Francois Mauriac : Dieu n'est pas un artiste ; M. François Mauriac non plus[28].
Chuyện hiển nhiên như thế, sao nhiều người vẫn thiết tha với câu ấy, thậm chí sống chết v́ nó ? V́ nó tiết lộ thân phận người. Toát ra từ hồn người, câu đó có nghĩa : nghệ thuật là kích thước của con người, là một đặc tính của con người. Trong nghĩa đó, nghệ thuật chỉ có thể v́ chính ḿnh : ư nghĩa, giá trị, mục đích của con người, trong tư cách người, là con người. Trong nghĩa đó Nghệ thuật v́ nghệ thuật đồng nghĩa với Nghệ thuật v́ con người, không có ǵ khó hiểu, lờ mờ. Nó thuộc loại định nghĩa dễ chấp nhận như A chính là A. Đó cũng là ư sâu sắc của câu nói nổi tiếng : La nature imite l'art[29]. Người đời ghi nhớ nó không chỉ v́ nó đẹp bất ngờ, vô lư. Nó tiết lộ ư trên. Thiên nhiên có nhiều cảnh, hiện tượng đẹp. Không ai coi chúng là nghệ thuật. Đẹp không là một thuộc tính của thiên nhiên. Nó h́nh thành trong sự tiếp xúc giữa người với thiên nhiên. Trong quan hệ ấy, con người "gán" cho thiên nhiên những giá trị trong hồn ḿnh. Thiên nhiên chỉ đẹp khi thiên nhiên phù hợp với thẩm mỹ của ta, khi thiên nhiên bắt chước nghệ thuật.
Nghệ thuật v́ nhân sinh. Câu này thoạt tiên dễ hiểu, dễ nghe. Nó bao hàm ngay ư Nghệ thuật v́ con người, nhờ sự hiện diện của từ nhân. Tuy vậy, nó cũng nhập nhằng. Có người hiểu : nghệ thuật phải phục vụ cuộc sống của con người. Cuộc sống ? Tác phẩm nghệ thuật chưa bao giờ làm ai no bụng, ấm thân. Ngay nghệ sĩ cũng khó dựa vào nó để sinh nhai. Cuộc sống tinh thần ? Tinh thần là ǵ mà cần nghệ thuật ? Mà thực sự nó có cuộc sống không ? Hết gạo, chắc chắn nó biến theo thân xác. Nghệ thuật là ǵ, phải như thế nào mới thích hợp với nhu cầu tinh thần, mới biến thành món ăn ! tinh thần, mới ăn được, mới ăn khách ? Milan Kundera có nhận xét : khi tiền đầy túi, con người nẩy vô vàn sáng kiến, khi túi rỗng, bụng teo, nó chỉ có một ư duy nhất : ăn. Nguyễn Huy Thiệp cũng có nhận xét tương đương : Lao động chân tay, em ạ, không thể lấy chính trị động viên được, chỉ có tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bổ chứ[30]. Cuộc sống tự nhiên đ̣i tiền và gái, không thèm nghệ thuật.
Thực tế, những người theo quan điểm Nghệ thuật v́ nhân sinh ở Việt Nam muốn vận dụng quan điểm thực dụng của Lênin : nghệ thuật phải là một con ốc trong guồng máy cách mạng. Họ muốn sử dụng nghệ thuật như một công cụ, một phương tiện để tác động vào thế giới thực, buộc nó phải chuyển ḿnh. Họ muốn như vậy v́ họ tin vào một loại chủ nghĩa duy vật máy móc. Tuy họ công nhận hiện tượng tâm linh, họ không xác định được tính đặc thù của nó, họ hiểu sai quan hệ của nó với con người xương thịt, sinh vật sống nhờ dạ dầy, tái sinh nhờ bộ phận sinh dục. Do đó, trong lư luận, họ trốn sau một mớ lập luận "biện chứng" lờ mờ, được kinh thánh hoá bằng nhồi sọ và quyền lực, và trong thực tế, họ dùng dạ dầy để uốn nắn văn chương, nghệ thuật. Khốn nỗi, như Marx nhận định : la puissance matérielle ne peut être abattue que par la puissance matérielle[31]. Trong ư đồ này, đỉnh cao của nghệ thuật là nghệ thuật đánh trống điều khiển nhịp chèo của nô lệ trên những chiến thuyền cổ. Không phải t́nh cờ nhạc hành quân cơ bản dựa vào nhịp đôi : ếch, ơ. Thêm nhịp nữa, bất lực ngay. Không ai có thể dùng nhịp valse để hành quân. Chiến trường sẽ tức khắc biến thành sân khấu. Nhưng không có nhạc hành quân nào giữ nổi hàng ngũ chỉnh tề khi ḷng người tan ră. V́ thế, người bảo vệ quan điểm Nghệ thuật v́ nhân sinh thường khinh nghệ sĩ và sợ nghệ thuật. Đó là nỗi đau riêng của nó : nó tự tin không v́ nó tin đồng loại, mà v́ nó muốn làm t́nh nhân, đầy tớ trung thành của ... Lịch sử, con đĩ khát máu, vô t́nh nhất trong quá tŕnh h́nh thành nhân loại.
Nếu ta hiểu Nghệ thuật v́ nhân sinh là Nghệ thuật v́ con người, câu này cùng nội dung với ư nghĩa sâu sắc của câu Nghệ thuật v́ nghệ thuật, không có ǵ để tranh luận.
Hai quan điểm trên giống nhau và nguy hiểm ở cùng một điểm : tống cổ nghệ thuật ra khỏi nhân giới, thần thánh hoá nghệ thuật. Một bên thần thánh hoá theo kiểu duy tâm kinh điển, biến nghệ thuật thành một Sự Thật tồn tại vĩnh cửu bên kia bờ nhân loại, biến người nghệ sĩ thành con chiên, đầy tớ, t́nh nhân khốn nạn của (cái) Đẹp. Bên kia thần thánh hoá nghệ thuật theo kiểu duy vật, biến sáng tác thành một quá tŕnh tự nhiên, biến tác phẩm thành phế phẩm của quá tŕnh tiêu hoá của bộ óc, như cứt là sản phẩm của quá tŕnh tiêu hoá của dạ dầy, biến người nghệ sĩ thành công cụ trong một guồng máy[32]. Trong quan điểm đầu, nghệ thuật là vực thẳm giữa người với người, không ai thông cảm được người nghệ sĩ (thế th́ đăng, triển lăm, tŕnh diễn làm ǵ ? đơn thuần làm tiền ? thiếu ǵ cách khác đỡ khổ hơn !). Trong quan điểm sau, nghệ thuật là một cái xích trói người với người. Có lẽ v́ thế, trong thế giới ấy, nghệ sĩ cụt hứng, tác phẩm có tính chất nghệ thuật hiếm, và cuối cùng, nghệ sĩ chân chính thường biến thành người bất măn, phản kháng.
Khi ta t́m nghệ thuật, ta thấy ngay điều hiển nhiên : không có nghệ thuật. Chỉ có những tác phẩm ta thấy đẹp. Lối nói : nghệ thuật của người Hy Lạp cổ đúng ở khía cạnh thông tin : những tác phẩm đó do người Hy Lạp cổ làm ra. Câu đó sai ở mặt nghệ thuật : vẻ đẹp ta cảm thấy, chắc ǵ, đối với người Hy Lạp thời ấy, (có) thật. Có thể họ coi các vật ta chiêm ngưỡng như đồ dùng tầm thường hàng ngày. Ngay đối với những bức tượng họ thờ (tất nhiên họ quư), cảm giác đẹp ta cảm nhận, chắc ǵ trùng hợp với khái niệm Đẹp của họ ? Không lẽ nghệ thuật chỉ là một sự hiểu nhầm liên miên giữa người với người ? Giống t́nh yêu quá ! Và có lẽ thế thật ? Nghệ sĩ thường là kẻ liên miên si t́nh, miên man thất t́nh mà ! Đẹp không là một thuộc tính của hiện vật ta chiêm ngưỡng, nó không tác động vào ta như một phản ứng hoá học, vật lư. Thậm chí, nó cũng chẳng là một phản ứng thuần văn hoá. Ta có thể không hiểu biết nền văn hoá Inca, mà ngắm một mặt nạ Inca vẫn mê hồn. Mặc dù văn hoá khác biệt, mặc dù xa cách nhau hàng mấy ngh́n năm, tác phẩm kia, hôm nay, vẫn đẹp v́ (cái) đẹp ấy là ta, người của thời nay. Nhưng rơ ràng nó từ sản phẩm của người xưa đến với ta. Ta dựa vào sản phẩm của người xưa để sáng tạo trong hồn ta vẻ đẹp của hôm nay. Đẹp là một quan hệ giữa người với người xuyên qua sản phẩm của con người. V́ thế, không ai coi cảnh đẹp của tự thiên là tác phẩm nghệ thuật : nó không có tác giả. V́ thế, vẻ đẹp có thể tồn tại vượt thời gian ngắn ngủn của đời người : con người là sinh vật duy nhất cất mồ, thờ mả, tưởng nhớ người quá cố. V́ thế, ta có thể nưng nui vẻ đẹp của một cái bát, cái đĩa vớ vẩn của một nền văn minh khác : nó nói với ta một điều ǵ ta linh cảm về con người.
Đẹp là một quan hệ giữa tác giả và độc giả, khán giả, xuyên qua tác phẩm. Nó là một khả năng của nhân giới. Khả năng ấy hiện thực khi mối quan hệ đó được cụ thể hoá qua một hiện vật do con người sáng tạo : tác phẩm. Khi tác phẩm là bản thân con người, Đẹp thổ lộ bản chất thuần nhân tính. Ta dễ mê nghệ sĩ tŕnh diễn v́ thế. Chỉ có tiếng đàn, giọng hát, điệu múa... của họ mới có khả năng mang lại cho ta cả một nhân giới không tồn tại ở đâu cả. Nghệ thuật giống t́nh yêu ở điểm ấy. Nó là giấc mơ hăo huyền khi nó lơ lửng trong tưởng tượng. Nó chỉ là sự chạ chung giữa hai làn da khi nó chỉ thể hiện bản năng sinh tồn của một loài sinh vật. T́nh yêu có thực, đẹp thật, khi hai tâm hồn, xuyên qua thể xác, quyện lấy nhau.
V́ Đẹp là quan hệ giữa người với người nên không gian của nghệ thuật thường là không gian công cộng, không gian chung của con người, nơi con người t́m đến để gặp nhau, người đang sống, người đă chết : công trường, vườn hoa, viện bảo tàng, nhà hát, thư viện... Không ǵ nguy hại cho tác phẩm nghệ thuật hơn cũi, dù là cũi vàng của nhà trọc phú. Tác phẩm trở thành tác phẩm, tồn tại và tái sinh với tính cách tác phẩm khi có người xem, khi c̣n người tái tạo nó trong nhân giới. Câu Truyện Kiều c̣n, nước Việt Nam c̣n sâu sắc ở nghĩa đó.
Tới đây, có câu hỏi : quan hệ giữa người với người xuyên qua tác phẩm nghệ thuật như thế nào mà khiến ta, người Việt của thế kỷ 20, cảm xúc trước tác phẩm của người Ai cập mười mấy thế kỷ trước Công Nguyên ? Marx đă tự đặt câu hỏi ấy : tại sao hôm nay nghệ thuật của người Hy Lạp cổ vẫn động ḷng ta ? Ông cho rằng : con người, lớn lên, vẫn nhớ thương tuổi thơ của ḿnh, nhân loại cũng vậy. Nghe hơi khờ khạo, nhưng có lư. Vấn đề ở đây là : làm sao ta, một cá nhân đơn thuần, nhớ nổi tuổi thơ của nhân loại ? Và nhớ những ǵ khiến ta chung với người xưa ư niệm Đẹp ?
Ta thừa biết, ngay trong một nền văn hoá, quan điểm về Đẹp thay đổi qua những thời đại. Điều ta có thể có chung với người xưa không phải quan điểm ấy. Nếu người chỉ gặp người trong Đẹp v́ họ chung quan điểm về Đẹp th́, trên đất này, chẵng c̣n ǵ tồn tại, thế hệ sau sẽ san phẳng sản phẩm không thực dụng của thế hệ trước. Cứ coi guồng máy Đảng cộng sản Việt Nam xử lư chùa chiền, lăng đ́nh, cách đây không lâu, đủ khiếp. Cái ta có thể có chung với người xưa, người khác văn hoá, là khả năng thấy đẹp.Khả năng ấy từ đâu ra, h́nh thành thế nào trong ta, có thực là một thuộc tính của con người nói chung, độc lập với hoàn cảnh lịch sử, truyền thống văn hoá ? Hỡi ơi, bệnh trí thức ! Người đời đă trả lời từ lâu. Khi ta yêu một người khác chủng tộc, khác văn hoá, ta hồn nhiên khẳng định điều đó. Nhưng lỡ ngứa tay, làm người khác ngứa mắt, ngứa tai, ngứa miệng, phải găi nhau tới cùng. Đó cũng là Đẹp.
H́nh thái tồn tại duy nhất của nghệ thuật là ngôn ngữ, nghĩa rộng : kư hiệu. Đặc điểm thứ nhất của kư hiệu là nó có thực, dưới nhiều dạng khác nhau nhưng đều có thể quan sát : h́nh thù, âm thanh, mầu sắc... tóm lại, cũng như thân xác ta, nó thuộc thế giới vật chất. Đặc điểm thứ hai, nó chuyên chở một ư nghĩa đối với con người, người phát ra kư hiệu và người tiếp thu kư hiệu. Ư nghĩa đó, như tâm hồn ta, không có thực. Không có phương tiện, phương pháp nào cho phép ta phát hiện, xem xét, đo đếm nó. Ư nghĩa là hiện tượng tâm linh, thuần nhân tính. Nó chỉ h́nh thành trong quan hệ giữa người với người. Oái oăm thay, cũng như t́nh yêu, nó chỉ hiện thực xuyên qua vật chất. Nhưng vật chất, tự nó không có ư nghĩa ǵ cả. Đó là một đặc điểm của thân phận người : ngôn ngữ, nhờ xác vật chất của nó, một mặt, là nhịp cầu thực duy nhất giữa người với người, mặt khác, nó là nguồn gốc duy nhất của sự gian trá giữa người với người. Đừng mơ tưởng con người có thể có cách khác để giao tiếp trung thực với nhau. Đôi mắt say đắm của em, hơi thở dồn dập của em, đều có thể thành thật, gian trá không thua giọng tŕu mến, lời ngọt lịm toát ra từ môi em. Nói như thế có nghĩa : Đẹp là một hiện tượng tâm linh, một quan hệ giữa người với người chỉ h́nh thành xuyên qua một hiện vật, hoặc : Đẹp h́nh thành qua một hiện vật được dùng làm môi giới giữa người với người. Nó là một hiện tượng ngôn ngữ.
Ngôn ngữ là h́nh thái tồn tại duy nhất của tư duy. Quan trọng hơn, nó là một h́nh thái tồn tại vừa độc lập với người dùng nó, vừa sinh động. Nó cho phép tư duy của con người "sống" lâu hơn cuộc sống của ḿnh, xuyên qua cuộc sống của người khác, trong nghĩa : c̣n người sử dụng ngôn ngữ ấy, những tâm t́nh, ư nghĩ đọng lại trong ngôn ngữ c̣n có cơ tồn tại ; tất nhiên qua lăng kính của người đang sống, đó là thân phận của mọi ngôn ngữ, kể cả khi tác giả c̣n sống. Thí dụ, những ḍng chữ rồng bay phượng múa của người Ai Cập cổ bắt đầu sống động, kể lại cho ta những tâm t́nh, suy nghĩ, lo âu của họ, bắt đấu tái sinh trong nhân giới khi Champollion bắt đầu đọc được chữ viết của họ. Trước đó chúng chỉ là những bức họa khó hiểu, vô nghĩa, tuy đẹp mắt, v́ chúng là sáng tác của người xưa, như tranh thời thượng cổ trên vách đá. Thí dụ, Dương Thu Hương và Thụy Khuê hiểu nhầm nhau.
Như thế t́m hiểu nguồn gốc của nghệ thuật cũng là t́m hiểu nguồn gốc của ngôn ngữ, của tư duy.
Trong thế kỷ 20 khoa học phát triển mănh liệt trong hai lănh vực, bất lực nhục nhă trong một lănh vực. Ngày nay con người hiểu quy luật vận động của vật chất tới mức có thể dùng vật lư tạo những nguồn năng lượng không có trên quả đất, có thể phóng phi thuyền vào vũ trụ. Con người cũng hiểu quy luật phát triển của sinh vật tới mức có thể tạo những giống thú mới (chimères). Nhưng đối với quan hệ giữa người với người (chính trị, kinh tế, xă hội, t́nh yêu và... nghệ thuật...), khoa học thường được dùng làm lá nho che sự bất lực, và con người vẫn phải sống với chiến tranh, đàn áp, khủng hoảng, sợ hăi... Sự chênh lệch trong khả năng hiểu biết ba h́nh thái vận động cơ bản của tự nhiên – vật chất, sinh vật, tư duy – chỉ chấm dứt khi con người hiểu được quá tŕnh biến vật chất phi sinh tính (matière inerte) thành sinh vật, và quá tŕnh biến sinh vật thành người. Hai câu hỏi hóc búa ấy, khoa học chưa giải đáp được. Tuy vậy, ta vẫn có thể quan sát những tính đặc thù của ba h́nh thái vận động cơ bản của tự nhiên.
Tính đặc thù của vật chất, như Engels đă nhận định, là : il n'y a pas de matière sans mouvement[33]. Không có ǵ tự tại và trường tồn. Vật chất vô ngă, vô thường. Câu : mọi sự vật phát triển do mâu thuẫn nội tại của nó theo quy luật tự phủ định, có nghĩa : trong sự vận động không ngừng của vật chất, những quan hệ của vất chất với chính nó, đă sản sinh ra sự vật, cũng là những quan hệ dẫn tới sự tiêu vong của sự vật. Mọi sự vật đều phải tuân theo quy luật entropie của con tạo. Sông sẽ cạn, núi sẽ ṃn. Đó là h́nh thái thứ nhất của mâu thuẫn. Trong h́nh thái này, mọi sự vật (với tư cách là một phần và một trạng thái tồn tại của vật chất) là toàn bộ những mối liên hệ có thời gian tính của nó với vũ trụ. Những mối liên hệ ấy sẽ phủ định h́nh thái tồn tại đương thời của nó, biến nó thành một sự vật khác. Khái niệm tự phủ định phải hiểu trong nghĩa : sự vật tự phủ định trong h́nh thái tồn tại của ḿnh v́ h́nh thái ấy là toàn bộ những mối liên hệ h́nh thành ra nó và những mối liên hệ ấy luôn luôn vận động (v́ nó là liên hệ giữa vật chất) khiến nó phải biến dạng. Sự vận động ấy không ngừng tiêu diệt mọi h́nh thái tồn tại của vật chất, đồng thời nó cũng không ngừng sản sinh những h́nh thái tồn tại mới. E = Mc 2. Rien ne se perd, rien ne se crée[34] đồng nghĩa với Tout périclite, tout meurt[35]. Trong câu đầu, ta nh́n đời từ "góc độ của vật chất". Trong câu sau, ta nh́n tự nhiên từ quan điểm của con người. Khoa học khác văn học ở đó. Đặc điểm của quá tŕnh tự phủ định này là nó không cần môi giới (médiation), hay nói cách trừu tượng, vật chất làm môi giới cho vật chất, mọi vật thể đều là sản phẩm của một quá tŕnh phủ định, đều tự phủ định. Nước có nguồn. Trong thế giới thuần vật chất, mọi sự đều có gốc có ngọn, có lư do tồn tại và tiêu vong. Trong thế giới ấy, không thể có nghệ thuật. Thượng Đế không có máu nghệ sĩ trong nghĩa đó. Nhưng con người có máu nghệ sĩ, và do đó có khả năng tạo khái niệm Thượng Đế toàn hảo, toàn mỹ. V́ sao ? Hạ hồi...
Theo Engels, tính đặc thù của sinh vật là : nó trao đổi vật liệu với thiên nhiên để tái tạo cơ cấu nội tại của nó, để tiếp tục tồn tại với tính chất sinh vật, tiếp tục sống. Đây là h́nh thái thứ hai của mâu thuẫn, khác hẳn h́nh thái đầu, tuy vẫn bảo tồn h́nh thái đầu. Trong mâu thuẫn này, vật chất tự phủ định : cuộc tồn sinh của sinh vật đồng thời là cuộc phá hủy môi trường sinh sống của nó. Hơn nữa, bản thân sinh vật, tuy tiếp tục sống, tiếp tục là chính nó, nhưng cũng đă thay đổi (gầy đi, béo ra, già thêm...). Đương nhiên, sinh vật cũng là vật chất. Không những nó ắt tiêu vong : Poussière, tu retourneras à la poussière[36], nó c̣n không thể, không bao giờ là chính ḿnh. Nhưng trong quan hệ này, nó đạt khả năng trở thành nó xuyên qua vật chất. Trong quan hệ này vật chất (thức ăn) trở thành môi giới (médiation) cho vật chất (sinh vật đang sống) với vật chất (sinh vật tiếp tục sống) để tái tạo một h́nh thái tồn tại của vật chất (sinh vật). Tóm lại, vật chất làm môi giới giữa sinh vật với sinh vật. Như thế, trong h́nh thái thứ hai của mâu thuẫn, sự phủ định một h́nh thái tồn tại đồng thời là sự khẳng định một h́nh thái tồn tại. Loại mâu thuẫn này khai triển đồng thời hai sự phủ định khác nhau : sinh vật phủ định môi trường sinh sống của ḿnh để tái tạo ḿnh (ăn để sống), đồng thời nó tự phủ định (sinh vật hiện tại + thức ăn) để trở thành nó (sinh vật tương lai). Sự phủ định đầu tiêu diệt một h́nh thái tồn tại (như trong mọi hiện tượng thuần vật chất), sự phủ định thứ hai tái tạo một h́nh thái tồn tại. Quan hệ giữa sinh vật với tự nhiên khác quan hệ giữa sự vật với sự vật ở điểm ấy. Sinh vật ăn để sống, và tính đặc thù của sống là ăn. Và... ỉa. Tính đặc thù này c̣n gọi là bản năng sống (instinct de vie) : bất cứ sinh vật nào cũng biết ḿnh có thể ăn ǵ để sống, biết ḿnh có thể biến thành đồ nhậu cho ai. Và đă ăn, phải ỉa. Quan điểm của Engels sâu sắc ở đó, nó kết thúc một cuộc tranh luận trang nghiêm, vớ vẩn nổi tiếng : ăn để sống hay sống để ăn ?
Sinh vật c̣n một bản năng khác : bản năng tái tạo cuộc sống như ḿnh ngoài ḿnh, bản năng sinh đẻ (thú). Sinh vật giao tiếp với đồng loại để tái sinh trong tự nhiên những sinh vật cùng giống, sẽ tồn tại sau khi ḿnh chết. Có lẽ đây là khác biệt lớn nhất giữa hai h́nh thái tồn tại của vật chất : chó đẻ ra chó, người đẻ ra người, nhưng chưa bao giờ có hai ḥn núi ôm nhau mà đẻ ra bất cứ cái ǵ, kể cả chuột nhắt. Khả năng sinh sản (pouvoir de procréation) là đặc điểm của sinh vật. V́ vậy, người ta gán từ création cho tự nhiên hay cho Thượng Đế, nhưng dành riêng từ procréation cho sinh vật. Câu kinh thánh Soyez féconds, multipliez, remplissez la terre, l'assujettissez[37]... xác nhận sự khác biệt cơ bản giữa sinh vật và sự vật. Bản năng sinh đẻ là nguồn gốc của bản năng tôn trọng cuộc sống của đồng loại. Lệnh của Chúa Tu ne tueras point[38] nhắc nhở con người : ít nhất, phải biết cư xử với nhau như thú ! Cá đớp cá, nhưng, nói chung, loài cá đớp lẫn nhau hiếm. Có nhà văn đă từng than : so sánh người với thú là sỉ nhục thú. Ông không hiểu tính đặc thù của con người không ở bản năng sinh tồn. Nó có bản năng ấy với tư cách một con thú. Ngoài ra, nó có tính đặc thù của con người, khiến nó vừa biết giết người, không chỉ v́ miếng ăn, vừa biết xây mồ, dựng mả, thờ người đă chết. Nói như thế, ông đánh giá người với "quan điểm" của một con thú. Trong thế giới thuần sinh vật, có ăn, có ỉa, có sinh, có tử, không có nghệ thuật.
Người khác thú ở khả năng tư duy. Khả năng ấy h́nh thành qua quá tŕnh nào, hiện nay, ta chưa chứng minh được. Theo Trần Đức Thảo, khả năng ấy h́nh thành trong quan hệ giữa người với người, đồng thời và xuyên qua ngôn ngữ, h́nh thái tồn tại vật chất của nó. Quan hệ ấy, thời thượng cổ, là quan hệ hợp tác trong những cộng đồng nguyên thủy, do yêu cầu cùng tồn sinh (săn bắn, nhặt hái, sản xuất công cụ...). V́ ngôn ngữ nẩy sinh và phát triển trong quan hệ xă hội, ngôn ngữ và tư duy, ngay từ đầu, có tính chất xă hội, tính chất lịch sử (trong nghĩa nó là một quá tŕnh vận động không ngừng) : tác giả của nó là cộng đồng, người đă chết và người đang sống. V́, thuở ấy, không ai tách rời cộng đồng mà sống được, mọi người phải dựa vào nhau để sống, mỗi người phải v́ mọi người và mọi người phải v́ mỗi người th́ cộng đồng mới tồn tại được, nên khái niệm đầu tiên của con người về chính ḿnh là : ta là ta v́ ta là một bộ phận của cộng đồng, và, trong tư cách ấy, ta như mọi người ; ta bằng ta v́ ta bằng mọi người, tóm lại, ta là ta v́ ta là người nói chung (bước đầu, trong giới hạn của cộng đồng, và sau này, qua sự trao đổi lễ vật, qua sự hợp tác giữa các cộng đồng, trong cả nhân loại). Do đó ta luôn luôn là người khác. Je est un Autre[39] ! Đây là h́nh thái thứ ba của mâu thuẫn. Trong loại mâu thuẫn này, con người, với tư cách người, trong khả năng tư duy, trở thành ḿnh xuyên qua quan hệ của ḿnh với đồng loại. Con người trở thành môi giới giữa người với người, giữa ta với ta. Ta phải phủ định đồng loại để trở thành ta, nhưng đồng thời ta phải phủ định chính ta để trở thành người. Nói cách khác, ta không phải một con vẹt, một máy ghi âm, ngôn ngữ ta dùng là của ta, là chính ta, nhưng nó chỉ trở thành ngôn ngữ nếu nó là của mọi người, là mọi người (đồng ngôn ngữ với ta). Ngược lại, ngôn ngữ chung của con người chỉ trở thành ngôn ngữ , chỉ hiện thực, xuyên qua cá nhân từng người. Đây là một luận điểm của Marx, Trần Đức Thảo đă làm rơ nghĩa và phát triển trong quá tŕnh t́m ṭi của ông mấy năm qua. Trong quá tŕnh ấy, ông nêu một giả thuyết đáng chú ư v́ ta có thể quan sát và kiểm nghiệm : trong những năm tháng đầu của cuộc sống, qua quan hệ gia đ́nh, con người lập lại quá tŕnh h́nh thành tư duy của nhân loại.
Một đứa trẻ sơ sinh không khác một con thú. Miệng nó có thể t́m vú mẹ, nguồn sinh sống của nó, như mọi con thú. Tai nó có thể nhận ra nhịp tim của mẹ, nó đă quen từ thuở nó trong bụng mẹ. Điều chắc chắn, mắt nó mù, đầu nó không chứa một ngôn từ nào. Cứ nuôi nó như một con thú, không cho nó có quan hệ với người (trường hợp những trẻ bỏ hoang, được thú nuôi), quá 6 tuổi, nó trở thành thú, chỉ c̣n khả năng "học" của một con khỉ hay hơn một tí. Khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy của con người h́nh thành trong tuổi thơ xuyên qua quan hệ với người khác gắn liền với sự phát triển của óc năo.
Sau một hai tuần, đứa trẻ bắt đầu thấy. Mẹ nó chỉ cho nó một quả bóng. Nó học nh́n, học phân biệt một sự vật với thế giới xung quanh. Đồng thời nó học phân biệt nó với sự vật : nó thấy sự vật tức là nó bắt đầu linh cảm nó không là sự vật ấy. Có lẽ, nếu khả năng thấy của con người khác khả năng "thấy" của con vật, nó khác ở tính ư hướng[40] và sự ư hướng ấy nẩy nở trong quan hệ giữa người với người : mẹ chỉ cho con một vật thể, con nh́n theo hướng mẹ chỉ và thấy. Khả năng tư duy của con nở qua hành động có ư hướng của mẹ, qua cách nh́n có ư hướng của con. Rồi mẹ nói : quả bóng. Nhân giới bắt đầu từ đó : Au commencement était le Verbe. Thoạt tiên có Ngôn ngữ. Và ngôn ngữ, thoạt tiên, là giả dối. V́ quả bóng không có thực. Hơn thế, giọng tŕu mến, ấm áp của mẹ đă "lồng" vào một h́nh thù, một mầu sắc, một âm thanh. Hiện vật trước mắt ta là chính nó, chỉ là nó, một hiện vật duy nhất, có một không hai trong không gian – thời gian. Như mọi sự vật, có ngày nó sẽ tiêu vong. C̣n quả bóng, chính v́ không có thực mà có cơ tồn tại "măi măi", tồn tại cho tới ngày trong vũ trụ không c̣n ai chỉ một vật tṛn tṛn cho một đứa trẻ và dậy : quả bóng. Nghệ sĩ thường nghĩ ḿnh sáng tác cho muôn đời. Có thể hơi chủ quan, nhưng không vô lư. Trong đời làm ǵ có quả bóng ! Khoảng cách giữa hiện vật ấy và quả bóng là khoảng cách không ǵ lấp được giữa ngôn ngữ và sự vật, la distance des mots aux choses[41], một nội dung cơ bản của tác phẩm Les Mots[42]. Đó là khoảng cách giữa thế giới tự nhiên (vật chất, sinh vật) và thế giới người. Khoảng cách ấy là điều kiện h́nh thành của tư duy, của ngôn ngữ. Nó biểu hiện tính ư hướng của tư duy, tính tự do của con người. Con người, trong tính cách người, (là) khoảng cách ấy. V́ con người đồng thời là sự vật, là sinh vật, khoảng cách giữa người với người, giữa ta với ta là vô tận, không ǵ lấp được. V́ thế, bảo đảm một khoảng cách nào đó giữa người với người trong cuộc sống cũng là bảo vệ nhân tính của nó. Muốn xă hội thuận hoà, ít nhất, phải tôn trọng không gian riêng của từng người, tôn trọng tự do cá nhân. Muốn yêu nhau lâu dài, không nên quanh quẩn quanh nhau, hăy cho phép nhau xa xa nhau một tí ! Khoảng cách đó là môi trường sáng tạo của nghệ thuật, người nghệ sĩ không nhại thiên nhiên, nó tạo trong thiên nhiên một h́nh thái tồn tại vượt tự nhiên, chỉ có trong nhân giới, trong cái "không gian" rỗng tuếch, vô ngă nhưng khả thường, dĩ nhiên cho tới ngày nhân loại tiêu vong. "Không gian" kỳ ảo ấy, người đời c̣n gọi là không gian của nghệ thuật. Nó không lệ thuộc thời gian v́ nó không có thực. Đúng hơn, người nghệ sĩ mượn tự nhiên để tái tạo và sáng tạo nhân giới, tạo điều kiện cho nhân tính của ḿnh tồn tại vượt giới hạn sinh vật của ḿnh, có thể dưới dạng vật chất (kiến trúc, tranh...), có thể dưới dạng "phi" vật chất (nhạc, thơ, văn...). Khoảng cách giữa ngôn ngữ và sự vật là điều kiện cần thiết cho sự h́nh thành của nghệ thuật, nhưng tự nó không đủ để nghệ thuật chào đời. Không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng có tính chất nghệ thuật. Nhất là ngôn ngữ ca tụng nghệ thuật !
Mẹ chỉ một hiện vật cho con và dậy : Quả bóng. Kư ức đứa trẻ ghi nhận một h́nh thù, một mầu sắc, gắn chúng với một âm thanh, tái táo một khái niệm. Nó tái tạo trong nó khả năng tư duy. Thế thôi.
Nhưng mẹ lại thủ thỉ : đẹp quá ! Thiên đường và địa ngục h́nh thành từ đó. Mẹ hạ ngục con từ đây. Ngưỡng cửa của tội lỗi không nằm trong quả táo của kiến thức, nó hé mở trong t́nh người. Đó là nguồn gốc của mọi hạnh phúc, mọi sự khốn nạn trong đời người. (Cái) đẹp kia không những không có thực, nó c̣n không dính dáng ǵ với quả bóng, với hiện vật. Nó chỉ là giọng âu yếm của mẹ, là bàn tay ve vuốt của mẹ, là làn da ấm áp, mùi sữa của mẹ. Đúng hơn, nó là tâm hồn con h́nh thành bằng tâm hồn mẹ, chỉ bằng tâm hồn mẹ, "vật liệu" duy nhất khai sinh nó. Nó là mẹ sáng tạo hồn con, thành con, ở con. (Nó cũng là một nguồn sinh nhai lớn của các vị psy đủ loại). Con người là một hiện thực tự tạo trong nghĩa đó, và chỉ trong nghĩa đó. (Cái) Đẹp ấy là Mẹ, là Ta, là Người, là Mẹ của Người. Nó là Cha, là Con, là Đức Thánh Thần. Nó là quan hệ yêu đương giữa người với người h́nh thành qua ngôn ngữ, qua quá tŕnh con thú học làm người, biến thành người. Nó là bí ẩn, là huyền diệu của chính ta. Quá tŕnh nghiệm sinh trong đó sự vật, cuộc sống, ư thức và t́nh thương đồng sanh trong kư ức của ta qua một kư hiệu là thiên đường của tuổi thơ, ta không bao giờ quên được, và cũng chẳng bao giờ t́m lại được. Nó là giọng ru hời của thời thơ ấu, là câu hỏi bốn ngh́n năm của người Việt, là b́nh minh của nhân loại từ ngh́n xưa vọng lại trong ta, đọng lại trong ta, nó là nhân tính, nhân t́nh, là giá trị, nền tảng của nhân cách. Nó khác t́nh yêu ở một điểm gốc, nó h́nh thành trong ta ngay trong quá tŕnh ta trở thành ta, một con người, nó (là) ta. Lớn lên, t́nh yêu đôi lúc mở cho ta những nghiệm sinh tương tự. V́ thế nghệ thuật và t́nh yêu thích liếc nhau. Nhưng đă muộn. Ta đă nên người, đă nuôi trong ḿnh cả một rừng già nhân cách, đă có khả năng khẳng định : sự vật là sự vật, thú là thú, người là người, khoa học là khoa học, văn là văn, em không phải là anh. Em ra đi, anh có thể chết nửa thân người, nửa c̣n lại tạm đủ để sống tiếp kiếp người. (Cái) Đẹp kia là mẹ quyến rũ con, lôi kéo con vào một thế giới ảo, một thế giới thuần nhân tính, thế giới của t́nh người vô căn cứ. Yêu con, cho roi cho vọt là chuyện thuận lư. Phương pháp giáo dục ấy giúp con người bớt viễn vông, khiến nó thực tế hơn và, biết đâu, khoa học hơn ? Nếu muốn con luôn luôn thực tế, khách quan, có thể vận dụng phương pháp : mỗi lần chỉ cho nó một sự vật, dậy cho nó một từ ngữ, bèn quát : đẹp quá ! và táng nó một bạt tai nên thân. Chắc chắn, lớn lên, nó sẽ có óc thẩm mỹ khác người. T́nh yêu vô căn cứ kia là nền tảng của khả năng tạo giá trị của con người, của khả năng thấy đẹp, của nghệ thuật. V́ nó "độc lập" với sự vật, với ngôn từ, với khái niệm, nên tính chất nghệ thuật, vẻ đẹp, giá trị của tác phẩm nghệ thuật không tùy thuộc kiến thức, các loại ngôn ngữ, vẻ hiện thực hay vẻ siêu thực của tác phẩm, không tùy thuộc truyền thống văn hoá, không lệ thuộc vật liệu, không lệ thuộc thời gian. Nó chỉ tùy thuộc khả năng lưu t́nh truyền ư qua kư hiệu của nghệ sĩ.
Đẹp quá ! qua lời thủ thỉ ấy, trong tâm hồn đang chớm nở của con, trong khoảng khắc bừng tỉnh của ư thức, có tất cả, vũ trụ, cuộc sống, tư duy và t́nh người, có cả nhân loại đang tự tái tạo : có một người tặng cho người khác nhân cách của ḿnh. Có Mẹ ở ta. Do đó con người có khả năng tạo khái niệm Thượng Đế : nó tự tạo và trường tồn tới ngày tận thế, tới ngày Thượng Đế hết là một vấn đề, tới ngày nhân loại vong thân. Do đó, ngày nay, người ta có thể không tin ở Thiên Đường, nhưng vẫn có nhu cầu tin ở Chúa.
Dĩ nhiên, ta có thể nhận xét : trong thiên nhiên, các loài thú, nhất là những loài sống đàn, cũng biết phát và tiếp thu kư hiệu. Ta có thể phân vân về mức độ khác biệt giữa những kư hiệu ấy và kư hiệu của con người. Tuy vậy, có điều chắc chắn : chỉ có người mới có khả năng tạo cho kư hiệu ḿnh phát ra một h́nh thái tồn tại độc lập với thân xác ḿnh để chuyền ḿnh cho người khác, chỉ có nó mới có khả năng sáng tạo, tái tạo tác phẩm. Tiếng hót của con hoạ mi tiêu vong với thân xác con hoạ mi. Nó không là tác phẩm, không thể gián tiếp truyền cho con hoạ mi khác. Nhạc Chopin không tiêu vong với thân xác Chopin. Nó có trạng thái tồn tại ngoài Chopin, mà người khác có thể tiếp nhận, hồi sinh : nó là ngôn ngữ, nó không bắt chước hoạ mi, hoạ mi phải bắt chước nó ta mới thấy đẹp.
Con người vừa là vật chất : nó sẽ có ngày cát bụi ; vừa là sinh vật : nó sinh ra để chết[43] và để sản sinh con người ; vừa là người : qua ngôn ngữ, nó truyền lại cho nhau bản thân nó và quá khứ thuần nhân tính của nhân loại. Nó đạt sự thực của nó (trong tư cách vật chất, sinh vật) khi nó sống đồng nhất với tạo hoá (identité de soi à la nature[44]), khớp với quy luật vận động của vật chất, với bản năng tồn sinh của sinh vật (không bay từ mái nhà xuống đất, ăn những ǵ dạ dầy có khả năng tiêu hoá, tôn trọng sinh mạng của đồng loại...). Nó đạt nhân tính của nó khi nó đồng nhất với nhân loại (identité de soi à l'Autre[45]). Nó đạt thẩm mỹ khi, qua hành động, nó đạt cả hai. Do đó, tác phẩm nghệ thuật không phải thế giới duy nhất của Đẹp. Có thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động... đẹp. Có cú sút của Platini đẹp không thua tranh của Van Gogh, ngắm đi ngắm lại vẫn mê hồn. Không phải t́nh cờ người đời hay liên hệ t́nh yêu với Đẹp. Trong đời sống hàng ngày, yêu đương thuộc loại quan hệ dễ lôi cổ ta tới ư niệm Đẹp. T́nh yêu đẹp thật khi, xuyên qua thể xác, hai tâm hồn nh́n nhận nhau, quyện lại thành một : nó vừa có thực, vừa nồng nàn thú tính, vừa đậm nhân tính, nó là nhân t́nh. Ḿnh với ta tuy hai mà một. Không có ǵ cấm cản chuyện ấy xẩy ra mỗi ngày. Nghệ thuật cũng vậy, nó là kích thước thuần nhân tính của con người, h́nh thành trong ta từ tuổi thơ, khi ông bà, cha mẹ, thầy cô, anh em, bè bạn, đồng loại... dậy ta làm người qua t́nh yêu vô căn cứ của họ.
V́ trong quá tŕnh h́nh thành tư duy của ta, qua những lời bập bẹ học nói, ta tái tạo tuổi thơ của nhân loại, nên ta c̣n nhớ nó, c̣n nhớ sự liên kết giữa người với người đă tạo ra nhân giới. T́nh mẫu tử thiêng liêng ở đó. Thượng Đế, hoặc không có mặt như trong đạo Hồi, hoặc, đă có mặt người, phải có Mẹ. Con người thù hận nhau thường lôi mẹ cha, tổ tiên nhau ra mạt sát : họ cảm nhận rơ nguồn gốc nhân cách của nhau. V́ thế ta có thể xiêu ḷng ngắm một nét họa của người thượng cổ trên vách đá. V́ thế người biết giết người để bảo vệ nhân cách của ḿnh, của đồng loại, bảo vệ nhân giới. Không phải t́nh cờ, xưa nay, thiên hạ vẫn nghĩ nhân t́nh là nội dung cơ bản của nghệ thuật.
Nghệ thuật, để làm ǵ ?
Chẳng để làm ǵ hết. Để làm nghệ thuật. Để làm người. Hai câu đồng nghĩa. Trong thời đại cái ǵ cũng có thể mua, có thể bán, có thể xài, ai cũng khả nghi, nghệ thuật là một trong những không gian hiếm hoi của nhân cách.
2-1993
Chú thích
Tuy bài này đề cập tới vài quan điểm của Marx, Engels, Trần Đức Thảo, khái niệm mâu thuẫn dùng trong bài này là khái niệm riêng, không trùng hợp với học thuyết mácxít. Ư kiến về quá tŕnh h́nh thành khái niệm Đẹp cũng vậy, tuy nội dung chủ yếu là của Trần Đức Thảo.
Lư luận biện chứng dựa vào ba khái niệm khó hiểu của Hegel :
1) Thể đồng nhất của tương phản (identité des contraires).
2) Phủ định của phủ định (négation de la négation).
3) Lượng biến thành chất (transformation de la quantité en qualité).
Trần Đức Thảo có phân tích sâu sắc khái niệm 3 trong Recherches dialectiques[46].
Sau đây, lối hiểu riêng về hai khái niệm đầu, xin tŕnh bầy để thảo luận.
Câu một nói lên, ở mức trừu tượng nhất, tính thống nhất, vô ngă, vô thường của vật chất : vật chất (là) vận động, mọi h́nh thái tồn tại của nó đều có ngày biến dạng, chính v́ chúng là h́nh thái vận động của vật chất. Một cách nói khác : chúng biến hoá do mâu thuẫn nội tại. Đương nhiên, không thể hiểu mâu thuẫn nội tại như một cái ǵ ẩn nấp trong vật thể. Bửa một cục đá, chẳng bao giờ thấy một cái ǵ có thể gọi là mâu thuẫn nội tại của nó. Phải hiểu : cục đá, với tư cách là một h́nh thái tồn tại của vật chất, sẽ có ngày thành cát. Nguồn gốc sự nhập nhằng ở đây là thói quen suy nghĩ "cụ thể", "khách quan" của ta : chữ nội tại không áp dụng cho cục đá, nó áp dụng cho toàn bộ vật chất trong sự vận động liên miên của nó, qua đó cục đá h́nh thành và tiêu vong. Vật chất tự nó vận động, không cần một cái búng của Đấng Thiêng Liêng ; hơn thế, giả dụ có một Đấng Thiêng Liêng búng nó vận động th́, ngay sau đó, nó vận động theo quy luật của chính nó, Thượng Đế không là giả thuyết cần thiết để hiểu sự vận động của vũ trụ. Những thí dụ Engels dùng để bàn về phép biện chứng trong Dialectique de la nature[47] làm ta khó chịu v́ ông muốn cụ thể hoá ư tưởng của ông qua những h́nh ảnh thô thiển cho độc giả dễ tiếp thu. Điều này có thể hiểu được. Trong thời Engels, chưa có môn cấu trúc học (structuralisme) trong triết học. Nếu ta ư thức : cục đá là một cấu trúc vật chất lồng trong cấu trúc chung luôn luôn vận động của toàn bộ vật chất th́ ta thấy đương nhiên nó phải thành cát bụi v́ :
a/ nó không tồn tại độc lập với tổng thể vật chất.
b/ cấu trúc riêng của nó quy định tương lai nó : cát bụi.
Đặc điểm của quan hệ tự phủ định của vật chất là : những vật thể phủ định lẫn nhau để cùng biến dạng. Trong quan hệ này, khái niệm môi giới không cần thiết, thậm chí vô lư. Trong quan hệ này, hoặc không có phủ định của phủ định, hoặc mọi phủ định đều là phủ định của phủ định, chẳng có ǵ khác nhau khiến ta phải tạo một khái niệm riêng. Có đặc biệt chăng là sự phủ định đầu tiên, khai sinh vũ trụ. Nhưng chuyện ấy c̣n là giả thuyết.
Khi xem xét tự nhiên ở mức trừu tượng nhất, không phân biệt sự vật, sinh vật, người, hay nói cách khác, chỉ xem xét người và sinh vật trong tính vật chất của chúng, những khái niệm tự phủ định, môi giới, phủ định của phủ định, phủ định thứ nhất, phủ định thứ hai, phủ định thứ ba và phủ định thứ tư của Hegel vô cùng khó hiểu và nan giải.
Khi ta chú ư tới sự khác biệt giữa thế giới sinh vật và thế giới thuần vật chất, ta phát hiện tính đặc thù của sự vận động trong thế giới sinh vật. Trong thế giới này, quá tŕnh tự phủ định bao hàm hai h́nh thái. H́nh thái thứ nhất xác nhận tính vật chất của sinh vật : một vật thể phủ định một vật thể khác để cả hai đều biến dạng. Quá tŕnh này c̣n gọi là mâu thuẫn ngoại tại (tạm dịch từ contradiction externe), thể hiện quan hệ giữa sinh vật với thế giới xung quanh, nh́n từ "góc độ" của sinh vật (đương nhiên, từ "góc độ" của vật chất, nó là mâu thuẫn nội tại). Quan hệ này, như mọi quan hệ trong thế giới thuần vật chất, là quan hệ hủy diệt. H́nh thái thứ hai thể hiện tính đặc thù của sinh vật : nó tự phủ định, xuyên qua quan hệ của nó với vật chất, để tái tạo chính nó. Nó trở thành nó xuyên qua vật chất. Trong h́nh thái này, những khái niệm môi giới và phủ định của phủ định gắn liền với khái niệm tự phủ định, không có ǵ khó hiểu : trong tư cách sinh vật, nồi cơm là môi giới giữa ta và ta, ta phủ định nồi cơm để trở thành ta, đồng thời ta phủ định thằng đói để trở thành thằng no. Rồi ta ỉa : ta phủ định thằng no để trở thành thằng đói. H́nh thái thứ hai của quá tŕnh tự phủ định c̣n gọi là mâu thuẫn nội tại (contradiction interne). Mao Trạch Đông đă biến những khái niệm này thành mâu thuẫn đối kháng (phải dẫn đến tiêu diệt nhau) và mâu thuẫn nội bộ (không đối kháng, có thể dàn xếp với nhau). Triết học của ông "phản ánh quy luật" sinh tồn của thế giới sinh vật. Đây cũng là nền tảng triết học của nhiều trường phái "khoa học" nhân văn hiện nay. Ngày nay, kinh tế là thần tượng của chính trị v́ vậy. Cũng v́ vậy, công dân bắt đầu có khuynh hướng khinh chính khách và trí thức, nhưng vẫn quư trọng nghệ sĩ. Xưa nghệ sĩ hay ăn bám quyền lực, nay chính khách thích ve vuốt nghệ sĩ. Dễ hiểu : tả và hữu, họ đều là học tṛ tồi của Marx.
Khi ta chú ư tới sự khác biệt giữa thế giới sinh vật và thế giới người, ta phát hiện tính đặc thù của sự vận động trong nhân giới. Trong thế giới này (thế giới của tư duy, của ngôn ngữ), quá tŕnh tự phủ định của tự nhiên bao hàm thêm một h́nh thái. Trong h́nh thái thứ ba này, chính con người làm môi giới cho con người, con người trở thành người xuyên qua quan hệ với người khác. Không những nó phải không ngừng trở thành nó, xuyên qua tự nhiên, như mọi sinh vật, nó c̣n phải không ngừng trở thành người, xuyên qua nhân loại. Nó trở thành người v́ nó là nhân loại, và nhân loại trở thành nhân loại xuyên qua cá nhân nó. Ngoài quan hệ ấy, chỉ có một bầy thú. Mâu thuẫn ấy là "không gian" vận động của kiến thức, khoa học, văn học, nghệ thuật, giá trị... Sông sẽ cạn, núi sẽ ṃn. Nhưng lời thề khắc sâu vào xương tủy, nỗi đau nhân t́nh, 2+2=4, E=Mc 2, có thể "tồn tại" cho tới ngày loài người vong mạng. Khi ta rung cảm trước cánh chim lạc khắc trên trống đồng, khi ta buột miệng nói Con dại, cái mang, ta khẳng định điều ấy. Mẹ ơi, sao nỡ dậy con chữ Đẹp !
mến tặng Dương Thu Hương
Dân chủ, một khái niệm mờ ảo.
Cách đây khoảng 10 năm, ở Pháp, xuất hiện một lối nói rất ăn khách : đa nguyên. Muốn tỏ vẻ in, phải điền chữ đa vào mọi lănh vực : démocratie pluraliste, pensée plurielle, société plurielle, culture plurielle, texte pluriel, poésie plurielle, discours pluriel và ... amour cũng phải pluriel mới là amour ! Người Pháp vốn tếu. Họ đa cho đă rồi họ đả, và t́m mốt mới. Người Việt vốn trọng kinh thư, lại thích "hệ thống hoá" tư tưởng và lời nói, nên chỉ đă sau khi đả tứ tung và đa mọi chuyện. Dân chủ th́ phải đa nguyên, chính trị th́ phải đa đảng, kinh tế th́ phải đa thành phần, xă hội th́ phải đa giai cấp, văn hoá th́ phải đa dạng, và tư tưởng đa nguyên dĩ nhiên phải... đa tư tưởng, v.v. Lối suy luận dadaïste đó, mặt nào đó, quư. Nó bắt ta nghi đa.
Nói tới dân chủ, người ta hay nghĩ tới nước Mỹ. Quả nhiên, Mỹ thành lập nền dân chủ tư sản đầu tiên. Người Mỹ có câu : One man one vote, một người bằng một người, anh bác học bằng anh mù chữ, tổng thống bằng dân đen, tỷ phú bằng ăn mày, chủ bằng thợ... Trên cơ sở nào những người ấy bằng nhau ? Trên cơ sở họ đều là người. Con người nói chung ấy không có thực. Thực tế, có ông A, ông B, không có hai người bằng nhau. V́ thế, có người cho đấy là dân chủ h́nh thức, trong nghĩa trừu tượng, không có thực. Cũng v́ thế, trong thế kỷ 18, 19 ở Pháp, có hệ luận chủ trương chuyện cộng đồng dân tộc nên dành riêng cho những kẻ tài đức, không nên trao mọi người quyết định. Quan điểm một số người, một đảng, một cá nhân, là tinh hoa của một dân tộc không mới. Nó có trước và trong cách mạng tư sản Pháp. Xa hơn, nó đă có trong tư tưởng của Platon. Nó h́nh thành v́ chưa ai vạch được cơ sở lôgíc của sự b́nh đẳng giữa người với người. Chế độ dân chủ chấp nhận sự bế tắc về lư, nhưng không chịu từ bỏ hoài băo b́nh đẳng. Điền thêm từ Nhân ái sau Tự do, B́nh Đẳng, các nhà cách mạng tư sản Pháp công nhận b́nh đẳng giữa người với người chỉ có thể t́m trong t́nh người. Có lẽ v́ t́nh yêu là kinh nghiệm cơ bản cho ta thấy ta bằng ḿnh, ḿnh bằng ta, ta chỉ trở thành ta nếu ḿnh yêu ta. Đây là đề tài triết học chưa có giải đáp thích đáng.
Một người bằng một người. Nhưng nếu phải bỏ phiếu dưới áp lực của quyền lực hay tiền bạc, cũng không có dân chủ. Lá phiếu thể hiện dân chủ khi người bỏ phiếu tự do. V́ thế có nguyên tắc phiếu kín. Phiếu kín bảo vệ an toàn cho người bỏ phiếu. Nó công nhận : người bỏ phiếu chưa thực sự tự do.
Một nền dân chủ mẫu mực : cộng hoà Athènes.
Tự do và b́nh đẳng là nền tảng của chế độ dân chủ. V́ vậy, chế độ dân chủ đầu tiên ở châu Âu h́nh thành nơi con người tự do và b́nh đẳng xuất hiện, ở Hy Lạp, tại cộng hoà Athènes.
Công dân Athènes tụ họp tại Agora, công trường của thành phố, bàn và quyết định mọi việc liên quan tới vận mạng của thành phố. Ở đó, mọi người tự do phát biểu, tranh luận. Họ quyết định theo đa số. Trong quan hệ giữa người với người, họ vừa tự do, vừa b́nh đẳng. Họ tự do trên cơ sở họ b́nh đẳng. Họ b́nh đẳng với tư cách là người tự do. Họ tranh luận công khai, họ giơ tay đầu phiếu. Họ thực sự b́nh đẳng qua lá phiếu. Họ thực sự tự do qua cách bỏ phiếu. V́ sao ? V́ không ai lệ thuộc ai để tồn tại.
Về kinh tế – xă hội, Hy Lạp thời ấy là xă hội nô lệ. Về chính trị, đó là xă hội dân chủ nhất trong lịch sử loài người. Điều này thoạt tiên khó hiểu. Ta sẽ hiểu nếu ta ư thức rằng, đối với người Hy Lạp, nô lệ không là người, hay ít nhất không là công dân. Họ không có mặt trong không gian chính trị. Không gian ấy dành riêng cho những con người thật, con người tự do và b́nh đẳng. Trong tiểu thuyết Salammbô, Flaubert viết một đoạn văn hay về điều này trong xă hội Carthage. Amilcar Barca bắt một thằng bé nô lệ thế mạng con ḿnh để tế thần. Cha thằng bé, lăo nô bộc đă nuôi Amilcar, quỳ lạy. Almicar ngạc nhiên, bỡ ngỡ (hay ở đó !) : sao lăo biết t́nh cảm thiêng liêng ấy của con người ? Trong mắt Amilcar, lăo chưa bao giờ là người cả.
Con người tự do trong cộng hoà Athènes được tự do chính v́ nó là chủ nô. Nó toàn quyền sinh sát nô lệ của nó. Những kẻ ấy đảm bảo sự tồn tại độc lập của nó đối với người khác. Người công dân Athènes tự do trong hai nghĩa. Nó tự do đối với nô lệ, đối với điều kiện sinh tồn của ḿnh. Nó tự do đối với người công dân khác. Hai h́nh thái đó của tự do trong cùng một con người liên hệ hữu cơ với nhau. Người công dân Athènes hoàn toàn tự do đối với người công dân khác trên cơ sở sự lệ thuộc hoàn toàn của người nô lệ. Đó là tự do của con người xây dựng trên sự nô lệ hoá con người.
Trong xă hội ấy, b́nh đẳng cũng có hai mặt. Người nô lệ hoàn toàn b́nh đẳng với người nô lệ trong tính chất nô lệ của họ. Người tự do hoàn toàn b́nh đẳng với người tự do trong tính chất tự do của họ. Nhưng người tự do và người nô lệ hoàn toàn không b́nh đẳng, ngay cả trong tính chất người của họ. Trong nhân sinh quan ấy, người là người, nô lệ là nô lệ, không có ǵ chung giữa họ. Về thực tế, chủ nô cũng nuôi nô lệ như nuôi con gà con vịt trong nhà[48]. Đó là sự b́nh đẳng giữa người với người xây dựng trên sự bất b́nh đẳng giữa người với người (nô lệ).
Thể chế cộng hoà Athènes không độc đáo ở chỗ có chủ nô. Nó độc đáo ở chỗ, trên cơ sở ấy, con người sáng tạo ra chế độ chính trị lấy tự do và b́nh đẳng làm nền tảng cho quan hệ giữa người với người, chế độ dân chủ. Khái niệm ấy là tiền thân cho khái niệm dân chủ ngày nay. Nó thể hiện qua câu One man one vote của người Mỹ, qua quốc hiệu của Pháp : Liberté, Égalité. Trong nghĩa đó, con người thực sự tự do khi thực sự b́nh đẳng với người khác. Không ai lấy quan hệ giữa chủ nô Hy Lạp và nô lệ làm gương cho nền dân chủ. Trong quan hệ nô lệ, người chủ nô chỉ được tự do đối với những con vật biết nói, không được tự do đối với con người. Trong quan hệ ấy nó không được làm người tự do. Nó thực sự trở thành người tự do, trong nghĩa hiện đại, khi nó đối diện những người như nó, bằng nó, những người tự do. Đó là điều kiện cơ bản để sự tự do h́nh thành trong nhân giới. Ta chỉ thực sự tự do đối với người tự do và b́nh đẳng với ta. Xă hội công dân (société civile) Athènes hội tụ hai điều kiện ấy. Đó là dân chủ trên cơ sở nô lệ, là tự do và b́nh đẳng trên cơ sở phi tự do và bất b́nh đẳng (đối với nô lệ).
Thể chế dân chủ Athènes tồn tại suốt thời gian người Athènes biết bảo vệ và bảo vệ được nền tảng của nó. Điều đó không đơn giản. Con người đă tự do, không ǵ ngăn cấm nó sử dụng năng khiếu riêng để áp bức người khác, biến người khác thành nô lệ. Điều đó sẽ tiêu diệt điều kiện cơ bản cho phép nó làm người tự do. Chính v́ người khác chỉ b́nh đẳng với nó ở tính chất tự do, không lệ thuộc ai để sống. Ngoài ra, đương nhiên không có hai người bằng nhau. Do đó, một nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ Athènes là : không sử dụng vũ lực để quyết định phải trái ; công nhận, tôn trọng, bảo vệ sự b́nh đẳng giữa ḿnh với người khác, giữa những cá nhân khác biệt ; chấp nhận đối thoại, thảo luận, tranh luận như phương pháp duy nhất để tranh thủ sự đồng ư, đồng t́nh của người khác. Ở Athènes, lời nói, lư lẽ, sức thuyết phục là vũ khí nội trị cơ bản, vũ khí chính trị duy nhất giữa công dân. Có lẽ v́ vậy Socrate thản nhiên uống thuốc độc thay v́ rời bỏ Athènes : nơi ấy, ông được làm người tự do, tuy chính nơi ấy, con người đă dựa vào đa số để tước đoạt quyền làm người của ông. Không phải t́nh cờ đời sau coi ông như tổ sư của triết học tây âu. Tự sát, ông đặt một vấn đề cơ bản của triết học : quan hệ giữa tự do và sự thật. Cũng có lẽ v́ vậy nền văn minh Athènes đă phát triển cao trong mọi lănh vực, triết học, khoa học, nghệ thuật... và tới nay c̣n ảnh hưởng sâu đậm vào nền văn minh âu châu. Nó là nền văn minh nhân bản vào bậc nhất trong lịch sử nhân loại.
Tóm lại, đặc điểm lớn nhất của chế độ cộng hoà Athènes là : sự tự do và b́nh đẳng có thực giữa những con người thực, con người cụ thể, làm nền móng cho nền dân chủ. Đó là lư do khiến nền văn minh ấy không coi nô lệ là người. Khái niệm tự do h́nh thành ở Athènes v́ công dân thực sự b́nh đẳng với nhau ở khía cạnh cơ bản nhất của thân phận người : họ không lệ thuộc nhau về mặt kinh tế. Đây là khác biệt cơ bản giữa h́nh thái dân chủ trong cộng hoà Athènes với h́nh thái dân chủ trong những xă hội khác trong lịch sử. Nền dân chủ Athènes không lâu bền. Đến nay, không ai hiểu v́ sao nó h́nh thành thời đó, và chỉ ở đó. Một bài thơ độc đáo trong văn học của loài người.
Dân chủ và cách mạng tư sản Pháp
Mục 1 trong Tuyên ngôn quyền làm người, lời mở đầu cho Hiến pháp của Pháp, ghi quan điểm dân chủ của người Hy Lạp cổ dưới dạng khá lạ :
Les hommes naissent et demeurent libres et égaux en droits.
Văn phạm câu này hết sức nhập nhằng ở những từ en droits. Phải hiểu thế nào ?
Tại sao không viết rơ hơn ? Thí dụ :
1) Les hommes naissent et demeurent libres et égaux. (Con người sinh ra và tồn tại tự do và b́nh đẳng).
2) Les hommes naissent et demeure libres et égaux en droit. (Con người sinh ra và tồn tại tự do và b́nh đẳng trên nguyên tắc).
3) Les hommes naissent et demeurent libres et égaux devant la loi. (Con người sinh ra và tồn tại tự do và b́nh đẳng trước pháp luật).
Câu thứ nhất không chấp nhận được. Một mặt, nó không đúng sự thực : con người thời ấy không tự do và b́nh đẳng trong bất cứ lănh vực nào. Mặt khác, không ai muốn vậy trong thực tế : quyền bầu cử tự do và b́nh đẳng, bước đầu dành riêng cho đàn ông, và trong đám đàn ông, dành riêng cho một thiểu số đủ sức nộp một mức thuế nhất định (vote censitaire), khoảng 10.000 người (theo trí nhớ).
Câu thứ hai càng không thể chấp nhận. Nó nêu rơ : tự do, b́nh đẳng chỉ là nguyên tắc, không có thực, tự do b́nh đẳng ảo. Đối với người cách mạng tư sản, người muốn bắt thực tế tuân theo lẽ phải của lư trí, làm sao chấp nhận được.
Câu thứ ba, đối với con cháu Descartes, càng khó chấp nhận hơn : nó mâu thuẫn. Tự do trước pháp luật là điều vô lư. Chỉ có thể nói : trước pháp luật, anh trách nhiệm hành vi của anh v́ anh tự do. Trước hết, con người phải tự do, rồi tự do phải làm nền tảng cho pháp luật, lúc đó con người mới có trách nhiệm trước pháp luật. B́nh đẳng trước pháp luật, đương nhiên là tốt. Nhưng ai, với tư cách nào, có quyền lập luật, đặc biệt lập Hiến pháp, bộ luật cơ bản ? Với tứ cách là Moïse, mang Thánh luật ban bố cho nhân gian ? Người cách mạng tư sản Pháp không muốn tôn giáo điều khiển xă hội. Với tư cách đại diện dân ? Trên cơ sở nào ? Tự do và b́nh đẳng ! Tuyên ngôn xác định cơ sở xây dựng pháp luật. Không thể dựa vào luật pháp để viết Tuyên ngôn.
Viết mục 1 của Tuyên ngôn, các nhà cách mạng tư sản Pháp tỏ ra họ là những người trung thực : chấp nhận bế tắc tư tưởng bằng một câu văn nhập nhằng. Họ cũng tỏ rơ quan điểm của họ về dân chủ mâu thuẫn, lờ mờ.
Libres en droits, hoặc không có nghĩa, hoặc có nghĩa : tự do về một số quyền, không thực sự tự do. Dĩ nhiên, trong đời thực, không ai hoàn toàn tự do về mọi mặt. Nhưng trong tâm linh, mọi người đều có thể nghiệm sinh rằng tự do không có giới hạn. Hơn nữa, câu kia ngược với tinh thần dân chủ của người Pháp. Họ chấp nhận hạn chế tự do của mỗi người ở mức không xâm phạm tự do của người khác. Ngoài ra tự do, tự nó, không có giới hạn, không ai có quyền liệt kê con người tự do ở những điều ǵ. (Xem cuộc tranh luận nổi tiếng giữa Sartre và Camus)
Égaux en droits có nghĩa b́nh đẳng ở một số quyền, đồng thời cũng có nghĩa không b́nh đẳng trong mọi quyền khác, không thực sự b́nh đẳng.
Tự do và b́nh đẳng ở lănh vực nào, tới mức nào, đó là nội dung cơ bản của điều 2 trong Tuyên ngôn :
Le but de toute association politique est la conservation des droits naturels et imprescriptibles de l'homme. Ces droits sont la liberté, la propriété, la sûreté et la résistance à l'oppression.
Mục đích của mọi cơ chế chính trị là bảo tồn những quyền tự nhiên và bất khả xâm phạm của con người. Những quyền đó là tự do, sở hữu, an toàn và chống đối sự áp bức.
Như thế, sau khi tuyên bố một cách nhập nhằng rằng tự do và b́nh đẳng là bản chất của con người, bước vào cụ thể, để xây dựng cơ chế chính trị pháp quyền, người ta loại bỏ b́nh đẳng khỏi quyền làm người, thay bằng quyền sở hữu. Nhưng vẫn giữ nguyên tắc tự do. Điều đó dễ hiểu.
Tự do có một trạng thái hoàn toàn trừu tượng đối với quan hệ sở hữu. Trong trạng thái ấy, ngay người nô lệ cũng tự do. Điếu ấy thể hiện qua mẩu truyện nổi tiếng về Épictète, một triết gia nô lệ thời Hy Lạp cổ, phái stoïcien : chủ bẻ tay ông ; ông thản nhiên nói : Coi chừng nhé, nó sẽ gẫy đấy ; qua thái độ đó, ông thể hiện tính tự do bất khả xâm phạm của ḿnh. Trạng thái tự do này không trừu tượng v́ nó là một hiện tượng tâm linh. Trong nghĩa đó, tự do của bất cứ ai cũng là hiện tượng tâm linh, cũng trừu tượng. Nó trừu tượng ở chỗ nó không thể hiện một quan hệ xă hội tự do. Nó trừu tượng đối với quan hệ sở hữu thời ấy. Trong quan hệ xă hội thực, Épictète là nô lệ. Ông chỉ tự do trong quan hệ với chính ḿnh. Hồn ông của riêng ông, thân ông của chủ. Trong lănh vực riêng, ông muốn nghĩ ǵ th́ nghĩ không ai cấm được. Thậm chí, trong quan hệ riêng với vợ con, bè bạn v.v. ông có thể muốn làm ǵ th́ làm, miễn sao ông không vi phạm quyền sở hữu của chủ trên chính thân ông và những người ấy : ông có thể yêu hay ghét con, không thể cấm chủ bán con ông. Nền dân chủ tư sản công nhận quyền tự do của con người trong nghĩa trừu tượng ấy : con người hoàn toàn tự do trong phạm vi đời sống riêng. Trong quan hệ xă hội, nó giới hạn tự do vào không gian chính trị, không gian duy nhất nó chấp nhận sự b́nh đẳng giữa người với người qua lá phiếu kín.
Quyền sở hữu cũng được nêu trong tinh thần đó, với ư ngược lại : trong trừu tượng ai cũng có quyền như ai, trong thực tế, không nhất thiết họ b́nh đằng về mặt sở hữu, kể cả sở hữu mảnh đất chung của họ. Mảnh đất do trời, lịch sử và ngẫu nhiên tặng từng người, về chính trị, là của chung, ai cũng có nhiệm vụ đổ máu bảo vệ, về kinh tế là của riêng, mạnh ai nấy chiếm (đúng hơn, mạnh ai nấy mua). Chính trị dân chủ, kinh tế độc quyền. Ngay ngày nay, sau khi chế độ tư bản đă thay đổi nhiều để tồn tại, chẳng mấy ai điên đi t́m dân chủ trong quan hệ kinh tế. Bước vào sở, vỡ mộng ngay !
Khái niệm b́nh đẳng không t́nh cờ biến mất trong mục 2 của Tuyên ngôn. Những nhà cách mạng tư sản Pháp thoát thai từ xă hội phong kiến. Đối với chế độ phong kiến, họ thiếu tự do. Đối với dân đen họ thừa sở hữu. Trong thực tế, họ cần một chế độ đảm bảo cho những người nắm phương tiện sản xuất được tự do làm ăn. Trong lư tưởng, họ đi xa hơn giới hạn lịch sử ấy v́ họ là những người cách mạng chân chính. Bất cứ cuộc cách mạng chân chính nào cũng vươn xa hơn (về mặt lư tưởng) những mục đích trước mắt của nó, v́ nó chỉ có thể chiến thắng nếu nó thu hút được đa số cộng đồng xă hội. Do đó, nó phải ghi trong cương lĩnh nguyện vọng của đa số : tự do và b́nh đẳng. Cũng do đó, nó ghi những điều ấy dưới dạng mập mờ, mâu thuẫn, khó hiểu. Nhưng dễ cảm. Les hommes naissent libres et égaux ... en droits !
Marx và nền dân chủ tư sản.
Trong Tư bản luận, Marx có lời b́nh hay về đề tài này : tự do và b́nh đẳng là nền tảng tự nhiên của phương thức sản xuất tư bản. Tự do cá nhân chính là điều kiện h́nh thành, tồn tại và phát triển cơ bản của nền sản xuất ấy, v́ nó dựa trên sự mua bán sức lao động. Thị trường lao động là cốt lơi của phương thức sản xuất tư bản. Không có nó, phương thức sản xuất ấy ắt tiêu vong, tiền không thể biến thành tư bản, không thể đẻ ra tiền. Thị trường lao động đ̣i hỏi con người tự do, con người đủ thẩm quyền bán sức lao động của ḿnh, bán chính ḿnh. Con người ấy không có trong xă hội nô lệ, nông nô. Một vai tṛ lịch sử của chủ nghĩa tư bản, chính là giải phóng nông nô, biến nó thành người tự do, người có quyền bán chính ḿnh. B́nh đẳng là nguyên tắc cơ bản trong sự trao đổi hàng hoá. Nó là nền tảng của thị trường nói chung, của thị trường tư bản nói riêng trong đó có thị trường lao động. Trong thị trường lao động, con người thực sự tự do và b́nh đẳng với nhau, hoặc với tư cách người bán sức lao động, hoặc với tư cách người mua sức lao động, qua tự do cạnh tranh ; họ cũng thực sự tự do và b́nh đẳng trong quan hệ mua và bán sức lao động, không ai ép ai, mua và bán đúng giá thị trường. Tóm lại, họ tự do trong tư cách mỗi người làm chủ chính ḿnh, họ b́nh đẳng trong tư cách họ là hàng hoá, có thể trao đổi với nhau trên nguyên tác cân bằng. A=B=10.000 F / một tháng có nghĩa : A và B cùng thuộc tính, không khác nhau về chất (identité de nature, commensurabilité, đồng chất, cùng thước đo), tuy có thể khác nhau về lượng (trong trường hợp ấy : A=xB).
Trên cơ sở hai nguyên tắc ấy, kinh tế tư bản đă dẫn tới loại xă hội nào trong những thế kỷ 18, 19, chắc chẳng cần nhắc. Đó là chưa nói tới thuộc địa và hai cuộc chiến tranh thế giới. V́ thế, sau khi đề cao tính chất cách mạng và vai tṛ lịch sử của chủ nghĩa tư bản, Marx lại cười nhạt và thêm sau từ Fraternité từ Bentham, tên một triết gia nổi tiếng với luận điểm : con người vốn ích kỷ, nhưng rốt cuộc, chính sự ích kỷ của từng người sẽ mang lại sự tiến bộ, tốt lành cho xă hội, cho loài người. Thật ra, luận điểm này chín mùi từ E. Kant[49]. Nhưng chính Kant cũng thấy nó phi lư nên ông chấp nhận : lư của nó ẩn nấp trong một mẹo của tạo hoá vượt kiến thức của con người.
Quyền sở hữu thiêng liêng nhưng không b́nh đẳng, không có ǵ cấm cản có người sở hữu điều kiện tồn tại của người khác, khiến người khác chỉ c̣n cách "tự do" bán chính ḿnh để nuôi thân, và do đó mất tự do. Người đi làm thuê, bước chân vào hăng sở, hiểu liền. Càng hiểu thấm thía khi bị đào thải. Ở Pháp có một thị trường tự do khủng khiếp, trong đó một nhúm người tự do mặc cả cuộc sống của 3 triệu người thất nghiệp. Dĩ nhiên người thất nghiệp tự do bán, hoặc tự do ngắc ngoải. Có khi muốn bán với bất cứ giá nào cũng chẳng ai thèm mua. Trong quan hệ ấy, người thất nghiệp, tuy tự do, đă trở thành con người không cần thiết cho xă hội, chết sống cũng như không. Nó không c̣n là người đối với người. Nó là đồ thừa. Nói cách khác nó tự do trong tưởng tượng, bất lực trong thực tế. Biểu hiện cụ thể của tự do là khả năng hành động[50]trong nghĩa khả năng thực thụ quyết định sự diễn biến của xă hội, của đời ḿnh. Khi con người bất lực tới mức hoàn toàn lệ thuộc kẻ khác để tồn tại, con người ấy không thực sự tự do.
Từ tự do trên cơ sở bất b́nh đẳng tới b́nh đẳng trên cơ sở lệ thuộc nhau
Nền dân chủ tư sản Pháp phát triển đă hơn hai trăm năm nhờ động lực của mâu thuẫn cơ bản ấy : tự do và b́nh đẳng về chính trị, thể hiện năm bẩy năm một lần qua lá phiếu kín, lệ thuộc và bất b́nh đẳng về kinh tế, thể hiện hàng ngày qua đồng lương. Tuy nó đă thay đổi nhiều để thích hợp với sự phát triển của bản thân nó và của thế giới, về bản chất, mâu thuẫn ấy vẫn là nét đặc thù của nó. V́ vậy, trong những cuộc tranh luận ư thức hệ, những người bảo vệ nó, dưới nhiều h́nh thái khác nhau, cơ bản vẫn dùng những luận điểm có từ thế kỷ 19. Có hai luận điểm thường được đề cao.
1) Con người tự do mới phát huy hết trí tuệ, năng lực của ḿnh, khiến loài người tiến bộ nhanh. Điều này, từ lâu, chẳng ai phủ nhận.
2) Trong thực tế, con người không b́nh đẳng, do đó, bất b́nh đẳng về sở hữu (và qua đó về quyền lực và hưởng thụ) mới thực sự công bằng, mới kích thích con người vận dụng hết năng khiếu của ḿnh, chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh... Điều đó làm kinh tế, khoa học, kỹ thuật, xă hội phát triển... v.v. và v.v.
Sự khác biệt giữa những con người cụ thể là chuyện tự nhiên. Nói chung, đó là điều kiện h́nh thành mọi hiện thể, con người, con thú, đồ vật... Nhưng chỉ có loài người mới rút ra từ sự khác biệt ấy khái niệm b́nh đẳng. Khái niệm dân chủ đáng làm đề tài thảo luận v́ nó bao hàm khái niệm b́nh đẳng (one man, one vote). Nếu không, lấy tự do của rừng già làm luật chơi giữa người với người là tự nhiên nhất. Chế độ tư bản không đặc biệt ở chỗ nó chấp nhận sự khác biệt giữa những con người cụ thể. Điều đó, chẳng ai chối từ được, chẳng ai mất thời giờ phản đối. Nó đặc biệt ở chỗ nó rút ra từ sự thực ấy kết luận : nó phải đẫn tới sự bất b́nh đẳng về sở hữu dưới dạng tư hữu. Điều ấy nhất thiết chăng ? Có ba cách trả lời :
1) Nhất thiết và vĩnh viễn nhất thiết. Đó là câu trả lời của triết gia tư sản. Quan điểm này dẫn tới kết luận : từ thời thượng cổ tới nay, con người vẫn vậy, không có ǵ mới dưới mặt trời nhân giới ! Thí dụ : mua bán nô lệ hay mua bán sức lao động cũng thế thôi, đều là mua bán người. Không thấy công nhân khác nô lệ ở chỗ nó tự do !
2) Không nhất thiết nữa, có thể đổi ngay. Đó là câu trả lời của các đảng cộng sản trong các nước xă hội chủ nghĩa hiện thực. Do đó mà quốc hữu hoá, hợp tác hoá cả nghề thủ công.
3) Nhất thiết cho tới khi phương thức sản xuất tư bản phát huy hết khả năng và vai tṛ, nâng tính chất xă hội của lực lượng sản xuất tới mức một quan hệ sở hữu b́nh đẳng trở thành nhất thiết. Đó là câu trả lời của Marx.
Khôi hài thay, quan điểm 1 hoàn toàn phù hợp với quan điểm 3 ở một điểm : anh muốn hay không, sẽ vậy. Nói cách khác, lịch sử phát triển theo quy luật khách quan, độc lập với ư muốn của từng người, anh không tự do như anh tưởng. Có lẽ v́ vậy bản trường ca phong phú, sâu sắc, đẹp nhất, kể cả về mặt văn chương, ca tụng chủ nghĩa tư bản chính là Tư bản luận. Và người tư sản có thể tự hào trích Tuyên ngôn của Đảng cộng sản làm tuyên ngôn của ḿnh.Hai bản tuyên ngôn hay nhất về chế độ tư bản là Tuyên ngôn quyền làm người và Tuyên ngôn của Đảng cộng sản. Có lẽ v́ bản sau là con đẻ của bản trước.
Khuynh hướng chung trong sự phát triển nền dân chủ tư sản Pháp có hai nét cơ bản : ngày càng tự do và b́nh đẳng về mặt chính trị, ngày càng bớt tự do, bớt b́nh đẳng về mặt kinh tế.
Năm 1814, ở Pháp, 90.000 người có đủ tư cách (tiền) để bầu cử, 15.000 có đủ tư cách để ứng cử. Năm 1848, cũng trên tiêu chuẩn ấy, có 141.000 người có đủ tư cách để bỏ phiếu[51]. Măi tới năm 1936, nhờ Mặt trận b́nh dân, quyền bầu cử của phụ nữ mới được công nhận.
Song song với sự phát triển ấy, sự bất b́nh đẳng về sở hữu phương tiện sản xuất cũng phát triển, đặc biệt nhanh trong thế kỷ 20. Từ 1958 đến 1981, số người sống với tư cách làm thuê (salariés), tức là sống bằng cách bán sức lao động, bán chính ḿnh, so với tổng số người lao động (actifs), phát triển như sau[52] :
Pháp : từ 69% đến 83%
Ư : từ 57% đến 71%
Đức : từ 76% đến 86%
Tiếp tục đà này, vào thế kỷ 21, có lẽ hầu hết người Pháp sẽ tồn tại với tư cách là người bán sức lao động, hoặc làm công chức cho Nhà nước, hoặc làm thuê cho tư nhân. Hoặc thất nghiệp.
Quá tŕnh phát triển này có khi do chính Nhà nước cưỡng ép. Thí dụ các luật giới hạn quyền khai thác trẻ con, các luật cấm cha mẹ bán sức lao động của con trước một tuổi nhất định. Thời ấy, các em 5 hay 6 tuổi lao động 14 tiếng một ngày tương đối phổ biến. Cha mẹ quá nghèo phải bán sức lao động của con để sống. Nhưng, cơ bản, sự phát triển ấy do những cuộc đấu tranh giai cấp, lắm khi đẫm máu. Năm 1870, dẹp Công xă Paris, chánh quyền cho bắn khoảng 30.000 người và sau đó bỏ tù, đầy ải hơn 10.000 người[53].
Sau chiến tranh thế giới 2, có chuyển biến quan trọng trong thể chế dân chủ Pháp : thành lập b́nh đẳng sở hữu toàn dân trong một số lĩnh vực kinh tế quyết định thông qua quốc hữu hoá. Điều này thực ra có từ lâu. Nhưng trong thế kỷ 20, nó phát triển tới mức lượng có thể biến thành chất. Người ta ước lượng, hiện nay, trong các nước tư bản âu châu, phần kinh tế quốc doanh, trực tiếp hoặc gián tiếp, chiếm hơn 1/3 nền kinh tế. Thật ngược cả quyền tư hữu thiêng liêng lẫn quy luật thị trường ! Người ta lư giải bằng nhiều lẽ. Số vốn cần thiết quá lớn cho tư nhân ? Điều này đúng. Nhưng cứ mặc thị trường giải quyết cũng được : ở Mỹ, Nhật, thiếu ǵ hăng tư có khả năng đầu tư vượt khả năng đầu tư của bất cứ quốc gia âu châu nào. Đó là lănh vực phục vụ cộng đồng ? Như thế là chấp nhận sự b́nh đẳng kinh tế ! Có lẽ lư do thật đơn giản hơn nhiều : không làm th́ chết. Những cuộc khủng hoảng kinh tế dẫn tới hai thế chiến, những mâu thuẫn giai cấp liên miên căng thẳng, sự bành trướng của phe "xă hội chủ nghĩa" đă trực tiếp đe dọa sự tồn tại của xă hội tư bản. Không thể để tư nhân, trên cơ sở quyền tư hữu phương tiện sản xuất, tự do lấy tất cả những quyết định kinh tế có thể ảnh hưởng tới sinh mạng cộng đồng dân tộc[54]. Vai tṛ của Nhà nước, đảm bảo tự do và quyền tư hữu, tự do trên cơ sở bất b́nh đẳng về tư hữu và bất b́nh đẳng về tư hữu trên cơ sở tự do cạnh tranh, đương nhiên vẫn c̣n, vẫn cơ bản, nhưng vai tṛ can thiệp vào đời sống kinh tế, điều hoà quan hệ xă hội, đảm bảo sự b́nh đẳng tối thiểu giữa người với người với tư cách người nói chung, bất chấp quyền tư hữu và quy luật thị trường, ngày càng nặng. Đó là nét lớn nhất trong sự phát triển của nền dân chủ tư sản âu châu sau chiến tranh thế giới 2. Nó phù hợp với luận điểm của Marx : quá tŕnh xă hội hoá ngày càng sâu đậm của lực lượng sản xuất, trong đó có phương tiện sản xuất và người lao động, tự nó sẽ buộc xă hội thay thế tư hữu bằng những h́nh thái sở hữu thích hợp hơn. Riêng ở điều này, các nhà kinh tế, chính trị tư bản là học tṛ giỏi của Marx, ít nhất cũng giỏi hơn các đảng cộng sản cầm quyền trong thế kỷ 20.
Một hiện tượng quan trọng khác, mới xuất hiện từ khoảng 20 năm nay ở xă hội Pháp. Người ta phát hiện kinh tế, thậm chí sinh hoạt xă hội, có thể bị rối loạn trầm trọng do hành vi của một số ít người trong một nghề : đổ rác, giao thông, vận tải, y tá... Đúng theo lôgíc thị trường, mọi nghề phải được xử lư theo hiệu quả kinh tế. Giá trị thực của từng người phải để thị trường lao động quyết định. Nhưng khốn thay, cứ để nó tự quyết định, xă hội có thể tan tành : thị trường tự do không c̣n khả năng điều hoà xă hội. Điều này có nghĩa : sự phân công lao động cụ thể (nghề này nghề nọ) trong xă hội, sự xă hội hoá nền sản xuất đă đạt mức không ai tồn tại riêng lẻ được, anh này muốn sản xuất phải tùy thuộc anh kia một cách cụ thể, đơn thuần kỹ thuật. Có nghĩa con người bắt đầu lệ thuộc nhau, không chỉ ở tính chất trừu tượng : đồng lương, giá trị trao đổi của người làm thuê, mà ngay ở tính chất cụ thể của họ : thợ hốt rác, phi công, tài xế... Do đó, dù anh giàu, mạnh, dù anh chiếm đa số, anh không thể tồn tại ngoài sự hoà thuận với tôi, anh không thể dựa vào sự bất b́nh đẳng về tư hữu để điều khiển tôi, điều khiển toàn bộ xă hội, anh phải tôn trọng quyền sống của tôi ngay trong tư cách cụ thể của người hốt rác, người lái xe, anh phải san sẻ với tôi, bất chấp quy luật trao đổi của thị trường lao động. Đó là một trong những nền tảng thiết thực, "duy vật", của h́nh thái dân chủ đa nguyên (démocratie pluraliste), dân chủ hoà thuận (démocratie consensuelle) mới xuất hiện. Đó là b́nh đẳng cụ thể trên cơ sở sự lệ thuộc nhau cụ thể trong sản xuất. Đó là tự do cụ thể (của tài xế) trên cơ sở sự b́nh đẳng cụ thể (giữa ngành nghề, qua sự lệ thuộc lẫn nhau. B́nh đẳng ở chỗ lệ thuộc nhau). Đối với người suy luận theo phương pháp biện chứng, sự phát triển ấy đương nhiên. Dĩ nhiên, hiện thực này mới nhen nhúm không thường xuyên, chưa đi vào thể chế. Nhưng cũng đủ để nhiều nhà lư thuyết chú ư và tuôn khá nhiều mực.
Cuối thế kỷ 20, chế độ tư bản không c̣n đối trọng trong lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, xă hội, thậm chí trong lănh vực tư tưởng. Phe "xă hội chủ nghĩa" đă tiêu vong. Hai nước "xă hội chủ nghĩa" lớn cuối cùng, Trung Quốc và Việt Nam, đang nhào vào thị trường tư bản thế giới, thành lập chế độ tư bản rừng ngay tại bản xứ. Trong hoàn cảnh như thế, với tất cả kinh nghiệm điều hoà tích lũy qua lịch sử, tự nó chế độ tư bản vẫn phải sống liên miên trong khủng hoảng. Trong quan hệ nội bộ của từng quốc gia, nó phải dùng những biện pháp phi kinh tế, phi thị trường để cứu văn sự tồn tại của nó. Trong quan hệ quốc tế giữa các nước tư bản lớn, nó phải t́m cách tránh vũ lực để giải quyết mâu thuẫn quyền lợi. C̣n quan hệ của nó với các nước chậm tiến thế nào ? Về mọi mặt, chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, thậm chí nhân đạo, mấy năm qua có nhiều điều khuyên ta lạnh lùng suy ngẫm : Panama, Grenade, Irak, cấm vận với Việt Nam, sự trao đổi ngày càng chênh lệch giữa các nước, văn hoá rẻ tiền Mỹ... tùy mầu da, mạng người này đâu bằng mạng người khác...
Trong cộng đồng nhân loại hôm nay, kinh tế, đương nhiên là thị trường, mỗi năm giết người nhiều, nhanh, gọn, êm, hơn chiến tranh thế giới 2 (hơn 50 triệu trẻ em). Trong cộng đồng ấy, cái ǵ cho phép người Việt cụ thể, người sống thực, biết đau và biết chết, tin rằng nó sẽ được coi như người b́nh đẳng với người tây âu ? Thị trường tự do ?
Marx và chủ nghĩa xă hội
Từ khi phe "xă hội chủ nghĩa" đắm thuyền, ở Pháp có hiện tượng lạ. Ngày nào cũng có học giả chôn Marx trên lănh vực này hay lănh vực nọ. Chôn đi chôn lại không biết bao nhiêu lần, vẫn có nhu cầu tiếp tục chôn. Điều đó có nghĩa ông c̣n sống trong hiện thực xă hội, và sẽ sống tới ngày chẳng c̣n ai buồn chôn ông nữa. Như biết bao nhà tư tưởng lớn khác.
Lư do đơn giản : Marx viết rất ít về chủ nghĩa xă hội. Chôn các nước xă hội chủ nghĩa hiện thực không đủ để chôn tư tưởng của ông. Là người duy vật, ông không ưa suy luận suông. Học thuyết của ông tập trung phân tích những ǵ đă có, đang có, đang phát triển trong thời ông, đặc biệt phương thức sản xuất tư bản. Ông ảnh hưởng cả nền văn minh tây âu trong suốt thế kỷ không do t́nh cờ : tác phẩm của ông là con đẻ của nền văn minh tư sản.
Về chế độ xă hội chủ nghĩa, Marx chỉ nêu vài nguyên tắc cơ bản, rút ra từ phương pháp lư luận biện chứng duy vật. Ở đây triết học của Marx quả c̣n điều chưa thực sự rơ nghĩa, do đó môn duy vật lịch sử có điểm lờ mờ, khiến nhiều người hiểu một cách máy móc, thô sơ, rất thích hợp với ḷng mộ đạo và đức tính cả tin của quần chúng cùng cực. Ta có thể nôm na tóm tắt như sau.
Đặc điểm lớn nhất của loài người là nó tự tạo điều kiện tồn tại, tự tạo phương tiện sản xuất. Điều đó đ̣i hỏi sự hợp tác giữa người với người ngay từ đầu, ngay trong những cộng đồng nguyên thủy. Chính quá tŕnh hợp tác ấy sinh ra khả năng tư duy, khả năng ngôn ngữ. Con người là con vật xă hội, tư duy và ngôn ngữ là sản phẩm xă hội trong nghĩa đó. Nói cách khác, con người ư thức ḿnh là ḿnh, một cá nhân, xuyên qua quan hệ xă hội. Đó là nền tảng của khái niệm người nói chung, của ư thức ta là ta với tư cách ta bằng người khác, v́ bản thân cuộc sống, tư duy và ngôn ngữ của ta có một tác giả duy nhất : cộng đồng, kể cả người đă chết, trong đó có ta.
Trong cộng đồng nguyên thủy, con người b́nh đẳng với nhau trên cơ sở họ hoàn toàn lệ thuộc nhau để tồn tại v́ họ quá lệ thuộc thiên nhiên : không ai tách riêng khỏi cộng đồng mà tồn tại được. Trong những cộng đồng ấy, không thể h́nh thành chế độ nô lệ. Bắt được người, hoặc giết, thậm chí ăn thịt gặm xương, hoặc thả, hoặc cho nhập bọn. Lư do đơn giản : người nô lệ chỉ ích lợi khi nó có khả năng sản xuất hơn những ǵ cần thiết để nuôi thân. Tŕnh độ của lực lượng sản xuất thời đó không cho phép thực hiện chuyện đó.
Kỹ thuật phát triển đ̣i hỏi phân công lao động xă hội dựa trên sự khác biệt tự nhiên giữa con người : nam đi săn, nữ nhặt hái. Bước đầu, nhặt hái công hiệu và đảm bảo hơn săn. Đó là nền tảng h́nh thành chế độ mẫu hệ. Sau, với sự phát triển của kỹ thuật săn, kỹ thuật nuôi gia thú, nam át nữ, chế độ phụ hệ h́nh thành.
Lực lượng sản xuất phát triển, con người đạt khả năng sản xuất nhiều hơn phần tối thiểu cần thiết để nuôi thân. Điều đó mở đường cho chế độ nô lệ. Người bị nô lệ hoá đầu tiên, chính là người đàn bà. Dễ hiểu. Và đáng thương cho đàn ông (lời b́nh, Trần Đạo).
Cũng thời đó, thị trường, nơi con người trao đổi sản phẩm với nhau, xuất hiện : đă có con người vừa tự do (trong tư cách chủ sản phẩm) vừa có thừa sản phẩm. Nó trao đổi đồ thừa của nó với đồ thừa của người khác. V́ thị trường h́nh thành ngay từ thuở xa xưa ấy nên tới thế kỷ 19, và ngay ngày nay, tuy ít, vẫn có người, kể cả nhà lư thuyết kinh tế, xă hội học, triết học, tưởng thị trường và sự trao đổi hàng hoá là hiện thực vĩnh cửu trong xă hội loài người.
Quan điểm ấy khiến ta không thấy được nét đặc thù của thị trường tư bản. Thị trường tư bản khác các thị trường đă h́nh thành trong lịch sử ở một điểm cơ bản. Trong thị trường tư bản có một món hàng gốc, quyết định bản thân nền sản xuất tư bản, bản thân sự vận động của thị trường, bản thân sự tồn tại của xă hội tư bản. Món hàng ấy chỉ xuất hiện trong lịch sử loài người với phương thức sản xuất tư bản. Món hàng ấy là con người tự do.
Tai hại hơn, quan điểm trên khiến ta không hiểu con người thế kỷ 20 giống và khác người thượng cổ ở chỗ nào. Với tư cách con vật có khả năng tư duy qua ngôn ngữ, con người nói chung, không những họ giống nhau, họ c̣n có chung một phần kho tàng nhân cách, văn hoá của nhân loại. Ngoài ra, họ không có ǵ chung, họ hoàn toàn khác nhau.
Từ thời nô lệ tới nay, xă hội loài người phát triển do một mâu thuẫn cơ bản : con người càng tự do đối với thiên nhiên bao nhiêu, càng lệ thuộc nhau bấy nhiêu. Nói theo ngôn ngữ mácxít, lực lượng sản xuất ngày càng xă hội hoá. Mâu thuẫn ấy phát triển xuyên qua h́nh thái sở hữu phương tiện sản xuất : nô lệ, nông nô, tư bản.
Phương thức sản xuất tư bản phát triển tự do cá nhân tới mức tột đỉnh, trong mọi lănh vực, trừ lănh vực kinh tế, trừ trong quan hệ sản xuất. Nhưng chính sự phát triển của nền sản xuất ấy, thông qua sự xă hội hoá ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất, sẽ buộc quan hệ sản xuất (mà gốc lơi thể hiện ở h́nh thái sở hữu) phải thay đổi. Điều đó sẽ mở đường cho sự h́nh thành một phương thức sản xuất mới, phương thức sản xuất xă hội chủ nghĩa, trong đó chế độ công hữu (b́nh đẳng về quyền sở hữu) mâu thuẫn với sự chênh lệch có thực về năng khiếu giữa những con người thực. Do đó, xă hội xă hội chủ nghĩa cũng sẽ phải tự phủ định. Chỉ khi nào sản xuất phát triển tới mức con người hết lệ thuộc thiên nhiên, đến lúc điều kiện vật chất để tồn tại không c̣n quyết định cuộc sống của nó, đến lúc miếng ăn hết là miếng nhục, th́ con người mới thực sự trở thành con người tự do và b́nh đẳng. Lúc đó, thời tiền sử của nhân loại chấm dứt, một nhân loại mới h́nh thành, nhân loại tự do. Nhân loại ấy, xă hội cộng sản ấy, không ai h́nh dung được nó sẽ thế nào (may thay !). Chỉ có nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ, thỉnh thoảng linh cảm được trong những lúc quá yêu (lời b́nh của Trần Đạo, xin chớ gán cho Marx).
Marx suy luận như thế nào, trên cơ sở kiến thức nào, để phân tích, diễn giải quan điểm ấy về quá tŕnh tiến hoá của xă hội loài người, đó là nội dung cơ bản, khá phức tạp, c̣n chưa thật rơ, của các môn duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, vài lời nôm na, thô thiển trên, không thể coi như tŕnh bầy trung thực lư luận của ông. Muốn t́m hiểu tư tưởng và phương pháp luận của ông nên trực tiếp đọc tác phẩm của ông.
Xă hội xă hội chủ nghĩa hiện thực và Marx
Tới đây, bạn đọc có thể hỏi : cái xă hội xă hội chủ nghĩa hiện thực vừa phá sản kia, v́ sao có được, tại sao đứng vững trong bấy nhiêu năm, v́ sao suy sụp nhanh thế, dễ dàng thế ?
Hai vế đầu của câu hỏi lớn và phức tạp tới mức trong cả thế kỷ 20 chưa ai hiểu được, ít nhất tới mức phỏng đoán sự sụp đổ mau chóng của những chế độ ấy. Do đó, khi hiện tượng khổng lồ ấy xẩy ra, mọi người chưng hửng, bối rối. Dĩ nhiên, tác giả cũng không có khả năng hiểu tới mức thích đáng. Có lẽ chỉ người sống trong ḷng nó mới hiểu được.
Vế thứ ba, buồn cười thay, rất thích hợp với luận điểm của Marx. Các chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực đều xây dựng trên nền kinh tế lạc hậu, phong kiến hoặc thực dân, sau một cuộc chiến tranh. Ở đó lực lượng sản xuất chưa đạt mức xă hội hoá cao như ở các nước tư bản. Khoác vào chúng những quan hệ công hữu (sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể) là tạo một mâu thuẫn chỉ có thể dẫn tới sự phá sản của quan hệ sản xuất, nền tảng của cơ chế chính trị. Ngược lại, xây dựng quan hệ sản xuất tư bản, không chóng th́ chầy, sẽ dẫn tới sự tiêu vong của cơ chế chính trị phi tư bản. Điều này vừa có thể áp dụng cho Trung Quốc, Việt Nam, và... Thái Lan, Nam Triều Tiên.
T́m hiểu và giải đáp hai vế đầu là đề tài nghiên cứu quan trọng, bổ ích. Có thể nó giúp ta hiểu rơ xă hội Việt Nam ngày nay, tránh những quan điểm tai hại khi thay đổi nó. Nhưng có lẽ, đối với ta hiện nay, có những câu hỏi cấp bách hơn. Trong thế kỷ này và thế kỷ tới, với những phương tiện sản xuất hiện đại, với con người hôm nay, trong t́nh h́nh quốc tế hiện tại, những bước đường xương máu dẫn từ xă hội tư bản rừng tới nền dân chủ đa nguyên tư sản trên cơ sở một nền kinh tế 1/3 quốc hữu, 2/3 tư hữu, c̣n thích hợp, hữu hiệu, cần thiết, hay không ? Có thể rút giai đoạn ở những khâu nào, v́ sao ? Có thể sáng tạo ǵ mới không ? Rơ ràng người Hy Lạp cổ đă sáng tạo một thể chế vượt khả năng hiểu biết, suy luận của các nhà lư luận từ cổ tới kim, một thể chế khó h́nh dung trong thời đại của họ. T́nh h́nh thế giới hôm nay rất mới lạ, tại sao phải suy nghĩ theo đường ṃn của người khác ? Từ nền văn hoá cổ truyền của ta, từ nghiệm sinh 50 chiến tranh và 17 năm chế độ cộng sản trên toàn quốc, ta rút được những ǵ giúp ta mở đường cho một tương lai nhân bản nhất ? Hay chỉ biết nhại lại những ǵ phe này phe kia tố nhau từ hơn 200 năm ?
Có điều chắc chắc : ta không thể mơ hồ rằng thị trường tự do hôm nay sẽ ưu đăi người Việt, tặng cho riêng người Việt những ǵ nó không cho chính dân của các nước tư bản phát triển. Đối với người chung thân phận với người Việt, trong đó có người tây âu, đối với 4/5 nhân loại, cũng vậy.
Khi khoa học mù tịt, khi chính trị bất lực, khi trí tuệ đầu hàng
Khái niệm tự do dễ hiểu qua sự nghiệm sinh hàng ngày. Mỗi lần bực bội thấy ḿnh bị lấn áp, ta hiểu ḿnh tự do. Khái niệm b́nh đẳng khó hiểu hơn. Trong đời này, không đâu ta thấy có hai người b́nh đẳng với nhau. Tuy vậy, những cuộc đấu tranh giai cấp đẫm máu trong quá tŕnh h́nh thành và phát triển của nền dân chủ tư sản, những chế độ và chiến tranh thuộc địa, có thể đi tới diệt chủng như ở Mỹ, hai thế chiến, những chiến tranh đế quốc của Mỹ, Liên xô, nguy cơ tiêu diệt nhân loại qua chiến tranh hạt nhân, hoá học, sinh học... sự đau khổ, chết chóc của 4/5 nhân loại hôm nay, cũng đủ làm ta hiểu : lấy tự do của rừng già, dù là thông qua thị trường tự do, làm luật chơi giữa người với người là chuyện không thể chấp nhận. Con người dù sao vẫn là con người, one man one vote, not only on political rights ! Un homme fait de tous les hommes, qui les vaut tous et que vaut n'importe qui[55]. Phi lư ? Phi kinh tế ? 7 chính phủ các nước giàu mạnh nhất, với những phương tiện khoa học, kỹ thuật hiện đại khổng lồ, với sự trợ giáo của các bậc thầy kinh tế, vẫn bất lực trong ư muốn điều hoà kinh tế, mở đường cho sản xuất phát triển. Điều đó cho thấy rơ : cái lư tự nhiên của thị trường tư bản đă bắt đầu thắt họng kinh tế và xă hội của chính các nước tư bản hùng cường nhất. Thị trường tự do là xiềng nô lệ lớn nhất của nhân loại ngày nay. Qua nó con người lệ thuộc hành động và sản phẩm của chính ḿnh tới mức trầm trọng chưa từng thấy. Đó là sự phi lư nhất trong thời đại khoa học này. Sự bất lực của các chính khách cộng với sự cam phận, vuốt đuôi, của các nhà tư tưởng, của giới trí thức, trước những quy luật thép của thị trường là nền tảng của thái độ thờ ơ với chính trị, nghi ngờ và khinh bỉ chính khách, người trí thức, trong quần chúng tây âu ngày nay. Nôm na : chúng mày đă chấp nhận bất lực th́ chúng mày chạy theo quyền lực, danh vọng, để thủ lợi riêng, chẳng chính trị chính em, chẳng nhân nghĩa ǵ hết. Mà thế thật ? ! Thái độ đó mở đường cho những cuộc phiêu lưu nào, ta c̣n nhớ : Hitler, ta đang thấy : Le Pen.
V́ sao, tuy không có ông A nào bằng ông B, với tư cách người, ta vẫn thấy ta bằng mọi người, mọi người bằng ta ? Cái ǵ, trong quá tŕnh h́nh thành nhân cách của ta, khiến ta linh cảm điều ấy, khiến ta có khái niệm ấy ? Trong quá tŕnh h́nh thành tư duy của con người qua các thời đại, trong quá tŕnh h́nh thành tư duy của chính ta, người của thế kỷ 20, cái ǵ khiến ta thấy ta bằng mọi người, mọi người bằng ta ? Đây là vấn đề nan giải. Việt Nam có nhà triết học mácxít t́m hiểu nghiêm túc vấn đề này, Trần Đức Thảo. Ở châu Âu, có những phái như hiện tượng học, chủ nghĩa hiện sinh... Không thuộc phái nào, có cây bút xuất sắc của Hannah Arendt. V́ khoa học chưa giải đáp được hiện thực tâm linh ấy, v́ chính trị không giải quyết thoả đáng yêu cầu ấy, khát vọng b́nh đẳng giữa người với người phải nhường tôn giáo, triết học, văn học. Tự do, B́nh đẳng, Nhân ái ; Il y a plusieurs demeures dans la maison de mon Père[56] ; Chúng sinh đều vô tội ; Nhân sinh tứ hải gia huynh đệ ; Bốn ngh́n năm ta lại là ta... Khi cha mẹ vu vơ dậy ta : ở đời, phải ăn ở cho có t́nh, với bộ óc "khoa học", ta thấy phi lư. Với tấm ḷng người Việt, ta thấy phải vậy. Có lẽ v́ thế người cầm quyền thích nói chuyện đạo đức, ít khi sống và hành động phải đạo. Họ khéo vận dụng t́nh người vô hạn của người khác để phục vụ lư trí giới hạn của họ.
Tại sao ta không hiểu nổi chính ta trong khát vọng b́nh đẳng ? Phải chăng v́ kiến thức của ta chựng lại trong nguyên tắc của Aristote : A chính là A, Không A chính là không A. Ta không thể h́nh dung được A chính là không A, v́ không A là chuyện ngớ ngẩn nếu không có A, do đó không A chỉ là sự phủ định của A, không thể là chính ḿnh và, trong nghĩa đó, không A chính là A ! Ta sẵn sàng công nhận ta chính là ta, tuy không bao giờ định nghĩa được ta là ǵ, nhưng ta không dám chấp nhận : ta chưa là ta, ta chỉ có thể trở thành ta xuyên qua người khác, tuy đó là thực tiễn hàng ngày của ta, ngay ở mức thô sơ nhất : nồi cơm. Ta chỉ biết là kỹ sư, nhà toán học, giáo sư đại học, giám đốc nghiên cứu của CNRS, nhà kinh tế, xă hội học, triết gia, ta chỉ biết là người làm thuê, hoặc là nhà tư bản... ta chưa biết làm người ? chưa biết yêu ? Mặc dù, đă lâu rồi, ta biết ngẩn ngơ : Ḿnh với ta tuy hai mà một.
Ngày nay, không có nhân t́nh, không có đạo làm người, dù mù mờ, khả năng trước mắt của nhân loại là một loại dân chủ Athènes mức toàn cầu, trong đó một thiểu số thực sự tự do và b́nh đẳng với nhau trên cơ sở sự lệ thuộc có thể đẫm máu của đại bộ phận nhân loại. Phải chăng ta chủ quan mơ mộng khi ta không chấp nhận điều đó, không muốn nó xẩy ra. Chỉ v́, khi lỡ yêu, ta hiểu tư duy, ngôn ngữ, văn chương, nghệ thuật có được v́, bất chấp mọi sự khác biệt giữa người với người, bất chấp thị trường, bất chấp lôgíc h́nh thức, ta vẫn mải t́m con người tự do và b́nh đẳng với ta ? Chỉ v́, hơn cả tiền vốn, khoa học, kỹ thuật, ta cần chính trị, văn chương, nghệ thuật, để làm người, ta cần người để ta chấp nhận được chính ta, để ta trở thành ta ? Chỉ v́ ta cần em ?
Lố bịch ! Vô lư ! Hữu t́nh ! Thơ ! Thiền !
9-1992
Thời c̣n sống dưới chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực, có lúc Milan Kundera chỉ viết cho một độc giả duy nhất, dịch giả của ḿnh. Lúc đó, tác phẩm của ông tới độc giả nhờ bản dịch. Nay Kundera đă thành danh quốc tế. Ông vừa cho xuất bản tập tiểu luận Les testaments trahis[57]. Có đoạn ông lên án mănh liệt khuynh hướng thiếu thủy chung trong thuật dịch văn chương. Một nhà văn có khả năng và điều kiện làm chủ tác phẩm của ḿnh và những bản dịch là chuyện đáng mừng. Mừng cho nhà văn, mừng cho độc giả. Có nhiều nhà văn lớn rất sành ngoại ngữ, có thể viết thẳng tác phẩm của ḿnh bằng ngoại ngữ. Chẳng mấy khi họ tự dịch. Cũng lạ. Và đáng tiếc. Có lẽ đó là cách duy nhất để có bản dịch "thủy chung", có khi một cách bất ngờ. Như Marx viết lại bản dịch Tư bản luận của Roy, và thản nhiên tuyên bố : bản tiếng Pháp, do ông viết lại, có giá trị khoa học ngang với bản gốc tiếng Đức. Tới nay, đụng vấn đề, nhiều độc giả điên đầu, không khẳng định nổi bản nào "gốc" hơn bản nào. Cứ như truyện Cửu Âm chân kinh của Kim Dung ấy. Dù sao, thế giới văn chương đă co lại. Chẳng ai sành nhiều ngoại ngữ. Giao lưu văn hoá vẫn cần người dịch văn. Nghệ thuật dịch c̣n là đề tài đáng suy nghĩ.
Ngày nay, khốn nạn hơn "nghề" dịch văn, hiếm.
Ai thích làm giàu, nên tránh xa. Ở Pháp, đó là một nghề khốn khổ. Người được Giải dịch thuật quốc gia năm 1992 ở Pháp, v́ đă dịch toàn bộ tác phẩm của một nhà văn lớn của Bồ Đào Nha, đă thổ lộ trong báo Le Monde : tính theo giờ, lương không bằng lương người quét dọn thuê (femme de ménage). Đúng thế. Giá công đoàn (tarif syndical) hiện nay ở Pháp là 87 FF một trang 1500 kư hiệu. Người dịch giỏi, dịch cho nhà xuất bản lớn, dịch sách ăn khách, có thể hy vọng 130 FF một trang. Dịch cho "ra hồn" văn một tác phẩm hai, ba trăm trang có thể mất hơn cả năm. Dịch xong, có khi nhà xuất bản không thích bản dịch, hoặc không c̣n khả năng xuất bản văn chương ngoại quốc. Lúc đó, có thể toi công, ít nhất một phần lớn. Muốn thu hoạch khá, đều đặn, và đảm bảo hơn, nên quét dọn thuê. Chí ít cũng lợi cho ḿnh, cho người.
Ai thích danh vọng, không nên mất thời giờ dịch văn. Nghề này chưa mấy khi mang danh vọng đến ai cả. Có lẽ chỉ ở Việt Nam mới có chuyện Đoàn Thị Điểm nổi tiếng hơn Đặng Trần Côn. Nhưng Đoàn Thị Điểm đă thành danh trước Đặng Trần Côn. Ngày nay, khi một tác phẩm được chú ư, người ta nhớ tới tác giả, chẳng mấy ai nhớ tên dịch giả. Bạn đọc đoán thử tên một dịch giả của Nadine Gordimer hay Umberto Eco xem sao.
Ai thích an phận, càng nên xa chuyện dịch văn. Trớ trêu như "nghề" này, hiếm. Thành tâm đến mấy, cẩn trọng đến mấy, cũng trở thành kẻ phản bội, đối với một số độc giả, có khi đối với chính nhà văn. Xưa, khi Baudelaire công bố tác phẩm của Edgar Poe, thiên hạ liền nhao nhao lên án. Ngày nay, có nhiều bản dịch Edgar Poe khác, không mấy ai lẫn lộn Baudelaire với Edgar Poe. Tuy vậy độc giả Pháp vẫn thích đọc Edgar Poe qua bản dịch của Baudelaire.
Ai thích làm chính trị Việt Nam, và làm một cách ngu ngốc, có thể đầu tư vào chuyện dịch văn Việt Nam. Trên thế giới hôm nay, Việt Nam là một xó hiếm hoi mà dịch một tác phẩm văn chương có giá trị chính trị. Nhưng phải chấp nhận một tỷ lệ lời lỗ hạng bét : nó chỉ có giá trị ấy đối với vài ngài quan văn hủ lậu, ngày càng bất lực, và trong đà tiêu vong.
Thế mà c̣n khối người tứ xứ ham dịch văn, Trần mỗ đă có dịp gặp vài người, xin tặng họ bài này.
Theo báo Le Monde, Borges có lời tuyên bố thú vị về tác phẩm tiếng Pháp của ông : "Borges est une invention du traducteur[58]". Ông cũng có quan điểm sâu sắc về tác phẩm văn chương : "Il est absurde de supposer qu'un livre est beaucoup plus qu'un livre. Il commence à exister quand un lecteur l'ouvre[59]". J.P. Sartre đă phân tích tỉ mỉ vấn đề này trong tiểu luận Qu'est-ce la littérature[60] ? Borges c̣n đi xa hơn khi nói tư duy chỉ là "le rêve d'une ombre[61]".
Umberto Eco, đối với bản Le nom de la rose[62], đă tuyên bố đại khái : tôi thích thú khám phá, t́m hiểu một bộ mặt của tác phẩm của tôi mà chính tôi cũng không ngờ đến.
Hai nhà văn không nhỏ này coi bộ không hằn học như Kundera đối với những dịch giả của họ. Phải chăng v́ họ không có nhu cầu khẳng định ḿnh qua tác phẩm ? Đối với họ, điều ấy thừa ? Hoặc v́ họ có quan điểm cao cả hơn về văn chương ?
Hiện nay, ở Pháp, có hơn 50 bản dịch tác phẩm của Homère. Ai vô phúc đọc hơn một bản dịch, sẽ sửng sốt. Và có thể chết điếng. Bản nào chân chính, thủy chung ? Truyện Kiều đă có ít nhất 2 bản tiếng Pháp. Thế mà cách đây mấy tháng, một vị giám đốc UNESCO c̣n nỗ lực ủng hộ đăng một bản dịch Kiều qua thể alexandrin. Biến lục bát thành alexandrins ! Một chuyện "tếu" hiếm hoi. Nhưng, xét cho cùng, không tếu hơn chuyện biến Chinh Phụ Ngâm thành song thất lục bát. Ai có thời giờ đọc những bản dịch Kinh thánh của người Ky tô giáo sẽ hết sức ngạc nhiên. Và có thể hết phân vân về vấn đề dịch thuật. Kinh thánh mà con chiên dám dịch dường như tùy ư, nói chi đến văn người phàm mắt thịt. Bi hài kịch bé tí của người dịch văn ở đó. Không ai phí thời giờ dịch văn nếu không thiết tha tác phẩm ḿnh dịch. Nhưng đă dịch, ắt biến thành kẻ phản bội. Hiện tượng khôi hài này có thể hiểu được. Sự phát triển không đồng đều dường như là quy luật của cuộc sống. Trong văn chương, sự phát triển không đồng đều của tư duy có thể là nguồn gốc của những mâu thuẫn giữa nhà văn, độc giả, dịch giả. Nhưng có lư do cơ bản hơn.
Hiện nay, đă có khá nhiều người hiểu, trong văn chương, ngôn ngữ vừa có nghĩa vừa có t́nh, và đôi khi t́nh với nghĩa rắc rối không thua t́nh nghĩa... vợ chồng. Trong văn các nhà văn lớn, có khi nghĩa chửi t́nh, t́nh xuyên tạc nghĩa, và do đó nghĩa đậm t́nh, t́nh thấm nghĩa. Đó là nhận xét nổi tiếng của Paul Valéry : Il y a littérature lorsque le langage est en question[63]. Tra hỏi ngôn ngữ là tra hỏi một nền văn hoá, tra hỏi chính ḿnh. Có lẽ, đối với người dịch văn, không có giây phút nào hào hứng hơn giây phút ấy. Người đầu tiên dịch câu kinh thánh Au commencement était le Verbe thành Thoạt tiên có Ngôn ngữ hẳn đă sống cả một thời đại qua một giây phút hiếm hoi trong đời người. Không hiểu đă có ai dịch câu Je est un Autre của Rimbaud cho ra hồn chưa ? Nếu chỉ biết Ta là Tha nhân, không nên dịch.
Tiếc thay, trong văn chương, tác phẩm có ư độc đáo, hiếm. Không phải ai cũng là Nitzche, Dostoievsky, Kafka, Borges, Bierce, Sartre, Nguyễn Huy Thiệp... B́nh thường, nhà văn có bản lĩnh chia xẻ một số giá trị tiến bộ của nhân loại đương thời và có khả năng tra hỏi ngôn ngữ của ḿnh, bắt nó lột xác, biến những giá trị ấy thành ngôn ngữ chung của một cộng đồng. Trong hoàn cảnh ấy, dịch giả không được thú vị thể hiện một tư tưởng mới, chỉ được cái thú thể hiện tấm ḷng của một người. Điều ấy thực tế chăng ? Với giá nào ?
Nhà văn thể hiện ḿnh qua phong cách viết của ḿnh. Người cầm bút trở thành nhà văn khi tạo phong cách viết riêng. Đă là phong cách riêng, không ai bắt chước được. Đă không ai bắt chước được, ngay trong ngôn ngữ gốc, làm sao dịch được ? Thế mà thế. Không ai có thể bắt chước cách viết của một nhà văn, nhưng chuyện dịch tác phẩm văn chương vẫn có ư nghĩa, có giá trị, vẫn nên làm. Không ai, kể cả Picasso, có thể vẽ lại Guernica. Không ai, kể cả Nguyễn Huy Thiệp, có thể viết lại Tướng về hưu. Tại sao vậy ? Không phải v́ ngày nay không ai có khả năng vận dụng những kỹ thuật tạo tranh của Picasso, hành văn của Nguyễn Huy Thiệp. Chỉ v́ Guernica đă được một người vẽ đúng lúc đó, trong hoàn cảnh đó, cách đó.Chỉ v́ Tướng về hưu đă được viết lúc đó, trong hoàn cảnh đó, với giọng văn đó. Và lúc đó, trong hoàn cảnh đó, vẽ cách đó, viết cách đó, thể hiện được đ̣i hỏi nhân cách của con người. Sự trùng hợp ấy chỉ có thể xẩy ra một lần, ở một nơi, trong một nền văn minh. Nó đi vào di sản văn hoá của con người. Do đó, như nhiều người đă từng nhận xét, tác phẩm có đời sống riêng, độc lập với tác giả. V́ thế, ngày nay, dù Nguyễn Huy Thiệp nhại văn của chính ḿnh, cũng không viết lại được Tướng về hưu. Cũng v́ thế, Tướng về hưu có thể dịch được. Nó không đ̣i hỏi dịch giả nhại văn phong của Nguyễn Huy Thiệp trong tiếng Việt. Làm sao làm được ? Nó "chỉ" đ̣i hỏi dịch giả thể hiện, trong một ngôn ngữ khác, thái độ của một người trước thời đại của ḿnh xuyên qua cách sử dụng ngôn ngữ của ḿnh. Khốn nạn thay, và may thay, nếu thái độ của một người trước thời đại của ḿnh có nhiều điều người khác có khả năng hiểu, khả năng thông cảm, th́ thời đại của Nguyễn Huy Thiệp, ngôn ngữ của Nguyễn Huy Thiệp không phải là thời đại của người Pháp, không phải ngôn ngữ của người Pháp. Người dịch văn Nguyễn Huy Thiệp ra tiếng Pháp không thể chỉ nhại cốt truyện, ư tưởng, cấu trúc, âm nhạc, nhịp điệu trong văn Việt Nam của Nguyễn Huy Thiệp. Nếu chỉ có vậy, chán ngắt, không mấy nhà xuất bản văn chương dám đăng, không mấy độc giả cảm nhận được văn của Nguyễn Huy Thiệp. Phải khơi được trong độc giả Pháp một thái độ tương đương đối với thời đại của chính người Pháp (điều này có thể, v́ thời đại của riêng từng người có một mẫu số chung, thời đại này, con người hôm nay), qua chính ngôn ngữ Pháp (điều này chỉ có thể thực hiện được từ đáy ḷng tiếng Pháp). Phải tra hỏi được chính tiếng Pháp, như Nguyễn Huy Thiệp đă tra hỏi tiếng Việt. Tóm lại, phải thực sự dịch văn.
Thái độ của một nhà văn trước thời đại của ḿnh, đối với thân phận của ḿnh và của đồng loại, làm sao xác định được, khi nó chỉ thể hiện qua văn phong ? Thường thường, chính nhà văn cũng rất lờ mờ, thậm chí hời hợt ở điểm này. Mấy ai tin rằng La Comédie Humaine[64] của Balzac vĩ đại v́ nó thể hiện tư tưởng quân chủ của ông ? Những nhà văn vừa làm chủ tư tưởng của ḿnh, vừa làm chủ ng̣i bút của ḿnh, như J.P. Sartre, rất hiếm. Để hiểu câu "L'enfer, c'est les autres[65]" trong Huis-clos, ta có thể dựa vào khái niệm l'Être-pour-Autrui[66]trong l'Être et le Néant[67]. Ta dựa vào đâu để xác định nội dung tư tưởng của một h́nh thức hành văn ? Vào cách cảm nhận của ta. Nhà văn thể hiện ḿnh trong thời đại của ḿnh xuyên qua một phong cách cá biệt sử dụng ngôn ngữ của thời đại ấy. Ta cảm nhận điều ấy qua cách (cũng cá biệt) ta tiếp xúc giọng văn ấy. Người viết chỉ có thể viết chính ḿnh. Người đọc có thể hiểu ư của người viết một cách "khách quan", khi ư đó được thể hiện một cách "khách quan", bằng ngôn ngữ trong dạng "khách quan" của nó, tóm lại, khi một ư tầm thường được diễn tả qua ngôn ngữ tầm thường (lieu commun). Khi t́nh ư của tác giả chỉ thể hiện qua phong cách viết, độc giả không thể hiểu, trong nghĩa b́nh thường, chỉ có thể cảm. Không có cảm giác khách quan. Con người chỉ có thể cảm chính ḿnh. Nghệ thuật dịch đẹp, và khốn nạn, ở đó. Người dịch trước nhất là độc giả, sau là người viết lại, trong một ngôn ngữ khác, những ǵ ḿnh hiểu và cảm nhận được từ tác phẩm. Do đó, ngoài ngữ nghĩa thông thường, người dịch chỉ có thể viết chính ḿnh. Nhưng dịch giả "là" dịch giả, không thể "là" tác giả. Dịch giả có thể có nhiều suy nghĩ, cách phản ứng, cư xử và viết rất khác tác giả, không thể dùng tác phẩm của bất cứ ai để thể hiện chính ḿnh. Vậy, trong bản dịch một tác phẩm, cái ḿnh ấy là cái ḿnh nào ? Có nhiều người không ngờ đến, mỗi người có hằng hà sa số cái ḿnh. Mỗi người có một cái ḿnh cá biệt. Khi có nhu cầu viết "chính ḿnh", nên viết thẳng những ǵ ḿnh muốn viết, không nên đi t́m t́nh ư ở đâu khác ngoài cái đầu của ḿnh, không nên dịch văn của người khác. Chỉ thế mới có khả năng tạo một lối viết riêng, khả năng hành văn. Nhưng rơ ràng, lúc dịch văn, ngay trong khi ta viết lại tác phẩm của người khác, ta chỉ có thể viết chính ḿnh. Thế th́ cái ḿnh ấy là ai ? Nó không là cái "ḿnh cá biệt" kia nữa. Nó là cái "ta" h́nh thành trong giây phút ta tiếp cận tác phẩm của người khác. Do đó nó vừa là ta, vừa không hẳn là ta, và cũng do đó, bản dịch vừa là tác giả, vừa không hẳn là tác giả. Nó là tác giả qua sự cảm nhận của độc giả. Nó là :
Ḿnh với ta tuy hai mà một,
Ta với ḿnh tuy một mà hai
bởi v́ ta với ḿnh chung một ngôn ngữ. Có thể trớ trêu không thua t́nh yêu.
V́ dịch giả có thể xúc động mănh liệt trong lúc cảm nhận tác phẩm của người khác, nó có thể tái tạo sự xúc động ấy trong một ngôn ngữ khác. V́, qua tác phẩm, ta may mắn gặp một người, ta kêu gọi loài người t́m nhau. Tính chất văn hoá, nghệ thuật của dịch thuật ở đó.
Theo luật pháp nước Pháp, dịch giả được coi như một tác giả, ít nhất ở điều này : có quyền cấm nhà xuất bản in tên ḿnh trên tác phẩm. Ngược lại, dịch giả thực sự là lính đánh thuê. Nhà xuất bản luôn luôn giành quyền sửa chữa bản dịch. Khi dịch giả không chấp nhận sửa chữa theo ư nhà xuất bản, dịch giả chỉ c̣n quyền rút tên. Bản dịch của ḿnh sẽ bị người khác sửa và đứng tên. Điều này đúng không chỉ trong dịch thuật. Trong nhiều lănh vực khác, thí dụ nghệ thuật viết kịch bản, cũng vậy. Ai cũng biết kịch bản phim Freud của John Huston, cơ bản do Sartre sáng tác, nhưng lại do người khác đứng tên. Ngược lại, Sartre có quyền cấm dựng vở kịch Les mains sales[68]trong các nước tư bản v́ ông cho rằng, trong t́nh h́nh nào đó, thời chiến tranh lạnh, dựng vở kích ấy ở các nước ấy là khoác cho nó một ư nghĩa chính trị ngược với ư nghĩa của nó. Qua đó, ta thấy luật pháp và thực tế có thể chửi nhau. Dù sao, không nên lẫn lộn nhà văn với dịch giả. Một người sáng tạo một phong cách viết mới trong một nền văn hoá. Một người mang một nhân cách, có thể mới, có thể không mới nhưng vẫn giàu nhân cách, của một nền văn hoá chia xẻ với một nền văn hoá khác. Do đó, cả hai đều tạo giá trị. Trong nghĩa đó, coi dịch giả như một loại tác giả, không hoàn toàn vô lư.
Dù sao, tác phẩm trở thành văn chương do kích thước lịch sử độc nhất vô nhị nói trên. Do đó, tác phẩm văn chương luôn luôn gắn với tác giả sáng tác nó. Bản dịch hay mấy cũng chỉ là bản dịch : nó không thể có kích thước lịch sử kia. Có thể v́ vậy nhiều người coi dịch giả như cái bóng của nhà văn. Điều ấy đúng chăng, có thể thực hiện được chăng ? Điều đó đúng trong nghĩa : dịch giả, cũng như bản thân tác giả, không thể tái tạo tác phẩm trong kích thước lịch sử của nó. Điều đó sai trong nghĩa : bản dịch là một bản sao mờ nhạt hay lệch lạc của nguyên tác.
Dịch giả không thể là bóng của nhà văn. Bóng của nhà văn lẽo đẽo theo nhà văn khi nắng trời. C̣n bóng của tác phẩm, khi có, là cái bóng ngủ trên quầy sách khi tác phẩm được chưng dưới ánh đèn, trong tiệm sách. Dịch giả chỉ có thể "là" bóng của một cái bóng ! Chính v́, qua tác phẩm của ḿnh, nhà văn chỉ là một cái bóng nên có thể "nhập" vào hồn người khác. Nhưng cũng v́ vậy, nó chỉ có thể nhập hồn người với tư cách lờ mờ của một cái bóng. Tác phẩm nghệ thuật chỉ h́nh thành qua quá tŕnh đó, và chỉ có thể tồn tại nhờ hiện tượng đó. Đó là ư nghĩa của hai nhận xét trên của Borges. Nhà văn lớn không chỉ "có" một vài cái bóng lẽo đẽo theo ḿnh, mà có hàng triệu cái bóng quây quần trong thế giới ngôn ngữ ḿnh khởi tạo, trong đó có bóng của những dịch giả. Trên đời này chỉ có một loại sách luôn luôn thủy chung với tác giả viết ra nó. Loại sách đó không cần dịch giả để tới người khác. Đó là sách toán. Trên đời này cũng chỉ có một loại ngôn ngữ thủy chung với nội dung người sử dụng nó đă trút vào nó, đó là ngôn ngữ lập tŕnh trong máy tính. Loại ngôn ngữ này được nhận diện bởi một định tŕnh gọi là định tŕnh biên dịch. Định tŕnh ấy, ngày nay, không ai bỏ công viết, chỉ cần kê văn phạm và ngữ vựng, rồi dùng máy, sẽ tự động tạo ra một ông thầy chấm điểm tuyệt vời, không bao giờ nhầm lẫn. Nhưng xưa nay, chỉ người mới có khả năng dịch văn thành văn.
Điều ấy có nghĩa : ngôn ngữ vừa là cá nhân từng người, vừa là cộng đồng những người chung ngôn ngữ. Rộng hơn, nó có nghĩa : văn hoá vừa là cá nhân từng người, vừa là cả nhân loại. Ngoài mâu thuẫn ấy, nghệ thuật hành văn, nghệ thuật dịch, vô nghĩa, vô t́nh. Hoài băo "ḿnh là chính ḿnh" qua tác phẩm của ḿnh của nhiều nhà văn, là một ảo vọng, ảo vọng của các nhà văn hồi thế kỷ thứ 19. Nay, ngày càng ít người đeo đuổi ảo vọng ấy. Từ đó tới nay người ta đă hiểu được đôi điều : một quyển sách, tự nó, chỉ là một tập giấy lem nhem mực, chẳng "có" t́nh ư ǵ hết, càng chẳng có khả năng lưu trữ một con người. Tác phẩm h́nh thành khi có người đọc, tái tạo nó trong thế giới tinh thần của loài người, xuyên qua một con người. Do đó, có hai người đọc một tiểu thuyết là đă h́nh thành hai tác phẩm khác nhau, có khi một cách khủng khiếp. Tác phẩm hay, khác best-seller tầm thường ở đó, chính là tác phẩm càng nhiều người đọc càng khơi nhiều cách cảm nhận, suy luận, càng nới rộng chân trời sáng tạo của con người. Nhà văn đích thực, nhà văn lớn ở chỗ ấy.
Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như ?
Phải là đại văn hào mới biết thốt câu hỏi ấy, ngay từ thời xa xưa ấy. Ta có thể khẳng định : ngày nào nỗi đau nhân t́nh của Tố Như c̣n là một trong những nỗi đau của nhân loại, ngày ấy Tố Như c̣n "là" Tố Như, trong mắt người khác, v́ c̣n người có lư do khóc Tố Như. V́ vậy ngày nay c̣n người cặm cụi dịch lại Homère, Shakespeare, Kafka, Kiều... V́ trước khi biết dịch văn phải biết đọc văn, biết làm người.
Có lẽ ngày nay hiếm có nơi nào c̣n lắm người đeo đuổi hoài băo trên một cách thiết tha như ở Việt Nam. Điều ấy có ư nghĩa của nó. Xưa nay người Việt trọng văn hơn vơ, hơn tiền. Suốt cả thế kỷ này, ở Việt Nam, viết văn không phải chuyện đùa, có khi đi tù, có khi mất mạng. Trong hoàn cảnh ấy, nhu cầu khẳng định ḿnh một cách tuyệt đối, quyết liệt, qua văn chương, biểu hiện sự tự trọng của con người. Nó đáng quư, đáng trọng. Nó là một giá trị nhân bản trong hoàn cảnh ấy.Trong hoàn cảnh khác, nhu cầu đó thường khiến con người mở toang của đi vào thế giới mênh mông, lạ lùng này, xem xét, t́m hiểu đời và người. Qua đó, hiểu thêm chính ḿnh, hiểu được tính chất mở, năng động, tổng hợp, của giá trị, của nhân cách, của văn chương. Chuyện ấy không thể thực hiện được ở Việt Nam. Trong hoàn cảnh Việt Nam, h́nh ảnh nhà văn mê man từng câu, từng chữ, từng dấu chấm, dấu phẩy thoát thai từ ng̣i bút của ḿnh, thiêng liêng hoá tác phẩm của ḿnh, và do đó tê liệt hoá nó, là một h́nh ảnh đẹp. Đẹp trong buổi bừng tỉnh của ư thức, với những khát khao làm người của nó. Nhưng nếu ngừng ở đấy, nếu chỉ có bấy nhiêu, làng văn Việt Nam chưa thể hoà nhập vào thế giới, v́ ngày nay, kích thước của con người, và do đó kích thước của văn chương không thể thu hẹp trong phạm vi một cái làng. Dù làng ấy ở Hà Nội hay Paris. Đối với dịch giả cũng vậy. Người ngoại quốc muốn dịch văn Việt Nam thành văn, phải hiểu, hoặc cảm rằng người Việt là một bộ phận cấu tạo nhân cách của thời đại này. Người Việt muốn dịch văn Việt Nam phải muốn làm người Việt ngang tầm thời đại. Đương nhiên, đó là điều kiện cần thiết, chưa đầy đủ.
11-1993
Xưa Lư Bạch ngất ngưởng vào hậu cung uống rượu, ngâm thơ với Thiên tử và Quư Phi. Cách đây không lâu, bộ trưởng bộ nội vụ Pháp đ̣i bắt J.P. Sartre, tổng thống De Gaulle chỉ nhếch mép : "On n'arrête pas Voltaire[69]". Giáo chủ Khomeiny kết án tử h́nh Salman Rushdie, nhiều nước liền bảo vệ Rushdie. Đủ thấy nghệ sĩ, nhà văn được kính nể tới mức nào. Có lẽ chỉ có nhà khoa học mới được quư trọng như thế.
Thiên hạ kính trọng nghệ sĩ lớn, nhà khoa học lỗi lạc, dĩ nhiên v́ họ có tài. Nhưng, cơ bản hơn, có lẽ v́ họ là người tự do, phóng khoáng, dám phụng sự sự thật của ḿnh. Phải tự do trong tư tưởng, nhà khoa học mới có khả năng vượt những kiến thức vững chắc sẵn có, những thành kiến của thời đại ḿnh, mở rộng chân trời hiểu biết của nhân loại. Phải tự do trong tư tưởng, nghệ sĩ mới có khả năng vươn ḿnh ra khỏi khuôn sáo, sáng tác nghệ thuật. Cả hai sẵn sàng trả giá cho quyền tự do sáng tạo. Người thường, dù không hiểu, không thưởng thức được tác phẩm của họ, vẫn kính trọng họ v́ vậy. Và sẵn sàng thông cảm vài tật cố hữu của họ.
Xưa, nhà bác học nổi tiếng đăng trí, quên đầu quên đuôi, hầu như không đếm xỉa tới người sống quanh ḿnh. Ít ai trách, ít ai khó chịu. Sự đăng trí ấy không có tính khinh người. Xưa nay, nhà khoa học lỗi lạc thường có đức tính khiêm tốn.
Xưa và nay, nghệ sĩ lớn (hoặc đầy hứa hẹn) thường nổi tiếng ngạo mạn, phớt đời, thậm chí khinh người. Sống tự do, bất cần đời, là nếp sống quen thuộc của một số nghệ sĩ.
Cùng một tinh thần tự do, phóng khoáng, cùng một năng lực sáng tạo, cùng một sự dũng cảm sống không nhân nhượng cho niềm tin của ḿnh, sao có thể dẫn tới những phong cách trái ngược như vậy ? Dĩ nhiên, có thể do cá tính. Nhưng tính phổ cập của những đặc điểm kia có lư do. Lư do ấy ở ngay trong nội dung sáng tác.
Nhà khoa học sáng tạo kiến thức về tự nhiên. Kiến thức ấy đúng hay sai không tùy thuộc chủ quan của con người, có thể khẳng định qua thực nghiệm. V́ thế, xưa nay người ta vẫn nghĩ làm khoa học là đi t́m sự thực. Sự thực của nhà khoa học có thể t́m được v́ nó có thực, ngoài trí tưởng tượng của họ, của ta, của mọi người. Nhà khoa học không cần sự ưng thuận của người khác để khẳng định phát minh của ḿnh đúng.Bạn tri kỷ không là giá trị cần thiết đối với khoa học. Đối với người làm khoa học, chứng minh được một giả thuyết nào đó sai, quan trọng và có giá trị không thua t́m ra một quy luật đúng. Người làm khoa học khiêm tốn không v́ nghi ngờ kiến thức ḿnh tạo ra. Chỉ v́ khả năng hiểu biết càng vô tận, cuộc đời càng ngắn ngủi. Nhưng khi nhà khoa học t́m được một sự thực, sự thực ấy măi măi sống với nhân loại. Ngày nay trẻ con khắp thế giới vẫn học định lư của Pythagore...
Khác hẳn nhà khoa học, người nghệ sĩ không bao giờ sáng tác được một sự thật có thể chứng minh. Do đó, nghệ sĩ thường bất măn với tác phẩm của ḿnh, không thấy cái nào nói được hết sự thật của ḿnh. Dễ hiểu, sự thật đó không có cơ sở tự nhiên, càng không tùy thuộc "thiên tài" của nghệ sĩ. Nghệ sĩ sáng tác những giá trị nghệ thuật, những giá trị thuần nhân tính. Những giá trị ấy chỉ trở thành giá trị xuyên qua người khác.Tác phẩm trở thành tác phẩm khi có người (ngoài tác giả) thấy nó đáng gọi là tác phẩm. Tốt nhất, được cả nhân loại cảm kích. Không th́ một dân tộc, hay một nhúm người, cũng được. Tối thiểu, phải có người thứ hai. Nghệ sĩ thường ước mơ người tri kỷ v́ vậy. Tính chất văn hoá, tính chất chính trị của nghệ thuật, cơ bản ở đó. Nghệ sĩ "lệ thuộc" người khác tận xương, tận tủy, ngay trong cốt lơi của nghệ thuật. Nhưng chính sự "lệ thuộc" ấy là sức mạnh phi thường của nghệ thuật. Cho tới gần đây, uy tín, ảnh hưởng trực tiếp vào nhân loại của nhà bác học không thấm thía ǵ so với một đại văn hào. Sự lệ thuộc vinh quang khủng khiếp này có thể là cơ sở của sự ngạo mạn, tính phớt đời, bất cần người, của một số nghệ sĩ lớn, hoặc sẽ lớn. Đó là phản ứng tự vệ dễ hiểu. Nghệ sĩ, đặc biệt người có tài, có năng khiếu sáng tạo, cần tuyệt đối tin ḿnh, cần phớt đời, mới sáng tác được giá trị mới trong nghệ thuật, ít khả năng được cảm nhận ngay như giá trị. Nhưng chỉ có đời, chỉ có người mới biến được niềm tin nghệ thuật kia thành giá trị thực thụ. Không có ǵ quyết liệt hơn niềm tin nghệ thuật, v́ chẳng có ǵ mong manh hơn. "Bất tri tam bách dư niên hậu"...
Sự ngạo mạn, tính phớt đời, thậm trí khinh người của nhà văn, là một hiện tượng tương đối mới. Trong văn học nước ta, trước thế kỷ 20, không mấy nhà văn có đức tính ấy. Nổi bật, có Hồ Xuân Hương. Sau phải tính tới Cao Bá Quát. Một người vợ lẽ, một nhà thơ theo nông dân làm loạn, hai kẻ thuộc thành phần "bất lực" của xă hội phong kiến. Trong thế kỷ 20, hiện tượng này bắt đầu phát triển. Ngày nay, ngoài giới bồi bút, nó đă phổ biến ? Hiện tượng này không ngẫu nhiên, trong tính lịch sử của nó. Con người là một tổng thể, một cá nhân trước một thời đại. Cách ứng xử của nhà văn không hoàn toàn độc lập với quan điểm nghệ thuật của nó. Thái độ ấy thể hiện ǵ, trong hoàn cảnh nào ?
Nước ta không có truyền thống lư luận văn học, không sản sinh trường phái văn chương có hệ luận một cách hệ thống. T́m hiểu vấn đề này trong văn học Pháp có lẽ dễ hơn. Điều nổi bật, hiện tượng này ở Pháp ... cũng mới.
V́ tự do sáng tác là quyền bất khả xâm phạm của con người, v́ sáng tạo là nội dung cơ bản của nghệ thuật, có nhà lư luận văn học bảo vệ tinh thần và quyền vô trách nhiệm của nghệ sĩ. Chúng ta c̣n nhớ, Serge Gainsbourg cuốn một tờ giấy 500 F châm thuốc lá, ngay trên đài truyền h́nh, chẳng coi pháp luật của nhà nước ra ǵ cả. Thái độ ấy, ngày nay, đă thường t́nh. Trong lịch sử văn học Pháp, thái độ văn học này h́nh thành trong thế kỷ 19, trong một nhánh của trào lưu văn chương và nghệ thuật lăng mạn. Nó manh nha trong tác phẩm trữ t́nh của Châteaubriand, Lamartine, Bernadin de St Pierre, Alfred de Musset... Nó kết tinh qua những phái văn học chủ trương "nghệ thuật v́ nghệ thuật" như nhóm thơ Parnassien. Nó sản sinh vài nhà thơ lớn như Beaudelaire, Rimbaud. Nó trùng hợp với một giai đoạn phát triển của nền văn minh tư bản, lúc sự bành trướng của khoa học, kỹ thuật, kinh tế, áp đảo tiếng nói của văn học,nghệ thuật, tiếng nói văn hoá của con người. Nó là tiếng nói của nhà văn rút lui ra ngoài ṿng đấu tranh trong xă hội, tự nhốt ḿnh trong tháp ngà của nghệ thuật để sáng tác, t́m lối thoát cá nhân, riêng lẻ. Điều ấy không có nghĩa sáng tác của họ không có giá trị nhân bản. Bất cứ tác phẩm nghệ thuật đích thực nào cũng khơi một khía cạnh của con người và, do đó, có ảnh hưởng vào xă hội, có tác dụng chính trị, dù gián tiếp. Tiếng nói của các nhà văn kia, tối thiểu cũng thể hiện thái độ phản kháng của con người đối với một khía cạnh phi nhân của một thời đại. Trong thế kỷ 20, khuynh hướng tư tưởng này khai sinh trường phái siêu thực. Trường phái này mau chóng ngắc ngoải, tan ră, do một mâu thuẫn nan giải : nó vừa chủ trương tự do tuyệt đối trong sáng tác để mở đường cho con người cảm nhận những sự thật siêu thực, vừa chủ trương trách nhiệm thiết thực với đời, với phong trào cách mạng của quần chúng thời ấy.
Nh́n cả thế kỷ 19 và đặc biệt thế kỷ 20 ở Pháp, đây không phải khuynh hướng tư tưởng trọng tâm của thời đại. So với hai ḷ sát sinh vĩ đại (hai thế chiến), cuộc vùng dậy của thuộc địa, những tháp ngà tư tưởng và nghệ thuật không mấy hấp dẫn. Đặc điểm lớn nhất, về mặt này, ở Pháp, của thế kỷ 20 là : hầu hết trí thức, văn nghệ sĩ có bản lĩnh đều đă dám lấy trách nhiệm với đời, dám dấn thân vào cuộc đấu tranh của nhân loại, dám cặm cụi, lần ṃ, dám thực hiện điều Sartre gọi là "nghề làm người[70]". Chỉ khoảng 20 năm nay, sự thối nát từ ruột ra mặt của chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực mới làm tan nát trào lưu văn học ấy, khiến trí thức, văn nghệ sĩ lùi về tháp ngà cô đơn, bất lực xưa, khiến diễn đàn văn học ngày càng tẻ nhạt, hoặc rỗng tuếch khi mang tính đại chúng, hoặc bí hiểm khi đóng cũi trong những xóm làng văn chương, đến mức trí thức Mỹ, có người than rằng ngày nay, trong văn học Pháp không c̣n nhà tư tưởng, nhà văn có tầm cỡ. Tuy ngày nay, ở Pháp, không thiếu cũi nghệ thuật. Nhưng, ngày nay, ở những xứ như Pháp, khuynh hướng ấy không thể hiện sự phản kháng của nhà văn và nghệ sĩ đ̣i hỏi tự do sáng tác như xưa. Điều đó, họ có thừa. Nó thể hiện sự vỡ mộng, thất vọng, cô đơn, bất lực. Một cách t́m lối thoát thân một ḿnh. Vô vọng. Nhưng c̣n hơn xa các ngài cúp đuôi chạy theo chiều gió thổi. Ngay trong khuynh hướng ấy, một tài năng đích thực cũng mở cho ta một cánh cửa sổ vào một khía cạnh của nhân cách.
Như ta thấy, sự ngạo mạn, ư thức vô trách nhiệm của nhà văn có ư nghĩa khác nhau, tùy hoàn cảnh lịch sử. Ở ta đặc điểm lớn nhất của hoàn cảnh ấy là chưa bao giờ nhà văn Việt Nam được tự do sáng tác. Trong hoàn cảnh ấy, thái độ ngạo mạn, tinh thần vô trách nhiệm, vừa thể hiện sự tự trọng của con người (đối với cá nhân ḿnh, không nhất thiết đối với người khác, giới hạn ở đó), vừa thể hiện sự bế tắc tư tưởng. Nó thể hiện con người xé lẻ, cô đơn, bất lực. Khi con người chấp nhận sự cô lập và sự bất lực, tính ngạo mạn, vô trách nhiệm trở thành một h́nh thái bảo vệ cá tính, nhân cách của ḿnh. Nó có giá trị ở đó, nó giới hạn ở đó. Nó lẫn lộn hai giá trị nhân bản khác nhau : tự do sáng tác, một quyền cơ bản của con người, và sống tự do trong ḷng một cộng đồng người tự do, một quyền cơ bản khác, khó thực hiện hơn, v́ nó đ̣i hỏi biết tôn trọng, bảo vệ tự do và nhân cách của người khác, đ̣i hỏi tinh thần trách nhiệm. Giá trị thứ nhất thuộc lănh vực nghệ thuật. Giá trị thứ hai thuộc lănh vực văn hoá, do đó, luôn luôn trực tiếp có ư nghĩa chính trị. Không phải t́nh cờ mà nhà văn bảo vệ giá trị ấy hay thăm tù. Hai giá trị ấy thống nhất và mâu thuẫn ở chỗ nào, v́ sao, đáng là đề tài cho các nhà lư luận văn học suy ngẫm. Bổ ích hơn những vụ đấm đá, xỏ xiên vặt trong làng văn. Ít nhất, hai bộ mặt ấy của tự do thống nhất ở điểm này : muốn làm nhà văn, phải chấp nhận sống với đồng loại trong lănh vực sâu sắc, thầm kín, cơ bản nhất, vừa cá nhân vừa cộng đồng, của con người, lănh vực ngôn ngữ. Nó có giá trị nhân bản, có ư nghĩa chính trị, ở đó. V́ nó thầm kín, có thể ngụy trang được. V́ nó nhân bản, không thể ngụy trang được một cách tuyệt đối. Ngu mấy đi nữa, các quan văn ở ta cũng biết nhận diện đối thủ của họ. Nhưng hai bộ mặt ấy của tự do cũng mâu thuẫn. Tự do sáng tác là nửa ảo của tự do, tự do trừu tượng, rất dễ biến thành huyền thoại. Biết bao thiên tài đă âm thầm mai một... Biểu hiện khách quan của tự do là hành động, là quyền, cùng với người khác, quyết định tương lai, kể cả tương lai nghệ thuật, của chính ḿnh, của đồng loại. Quyền và bổn phận thực thụ chia xẻ với đồng loại quả đất này, đất nước này, cuộc đời này, ngôn ngữ này, thân phận hôm nay. Quyền ấy, dĩ nhiên cũng phải trả giá. Không ai yêu cầu nhà văn trả giá cho cả hai, nhất là chính quyền. Đối với chính quyền, nhà văn dám trả giá cho một trong hai giá trị đó, cũng đủ mệt. Nhà văn có thể có khả năng viết một thuyết tŕnh dài đằng đẵng về tự do, nhưng không có nhu cầu trả giá cho tự do đích thực trong cuộc sống. Muốn sống tự do một cách toàn diện, phải trả giá toàn diện, không những trong trừu tượng của tư duy, của nghệ thuật, mà c̣n phải trả giá quan hệ hàng ngày với người đời. V́ tự do là tự do đối với, cùng với, người khác. Trên hoang đảo của Robinson, chỉ có một con vật lang thang giữa cỏ cây và thú vật, không có con người tự do, không có nghệ thuật. Trong tháp ngà của nhà văn, có một giấc mộng không có ǵ, v́ chưa có ai, đảm bảo sẽ có ngày hiện thực. Mong manh biết mấy, sự nghiệp văn chương ! Mong anh biết mấy, niềm tin nghệ thuật !
Một đặc điểm của chế độ quản lư văn học ở nước ta, chính là xé lẻ, chia rẽ, cô lập con người, biến nó thành một loại thú cô đơn, bất lực, khinh nhau, nghi nhau, ŕnh ṃ nhau, hại nhau trong bóng tối. Chỉ thế mới mong diệt được văn hoá, nghệ thuật, chính trị. Chế độ ấy, khi nó không c̣n sức ngăn cấm tự do sáng tác, không mong muốn ǵ hơn là nhà văn tự biến thành tháp ngà, hoặc tụ lại thành bộ lạc nho nhỏ. Trong hoàn cảnh ấy, dám tự do sáng tác, dĩ nhiên đáng quư, đáng trọng, đáng được bảo vệ. Nhưng có lẽ cấp bách, quan trọng hơn, là sống tự do v́ một cộng đồng người tự do, sống đầy đủ tư cách của con người trong ḷng xă hội, của công dân, ngay trong lănh vực nghệ thuật. Chính điều ấy mở đường cho những giá trị mới lạ của nghệ thuật, khi có, đi vào cuộc sống, biến thành văn hoá, thành giá trị phổ biến, thành người đời. Không phải t́nh cờ mà trong văn học của nhân loại, đại bộ phận những nhà văn được yêu mến, quư trọng và, quan trọng hơn cả, được đọc rộng khắp và lâu đời, chính là những nhà văn vừa biết sống tự do, vừa biết sáng tạo. Ở họ, sống với người đời và sáng tác nghệ thuật là một. Nghệ thuật của họ tô điểm hành động, cuộc sống của họ đến mức, có khi, cuộc sống ấy biến thành nghệ thuật, nghệ thuật làm người, trong ḷng nhân loại, với đầy đủ cá tính và nhân tính của con người.
11-1993
Mục đích đầu tiên của người làm chính trị là nắm chính quyền. Quyền lực là nội dung cơ bản của chính trị. Do đó người làm chính trị bàn về chính trị, hiếm. Ngược lại, người bàn về chính trị ít khi thành công trong chính trường. Có nhiều người đă từng nắm chính quyền. Chẳng mấy ai để lại thanh danh. Nhưng cũng có người được tưởng nhớ hàng thế kỷ sau khi họ mất. Tại sao ?
Ngày nay bàn về chính trị, quả là khờ. Trên thị trường quốc tế, đó là món hàng ế ẩm vào bậc nhất. Tuy vậy, thỉnh thoảng nên biết ngây thơ. Để thấy điều mới lạ trong hiện thực, để thấy điều hiển nhiên vùi lấp dưới thành kiến. Hơn thế, xưa nay, chỉ có chính trị mới giải quyết được những khủng hoảng của xă hội, của thời đại. Vậy chính trị là ǵ, làm chính trị là làm ǵ, mà khiến chính khách dễ được kính mến, dễ bị khinh bỉ đến thế ?
Trong tiếng Việt, "chính" nghịch "tà", "ngụy". Như thế, trong ngôn ngữ ta, và do đó, trong tư duy và t́nh cảm của ta, chính trị gắn với đạo đức. Điều ấy dễ tạo điều kiện h́nh thành loại quyền lực nặng tính tôn giáo. Nhưng đạo đức của người Việt ít tính tôn giáo (trong nghĩa t́m nhân cách của ḿnh ở một đấng siêu nhân). Ba hệ tư tưởng cổ truyền của người Việt, Phật, Khổng, Lăo, đều không có nội dung tôn giáo. Trong thực tế, xưa nay, ngoài Thiên chúa giáo, xă hội Việt Nam không có tôn giáo nào biến thành tổ chức quyền lực kiểu đạo Kitô hay đạo Hồi. Đạo đức của đa số người Việt nặng tính văn hoá hơn tôn giáo. Nó mang tính tổng hợp. Nó kết tinh nhiều luồng tư tưởng, kể cả những tư tưởng h́nh thành từ thuở xa xưa, trước khi người Việt tiếp thụ ảnh hưởng Trung quốc.
Ở ta có câu "phép vua thua lệ làng". Điều ấy cản trở sự h́nh thành một chính quyền quốc gia. T́m ở đó nền tảng để xây dựng dân chủ là chuyện tếu. Lệ làng không thể hiện quyền làm chủ đất nước của người dân. Thậm chí, nó không thể hiện quyền làm chủ xóm làng của dân làng. Nó thể hiện tập quán của một địa phương tồn tại tương đối độc lập với những địa phương lân cận. Nó thể hiện sắc thái địa phương của văn hoá, có mặt tốt, có mặt lạc hậu. Dĩ nhiên, đó là trạng thái của một quốc gia trong buổi phôi thai. Nhưng, chính v́ lệ làng thể hiện truyền thống văn hoá của một cộng đồng người, xây dựng chính quyền trên nguyên tắc "phép vua thua lệ làng" là chấp nhận dùng văn hoá làm nền tảng cho chính trị. Có lẽ nhờ đó mà Trung Quốc không đồng hoá nổi nước Việt Nam, ngay từ thuở Việt Nam c̣n trong trạng thái văn minh bộ tộc. Hội nghị Diên Hồng của người Việt hao hao giống hội nghị của những bộ tộc người da đỏ ở châu Mỹ, hay hội nghị của công dân Hy Lạp thời Cộng hoà Athènes. Chính trị gắn bó với văn hoá, ở ta, là một truyền thống quư báu. Nó có thể vừa là nền tảng lâu đời vừa là ngưỡng cửa tương lai.
Một con vật chính trị.
Aristote có nhận xét : con người là một con vật chính trị. Phải chăng đấy là tính đặc thù của con người ?
Người, đương nhiên, cũng là một con vật. Nó có bản năng của một con thú. So với loài thú, nó chỉ đặc biệt ở một điểm, nó có khả năng tư duy qua ngôn ngữ. Khả năng ấy cho phép nó hiểu và làm chủ thế giới vật chất, thế giới sinh vật, xây dựng những nền văn minh.
Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ là mâu thuận giữa tính cá nhân và tính xă hội của nó. Một từ ngữ chỉ (có) t́nh ư trong một cộng đồng văn hoá. Nội dung của nó là sản phẩm chung của những người đồng ngôn ngữ. Nhưng đồng thời, t́nh ư ấy chỉ hiện thực qua một bộ óc cá thể. Khi nó hiện thực, nó hiện thực cả quá tŕnh lịch sử h́nh thành ra nó. Đó là đặc điểm nổi bật thứ hai của ngôn ngữ. Nó có tính lịch sử, nó vừa lưu truyền quá khứ của một cộng đồng người, vừa không ngừng thay đổi, vươn tới tương lai của cộng đồng ấy, xuyên qua từng cá nhân, và xuyên qua những quan hệ cộng đồng. Con người, từ lúc sơ sinh đến chết, h́nh thành, phát triển nhân tính trong thế giới ngôn ngữ ấy. Chết đi, nhân tính của nó tiếp tục vận động qua ngôn ngữ ấy, qua người khác. Nói cách khác, nó là một con vật văn hoá. Trí tuệ của nó phát triển trong một nền văn hoá, xuyên qua sự tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ. Người là một loại thú thông ḿnh v́ nó biết nói chuyện với nhau. Không những nó biết nói chuyện với người đang sống, nó c̣n nói chuyện hàng ngày với người xưa, xuyên qua ngôn ngữ nó thừa kế, xuyên qua tác phẩm họ để lại. Nó nói chuyện với nhau càng nhiều, càng sâu rộng, nó càng thêm khả năng tư duy. Do đó, những nền văn minh lớn, lâu bền, kể cả sau khi cộng đồng tạo ra chúng đă tiêu vong, đều xuất phát từ những xă hội có không gian công cộng lớn.
Trong lịch sử nhân loại, nền văn minh đạt điều ấy ở mức cao nhất là nền văn minh Hy Lạp, thời cộng hoà Athènes. Khái niệm "chính trị" của người Hy Lạp gắn liền với nền văn minh ấy. Nó là tiền thân của các khái niệm về chính trị của Tây Âu ngày nay. Đặc điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó muốn t́m hiểu bản chất của chính quyền. Đây là điều mới lạ, thời ấy. Những h́nh thái khác nhau của chính quyền có từ lâu. Sự tranh chấp quyền lực cũng có từ lâu. Nhưng đặt vấn đề chính quyền là ǵ, v́ sao có, phải như thế nào v.v. th́ mới. Tóm lại, trước nền văn minh Hy Lap cổ, người ta vẫn làm chính trị, dựa theo truyền thống, nhưng người ta không coi chính trị như đối tượng của tư duy lôgíc, của một luân lư dựa trên lư trí của con người. Người Hy Lạp cổ là những người đầu tiên đ̣i hỏi ở "chính trị" cả t́nh (đạo đức) lẫn lư.
Đối với người Hy Lạp cổ, con người chỉ thành người, tồn tại với tư cách người, và phát triển nhân tính trong cộng đồng. V́ thế Socrate chấp nhận chết, không chấp nhận từ bỏ Athènes. Gốc của từ politique là polis, có nghĩa Thành thị – Nhà nước (Cité-État), nơi con người tập hợp, chung sống một cách có tổ chức. Chính sự phối hợp hành động giữa người với người tạo ra quyền lực. Người không có quan hệ quyền lực với cỏ cây, gia súc. Nó chỉ có quan hệ ấy đối với người. Qua hành động chung, có tổ chức, con người tạo và trao quyền lực cho nhau. Như thế, quyền lực là một h́nh thái chung sống, cùng hành động của con người. Khi nó thể hiện sự tự do ưng thuận, quyền lực biến thành chính quyền (pouvoir politique). Nó cần thiết để bảo vệ sự tồn tại của cộng đồng, an ninh của thành viên. Mục đích của nó là xóa bỏ bạo lực trong nội bộ cộng đồng, chống đối bạo lực của ngoại bang. Đây là quan điểm nhân bản và duy lư đầu tiên về Chính trị. Nguồn gốc của quyền lực không xuất phát từ một đấng thiêng liêng nào, kể cả Tạo hoá. Nó ở con người. Nhưng nó không ở con người cá thể, chơ vơ, bất lực. Nó ở con người liên minh hành động với người khác. Nó là một h́nh thái quan hệ giữa người với người để cùng hành động. Người Hy Lạp cổ muốn quan hệ ấy hợp lư và hợp đạo. Do đó "vũ khí" chính trị cơ bản, đối với họ, là tranh luận. Họ tin rằng tranh luận là phương pháp duy nhất cho phép phát hiện sự thật. Khi sự thật đă được khẳng định qua tranh luận, nó được ghi lại dưới dạng luật pháp. Mọi cá nhân đều phải tuân theo Luật pháp, chính v́ và chỉ v́ Luật pháp thể hiện quyền lợi, ư chí chung của cộng đồng, do bản thân thành viên của nó quyết định. Tính chất nhân bản, tự do, dân chủ, duy lư trong khái niệm Chính trị của người Athènes là một phát minh lạ lùng. Chưa ai giải thích nổi v́ sao, thời ấy, họ có thể sáng tạo như thế. Phải chăng v́ họ vừa thoát thai khỏi nền văn minh bộ tộc đă phải đương đầu với một cường quốc khổng lồ, buộc phải vận dụng hết sức mạnh tinh thần và trí tuệ của con người trong sự hợp tác mới bảo toàn được tính mệnh ? Họ có mấy điều thuận lợi :
a/ công dân Athènes không đông, có thể tụ họp đầy đủ tại công trường thành phố (Agora) để thảo luận và biểu quyết.
b/ họ đều tự chủ v́ họ không lệ thuộc nhau về kinh tế.
c/ họ c̣n truyền thống danh dự và đoàn kết của nền văn minh bộ tộc.
Nhưng nhiều cộng đồng khác trong lịch sử, tuy cũng có những điều kiện ấy, không sáng tạo như họ. Có lẽ cần một yếu tố khác, đặc thù của nền văn minh Hy Lạp thời ấy : đầu óc duy lư.
Nền văn minh ấy tồn tại khoảng một thế kỷ, thế kỷ của Périclès. Nó để lại cho nhân loại những kho tàng khổng lồ về văn học, nghệ thuật, khoa học và triết học. Trong mọi lănh vực, nó đă nêu nhiều câu hỏi hóc búa, tới nay người nghiên cứu thỉnh thoảng vẫn phải suy ngẫm.
Sắp bước vào thế kỷ thứ 21, nêu chuyện xa xưa ấy làm ǵ ? T́m lại chút ngây thơ của thuở hoang dại ấy để nh́n khủng hoảng chính trị ngày nay, đang lan tràn khắp nơi.
Từ ấy, môn triết học chính trị (philosophie politique) đă phát triển nhiều ở Tây Âu, đặc biệt trong thế kỷ 18 và 19, những thế kỷ sản sinh nền văn minh tư sản và chế độ dân chủ pháp quyền. Nó có hai vấn đề gốc. Lấy ǵ làm nền tảng cho sự chân chính của chính quyền ? Làm sao bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng với nội dung chính trị của nó, thực sự là chính quyền ? (pouvoir politique)
1) Lấy ǵ làm nền tảng cho sự chân chính của chính quyền ?
Th́ cứ tổ chức bầu cử tự do, b́nh đẳng ! Dân chủ đảm bảo sự chân chính của quyền lực, biến nó thành chính quyền. Với tiêu chuẩn đơn giản ấy, quyền lực của Hitler hết sức chân chính. Nhân loại nên chuẩn bị thanh toán nhau trong rừng già. Không có ǵ ngăn cản loại quyền lực ấy trở lại tại Tây Âu nay mai. Chiến tranh chủng tộc ở cựu Yougoslavie cũng do ư dân đấy. Các nhà "lư luận" chính trị chủ trương quan điểm này, ít người dám đi tới cùng lôgíc ấy. Nhưng đă là chế độ dân chủ, làm sao có thể có bất cứ ǵ cao hơn ư dân thể hiện qua lá phiếu tự do và b́nh đẳng ? Thế mà phải có. Đó là Hiến Pháp. Hiến Pháp các nước tư bản thường là những văn kiện được viết có khi đă hơn hai trăm năm, lâu lâu mới dám sửa vài câu vài chữ, dính dáng ǵ tới người đời nay ? Tính thiêng liêng của Hiến Pháp không thể hiện tính dân chủ, trong nghĩa thông thường, của một chế độ. Nó thể hiện cái ǵ ? Nó thể hiện nền văn hoá của một dân tộc. Nó có nghĩa : văn hoá là nền tảng cuối cùng của chính trị. Hiến Pháp ghi những giá trị nhân bản được một cộng đồng người coi như nền tảng bất khả xâm phạm của nhân cách, không tùy thuộc ư muốn đương thời của đa số công dân, không thể sửa đổi tuỳ tiện. Nó khẳng định, con người mất nhân cách khi những giá trị ấy bị phủ nhận. Nó khẳng định, con người không chỉ là người của hôm nay, không chỉ trách nhiệm với người đương thời, mà c̣n là, c̣n trách nhiệm với, người xưa và người mai sau. Ư nghĩa sâu sắc của dân chủ pháp quyền ở đó. Nền tảng của nó là văn hoá. Chính quyền, dù do dân cử, không có quyền chà đạp những giá trị văn hoá của cộng đồng v́ những giá trị ấy không là của riêng của một thế hệ, thậm chí không phải của riêng của một dân tộc. Tính thiêng liêng của Hiến Pháp công nhận một thực tế : không ǵ ngăn cản xă hội trở lại thú tính, quay về rừng xanh. V́ vậy, nhà chính trị lỗi lạc không phải chính khách khéo giành, khéo giữ quyền lực, mà là người biết xây dựng, bảo vệ Hiến Pháp, biết xây dựng, bảo vệ nền văn hoá của một dân tộc.
2) Làm sao bảo đảm quyền lực được sử dụng đúng với nội dung chính trị của nó, thực sự là chính quyền ?
Bằng cách phân quyền, ngăn ngừa sự lạm quyền. Điều này dễ hiểu khi trách nhiệm và quyền lực được ghi cụ thể, phân minh trong luật. Ngoài trường hợp ấy, có lắm điều khó hiểu, thí dụ tính độc lập của Toà án tối cao. Hiến Pháp trên mọi luật pháp, mọi quyền lực. Ở Mỹ, chín vị của Toà án tối cao có quyền tối hậu khẳng định sự hiểu biết đúng đắn Hiến Pháp. Dân không bầu họ. Họ được chính quyền cử trọng trách ấy – tới chết. Lâu sau khi những người cử họ không c̣n được sự tín nhiệm của cử tri, họ vẫn giữ trách nhiệm. Thế nghĩa là ǵ ? Nghĩa là một chế độ dân chủ không thể chỉ dựa vào lá phiếu để bảo vệ ḿnh. Nó vẫn phải đánh cuộc vào sự sáng suốt, dũng cảm và công tâm của một số người để bảo vệ những giá trị nền tảng của nó. Trao cho những người ấy, trọn đời, quyền tối hậu quyết định thế nào là hợp hiến, đương nhiên nó tín nhiệm những cá nhân ấy, nhưng, cơ bản hơn, nó tin tưởng vào nền văn hoá dân tộc. Nó tin tưởng rằng những giá trị cơ bản của nó độc lập với chính kiến của từng cá nhân. Nó vẫn phải đánh cuộc vào văn hoá.
Một hiện tượng mới
Phân quyền là một biện pháp tổ chức để giới hạn khả năng lạm quyền. Phân quyền không có khả năng giới hạn sự bất lực của chính quyền. Hiện tượng này mới, ít nhất trong h́nh thái đặc biệt của nó trong những năm cuối của thế kỷ 20. Nó xuất hiện cả trong các nước xă hội chủ nghĩa hiện thực lẫn các nước tư bản, dẫn tới khủng hoảng chính trị. Khủng hoảng chính trị ấy đă làm chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực nhanh chóng tiêu vong. Nó đang làm chế độ tư bản lao đao. Sự bất lực của chính quyền, cuối thể kỷ 20, có hai trạng thái, thể hiện hai nhân tố h́nh thành chính quyền.
Quyền lực chính trị nẩy sinh qua sự hợp tác giữa người. Khi chính quyền không c̣n đại diện cho ư chí chung nhất của một dân tộc, đời sống chính trị tha hoá ; chính quyền, tuy không ai tích cực chống đối, lần lần bất lực, và cuối cùng phải tiêu vong. Điều đó đă xẩy ra ở các nước xă hội chủ nghĩa hiện thực. Nhưng đó không là h́nh thái duy nhất của sự bất lực của chính quyền.
Quyền lực chính trị nẩy sinh qua sự hợp tác giũa người để cùng hành động. Khi c̣n người bị tước đoạt khả năng hành động, khả năng tham gia thực thụ vào việc quyết định tương lai của ḿnh và của đồng loại, "hành động" chính trị mất ư nghĩa, đời sống chính trị tha hoá, và chính quyền lần lần bất lực. Điều này có thể xẩy ra, ngay trong các nước dân chủ nhất, khi nhà chính trị được dân tín nhiệm không có khả năng thực hiện nguyện vọng của dân, hoặc v́ đ̣n bẩy hành động không thuộc quyền sử dụng của họ, của dân, hoặc v́ kiến thức của họ (tiêu biểu cho kiến thức của cử tri) không đủ khả năng tạo con đường hành động cần thiết. Tóm lại, họ được bầu để thực hiện một hoài băo, nhưng chính họ và những người cử họ đều không có khả năng thực hiện hoài băo đó. Sự bất lực của chính quyền thể hiện trước hết sự bất lực về kiến thức của một cộng đồng người và, cuối cùng, sự bế tắc của một nền văn minh. Dường như điều đó đang xẩy ra ở các nước tư bản tiên tiến. Chưa bao giờ giới chính khách lại xuống giá nhanh chóng và dai dẳng như hiện nay. Không phải v́ vài vụ tham ô, lăng phí, cửa quyền. Về mặt này, có lẽ các nước tư bản tiên tiến khá hơn xưa nhiều. V́ họ là tấm gương bất lực phản ảnh bộ mặt bất lực của một xă hội, của một nền văn minh.
Như thế, chính quyền chân chính khi nó thể hiện hai đặc điểm : tính đại diện cho ư muốn tự do của con người, và hiệu lực. Một chính quyền có hiệu lực khi con người cử nó c̣n khả năng hành động, c̣n tự do. Một cộng đồng nô lệ có thể sản sinh bạo quyền (như trong các nhà tù), chưa bao giờtạo ra chính quyền. Ngược lại, một chính quyền bất lực, dù do dân cử, không thể chân chính măi : nó có thể do dân, nó không thể thực sự v́ dân. Tính chính trị của chính quyền ở đó. Nó thể hiện sức sống, khả năng hành động, khả năng hiện thực của một nhân sinh quan.
Hai loại chính quyền, một lôgíc
Những cộng đồng người khác cộng đồng thú ở một điểm cơ bản : quyền lực trong cộng đồng người không chỉ dựa vào sức mạnh, mà phải dựa vào giá trị. Không có chế độ nào có thể tồn tại lâu dài khi chỉ dựa vào bạo lực. Trong lịch sử nhân loại, thời thịnh trị luôn luôn là thời đời sống chính trị ăn khớp với những giá trị văn hoá của thời đại. Ngược lại, khi bạo lực là nguồn gốc duy nhất của quyền lực, khi ấy có cơ đại loạn. Do đó, mọi chính quyền, dù được thành lập bằng bạo lực, đều phải tạo cho ḿnh một nền tảng giá trị phi bạo lực. Vấn đề là t́m ở đâu ? Chỉ có hai hướng, tôn giáo hay con người.
Trong hướng tôn giáo, một đấng siêu nhân làm nền tảng cho mọi giá trị ở đời. V́ nó siêu nhân, để hiện thực trong đời, nó cần môi giới, cần một loại người vừa là người vừa có quan hệ trực tiếp với nó. Nó cần đạo sĩ, linh mục, thánh hiền, v.v. Nguồn gốc của đạo đức ở ngoài nhân loại.
Trong hướng thứ hai, chính người trần mắt thịt làm nền tảng cho đạo đức, sáng tạo đạo đức. Trong hoàn cảnh nào nó thực hiện được chuyện ấy ? Đó là mâu thuẫn nan giải mà các nhà lư luận chính trị Hy Lạp đă phải đương đầu, mâu thuẫn giữa quan điểm duy lư của họ về con người và con người thực. Xác nhận chính trị là h́nh thái tổ chức quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng, không mới lạ. Mọi người làm chính trị, dù không nói ra, cũng thừa biết. Khẳng định mục đích của nó là loại trừ bạo động trong quan hệ xă hội cũng không mới lạ, đó là tuyên ngôn của mọi chính khách, kể cả bạo chúa. Đ̣i hỏi nó phải thuần lư, đó là đặc điểm của triết gia Hy Lạp. Những nền văn hoá lân cận Hy Lạp cổ không có quan điểm ấy về con người, về xă hội, do đó thể chế chính trị của chúng đều dựa vào tôn giáo. Bước vào thực tế, triết gia duy lư Hy Lạp đụng ngay sự thực phổ biến : con người b́nh thường lo cho thân ḿnh trước, đeo đuổi quyền lợi riêng, sẵn sàng chà đạp người khác để thực hiện nguyện vọng của ḿnh. Từ mâu thuẫn ấy nẩy ra hai thái độ về chính trị. Thái độ duy tâm của Platon, dẫn tới chủ trương nên trao quyền lực cho hiền nhân (sages) v́ chỉ họ mới có đủ đạo đức và kiến thức để phân biệt đúng sai, phải trái. Thái độ thứ hai, của Aristote, có thể gọi là "thực tiễn" (pragmatisme). Aristote cho rằng chủ trương của Platon không thực tế. Ông chủ trương nên xuất phát từ con người hiện thực, với tất cả những giới hạn đạo đức và tri thức của nó, rồi t́m cách xây dựng lần lần chế độ chính trị tốt nhất có thể xây dựng được, mỗi lúc. Hai thái độ này, thực chất, chung một nhân sinh quan, chung một phương pháp suy luận. Chúng đều lấy người làm mục tiêucủa chính trị. Tính nhân bản ở đó. Nhưng quan điểm ấy cũng có mặt siêu nhân : chỉ hiền nhân (một loại người có trí tuệ đặc biệt) mới đạt được kiến thức chân chính. Mâu thuẫn ấy xuất phát từ phương pháp suy luận của họ. Họ tin rằng giá trị có thực, và tồn tại độc lập với tŕnh độ hiểu biết của con người, như 2+2=4. Như thế, trong quan hệ hiện thực giữa người với người, cần phân biệt Đúng, Sai, Phải, Trái, Sự thật, Sai lầm... v́ những quan hệ ấy là h́nh ảnh ít nhiều méo mó của sự thật. Đó là nhiệm vụ của hiền nhân, những người có đủ kiến thức để t́m sự thật, và có đủ khôn khéo để hướng dẫn con người rời cơi u mê. Họ suy luận theo lôgíc h́nh thức. Đúng hơn, họ lẫn lộn kiến thức khoa học với giá trị nhân bản, và do đó, muốn giải quyết những vấn đề thuộc phạm trù giá trị nhân bản bằng phương pháp khoa học, bằng lôgíc h́nh thức. Những mâu thuẫn họ nêu vẫn c̣n là những mâu thuẫn của thời đại này, đỉnh cao của lôgíc h́nh thức. Chúng vẫn khiến các nhà lư luận chính tri nhức đầu.
20 năm qua, nhiều nhà lư luận ở Tây Âu đă nhanh nhẩu cáo tử thời đại ư thức hệ. Có người c̣n hiên ngang xoá bỏ Lịch Sử. Đối với họ, loài người đă bước vào thời đại Khoa học. Những hệ tư tưởng đều phá sản. Duy nhất đáng tin là Khoa học, đặc biệt khoa học kinh tế. Lá bài chủ yếu của chính khách, trong nhiều năm qua, là lá bài năng lực chuyên môn (compétence), nhất là kinh tế. Những quân sư quyết định của chính quyền là những bậc thầy kinh tế, những người có đủ kiến thức để hiểu những "quy luật" kinh tế thị trường. Kiến thức ấy hao hao giống lư trí của các vị hiền nhân Hy Lạp. Nó nằm ngoài khả năng hiểu biết của người thường. Nếu đúng vậy, có lẽ thường dân sẵn sàng ngoan ngoăn nghe theo các vị hiền nhân hiện đại để an hưởng hoà b́nh, hạnh phúc. Tiếc thay, kiến thức hùng hổ kia đă và đang dẫn tới sự khủng hoảng, đào thải con người ra ngoài ṿng xă hội, tới mức ở một nước như Pháp hôm nay, nhiều người đă báo động : cứ đà này, xă hội sẽ tan nát. Những bậc thầy kinh tế thay nhau giảng bài, thay nhau cầm quyền, thay nhau bất lực. Khi chính quyền bất lực, quyền lực mất tính chất chính trị, người dân sa vào cảnh xé lẻ, cô đơn, bất lực, đời sống chính trị lần lần tiêu vong. Đó là một đặc điểm hiện nay của các xă hội tư bản phát triển. Điều này không dễ hiểu như ta tưởng. Khó khăn vật chất, sự kém cỏi về kiến thức không tất yếu dẫn tới sự thờ ơ đối với chính trị. Trong chiến tranh, hoàn cảnh ấy khủng khiếp hơn nhiều. Nhưng khi con người biết v́ sao nó chiến đấu, nó có khả năng vượt khó khăn để chiến thắng. V́ nó c̣n có khả năng hành động, quyết định tương lai của chính nó và đồng loại, nó c̣n là con vật chính trị. Nó thờ ơ với chính trị khi nó chấp nhận nó mất khả năng hành động, khi nó chấp nhận sự bất lực. Nó chấp nhận sự bất lực khi nó mất niềm tin vào những giá trị nhân bản của cộng đồng, của chính nó. Sự tha hoá của chính trị thể hiện sự suy thoái của văn hoá. Ngược lại, sự suy thoái của văn hoá mở đường cho sự suy vong của chính trị. V́, trong chính trị, không có quyền lực suông (neutre), chỉ có chính quyền, ngụy quyền, cường quyền, bạo quyền... Người là một con vật chính trị v́ nó là một con vật văn hoá. Khi những chuyên gia khoa học, kỹ thuật, kinh tế, v.v. và v.v., độc quyền chiếm lĩnh sân khấu dư luận, khi hàng hoá đè bẹp, thắt họng văn hoá, văn hoá suy nhược và chính trị tiêu vong.
Điều bất ngờ là hai quan điểm có vẻ xung khắc (tôn giáo và khoa học) đă dẫn tới những hậu quả tương đương. Có thể hiểu. Niềm tin tôn giáo và niềm tin khoa học chỉ xung khắc ở thế giới quan, không nhất thiết xung khắc ở nhân sinh quan. Đối với tôn giáo, sự thật của vũ trụ nằm trong ḷng thượng đế. Đối với khoa học, nó nằm ngay trong vũ trụ, độc lập với tư duy của con người. Nhưng đối với cả hai, sự thật của con người, những giá trị nhân bản, đều có thể độc lập với người. Về mặt này, hai quan điểm trên giống nhau. Cả hai đều đồng nhất kiến thức với giá trị và cơ sở chung của chúng là lôgíc h́nh thức : Sự thật là Sự thật, "A chính là A".
Những lớp phù sa của nhân cách
Thế kỷ 20 đă táng cho nhân loại một bài học xương máu. Đức, Ư, Nhật, đều là những dân tộc có truyền thống văn hoá lớn và tương đối lâu đời. Tuy vậy, họ đă rơi vào chủ nghĩa Phátxít. Nền văn hoá Trung quốc, vĩ đại biết bao, không ngăn cản họ rơi vào chủ nghĩa Mao. Sinh mệnh văn hoá thật mong manh, mọi giá trị nhân bản đều mong manh. Dễ hiểu. Ngay một giá trị "tự nhiên" như t́nh yêu cũng vậy. Cứ phải thề đi thề lại với nhau măi, chưa tắt thở, c̣n phải thề. Thủy chung là một giá trị nhân bản. Như mọi giá trị nhân bản, nó có khả năng tiêu vong bất cứ lúc nào. Do đó, thề bao nhiêu cũng không đủ. Khôn hồn, chớ thề thốt.
Những giá trị nhân bản từ đâu ra, tại sao mong manh thế ?
Con người phát triển xuyên qua ba quan hệ cơ bản, quan hệ với thiên nhiên (vật chất phi sinh tính), quan hệ với sinh vật khác, trong đó có người với tư cách thú, và quan hệ với người trong tư cách người. Qua ba quan hệ ấy, con người đeo đuổi ba mục đích, tồn tại (être), sống (vivre), làm người (humainement). Trước khi được làm người, phải được sống. Trước khi được sống phải có thực. Có thực một cách sinh động và có nhân cách, đó là hoài băo muôn thuở của con người.
Sự có mặt của ta trong vũ trụ, ngẫu nhiên và tạm thời, ngày nay khá nhiều người đă biết. Tồn tại là ảo vọng không thể đạt được. Äo vọng đó là nguồn gốc của tôn giáo. Trong quan hệ với thiên nhiên, con người ngày càng bớt tin vào sự vĩnh cửu. Nó đă hiểu, ngay quả đất này cũng sẽ tiêu vong. Rời bỏ thế giới quan tôn giáo, nó làm chủ các quy luật vận động của vật chất, vận dụng được chúng để phục vụ cuộc sống của con người. Kiến thức khoa học là giá trị nhân bản trong quan hệ giữa người với người để cùng làm chủ thiên nhiên. Một thí dụ điển h́nh hôm nay : bảo vệ môi sinh.
Để sống, phải ăn, phải sinh đẻ. Để sống, con người không những phải khai thác và bảo vệ thiên nhiên, các loài sinh vật khác, nó c̣n phải tranh giành miếng ăn, con đực, con cái với nhau. Bản năng sinh tồn, những năng khiếu nó tạo ra, là giá trị nhân bản trong quan hệ giữa người với người, trong tư cách thú. Thí dụ, con người biết ăn thịt gà, thịt chó, thịt heo, và biết không nên ăn thịt người, không nên giết người.
Người có khả năng yêu, ghét, "thấy" phải, trái, duyên ngầm, duyên nổi, vô duyên, thích cầm, kỳ, thi, hoạ, bóng đá, bóng bàn... và ... tán gẫu. Những giá trị ấy không liên quan tới tính vật chất, tính sinh học của con người. Đó là những giá trị chỉ h́nh thành trong quan hệ giữa người với người, những giá trị thuần nhân tính, đó là văn hoá. Văn hoá là giá trị nhân bản trong quan hệ giữa người với người, trong tính cách người. Những nỗ lực t́m hiểu, bảo vệ di tích lịch sử của nhân loại là một thí dụ.
Một đặc điểm của con người là 3 hệ giá trị ấy thống nhất trong tư duy bằng ngôn ngữ của con người. V́ sao ?
Trong những tác phẩm cuối đời, Trần Đức Thảo nêu một giả thuyết đáng chú ư. Quá tŕnh h́nh thành bộ óc (vật chất) của con người cũng là quá tŕnh tái tạo, xuyên qua kinh nghiệm và giáo dục, các tầng lớp giá trị của loài người, từ thời nguyên thủy tới ngày nay. Nếu đúng vậy, con người phải được học làm người mới thành người. Trước nhất, nó phải học làm một con vật biết đứng, biết đi, biết liên kết với người thân... Trong phạm vi ấy, nó như mọi con thú, nó học phát triển bản năng sống đàn. Nhưng đồng thời nó phải học kỹ năng của con người (sử dụng những phương tiện người xưa để lại), phải học tư duy. Trong quá tŕnh ấy, nó tái tạo ngôn ngữ, kiến thức, và những giá trị thuần nhân tính của người xưa. Trong lănh vực cuối này, nó tái tạo trong nó những giá trị nhân bản đă h́nh thành qua lịch sử : bộ lạc, bộ tộc, làng xóm, giai cấp, dân tộc, nhân loại, v.v. Những lớp phù sa ấy của nhân cách tạo dựng con người hôm nay. Học làm người, nó gánh cả lịch sử dân tộc và nhân loại để trở thành một con vật văn hoá. Sự học hỏi ấy luôn luôn, và chỉ có thể, thực hiện trong ḷng một cộng đồng người. Con người chỉ có thể học làm con vật văn hoá, học làm người, v́ nó là một con vật chính trị. Nhưng nó đă là một con vật chính trị th́ nó bức thiết đ̣i hỏi văn hoá.
Trong Nền tảng sinh học của tư duy[71], G. E. Eldelman dựa vào sinh học để t́m hiểu khả năng tư duy của con người. Ông đi tới những giả thuyết tương đương. Con người, sản phẩm của quá tŕnh tuyển lựa tự nhiên các giống (sélection naturelle des espèces), là loài sinh vật có khả năng khái niệm hoá (capacité de conceptualisation). Khả năng ấy, tuy đă được quá tŕnh tuyển lựa tự nhiên ghi trong gien, chỉ h́nh thành xuyên qua học hỏi (kinh nghiệm và giáo dục). Nó hiện thực trong khối óc của con người ở một từng lớp ư thức cấp thấp (conscience primaire, répertoire [neuronal] primaire). Nhưng con người c̣n có khả năng ư thức cấp cao, khả năng tư duy trừu tượng (conscience supérieure, répertoire secondaire). Khả năng ấy chỉ h́nh thành qua quan hệ xă hội, qua ngôn ngữ, nó không tuân theo quy luật sinh học. Con người thoát thai từ sự cấu kết của hai nền tảng giá trị, sinh lư tính và nhân tính. H́nh như tính đặc thù của sự kết hợp ấy ở chỗ con người chỉ ư thức những giá trị sinh lư tính xuyên qua những giá trị nhân tính. "Curieusement, nous autres humains, avec notre conscience d'ordre supérieure, nous ne parvenons pas à "voir le monde" à travers notre seule conscience primaire. Les créatures qui ne possèdent qu'une conscience primaire se forment des images mentales, mais n'ont pas la capacité de les considérer sous l'angle d'un moi socialement constitué. A l'inverse, les êtres qui possèdent un tel moi du fait de leur conscience supérieure en ont besoin pour relier chaque image mentale à la suivante afin d'apprécier les mécanismes de la consciences primaire[72] !"
Hai giả thuyết trên nhất quán, ít nhất ở hai điểm :
1) Tính lịch sử của nhân tính. Con người cụ thể là toàn bộ lịch sử cá nhân của nó. Lịch sử cá nhân đó tùy thuộc, một cách hữu cơ, lịch sử của cộng đồng ngôn ngữ của nó. Có nghĩa : con người chỉ thành người v́ nó có gốc. Gốc ấy không ở trong thiên nhiên hay bản năng sinh tồn. Nó ở trong một nền văn hoá.
2) Nhân tính của con người chỉ là một khả năng. Tuy được ghi trong gien của nhân loại, khả năng ấy chỉ hiện thực qua quan hệ xă hội, qua văn hoá. Tóm lại, không được học làm người sẽ trở thành thú.
Nếu những giả thuyết này đúng, chúng tạo cơ sở cho ta t́m hiểu thể tổng hợp thống nhất của con người trong ba tính chất của nó, vật chất, sinh vật, người.
Chúng giải thích khả năng phi nhân hoá quan hệ xă hội, phi nhân hoá con người, bất cứ lúc nào, ở bất cứ đâu. Chúng khiến ta hiểu v́ sao, trong thời đại loạn, tôn giáo có thể biến thành bức trường thành bảo vệ nhân cách : nó đặt những giá trị nhân bản, do nhân loại sáng tạo qua lịch sử h́nh thành nhân cách, cao hơn mọi người, mọi quyền lực đương thời. Nó là nhân loại tự bảo vệ, bảo vệ nhân tính của ḿnh, một cách phi khoa học, thậm chí phi nhân đạo, đối với những lực lượng phi nhân. Như Marx đă viết, nó vừa là thuốc phiện, vừa là đ̣i hỏi nhân cách của dân đen. V́ thế, nếu tôn giáo chưa hề giúp tư duy khoa học phát triển, nó đă từng, và c̣n có khả năng, trong những điều kiện nhất định, ḱm hăm quá tŕnh phi nhân hoá xă hội. Thí dụ : vai tṛ của hầu hết các tôn giáo dưới chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực.
Nếu những giả thuyết này đúng, quan điểm về chính trị của người Hy Lạp cổ thật vĩ đại. Con người sơ sinh là một con thú có khả năng sinh lư để tư duy. Nhưng nó chỉ trở thành người xuyên qua quan hệ xă hội. Chính những quan hệ ấy khiến nó thực sự đạt khả năng ngôn ngữ, khả năng tư duy, khả năng khoa học, khả năng đạo đức. Tóm lại, khả năng văn hoá, khả năng chung sống trên cơ sở một số giá trị nhân bản, biến nó thành một con vật chính trị. Ngược lại, kích thước chính trị của nó càng rộng, nó càng có khả năng phát triển văn hoá, kiến thức của nó và của đồng loại, nó càng có khả năng làm người một cách toàn diện. Nội dung cơ bản nhất của cuộc cách mạng tư tưởng của người Hy Lạp cổ ở đó. Nó tạo nền tảng nhân bản cho những khái niệm như Chính trị, Tự do, Dân chủ... Nó cũng bế tắc ở đó. Con người là thể thống nhất của vật chất, sinh vật và văn hoá. Thể thống nhất ấy không thể hiểu được với "nguyên tắc đồng nhất" (principe d'identité) của lôgíc h́nh thức. V́ con người là một vật thể và không là vật thể, là sinh vật và là phi sinh vật, là người và là phi nhân. Những giá trị nhân bản không thể hiểu được bằng khoa học cổ điển dựa trên lôgíc h́nh thức, cũng không thể hiểu được bằng quy luật tuyển lựa tự nhiên của Darwin. Đă tới lúc phải t́m một tư duy lôgíc khác, vừa đảm bảo tính hữu hiệu của kiến thức khoa học, tính thuận lợi cho cuộc tồn sinh của cả nhân loại, và nhân cách của từng người ? Đó có thể là nhiệm vụ cao cả của nhà văn hoá, nhà chính trị. Đối với người thích triết học, có một điều đáng chú ư. Bất cứ lư thuyết vật lư nào cũng có thể, và phải, diễn tả được bằng phương tŕnh toán học, bằng lôgíc h́nh thức. Tại sao lư thuyết của Darwin, được nhiều nhà khoa học rất sành vật lư và toán dùng làm cơ sở lư luận của họ, không thể diễn tả được bằng phương tŕnh toán học ? Phải chăng v́ nó thuộc một loại lôgíc khác ? Tại sao Marx và Engels đă đánh giá Darwin là nhà bác học biện chứng ? Nhưng không hề nói lư thuyết của ông biện chứng ở chỗ nào ?
Việt Nam hiện thực
Bước vào nước "bốn ngh́n năm văn hiến" này, có người sửng sốt. Không thể sống, nói chuyện với nhau và hành động một cách b́nh thường. Ngược lại, chỉ cần đôla, mua ǵ cũng có, làm ǵ cũng được, đặc biệt chuyện – trên nguyên tắc – phi pháp. Dường như ở đây nội dung đầu tiên của quan hệ xă hội là "tiền đâu". Dĩ nhiên, họ mới thấy một khía cạnh của xă hội Việt Nam. Nhưng sự sửng sốt của họ đáng chú ư. Khía cạnh ấy đă phổ cập.
Trong thế kỷ 20, đă có lúc đạo đức của người Việt được tuyên dương, đến mức Sartre đă coi Việt Nam là lương tâm của thời đại. Đă có lúc người ta thán phục ư thức và tŕnh độ tổ chức của người Việt, trí tuệ của nó trong nhiều lănh vực, quân sự, ngoại giao, tuyên truyền... Hôm nay, cái ǵ khiến nó rẻ tiền như vậy, không chỉ trong lănh vực kinh tế ?
Quá tŕnh nào đă dẫn tới t́nh trạng này là đối tượng nghiên cứu cấp bách của sử gia. Ở đây, ta thử t́m hiểu vài khía cạnh hiện thực của xă hội Việt Nam đương đại.
Có mấy điều nổi bật, trong cả hai thời kỳ, xă hội chủ nghĩa hiện thực trước kia và tư bản rừng hôm nay.
1) Không có đời sống chính trị.
2) Đời sống văn hoá thoi thóp, đặc biệt trong những lănh vực liên hệ tới ngôn ngữ (thơ, văn, triết, phê b́nh, lư luận, báo chí, xuất bản...)
3) Hệ thống giáo dục ră rời, lem nhem
4) Vô luật lệ, có khi vô chính phủ. Dường như không có Nhà nước, phép bộ trưởng thua lệ bí thư.
5) Con người xé lẻ, cô đơn, nghi kỵ, bất lực.
Thật bất ngờ đối với một dân tộc đă từng tiến hành thắng lợi một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc vĩ đại như Việt Nam. Nhưng, có thể, quá tŕnh đấu tranh cách mạng ấy đă tạo nền móng cho loại "chế độ" này.
Trước hết, nó tạo nền tảng cho một chính quyền thực thụ. Độc lập dân tộc là một giá trị cổ truyền của người Việt, đă ghi thành văn bản : "Nam quốc sơn hà, Nam đế cư". Chính quyền cách mạng thể hiện giá trị văn hoá đó trong thời chiến, đặc biệt trong giai đoạn chống thực dân Pháp, và trong giai đoạn chống đế quốc Mỹ trước khi Mỹ tiến hành chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh, Thay mầu da của xác chết. Mặc dù tất cả những hành vi ngang ngược của nó (cải cách ruộng đất, Nhân văn Giai phẩm, độc quyền, chuyên chế, v.v.), với ngọn cờ độc lập dân tộc, nó đă thu hút đủ nhân tâm để tồn tại và lớn mạnh suốt mấy chục năm, đương đầu với những lực lượng khổng lồ, có lúc ngă, không bao giờ gục. Điều đó, nhiều người không hiểu nổi khi gặp người Việt đă từng ủng hộ kháng chiến. Mặc dù giấc mộng tương lai của họ đă tan nát, mặc dù họ biết họ đă bị lừa về nhiều mặt, họ không phủ nhận sự dấn thân của họ cho cuộc cách mạng đó. Điều đó không có nghĩa người chống cách mạng thuở đó không có tinh thần độc lập dân tộc. Nó có nghĩa, tinh thần ấy, qua tuyên truyền và hành động có tổ chức của họ không thu phục nổi nhân tâm để tạo một chính quyền đủ sức chiến đấu và chiến thắng. Sự sụp đổ nhanh chóng, toàn bộ, dứt điểm, của Việt Nam Cộng Hoà, chỉ hai năm sau khi Mỹ rút quân, không ngẫu nhiên. Ngay hôm nay, sau khi chủ nghĩa xă hội ở Tây Âu và ở Việt Nam phá sản, có mấy ai coi quyền lực của các ông Thiệu, Kỳ như tiêu biểu cho ư chí độclập dân tộc của người Việt Nam ?
Nhưng đồng thời tính chất man rợ của chiến tranh thực dân và đế quốc, độ ràng buộc của nó đối với sinh hoạt xă hội, và tính phong kiến trung cổ của xă hội Việt Nam, đă tạo điều kiện h́nh thành một thứ quyền lực khác, tập trung ở bộ máy tổ chức bí mật của đảng cộng sản Việt Nam.
Sau chiến tranh, Việt Nam độc lập, thống nhất. Nền tảng giá trị cơ bản của chính quyền cách mạng không c̣n nữa. Tự nó, độc lập không đủ để mang lại tính chân chính của chính quyền trong thời b́nh. Có người có thể sống nhờ quá khứ, không mấy ai sống cho quá khứ, v́ sống là vươn tới tương lai. Hào quang và truyền thống cách mạng kia chỉ có thể làm bàn đạp để xây dựng những giá trị mới của thời b́nh, làm nền tảng cho một h́nh thái chính quyền mới. Nhưng lúc đó chính là lúc guồng máy tổ chức bí mật của đảng cộng sản vơ vét hết quyền lực. Nó dựa vào bạo lực của chiến tranh để nắm và giữ quyền lực trong thời b́nh. Mục đích của chiến tranh đă hoàn thành, quyền lực của nó hết nền tảng giá trị, chỉ c̣n là quyền lực của sức mạnh suông. Với bản chất ấy, nó không là một h́nh thái của chính quyền.
V́ loại quyền lực ấy không là một h́nh thái của chính quyền, để tồn tại, nó phải tiêu diệt đời sống chính trị trong xă hội. Điều đó không có nghĩa là ở Việt Nam ngày nay không có tranh giành quyền lực. Người ta vẫn tranh giành quyền lực với nhau, vẫn làm "chính" trị, như muôn thuở, từ thời bộ lạc nguyên thủy. Nhưng người ta không làm chính trị trên cơ sở những giá trị văn hoá của người Việt, người ta chỉ tranh giành quyền lực với nhau trên cơ sở sức mạnh của phe cánh. Do đó, người ta phải tiêu diệt đời sống chính trị công khai trong xă hội, phải làm "chính" trị trong bóng tối. Điều nguy hại nhất của "chế độ" hiện hữu ở Việt Nam không ở tính chuyên chế của nó, mà ở tính phi chính trị của nó. Hai tính chất ấy cuối cùng gắn với nhau, tuy có lúc chuyên chế mở đường cho sự tiệu vong của chính trị, có lúc ngược lại.
Con người là một con vật chính trị chính v́ nó là một con vật văn hoá. Muốn tiêu diệt đời sống chính trị, phải tiêu diệt văn hoá. Người ta có thể t́m cách tiêu diệt văn hoá qua cách tiêu diệt điều kiện h́nh thành, tồn tại, và vận động của nó.
1) Tiêu diệt hoặc giới hạn không gian công cộng (espace public, espace civil) của con người. Đương nhiên, phải hiểu không gian công cộng trong nghĩa không gian xă hội trong đó con người có thể nói chuyện với nhau một cách chân thật, công khai về bất cứ vấn đề ǵ liên quan tới nó và đồng loại. Trong không gian công cộng, có toàn bộ các phương tiện thông tin của xă hội, có những quyền tự do hội họp, thảo luận công khai, thành lập đảng, tổ chức dân sự, v.v.
2) Tiêu diệt hoặc giới hạn bản thân ngôn ngữ :
– trong kích thước lịch sử của nó, v́ nó truyền lại cho người đời nay những giá trị do người đời xưa xây dựng. Thí dụ : t́m cách xoá bỏ, xuyên tạc quá khứ, thủ tiêu, viết lại lịch sử, áp đặt một cách hiểu độc đoán về lịch sử, về văn học, giới hạn quyền và khả năng tiếp cận tác phẩm văn học của dân tộc, của nhân loại, v.v.
– trong từ ngữ. Thí dụ : loại trừ, cấm đoán một số từ ngữ khỏi tiếng Việt, như "đa nguyên" chẳng hạn.
– trong chức năng thông tin của nó. Thí dụ : ép con người phải ăn nói, viết lách quanh co, chặt đứt mối liên hệ nhân tính b́nh thường giữa người với người, khiến nó phải đoán ṃ t́nh ư của nhau qua những kư hiệu lờ mờ, thú tính.
– trong khả năng tạo giá trị, tạo hoài băo tương lai, tạo nền tảng cho một chính quyền thực thụ. Tiêu biểu : sức ép, sự đàn áp nhà văn nói riêng, những người hoạt động văn hoá đích thực, nói chung.
3) Tàn phá hay giới hạn nền giáo dục cổ truyền qua gia đ́nh, làng xóm. Những tổ chức nhi đồng nhồi sọ trẻ con nhắm hủy diệt quan hệ gia đ́nh truyền thống, chính v́ nó là cơ sở h́nh thành nhân cách của con người trong một nền văn hoá.
4) Giới hạn, hạ thấp nền giáo dục xă hội, ít nhất trong lănh vực văn học, nghệ thuật.
V́ quyền lực ấy không có tính chất chính trị, để tồn tại, nó đ̣i hỏi t́nh trạng vô luật lệ, vô chính phủ, vô nhà nước. Chỉ trong hoàn cảnh ấy quyền lực xă hội mới giới hạn được trong phạm vi nhỏ của phe đảng. Luật lệ, chính phủ, nhà nước, khi chúng không là vỏ rỗng, cây kiểng, đều là những h́nh thái quan hệ công khai giữa người với người, đều có tính chất chính trị, đều đ̣i hỏi một nền tảng văn hoá. Tính chất đặc thù của "chế độ" hiện hành ở Việt Nam không phải, như ta tưởng, ở một nhà nước độc tài dưới sự điều khiển độc đoán của một đảng, một nhóm, một cá nhân. Ngược lại, nó ở chỗ : không có nhà nước thực thụ, dù là đảng trị. Phải thế mới có chuyện phép nước, thậm chí phép "đảng", thua lệ bí thư làng.
Một chế độ như thế có thể tồn tại được chăng ? Dù sao con người chỉ có thể tồn tại trong ḷng một xă hội. Đă sống chung với nhau, nó tức khắc biến thành một con vật văn hoá, một con vật chính trị. Trừ khi... bắt được nó sống với nhau một cách cô lập. Điều đó có thể thực hiện được phần nào khi khủng bố phối hợp với chia rẽ và cấm đoán thông tin, tranh luận công khai, khiến con người nghi kỵ nhau, xiên xỏ nhau, hại nhau trong bóng tối, tự cô lập ḿnh. Đặc biệt trong lănh vực văn học, nghệ thuật. Có nguời, về thăm Việt Nam, phát hiện một hiện tượng đau buồn : sự chia rẽ, nghi kỵ giữa những người làm văn học, nghệ thuật. Họ có thể có những suy nghĩ, t́nh cảm, thái độ trùng hợp với nhau, nhưng họ không chơi được với nhau một cách rộng mở. Họ tụ thành những ḥn đảo nhỏ riêng lẻ. Sự gắn bó, tin cậy giữa họ, những người làm văn hoá, không dựa trên lời nói và hành động công khai của người khác. Nó dựa vào những quan hệ bè bạn, làng xóm, địa phương... và... tin đồn. Đó là những giá trị nhân bản của thời bộ tộc, rất quư báu nhưng không đủ để làm nền tảng giá trị cho một dân tộc, một nước, một chính quyền quốc gia. Sự dũng cảm cá nhân, phe nhóm, không có kích thước dân tộc. Trong dũng cảm cá nhân, ta chỉ trách nhiệm lời nói và hành động của ta. Khi ta chia xẻ trách nhiệm về lời nói và hành động của người khác, ta khẳng định kích thước xă hội của ta, ta khẳng định ta là một con vật văn hoá, một con vật chính trị, một con người. Dương Thu Hương bị bỏ tù, Hoàng Minh Chính kêu oan, v.v. ai là người Việt công khai lên tiếng bảo vệ ? (Viết câu này, tôi xin chân t́nh với độc giả. Nếu tôi phải sống ở Việt Nam, chưa chắc tôi dám viết, dám làm điều ấy. Chỉ lâm sự mới thực sự biết được, giữa lương tri và bản năng sinh tồn, hoặc lư do chính đáng nào khác, cái ǵ, đối với ta, có giá trị hơn).
Có lẽ "thành công" lớn nhất, nguy hiểm nhất cho dân tộc Việt Nam, của guồng máy bí mật của đảng cộng sản Việt Nam ở điểm này : tàn phá, thắt họng văn hoá, xé lẻ xă hội, cô lập con người, đặc biệt người làm văn hoá, và nhờ đó giới hạn được khả năng h́nh thành một không gian công cộng đích thực, một chính quyền, một nhà nước, và ngay cả một cái đảng cộng sản ra hồn đảng, ra hồn cộng sản.
Điều đó chỉ có thể thực hiện và duy tŕ trong một nước hoàn toàn đóng cũi, đối với thế giới bên ngoài, và trong nội bộ xă hội. Tiếp cận với quốc tế, con người tiếp cận những giá trị nhân bản của thời đại. Riêng trong nội bộ xă hội, muốn đóng cũi con người phải kiểm soát, kiềm chế, phá tan toàn bộ quan hệ xă hội, kể cả quan hệ lao động. Đó là nguyên nhân cơ bản nhất khiến kinh tế xă hội chủ nghĩa hiện thực sụp đổ. Guồng máy đảng cộng sản không mácxít ở điểm ấy. Con người muốn sống phải ăn, muốn ăn phải lao động, muốn lao động hữu hiệu phải hợp tác hành động và, đă hợp tác hành động, sẽ tái tạo và sáng tạo giá trị văn hoá, sẽ sáng tạo không gian công cộng và những h́nh thái chính trị của quyền lực. Không thể lao động hữu hiệu trong hoàn cảnh phi hợp tác, xé lẻ, cô đơn, nghi kỵ nhau. Chính khách tư bản thông minh hơn lănh tụ cộng sản hiện thực ở điểm này. Trong khi chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực nỗ lực xé lẻ, cô lập công nhân, người lao động, tiêu diệt sự đoàn kết giữa họ, biến công đoàn thành công cụ thống trị, chế độ tư bản có lúc sợ hăi trước sự suy sụp ảnh hưởng của công đoàn. Nó hiểu, không thể tổ chức sản xuất hữu hiệu một bầy thú. Đó là ư nghĩa văn hoá của quan điểm : phát triển kinh tế gắn bó với phát triển dân chủ. Nhưng ta hiểu, mục đích hiện thực của guồng máy đảng cộng sản không là phát triển kinh tế, mà là ôm quyền lực để hưởng thụ, vơ vét, bất kể với giá nào, bất kể đồng loại. Tính phi kinh tế của quyền lực ấy ăn khớp với tính phi chính trị của nó. Một lần nữa, Marx có lư.
Những hiện tượng trên dễ hiểu trong khuôn khổ chế độ toàn trị. Nó cũng không khó hiểu trong khuôn khổ chế độ hiện tại ở Việt Nam. Việt Nam đă đi vào kinh tế thị trường dưới dạng kinh tế tư bản rừng. Thời tích lũy ban đầu của nền kinh tế tư bản khốc liệt, phi nhân như thế nào, chỉ liếc qua thời buôn bán nô lệ, khai thác thuộc địa, thời khai thác dân bản xứ của các nước tư bản tây âu trong các thế kỷ 18, 19 cũng đủ thấy. Ngay ngày nay, lâu lâu mở đài truyền h́nh coi cũng đủ khiếp. Cách thống trị của guồng máy đảng cộng sản Việt Nam hiện nay rất phù hợp với giai đoạn này của kinh tế tư bản. Trước mắt, nó có điều thuận lợi cho tư bản quốc tế và tư bản đỏ bản xứ : thả cửa khai thác tài nguyên và sức lao động. Nó cũng có mặt thuận lợi cho chính người dân, bắt đầu được tự do làm ăn và, do đó, trong một thời gian ngắn, dễ thở hơn trước. Nhưng lâu dài, nó là một sự cản trở. Không thể làm kinh tế hữu hiệu trong sự hỗn loạn, dù không vũ trang. Hoạt động kinh tế càng mở rộng, càng đ̣i hỏi một nhà nước thực thụ, có luật lệ rơ ràng, bất kể tính chất của nhà nước ấy như thế nào, v́ hoạt động kinh tế, tự nó, sẽ tạo một loại không gian công cộng, tạo điều kiện h́nh thành những liên hệ xă hội giữa những người cùng thân phận, và tạo những giá trị tương xứng. Những cuộc đ́nh công mới đây ở Việt Nam thể hiện điều ấy.
Trước mắt, cách thống trị của guồng máy kia chỉ mâu thuẫn với hoài băo của những người, trong đó có không thiếu người cộng sản, muốn mau chóng xây dựng cho Việt Nam một nhà nước pháp quyền, một chính quyền dựa vào những giá trị văn hoá xa xưa và mới đây của người Việt, của nhân loại. Rất có thể, chính đông đảo người cộng sản c̣n sống sót, hiện nay đang bất lực, là trở ngại lớn nhất đối với khuynh hướng phát triển tự nhiên (sinh lư tính) của guồng máy kia : buôn bán quyền lực, rồi dùng đôla mua chuộc, củng cố quyền lực. Khuynh hướng ấy, tất nhiên, đ̣i hỏi tiêu diệt văn hoá. V́, về thực chất, trong lănh vực chính trị, "chế độ" tư bản rừng chỉ khác "chế độ" xă hội chủ nghĩa hiện thực ở một điểm : lần lần thay thế, một phần, bạo lực của súng đạn, lao tù bằng bạo lực của đôla. Khi nó có điều kiện phát huy triệt để lôgíc của nó, nó cũng tạo ra một khối lượng khổng lồ người xé lẻ, cô đơn, bất lực, sẵn sàng quay về thú tính hay lao ḿnh theo những hệ tư tưởng cực đoan. Hiện nay, phương pháp thực hiện điều ấy có mấy điều nổi bật :
1) Buông trôi hệ thống giáo dục quốc gia.
2) Một mặt thắt họng người làm văn hoá, mặt khác thả giàn cho các "văn hoá" phẩm đại chúng tràn ngập, độc chiếm thị trường.
Rất có thể, ngày nào đó, nó chỉ dựa vào đôla cũng kiềm chế được văn học Việt Nam. Ngày đó, nước ta trở thành một địa phương lạc hậu của nền "văn hoá" thị trường. Long life to vietnamese Hamburger, Malboro, Coca-Cola, sex and violence.
Ngày này, để chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 ngang tầm thời đại, điều cần thiết nhất cho nước ta, không chỉ là vốn, khoa học, kỹ thuật, phương pháp và kỹ năng quản lư. Cơ bản hơn, là mau chóng tạo một không gian công cộng rộng lớn, cởi trói văn học, thông tin, xây dựng đời sống chính trị cởi mở, sâu rộng, phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho xă hội, cho con người khôi phục lại những giá trị nhân bản cổ truyền của người Việt, của hai cuộc kháng chiến giành độc lập, tiếp thu những giá trị nhân bản của nhân loại, sáng tạo những giá trị mới, thích hợp với hoàn cảnh lịch sử của nước ta và của thời đại. Trên cơ sở ấy, xây dựng một nhà nước pháp quyền, h́nh thái tổ chức và vận động trong t́nh hoà hợp của những giá trị nhân bản chung nhất của người Việt, của nhân loại. Qua đó, phát triển trí tuệ, đạo đức của người Việt Nam và, dựa vào trí tuệ và đạo đức ấy, biến vốn đầu tư, nguyên liệu, sức người, kỹ năng và kiến thức, thành những nhân tố xây dựng một nền văn minh xứng đáng với lịch sử 4000 năm, với những đau khổ dân ta đă gánh suốt thế kỷ 20 để đương đầu với những mâu thuẫn cơ bản nhất của thời đại. V́ chính trị, trong nghĩa sâu sắc của nó, là kích thước cơ bản nhất của con người. V́ làm chính trị, trong nghĩa nhân bản, là cùng người khác hành động để tạo điều kiện cho con người học làm người, thành người, không ngừng phát triển nhân tính của ḿnh, của đồng loại. V́ một dân tộc không có đời sống chính trị cởi mở, phong phú, ôn hoà, là một nền văn hoá trong đà suy vong.
Đó là thứ tự lôgíc (h́nh thức). Thứ tự hành động không chỉ tùy thuộc lôgíc đó, nó c̣n tùy thuộc nghệ thuật chính trị. V́ con người là tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của nhân loại, nghệ thuật làm người.
11-1993
Số lớn truyện ngắn trong phần này đă đăng trong các báo Đoàn Kết [1988-1991], Diễn Đàn, Hợp Lưu.
Đọc Tướng về hưu[73] vừa hấp dẫn, vừa khó chịu, đôi khi cảm động.
Đọc lại Tướng về hưu, vẫn hấp dẫn, càng khó chịu.
Suy nghĩ về cốt truyện : không có ǵ hấp dẫn. Thực ra không có cốt truyện. Cũng không có nhân vật đặc sắc. Chỉ kể một số sự việc nhỏ nhoi, trong một gia đ́nh b́nh thường, ở một tỉnh nhỏ của một nước nghèo. Và cũng không có ǵ đáng khó chịu.
Thử t́m hiểu ư của tác giả, lập trường chính trị, quan điểm về con người, cuộc sống. Đây đó, một câu, một ư, có thể ưa, có thể không ưa. Tóm lại, chẳng có ǵ nẩy lửa, độc đáo...
Đọc Tướng về hưu lần thứ ba. Vẫn khó chịu. Vẫn cứ phải đọc một hơi tới cùng. Rồi cứ băn khoăn, không sao ngủ được. Đủ thấy giá trị của truyện ngắn này ở lối hành văn. Viết làm sao khiến người đọc vừa bị lôi cuốn, vừa áy náy, khó chịu, không sao quên được ḿnh trong câu chuyện, ḍng văn, đó là đặc điểm trong lối hành văn của Tướng về hưu.
Điều nổi bật là ngôn ngữ ngắn ngủi, đơn sơ, có khi thô lỗ. Văn không thừa một chữ, chỉ đủ để nêu sự vật, sự kiện.
Đối với những người, đă quá nhiều năm, ngán ngẩm loại văn dạy đời phải trái, đẹp xấu, ê chề lặn lội giữa hai ḍng chữ để đoán ṃ ư ngầm của bài báo, bài diễn văn... lối viết "hiện thực" này tự nó đă là mới. Nhưng đâu phải chỉ cần viết ngắn gọn, đơn sơ và hiện thực là xúc động được ḷng người. Không thiếu ǵ sách viết như vậy chỉ làm người đọc ngáp dài, ngáp ngắn.
Văn Tướng về hưu không chỉ hay ở h́nh thức (kỹ thuật dùng chữ, đặt câu, dàn truyện). Hay ở nội dung. Nhưng không phải nội dung cốt truyện, nội dung tư tưởng... Hay ở nội dung hành văn. Tức là bản thân lối viết trực tiếp xúc động ḷng người đọc. V́ lối viết ấy nói lên sự thật... một nửa sự thật : sự thực của sự vật, sự kiện. Nói một nửa sự thật cũng có nghĩa bóp chết một nửa. Nửa bị bóp chết là sự thật của con người. V́ vậy lối hành văn này tuy "hiện thực" mà hoàn toàn giả dối : thiếu hẳn sự thật của thế giới người. Sự thiếu hụt đó làm người đọc không thể nào không băn khoăn.
Ngôn ngữ là người. Ngôn ngữ thể hiện con người trong quan hệ với người khác, người xưa, người đời nay và người mai sau. Con người dùng ngôn ngữ để tả cho nhau thế giới này, để hiểu nhau[74].
Tả và hiểu có hai mặt, khoa học (tả chính xác sự vật, sự kiện), và giá trị (thái độ của ḿnh trước sự vật, sự kiện). Khi chỉ cần nói cho nhau kiến thức về thế giới tự nhiên, con người dùng ngôn ngữ khoa học, kỹ thuật. Với loại ngôn ngữ này chỉ có đúng hay sai, không có hiểu nhầm, không có thông cảm. Khi con người muốn nói với nhau về thân phận người họ dùng ngôn ngữ hàng ngày, ngôn ngữ chính trị, văn và những h́nh thức nghệ thuật khác. Trong loại ngôn ngữ này, tả và đánh giá gắn liền với nhau. Nhà văn tả cây tả cảnh, nói trời kể đất, đều là tỏ thái độ với đời. V́ vậy, văn t́nh cảm, văn đạo đức, văn chính trị thường lạm phát tính từ (và ít khi thành văn).
Ngôn ngữ thể hiện người ở cả hai phương diện, xă hội và cá nhân. V́ ngôn ngữ, một mặt là sản phẩm của xă hội và lịch sử, mặt khác là phương tiện đầy đủ nhất để từng cá nhân nói lên tâm tư của ḿnh.
Hiểu ngôn ngữ như vậy, ta thấy ngay nét độc đáo của lối hành văn trong Tướng về hưu : cố ư giới hạn ngôn ngữ ở mức mô tả sự vật, sự kiện, ở mức ngôn ngữ kỹ thuật đơn thuần, dùng tiếng nói để bịt miệng con người.
Lối hành văn này tạo một thế giới ngổn ngang sự vật, sự kiện[75], một thế giới tan ră thành muôn mảnh, một thế giới chỉ có những hiện tại vụn vặt lơ lửng bên nhau. V́ đó là một thế giới đă mất nhân tính : chỉ có con người mới thống nhất được vũ trụ xuyên qua hoài băo của ḿnh. Hoài băo đó tạo một tương lai cho mọi sự vật, mọi sự kiện, trong tầm sống của một con người. Khoảng cách giữa tương lai đó và hiện thực đương thời gọi là giá trị. Giá trị khiến những chữ yêu, ghét, đẹp, xấu, cuộc đời... có ư nghĩa.
Trong Tướng về hưu, tác giả tả người như tả sự vật, tả hành động, tâm tư, lời nói của người như kê khai sự kiện tự nhiên. Không ai sống với ai. Mỗi người tồn tại bên cạnh người khác, như cây mọc bên tường. Có gặp nhau chăng, cũng t́nh cờ, vô tư.
Để đạt kết quả ấy, tác giả dùng nhiều thủ pháp.
Một thủ pháp là : không một nhân vật nào có được một nét mặt, mỗi người thu gọn vào chức năng tồn tại của một động vật.
Cha tôi tên Thuẫn, con trưởng họ Nguyễn [...] Tôi ba mươi bẩy tuổi, là kỹ sư, làm việc ở Viện vật lư. Thủy, vợ tôi, là bác sĩ, làm việc ở bệnh viện sản. Chúng tôi có hai con gái, đứa mười bốn, đứa mười hai. Mẹ tôi lẫn lộn, suốt ngày chỉ ngồi một chỗ.
Những nhân vật khác đều được giới thiệu như vậy.
Thủ pháp khác : trong truyện có nhiều lời phát biểu, nhưng hầu như không có đối thoại. Chỉ có những lời tuyên bố song song, đơn độc. Thí dụ đoạn văn sau, lúc người em sắp mất chị :
Ông nói : "Bà ấy cứ xoay ngang xoay dọc trên giường thế này là gay go đấy." Lại hỏi : "Chị ơi, chị nhận ra em không ?". Mẹ tôi bảo : "Có.". Lại hỏi : "Thế em là ai ?". Mẹ tôi bảo : "Là người." Ông Bổng khóc ̣a lên : "Thế là chị thương em nhất. Cả làng cả họ gọi em là đồ chó. Vợ em gọi em là đồ đểu. Thằng Tuân gọi em là đồ khốn nạn. Chỉ có chị gọi em là người[76]."
Không có độc thoại nào cô đơn hơn "đối thoại" này. Hơn nữa, chữ người đối chọi với chữ đồ thật hay, chỉ được làm người, dù không mặt mũi, không tên họ, cũng măn nguyện rồi !
Kỹ thuật tŕnh bày cũng được vận dụng để bóp nghẹt đối thoại. Không tách rời những đoạn đối thoại, không xuống hàng, kéo gạch để làm nổi bật sự hiện diện của các đối tượng, mà viết lời nói lẫn lộn với lời kể :
Ông thợ mộc quát : "Sợ chúng ông ăn cắp gỗ à ?" Ông Bổng hỏi : "Ván mấy phân ?" Tôi bảo : "Bốn phân." Ông Bổng bảo : "Mất mẹ bộ xa-lông. Ai lại đi đóng quan tài bằng gỗ dổi bao giờ ? Bao giờ bốc mộ, cho chú bộ ván[77]"
Đọc một trang đối thoại kiểu này khó mà giữ được b́nh tĩnh. Phải buồn nôn. C̣n ǵ đối thoại ? C̣n đâu tiếng nói – nhịp cầu giữa người với người ? Chỉ c̣n những ống loa phát loạn xạ những âm vang lạc loài[78].
Nhưng có lẽ thủ pháp triệt để nhất trong lối hành văn Tướng về hưu là : kê khai dồn dập những sự kiện, liên miên từ đầu đến cuối truyện, không cho kẻ đọc kịp thở, có thời giờ và khoảng cách để thêu dệt một mối liên hệ tổng hợp nào, dù đúng, dù sai. Nhịp văn Tướng về hưu là nhịp thở dốc. Câu văn ngắn ngủn, chi chít, dồn dập nhô lên bên cạnh nhau, không có nhịp cầu nối lại, cả về ư lẫn về từ, tạo nên một đám chữ loạn, không xây h́nh dựng nghĩa ǵ cả. Văn Tướng về hưu như cơn gió lốc, có xen tiếng hoang loạn của những con người không có mặt mũi.
Người với nhau đă vậy. Từng người với ḿnh cũng chẳng hơn. T́nh cảm, suy nghĩ, hành động, cứ bộc phát như những sự kiện của thế giới tự nhiên, như cây như cỏ, tản mát, vụn lẻ, không đầu không đuôi, chẳng khác ǵ : con cóc trong hang, con cóc nhẩy ra, con cóc ngồi đó... Về mặt này, "nhân vật" ông Bổng điển h́nh nhất : khóc, cười, chửi, mắng, ăn, nói... chẳng khác ǵ con nít đái, ỉa.
Tóm lại, thế giới Tướng về hưu là một thế giới trong đó con người không có hoài băo, xă hội không có tương lai[79]. V́ thế Tướng về hưu là một truyện không cần cốt, không có cốt truyện. Tính chất nghệ thuật của Tướng về hưu ở chỗ khơi được thế giới đó, cảm giác đó, qua lối hành văn. Chẳng giải thích dài ḍng, chẳng dùng những tính từ dao búa, chỉ viết những lời ai ai cũng hiểu được, mà tạo nên cả một bầu không khí điên đầu, cả một thế giới trong đó không ai có thể hiểu ai.
Thế giới điên đầu ấy không phải, không thể là thế giới thực. Là thế giới của nghệ thuật. Cho rằng văn Tướng về hưu là văn "hiện thực" th́ thật tôi nghiệp cho văn[80].
Nghệ thuật là giả dối. Giả dối trong lối hành văn này ở chỗ lấy một ống kính máy ảnh thay mắt một con người, chụp loạn xạ cuộc sống, ráp h́nh thành "truyện", truyện về một thế giới người trong đó con người đă tan ră. V́ ống kính máy ảnh khác mắt con người ở một điểm : nó chỉ có những hiện tại riêng lẻ, nó không có kỷ niệm, không có tương lai, không có sợi dây nối liền hành động hôm nay với t́nh cảm ngày xưa, với niềm mong ước ở ngày mai, gắn quăng đời này với quăng đời trước qua tia hy vọng về quăng đời sau, để tạo dựng một vóc người. Thế giới Tướng về hưu là một thế giới trong đó một đời người có thể thu gọn vào một bản kê khai lư lịch hoàn toàn khách quan[81].
Đây là tột đỉnh của lối hành văn này. Đi thêm bước nữa, chỉ c̣n... im lặng. V́ lối hành văn này cũng có giới hạn của nó. Muốn "có" cây mọc cạnh tường phải có một con mắt người sắp xếp không gian theo một trật tự hay một sự hỗn loạn... rất người[82]. T́nh cảm, suy nghĩ, hành động của nhân vật, dù rời rạc tới đâu, cũng phải có trước có sau v́ người viết phải viết... tuần tự, và cuối cùng, cũng phải gắn với một con người, một cái tên[83].
Chính v́ thế trong văn học tây âu đă từng có phái chủ trương vượt giới hạn đó bằng cách... đả phá ngôn ngữ, viết loạn theo ḍng... âm !
Tôi thích Tướng về hưu v́ nó biết đưa ta tới đỉnh đó, và cũng biết ngừng ở đó. Muốn thưởng thức Tướng về hưu chẳng cần chẻ tóc làm tư, chẳng cần suy từng câu, ngẫm từng chữ. Cứ nghe theo người kể, tự nhiên sẽ tới bờ sự im lặng. Trong sự im lặng đó, chẳng c̣n cốt truyện, nhân vật, văn chương. Chỉ c̣n một con người vừa thoáng nghe thấy một giọng người. Người ấy là ai ? đọc làm ǵ ? sống làm ǵ ? Có lẽ Tướng về hưu lôi cuốn và khó chịu ở chỗ này.
Trong xă hội Việt Nam ngày nay, truyện ngắn Tướng về hưu gây xôn xao, người ưa người ghét kịch liệt, dễ hiểu. Dùng tiếng nói để bịt miệng con người, hành văn để hành hạ văn chưong, dùng ngôn ngữ để tra tấn ngôn ngữ như vậy, đương nhiên là chất vấn cái xă hội đă sản sinh ngôn ngữ đó, tra hỏi con người dùng hay chấp nhận nó, đ̣i hỏi nói thật, viết thật, làm thật[84].
Nhưng tại sao Tướng về hưu lại có thể xúc động được ḷng một người đang sống và có lẽ sẽ chết ở Pháp ? Và sau này c̣n sức xúc động ḷng người chăng ? Tôi nghĩ có. V́ chó chết, c̣n truyện. Người cũng như ngôn ngữ là sản phẩm của xă hội, của lịch sử. Ngôn ngữ sẽ tồn tại và thay đổi với xă hội. Làm người, ai cũng phải chết, như một áng văn luôn luôn phải chấm dứt, dù phải chấm dứt ngang ḍng. Cái chết ấy đúc kết giá trị của một cuộc đời. Không ai nói hết được giá trị ấy. Và ai cũng phải chết một ḿnh, trả lại đời sự im lặng. Nỗi cô đơn thầm lặng toát ra từ giọng văn ấy c̣n là thân phận lâu dài của con người, nếu không phải là măi măi. Giá trị ấy, cô đơn ấy lắng đọng trong sự im lặng h́nh thành khi ḍng văn chấm dứt. Đọc đến đó, có thể quên tất cả[85], nhưng không sao quên được sự im lặng này. Dĩ nhiên, sự im lặng của tác giả khác sự im lặng của từng cuộc đời. Nhưng nó cũng là sự im lặng của từng thân phận, ngấm ngầm trong năm, tháng, cho tới ngày mỗi đời người có thể ngả xuống trong sự toại nguyện ? Được thế th́ văn chương, nghệ thuật đă thành thừa.
Tướng về hưu quả là một tác phẩm có tính chất nghệ thuật.
1988
Truyện Năm Ngày[86] thực ra là chuyện bốn đêm. Bốn đêm ấy có thể thu gọn vào một đêm. Đêm tuyệt vọng nhất trong đời người : đêm cô độc.
Ai cũng đă từng nếm mùi cô đơn. Ngước đầu nh́n trăng sao biền biệt, có thể thấy ḿnh nhỏ bé, côi cút. Đi giữa ḍng người hô hào mà bỗng thấy cô đơn... Yêu rất nhiều, mà chẳng được bao nhiêu, thấy cô đơn, là chuyện thường t́nh. Nỗi cô đơn đau đớn nhất, tuyệt vọng nhất, nỗi cô đơn không ǵ xóa nổi, chỉ cảm thấy được khi ôm người yêu vào ḷng. Đến thế là hết. Hết nhưng không phải chấm dứt. Viết về đề tài này là viết về một câu hỏi rất thời đại, chưa có câu trả lời thoả đáng.
Nỗi cô đơn của con người giữa vũ trụ bao la, văn học cổ nước nào cũng có tác phẩm hay đề cập tới. Thơ văn về nỗi cô đơn trong t́nh yêu, khi t́nh cảm ḿnh bị hất hủi, ngăn cấm, nếu trải được xuống đất, có thể bao phủ cả hoàn cầu, bóp nghẹt thở cả nhân loại. Nỗi cô đơn xoáy vào ḷng người ngay trong lúc yêu thương nhau là một đề tài mới, xuất hiện đầu thế kỷ hai mươi. Ở Pháp, Georges Bataille đă viết nhiều về đề tài này. Trong vở kịch Le diable et le bon dieu, J.P. Sartre có nói tới qua vài trang sâu sắc, tuyệt đẹp. Nêu tên hai tác giả ấy cũng đủ nói : đây là đề tài nguy hiểm, rớ tới như bứt dây động rừng, huưt c̣i huy động đội quan thầy đạo đức truy nă.
Tại sao vậy ? Tại Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam đặt vấn đề cơ bản đúng khi tố cáo truyện Năm Ngày hạ thấp nhân cách con người. Đúng, không thể đề cập tới đề tài này mà không đụng tới phẩm chất của con người, ư nghĩa của cuộc sống. C̣n hạ thấp th́ hơi tối nghĩa. Người ta có thể hạ thấp mức nước sông Hồng, độ cưỡng hăm nghệ sĩ, một cái đầu, hạ thấp bất cứ cái ǵ có thừa, hay ít nhất là có. Làm sao hạ thấp được cái ǵ không có ? Ngược lại, người ta có thể đ̣i hỏi cái ǵ c̣n thiếu, chưa có nhưng cần phải có. Truyện Năm Ngày khơi sự thiếu thốn đó, sự đ̣i hỏi đó. Chính sự đ̣i hỏi đó là cái gai trong mắt những quan đạo thầy đời.
Một nhà triết học phương tây, Karl Marx, đă từng viết nhiều về mấy ư sau : con người là toàn bộ quan hệ xă hội của nó ; quan hệ trực tiếp nhất giữa người với người, quan hệ tự tạo (sui generis) là quan hệ nam nữ ; vị trí của phụ nữ trong một xă hội là thước đo độ văn minh của xă hội đó...
Truyện Năm Ngày là truyện về quan hệ đó, hôm nay. Vợ chồng thương nhau mà không thể hiểu nhau, thông cảm nhau, bằng lời nói cũng như hành động. Lời nói ? Mới lọt khỏi miệng đă trái ư. Hành động ? Vừa làm xong đă trở thành : Ô hô ! những bổn phận, (với ai ? từ đâu tới ? đề làm ǵ ?). Cuối cùng chỉ gặp nhau lúc tắt đèn ái ân với nhau. Qua t́nh cảnh ấy, người kể (chồng) cho ta thấy hết nỗi cô đơn của đời người.
Nếu người chỉ c̣n có thể gặp người trong sự giao cấu th́ khác ǵ cặp chó giữa đường ? Nếu là cặp chó, cứ thanh thiên bạch nhật thoả măn, cần ǵ đóng cửa tắt đèn, làm ǵ có ngày có đêm, và dĩ nhiên không có cô đơn.
Nỗi cô đơn xoáy vào ḷng người trong giây phút ái ân chỉ có thể có trong quan hệ giữa người với người. Nó là tấm gương soi sáng một sự thiếu thốn. Nó là lời cầu khẩn thiết tha, là đ̣i hỏi mănh liệt thông cảm nhau, hiểu nhau, đ̣i hỏi nhân cách trong t́nh nam nữ. Nó là tiếng kêu thống thiết, tố cáo một cuộc đời dồn người vào đêm đen tối nhất, đêm của rừng già, khi t́nh người chỉ c̣n một điểm tựa cuối cùng : ôm nhau.
Vợ chồng ôm nhau có ǵ xấu xa nhỉ ? Nếu đó là hành động nhục nhă, vô liêm sỉ, th́ các thầy đạo đức trên thế gian này ắt phải tuyệt giống hết[87], và nhân loại lư tưởng phải là một băi tha ma khổng lồ. Nhưng ôm nhau trong t́nh cảnh nói trên, đúng là không thể chịu măi được, thà bỏ nhau c̣n hơn. Truyện ngắn cũng bắt đầu bằng sự từ biệt đó : hai người yêu nhau, cương quyết bỏ nhau để khỏi hành hạ nhau. T́nh yêu đă biến thành cực h́nh. Tại sao vậy ?
Chuyện bốn đêm thực sự là chuyện năm ngày. Nếu nỗi cô đơn trong ân ái là tấm gương soi sáng quan hệ giữa người với người, th́ bốn đêm kia là tấm gương soi mặt năm ngày b́nh thường trong một cuộc sống. Bộ mặt ấy đáng sợ : nó là mặt người, là cái mặt cau có thường ngày, bất lực, trơ trơ và nhăn nhúm. Và người đó đang ngộp : tin tưởng mănh liệt vào chủ nghĩa lăng mạn, cuộc phiêu lưu nào cũng hứa hẹn siêu thoát. Cuộc sống đă khắc vào mặt người những nét đó th́ luyện tập bao nhiêu cũng không xóa được. Phải đổi cuộc sống mới đổi được mặt người. Ngoài ra chỉ c̣n bộ mặt của vài giây phút hồn nhiên, đần độn hạnh phúc, mà – đă là người – không ai chấp nhận được. Hơn nữa, bộ mặt ấy, dù trung thực, cũng không thể xóa được bộ mặt thực của con người, bộ mặt thường ngày.
Trong đời, ai cũng đă từng nếm mùi cô đơn. Nhưng xét từng đời người, những giây phút ấy hiếm. Đó là một trạng thái tâm lư không b́nh thường. Lúc nào thấy cô đơn ? Tại sao thấy cô đơn trong lúc ái ân ?
Người ta thấy cô đơn khi phải suy nghĩ về Ḿnh.
Trong cuộc sống b́nh thường ở một xă hội đang b́nh thường phát triển, mỗi người đeo đuổi một mục đích, một hoài băo, ít ai có thời giờ suy nghĩ về ḿnh. Không phải v́ quên ḿnh đâu. Đơn giản hơn nhiều. V́ ḿnh (tâm tư, hành động, lời nói...) quyện với cuộc sống hàng ngày với người khác, vươn lên với cuộc sống đó, với những người đó. Cuộc sống là ḿnh và ḿnh là cuộc sống. Ḿnh chỉ là cuộc sống của ḿnh. Bộ mặt ḿnh là bộ mặt cuộc sống đó. Bộ mặt đó, ít ai có thời giờ ngắm nghía, phân tích. Soi gương thường là để đánh răng, rửa mặt, điểm son, chuẩn bị đi ra ngoài, gặp người khác, không phải để t́m ḿnh.
Chỉ khi nào xă hội phủ nhận ḿnh, khi nào có sự đoạn tuyệt giữa ḿnh và cuộc sống hàng ngày, (cái) Ḿnh mới biến thành màn đêm khổng lồ đè nặng lên tâm tư của con người. Tóm lại, con người cô đơn khi cuộc sống bế tắc, khi cuộc đời tước đoạt nhân cách của nó, dồn nó tận ngơ cụt. T́nh trạng ấy trở thành phổ biến khi bản thân xă hội bế tắc (ít nhất về giá trị), không tạo được cho con người một lư tưởng, một hoài băo nhân nghĩa[88]. Lúc đó, thương người bao nhiêu, khổ thân bấy nhiêu, yêu nhau bao nhiêu, hành hạ nhau bấy nhiêu, cũng thường t́nh.
Chính v́ vậy chữ tôi là kẻ thù số một của một loại quan đạo đức[89]. Chính v́ thế một chuyện b́nh thường như chuyện vợ chồng ôm nhau đă khiến những vị quyền hành rút dao xả búa. Nhưng đó là chuyện quyền lực, không liên can ǵ tới văn học nghệ thuật. Miễn bàn.
Đề tài truyện Năm Ngày hiện đại, thiết thân. Từ thuở con người bứt sợi nhau cột nó vào bộ lạc nguyên thủy, tạo dựng cá nhân, đặt ra vấn đề nhân phẩm của con người, giá trị của cuộc sống, chưa bao giờ khát vọng tự do, nhân cách mănh liệt như bây giờ, và cũng chưa bao giờ con người ư thức sâu sắc như hiện nay rằng nhân phẩm không phải từ trên trời ban xuống, từ đáy ḷng dâng lên, mà từ người khác quyện lại : con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó ! Và khi xă hội chà đạp nó, điểm tựa cuối cùng của nhân cách, nó thường t́m trong t́nh yêu giữa hai cá nhân. Nhưng t́nh yêu đó làm sao độc lập với t́nh người trong cuộc sống ? Cắt đứt quan hệ đó với những quan hệ khác, khác ǵ bửa đôi một con người ? Đêm đă là gương soi mặt ngày th́, ngoài một vài giây phút đần độn hạnh phúc, mặt ngày là mặt đêm, là mặt người. V́ vậy, thương nhau, ôm nhau, mà thấy khoảng cách giữa người với người là vô tận.
Chọn một đề tài trọng yếu, hiện đại, không đủ để tạo một tác phẩm. C̣n phải viết một cách nghệ thuật. C̣n phải biết làm tâm hồn đọng lại trong nét mực.
Từ đầu đến cuối, truyện Năm Ngày không trực tiếp đả động tới xă hội, không có hai chữ cô đơn. Thế mà đọc xong thấy lạnh ḿnh tê tái, băn khoăn măi về con người, t́nh yêu, ư nghĩa và giá trị của cuộc sống. Nó không phải một bản giải đáp một câu hỏi khoa học. Nó không phải một bài lư luận triết học. Nó khơi trong ḷng người đọc nhiều hơn những ǵ nó nói, nó là một tác phẩm có tính chất nghệ thuật.
Về h́nh thức, tác giả vận dụng kỹ thuật độc thoại xen lấn với văn tự sự. Hai kỹ thuật này đều không mới. Điều mới, điều hay, ở nghệ thuật hoà hợp và đối kháng chúng.
Lời kể hiện thực, không râu ria tô vẽ : suy nghĩ, lời nói, hành động, sự vật, đâu ra đấy, rơ ràng, đơn giản, xem ra rất trung thực. Cái bàn, cái ghế, giá sách, đôi giầy quai mỏng, phất trần... vật nào ra vật nấy. Nhưng lạ thay, khi đọc tới, thế giới thực này có lúc như mất trọng lượng, có lúc lại dầy đặc đến ngộp thở. V́ nó không liên quan ǵ tới người đang sống với nó. Cái bàn là cái bàn. Nó không là một công cụ phục vụ một mục đích của con người : bày một bữa ăn, viết một quyển sách... Nó vô dụng, vô nghĩa. Nó chỉ là nó. Nó chẳng là ǵ đối với ta. Tại sao lại có nó ? Nó ở đấy làm ǵ ?
Trong thế giới thực kiểu này, con người cũng thực, quá thực, thực như bàn, như ghế, thực như cái mặt cau có giữa bốn bức tường chật hẹp, một khóe môi hơi trễ xuống, thực như một chân dung vẽ theo kiểu Picasso ?
Và đối thoại lại càng thực một cách tàn nhẫn, nó chỉ là những lời tuyên bố không cần, không có hồi âm :
Vâng.
Em đă thu xếp được một chỗ ở. Mấy hôm nữa dọn.
Em sẽ mang chiếc bàn đi.
Anh chuyển giúp cho em chiếc bàn tới địa chỉ này....
V́ sao cái thế giới được tả rất thực đó, bỗng nhiên có một vẻ ǵ lạnh lùng, xa lạ ?
V́ nó sinh ra trong sự đánh tráo giữa hai lối hành văn đối kháng. Nó h́nh thành qua tâm tư của một con người khao khát t́m một người khác mà không sao gặp được. Như trong thế giới thực (trong đó có thân xác con người), nó là sợi giây cụ thể duy nhất nối người với người. Nhưng, ở đây, nó đồng thời là khoảng cách vô tận giữa người với người. Khoảng cách đó đă vô tận th́ thế giới kia không thể có trọng lượng : không sức mạnh nào cho phép ta đẩy lùi hay vượt qua nó để đạt tới mục đích của ta.
V́ Không có ǵ chung giữa ngày và đêm, thế giới chung kia trở thành ảo ảnh, càng yêu nhau càng thấy cô đơn. Nó thực mà hoàn toàn giả. Nó giả mà dầy đặc hơn một nhà tù ngăn cắt cặp t́nh nhân. Nó là con đẻ của độc thoại : miệng th́ nói không có ǵ chung giữa ngày và đêm, nhưng mắt lại thấy khoảng chật chội giữa hai bàn tay ! Khoảng không gian giữa hai bàn tay có thực, là thế giới thực, có thể đo bằng thước : một tấc, hai tấc..., có thể đánh giá nó rộng lớn hay chật hẹp. Làm ǵ có khoảng chật chội ? Chật chội thuộc một thế giới khác, thế giới người đang ngộp. Sinh ra từ độc thoại, khoảng không gian thực kia trở thành quái dị : chật chội là thuộc tính của nó, nó là chật chội, như bàn là bàn, ghế là ghế, người là khóe môi hơi trễ xuống, là cái mặt cau có. Nó giống người mà không phải là người. Nó là hiện thân của sự ngột ngạt. Nó là cô đơn biến thành không gian. Nó là biên giới, không vượt được, giữa người với người (Nên nàng cúi mặt. Cúi vào khoảng chật chội giữa hai bàn tay).
Cái độc thoại trong truyện Năm Ngày cũng đặc biệt. Một người nói một ḿnh với người khác vào hư vô nửa người nửa ngợm (khoảng chật chội giữa hai bàn tay). Độc thoại ấy là một cuộc đối thoại giữa ḿnh và ḿnh xuyên qua người khác. Nó là sự cách biệt tuyệt đối giữa ta và người yêu, ta và người, ta và cuộc sống : ta và Ta. Nó là nỗi cô đơn cuối cùng biến thành văn.
Truyện Năm Ngày khơi sự cách biệt đó, khơi niềm ước mơ phá bỏ ranh giới giữa ngày và đêm, nêu sự thất bại của t́nh yêu, t́nh người[90]. Tính chất nghệ thuật của nó ở chỗ thể hiện được sự cách biệt đó, nỗi khát vọng đó, sự thất bại đó, qua lối hành văn.
Một câu như : Khi tôi ngẩng lên, Vi đă đi mất, có ǵ tầm thường hơn ? Nhưng khi xuôi theo ḍng văn, đọc tới nó mà lạnh người : cả một tâm hồn đang quằn quại bỗng nhiên hoá thừa (không c̣n lư do tồn tại), cả một thế giới bỗng nhiên sụp đổ.
Vi đă đi mất... ta chỉ c̣n là ta, ta chẳng c̣n là ǵ nữa...
Một câu văn dù chải chuốt, bóng bẩy tới đâu đi nữa cũng không thể khơi trong người đọc một cảm giác như vậy. Phải có một tâm hồn nghệ sĩ thấm vào nét mực, từ chữ đầu tới chữ cuối của tác phẩm, mới có thể làm một câu văn tầm thường như vậy thấm thía như một giây im lặng trong một khúc nhạc hay[91]. Hiện tượng đó tạo phong cách (style) của một nhà văn. Không phải g̣ từng câu, mài từng chữ mà tạo được[92].
Truyện Năm Ngày rất quyến rũ, dễ say mê. Đề tài hiện đại, thiết thân, lối viết mới mẻ, nội dung và h́nh thức quyện với nhau thật đẹp mắt, thấm ḷng.
Tác giả quả là một người có thể cầm bút mà không muối mặt, một nghệ sĩ, một nhà văn.
4-1989
Sâu sắc. Thiết tha. Tàn nhẫn. Chân t́nh. Có những trang tuyệt đẹp. Một truyện t́nh hay.
Nhưng sao tác giả không giữ trọn hứa hẹn đă lôi cuốn tôi thấu đêm, từ trang đầu đến trang cuối Bên kia bờ ảo vọng[93] ?
Có nhà văn đă nhận xét : viết tiểu thuyết là viết về t́nh yêu. Khốn nỗi, đây là đề tài đáng sợ nhất : không xả thân ắt thất bại.
Yêu là ǵ ? Tại sao phải yêu ? V́ sao không yêu ? Yêu như thế nào mới là yêu ? Làm sao viết xuôi ḷng người khác !
Thử nghĩ xem. Người ta có thể chết thay người khác. Ai có thể yêu thay người khác ? Người ta có thể chấp nhận người khác chết thay người yêu. Ai chấp nhận người khác yêu thay người yêu ḿnh, người ḿnh yêu ?
Người dám yêu dám đ̣i hỏi làm Người trong mắt người khác, dám tin chuyện đó có thể. Đồng thời dám thừa nhận : không ai có thể ép người khác yêu ḿnh. Không có t́nh cảm, thái độ, hành động nào thể hiện nhân sinh quan của con người một cách toàn diện, sâu sắc, thiết thân và... khó hiểu hơn t́nh cảm này. V́ vậy, rất ít tiểu thuyết dám lấy t́nh yêu làm chủ đề, lấy nội dung của t́nh yêu làm cốt truyện. Người viết chỉ tạo bối cảnh, để độc giả mặc sức mơ màng, thổn thức. Vậy là đạt. Đó là sự giả dối quen thuộc trong nghệ thuật. Nó lôi cuốn người đọc thoát tục, vươn ḿnh tới nhân cách của ḿnh. Mặt nào đó, nó nói lên sự hẹp ḥi của người viết văn : không chịu, không thèm, không dám chia sẻ với người đọc vốn sống, quan điểm của ḿnh.
Lấy nội dung t́nh yêu làm cốt truyện là chấp nhận trao đổi với người đọc về một vấn đề dường như không thể trao đổi được, và b́nh thường dẫn tới thất bại. Thái độ dũng cảm này, trong nghệ thuật, hiếm. Đối với khán giả của họ, nghệ sĩ thường thích cho, thích nhận, ít ai thích đối thoại.
Phương Linh, một nữ sinh đă hứa hôn với một anh chàng nhà giàu, gặp Nguyên, một thầy giáo trẻ, nhiều kiến thức, thông minh, trong sạch. Kính trọng dẫn đến say mê. Linh ṣng phẳng và tự trọng, cắt đứt hứa hôn, thức đêm may áo kiếm tiền trả lại hôn lễ, để lấy chồng tuy nghèo nhưng có nhân cách.
Vợ đau ốm, Nguyên thu mấy đồng c̣n lại trong nhà đi mua phở cho vợ. Bị gă bán phở khi, Nguyên thấy đời tủi nhục ŕnh đón vợ con. Anh đành làm một chuyện phổ biến trong xă hội ta : chiều thủ trưởng, viết báo láo, hưởng một số ưu đăi, đảm bảo đời sống vật chất cho vợ con.
Người đàn bà biết được, khinh chồng vô tư cách, đoạn t́nh, ngủ riêng. Một đêm mê sảng, v́ thói quen, ôm chồng. Sáng tỉnh dậy, tủi nhục, chị quyết định bỏ chồng con, ở riêng.
Rồi người đàn bà si mê Trần Phương, một nhặc sĩ nổi tiếng, đă bị cách chức. Trần Phương, v́ tham vọng, phản bội Linh, nhưng không sao dứt được mối t́nh. Linh, tuy bị lừa, vẫn ngỡ rằng Trần Phương phụ bạc ḿnh v́ hoàn cảnh, nhưng vẫn trung thành với lư tưởng. Linh tha thứ, chịu phần thua thiệt, yêu thờ người nhạc sĩ đạo đức.
Cuối cùng Linh biết sự thật, hiểu Trần Phương kém tư cách hơn người chồng ḿnh hắt hủi. Tất cả – t́nh yêu, tâm hồn, thể xác, từng ngày từng giờ quằn quại với miếng ăn, nỗi thương con, sự áp bức, sỉ nhục của xă hội phong kiến, đạo đức giả – nàng đă dâng cho một thằng hèn hạ, bịp bợm. Người đàn bà đau đớn hiểu rằng nhân cách của ḿnh không thể trao cho người khác, phải nh́n người đời ngang tầm mắt, bước qua bên kia bờ ảo vọng.
Đó là đề cương của quyển sách. Khác ǵ đề cương về thời kỳ quá độ, tiến thẳng lên chủ nghĩa xă hội, không kinh qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ? Biết rồi, khổ lắm, nói măi ?
Vậy mà đă đọc vài trang khó buông được quyển sách !
V́ sao thế ? V́ đây không phải một tràng lập luận không biết từ đâu tới, ai chịu trách nhiệm. Nó là lời tâm huyết của một con người dám đem tính mạng, hạnh phúc đời ḿnh ra đảm bảo. Bên kia bờ ảo vọng kể chuyện con người ấy, chuyện sự trưởng thành của một con người, xuyên qua t́nh yêu không nhân nhượng. Nó là ư thức biến thành sự mê si, niềm say đắm phập phồng của tâm hồn, của da thịt, nỗi tủi nhục đắng cay hàng ngày, sự kiêu hănh cuối cùng của một con người. V́ thế, tuy cấu trúc truyện kinh điển, đọc không chán.
Cũng v́ người viết có đôi mắt sác bén lạ thường và một tấm ḷng nhậy cảm khôn tả. Ít ai linh cảm khát vọng yêu đương đến thế.
Chính v́ tác giả lấy t́nh yêu không nhân nhượng làm tấm gương soi mói nhân cách của con người, phẩm chất của xă hội mà tiểu thuyết này sâu sắc. Từ đầu đến cuối cứ vang vọng trong ta cái đêm người đàn bà nói với chồng : tôi không thể yêu một người tôi khinh. Do đó, mỗi hoàn cảnh trở thành một nét mặt của xă hội, mỗi nhân vật biến thành một nét mặt quằn quại của t́nh yêu, mỗi hành động, mỗi lời nói là sự đáp ứng hay lẩn tránh một câu hỏi không thể thoái thác. Tất cả lại sinh ra, hiện h́nh, nẩy nở và phôi thai qua những mùa sống của một tâm hồn.
Trong tiểu thuyết Việt Nam, lâu nay, ít có truyện t́nh thiết tha, tàn nhẫn như truyện này. V́ Phương Linh là một tấm gương. Một tấm gương vô cùng quyến rũ và ác nghiệt cho người đàn ông nh́n rơ nhân cách của ḿnh : Nguyên hèn yếu, Trần Phương đê tiện, bí thư Dụng sợ dư luận hơn yêu lư tưởng... Chính sự đê hèn, tủi nhục đó là bộ mặt chân t́nh của t́nh yêu chân thật. Nó đ̣i hỏi phủ định cuộc sống thiếu nhân cách kia để vươn lên. Nó là hoài băo sâu xa trong ḷng người khi dám yêu. Càng bị hắt hủi, Nguyên càng thiết tha vợ. Nguyên mê vợ v́ vợ khinh ḿnh. Càng hèn hạ, Trần Phương càng say đắm Linh. Trần Phương yêu Linh v́ biết ḿnh không xứng đáng. Cả hai đều hiểu Phương Linh là nhân cách của chính ḿnh.
Linh là người đàn bà mà mỗi người đàn ông thầm kiếm và úy kỵ, mong nhớ khi mơ màng, say sưa và sợ hăi nếu gặp phải. Đó là người đàn bà ta không bao giờ quên được, nhưng khó ôm vào ḷng. Người đàn bà đẹp nhất, tàn nhẫn nhất. Người đàn bà vừa tự do vừa say đắm. Người đàn bà lư tưởng. V́ thế, người đàn ông thoải mái duy nhất trong Bên kia bờ ảo vọng là chàng họa sĩ vừa đeo đuổi lư tưởng vừa biết lư tưởng không thể lấy được : anh t́m Linh để... vẽ lư tưởng thành tranh.
Đă lư tưởng th́ trừu tượng. Trừu tượng của chung nhân loại, không của riêng ai. V́ vậy truyện t́nh dễ viết nhất là truyện t́nh trống rỗng. Lấy t́nh yêu làm đề tài, lấy nội dung t́nh yêu làm cốt truyện, tác giả chấp nhận thử thách lớn nhất đối với nhà văn : thể hiện cái chung lạnh lẽo qua cái riêng của nhân vật, thể hiện quan niệm qua cuộc sống, lư tưởng qua con người, con người qua ảo vật... Mà không rơi vào những tràng tuyên ngôn nhạt nhẽo, những cuộc đấu lư khô khan.
Viết làm sao biến được quan điểm thành tiểu thuyết ? Viết thế nào cũng được, miễn sao giải quyết đẹp vấn đề mấu chốt của tiểu thuyết, vấn đề thời gian : phải là thời gian của người đọc.
Thời gian là yếu tố quan trọng nhất trong nghệ thuật tiểu thuyết. Giữa người viết tiểu thuyết và người đọc luôn luôn có một giao kèo ẩn. Người viết kêu gọi người đọc tái tạo tác phẩm của ḿnh. Mở sách ra, người đọc đă đáp lời một nửa, vươn qua bên kia những nét mực lem nhem, tạo lại một lư trí, một tâm hồn. Sự kiện này xẩy ra mỗi lần ta đọc sách. Một câu văn, một công thức toán, tự nó chỉ là một mớ dấu hiệu ngoằn ngoèo, không có nghĩa lư ǵ. Nó bắt đầu có ư nghĩa khi ta trút vốn sống, sự hiểu biết của ta vào nó, cho nó mượn thời gian của ta. Thời gian đó gồm thời gian sống và thời gian chết. Thời gian chết là toàn bộ kiến thức ta đúc kết từ cuộc sống đă qua của ta. Ta thường so sánh nó với kiến thức của người khác, với thời gian chết của người khác.
Thời gian sống là hiện tại, là những ước mơ, hồi hộp, phập phồng của ta trước tương lai hoàn toàn bất định, hoàn toàn tự do. Ta phải làm ǵ ? yêu ? ghét ? tiếp tục ? chấm dứt ? Không ai quyết định thay ta được. Ta cũng không thể trốn tránh sự lựa chọn. Lúc ta lựa chọn là lúc quá khứ và tương lai hội tụ, lúc ta tái tạo toàn bộ giá trị trên đời : một quăng đời của ta tự nhiên lộ một nét mặt mới, một người yêu đột nhiên thay h́nh đổi dạng, và cả trời đất bỗng nhiên xấu đẹp, buồn vui...
Thời gian sống đó, ta chỉ có thể cho nhân vật mượn nếu nhân vật cũng như ta, là ta, một con người không có thánh thần phù hộ, chỉ đường dẫn lối, không có tương lai cố định, không có định mệnh, một con người tự do, sáng tạo, một con người[94].
Nghệ thuật tiểu thuyết tập trung vào điểm này : khiến độc giả cho mượn cả thời gian chết lẫn thời gian sống của ḿnh, cho mượn hết ḿnh, quá khứ, hiện tại và tương lai, tóm lại, khiến độc giả vận dụng tự do của ḿnh để tái tạo tác phẩm[95]. V́ vậy, tiểu thuyết hay không ai đọc cạn ư được : vốn sống càng dày, kiến thức càng rộng, tương lai càng bao la, phức tạp, th́ hiện tại càng căng nhựa sống. V́ vậy, đọc tiểu thuyết hay, ta quên giờ quên giấc, đọc đi đọc lại vẫn miên man : hiện tại của ta chỉ chấm dứt khi toàn bộ tương lai của ta đă trút vào quá khứ, khi ta không c̣n ǵ để cho ai mượn.
Đoạn văn đẹp nhất trong Bên kia bờ ảo vọng, đoạn văn tả cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa Nguyên và Linh (trang 307 đến 315), thể hiện cái thời gian đó.
Linh đă bắt đầu hiểu Trần Phương không phải con người lư tưởng ḿnh tưởng và chồng ḿnh không tồi như ḿnh đă nghĩ. Gặp lại Nguyên, liếc qua, Linh thấy chồng vẫn thủy chung, say đắm. Linh nhớ lại hạnh phúc xưa, bắt đầu luyến tiếc. Nguyên đă chấp nhận sự hèn yếu của ḿnh và trả giá để xứng với t́nh yêu của vợ. Nguyên t́m Linh để nối lại mối t́nh. Về t́nh, về lư, sự gặp gỡ này phải đi tới sự trùng phùng, tái hợp. Thực tế ngược hẳn, oái oăm. Ngược ḷng ḿnh, Linh phũ phàng với Nguyên. Ngược ḷng ḿnh, Nguyên đưa tờ giấy ly hôn cho vợ kư. Hai người đều làm chuyện ḿnh không muốn, chuyện hoàn toàn ngược ư nguyện của ḿnh.
Tại sao vậy ? Tại hai người đă sống trọn vẹn hiện tại của họ (ôm cả quá khứ vươn tới tương lai ḿnh tự tạo). Nguyên đă trả giá để làm người có nhân cách, không thể van xin người khác được nữa, dù là người yêu. Đó là t́nh yêu của người có tư cách : tôn trọng tự do của người ḿnh yêu. Phương Linh đă linh cảm sự lầm lẫn của ḿnh nhưng, chưa kiểm nghiệm tới cùng, chưa thể ung dung bước qua bên kia bờ ảo vọng. Đó là tự do có trách nhiệm của người có tư cách : chưa chắc chắn, chưa kết tội người khác.
Hai người đó bạc đăi nhau v́ họ tôn trọng nhau. Họ bạc đăi nhau v́ họ tự do, tự trọng, chân t́nh. Không ai chấp nhận một mối t́nh rẻ tiền.
Thế đă hay.
Nhưng sự chia tay kia không chỉ bất ngờ, đột ngột. Nó c̣n là sự vĩnh biệt. Thế mới sâu sắc.
Hạnh phúc tuyệt đối mà hai người lưu luyến chỉ là sự tuyệt đối của quá khứ : sự thực không thể thay đổi hay phủ nhận. Nó tuyệt đối như những ǵ đă qua, đă chết, những ǵ ta luyến tiếc. Nó là ảo ảnh. Tuy đang thiết tha cứu văn nó, hai người cùng đă biết. Từ tương lai lờ mờ của họ vọng lại một đ̣i hỏi : đi thêm bước nữa để nên người. Nguyên đă không thể van xin ai nữa, kể cả người yêu, ắt cũng không thể chấp nhận lệ thuộc ai, kể cả Linh. Nguyên phải đoạn t́nh mới nên người được. Bàn tay hạ bút không chỉ kư một tờ ly hôn. Nó đồng thời khai sinh một con người mới. Bản thân Nguyên cũng chưa hiểu, chỉ thể hiện qua thái độ : b́nh thản thú nhận với Linh ḿnh yêu Linh ngay cả trong giấc mơ mà tay kư không run, lời nói rạch ṛi, hành động quả quyết. Ngược lại Linh đă cảm thấy ngay ! Linh sững sờ nh́n chồng : Thế là hết... Cô hiểu rằng anh cũng có khả năng dứt bỏ cô...
Thế mới là hiểu người, hiểu đời, hành văn, viết tiểu thuyết.
Linh đă khinh Nguyên và bỏ Nguyên từ lâu, lại không phải loại người nhỏ nhen, tham vặt. Tại sao lại sững sờ ? cái ǵ hết ? mà đau đớn vậy ?
Ta hồi tưởng xem, có ǵ đâu đớn hơn sự thật tàn nhẫn này : một người say đắm ta bỗng nhiên cũng có khả năng dứt bỏ ta. Khinh th́ khinh, đau vẫn đau. Tính chất tôn giáo, thần thoại của t́nh yêu thể hiện mănh liệt trong đoạn văn ngắn này. Đồng thời cũng lộ ra một vấn đề rất thời đại : có thể có một t́nh yêu ngang tầm người không ? phải trả giá nào ? để được ǵ ?
Giây phút Linh thực sự mất Nguyên chính là giây phút Nguyên nên người, đáng yêu. T́nh yêu của Nguyên trở thành vô giá chính v́ Nguyên không lệ thuộc nó nữa. V́ vậy mà sững sờ, đau đớn, xé ḷng nh́n nhận : Thế là hết...
Linh đă không v́ yêu chồng mà bỏ qua cho Nguyên hành động yếu hèn, làm sao có thể lợi dụng t́nh yêu của chồng để xí xóa cho ḿnh ? Hạ bút kư, Linh chấp nhận bước tới cùng con đường ảo vọng. Ngay Linh cũng chưa hiểu, tưởng v́ ḷng tự ái. Quả là tự ái, nhưng là một thứ tự ái đặc biệt : phải sống cạn con đường ảo vọng mới có thể công bằng với anh hơn để măi măi chia ly v́ cô chỉ có thể đi trên con đường của chính cô.
Hai con người này không thể yêu nhau như cũ v́ họ đă và đang trở thành người khác : họ sống động, họ là cuộc sống, là người.
Dù sao, chuyện đă rồi, không ǵ xóa, hàn gắn được. Hai người đều luyến tiếc, đều không nói, đều hiểu : phải dứt bỏ ảo vọng cuối cùng, dĩ văng[96]. Hành động của họ hoàn toàn trung thực với nhau, hoàn toàn giả dối với ḿnh. Hành động đó vượt qua sự suy luân tức thời của họ : nó là hành động toàn diện của con người[97].
Đọc câu :
– Buồn quá phải không Linh. Chúng ta đều đă biến thành những kẻ dối trá.
mà ḷng bồn chồn, tê tái.
Thấm thía làm sao ! một câu văn...
Hoàn toàn đúng, hoàn toàn sai. Tha thiết (với quá khứ chung), trung thực (với tương lai từng người), chân t́nh và tàn nhẫn (với nhau trong hiện tại).
Lại hồn nhiên dựa vào lời nói chuyện với một đứa trẻ thơ.
Tuyệt.
Trong tiểu thuyết, hiếm có đoạn văn nào đẹp như vậy. Mỗi lần Nguyên b́nh tĩnh rít hơi thuốc, ta như trút vào ngực những tháng năm quằn quại của đời người, nuốt trửng nỗi buồn tủi từ muôn kiếp sống dồn lại. Và từ lời nói điềm đạm thở ra trong khói thuốc, vút lên trong ta niềm tự hào khốn nạn của con người : cuộc đời này đáng gánh, cuộc t́nh này đáng sống trọn, v́ con người kia đáng yêu.
Đọc đoạn văn đó mà ngậm ngùi, thổn thức và... kiêu căng :
Ta hồ ! trượng phu đương như thị[98]...
Sự thử thách nói trên dẫn tới một khó khăn đặc biệt. Người viết vừa phải thuyết phục (lư trí) vừa phải quyến rũ (nghệ thuật). Hai đ̣i hỏi này dễ mâu thuẫn trong bút pháp. Đạt được, văn hay như người đàn bà vừa thông minh vừa đẹp, như đôi mắt nâu của Phương Linh. Thông minh làm vẻ đẹp lộng lẫy, sâu sắc. Vẻ đẹp làm thông minh dịu dàng, tŕu mến. Nghe lời nói mà nhớ gương mặt, nh́n gương mặt lại nhớ tâm hồn.
Không giải quyết đẹp mâu thuẫn đó, ḍng văn sẽ đứt đoạn. Thí dụ :
Linh nhớ măi buổi sáng sương mù thời thơ ấu....
– Con gái ơi, ra với bố nào...
Bố cô thường gọi cô như thế, giọng nghẹn ngào, nồng hơi rượu. Chính ông cũng có lỗi với cô. Ông yêu bà nhiều tới nỗi trái tim ông không c̣n đủ chỗ dành cho đứa con gái và ông đă bỏ cô để đi về cơi đất âm u t́m vợ. Chính ông đă dậy cho cô thế nào là t́nh yêu. Trí nhớ tản mạn, mong manh của Linh hồi tụ, trở nên sáng rơ dưới mặt trời hiện tại, dưới quyền năng mănh liệt của mối t́nh cô đang thờ phụng. Sự nghiệm sinh có sức mạnh vĩ đại hơn chúng ta tưởng, chính v́ nó...
Ta vừa thoát xác, trút hồn vào nhân vật, biến những nét mực lem nhem thành con người, thành t́nh cảm, nghẹn ngào nhớ tới tuổi thơ, mối t́nh của cha ta đối với mẹ ta, liên tưởng tới người yêu, chợt hiểu một quăng đời ḿnh...
Đùng một cái, tác giả lôi cổ ta ra lư sự : Sự nghiệm sinh có sức mạnh vĩ đại hơn chúng ta tưởng, chính v́ nó...
Đă nghe tác giả, ta phải buông nhân vật trôi theo số phận hẩm hiu của nó : một cái xác khô cứng, một mớ chữ ngoằn ngoèo. Người viết văn đâu có quyền khinh nhân vật của ḿnh như vậy, khác ǵ kết thúc sinh mạng nó, phá bĩnh quá tŕnh tái tạo nó của độc giả !
Chỉ vài ḍng sau ta lại bị lôi cuốn :
C̣n ông, ông cứ ngồi như cái bóng. Trước đây Linh thấy bố kỳ dị. Giờ, cô hiểu rằng niềm đăm mê đă đem lại cho ông dáng vẻ lạ lùng ấy. Giờ đây, cô cũng có thể ngồi vài giờ liền cạnh Trần Phương, nghĩ tới ông triền miên ngày này qua tháng khác, có thể sung sướng nh́n đôi mắt đen u sầu của ông dưới hàng mi rợp, ve vuốt những vết nhăn trên g̣ má và sau đuôi mắt ông... T́nh yêu nào cũng thế, nó gắn cho đối tượng những ṿng hào quang...
và lại lănh đủ một gáo nước lạnh.
Đây là nhược điểm lớn nhất trong bút pháp Bên kia bờ ảo vọng : lư giải không đúng nơi, không đúng chỗ, không thuận t́nh. Dĩ nhiên, muốn thuyết phục, phải lư giải. Nhưng lư giải bằng văn chương khác lư giải bằng lôgíc. Lư giải bằng văn chương phải... thuận t́nh. Lư giải không thuận t́nh giết sự quyến rũ. Khi Phương Linh nói với chồng :
– Em khinh anh, bây giờ em khinh cả chính ḿnh.
câu đó hồn nhiên cay đắng. Nó vừa là lư giải vừa là hành động, nó thể hiện một con người, một lời nói có máu xương, nó là sự thật đang h́nh thành xuyên qua một cuộc sống, là sự thật của ta khi ta chấp nhận đọc sách, trút hồn ḿnh vào nhân vật, tái tạo nó. Khi tác giả phân bua : T́nh yêu nào cũng thế, nó..., tác giả báo cáo về một kinh nghiệm của người khác, đă tổng kết từ lâu,ta tiếp thu một khái niệm trừu tượng, lạnh lẽo.
Độc giả bị dồn vào thế lưỡng nan : độc giả không thể vừa sống qua nhân vật (cho nó mượn (cái) tôi, tái tạo nó) vừa tranh luận với tác giả (rút (cái) tôi về để thảo luận với người khác). Đă sống qua nhân vật th́ lư giải kia trở thành nhạt nhẽo. Đă thảo luận với tác giả th́ nhân vật kia toi mạng.
Có lúc tác giả thẳng thừng tống cổ ta ra ngoài.
Nguyên vừa quyết định bỏ Ngọc Minh. Nguyên đứng nh́n Ngọc Minh nằm trên giường khóc. Anh nhớ những ngày chung sống, tấm ḷng tốt, ngây thơ của người đàn bà :
Nguyên định vào nhà, an ủi Minh. Nhưng anh biết điều đó chẳng ích ǵ. Người đàn ông đứng thêm mười lăm phút nữa rồi lên xe về.
Để biết Nguyên đă đứng 15 phút ta phải nh́n Nguyên từ ngoài, vừa chú ư theo dơi đồng hồ vừa xem xét động tác của hắn, rồi kết luận : hắn đứng đúng 15 phút. Ta đă rời bỏ thế giới của nghệ thuật, đi vào một pḥng thí nghiệm khoa học. Hai câu trước ta c̣n là Nguyên, ta đang mủi ḷng, do dự. Đùng một cái, ta biến thành một quan sát viên lạnh lùng, một người ngoài cuộc, ta không c̣n là độc giả tiểu thuyết nữa.
V́ thời gian trong tiểu thuyết là thời gian của độc giả, thế nh́n của độc giả phải làm kim chỉ nam cho ng̣i bút của nhà văn. Nhà văn viết để rủ người khác đọc, rủ người khác tái tạo tác phẩm của ḿnh, không nên áp đặt thế nh́n của ḿnh một cách đơn giản.
Nhu cầu trao đổi với độc giả mănh liệt tới mức nó tác động tới cả cấu trúc của câu văn :
Bàn tay ai đặt trên trán cô, giống bàn tay mẹ trước khi bà bị cơn sốt thương hàn cướp đi cuộc sống.
Lôgíc đ̣i hỏi viết như vậy, rơ ràng, đầy đủ. Vẻ đẹp, ngược lại, đ̣i hỏi một chút mơ hồ. cơn sốt thương hàn cướp đi chẳng hạn. Vẫn trọn nghĩa nhưng khác hẳn. Một câu lập biên bản một sự kiện khách quan, một câu thổ lộ sự mất mát của một con người.
Khó khăn này, thực chất, thể hiện mâu thuẫn giữa sống thật và sự thực.
Người làm khoa học có những giây phút rất thơ : đặt câu hỏi, mơ màng sáng tạo giả thuyết, say sưa kiểm nghiệm đúng sai, để rồi thành công hay thất bại. Người đó cũng có lúc lạnh lùng : tŕnh bầy giải đáp đă được chứng ḿnh. Giả thuyết đă trở thành sự thực, thành khái niệm. Sự thực, khái niệm, là của chung nhân loại, không của riêng ai. Nó không c̣n nét đậm, chiều sâu của sự sống, màn đêm của con người đeo đuổi nó : nó đă mất hồn, lăn vào thế giới thực.
Quan điểm cũng vậy. Nó là sự thật đă trở thành. Nó là quá khứ đă được phân tích, tổng kết của một cuộc sống. Người đọc có thể tán thành hay chống đối, khó có thể rung động v́ nó.
Bên kia bờ ảo vọng, đă đọc, khó buông, đọc xong lại ấm ức, cũng v́ vậy : nhiều đoạn đẹp, rung cảm, như sự thật đang h́nh thành (trong ta, qua nhân vật) ; nhưng thỉnh thoảng lại xen quan điểm của người ngoài cuộc, từ trên trời giáng xuống (tác giả không phải là nhân vật trong truyện), không thiết thân ǵ với thời gian ta đang sống. H́nh ảnh Phương Linh đẹp nhất không phải đôi mắt trong suốt chân lư. Là h́nh ảnh cuối cùng : một người đàn bà thẳng người bước qua bên kia bờ ảo vọng. Đọc tới đó mà lặng người, bồi hồi, và... muốn lật lại trang đầu.
Suốt đêm đeo đuổi những chấm mực lem nhem lún trong giấy nâu xạm. Sáng đến, mắt nát nhàu khép sách lại. Tôi mơ màng, một ngày nào đó, mở lại Bên kia bờ ảo vọng, thấy giấy trắng lạnh lùng như cuộc sống hôm nay, nét mực sắc sảo như t́nh yêu muôn thuở, đọc một hơi, hồn cuồn cuộn theo những đoạn văn như :
Những h́nh ảnh quen thân ấy khua động t́nh yêu bị vùi lấp trong anh – một t́nh yêu cuồng si cả óc năo cùng thân xác. T́nh yêu của một chàng trai hai mươi, của một người đàn ông từng trải và dạn dầy nhẫn nhịn, của cả một ông già sáu mươi tám tuổi mai sau... Cái t́nh yêu ấy gào thét trong anh, sau một quăng thời gian trống vắng, sau nhiều đêm hy vọng mỏi ṃn, sau nhiều ngày chờ đợi...
– Tôi căm thù cô.
Tôi sẽ bồi hồi nói với bè bạn : phải đọc ngay Bên kia bờ ảo vọng, truyện t́nh đẹp nhất.
Phương Linh là người đàn bà chỉ biết cho, không biết nhận. Cho tất cả những ǵ cao đẹp nhất của con người, nhận tất cả – trừ sự thực khó nhận nhất : con người ngày nay đê hèn. Nguyên là người dám nhận mà không dám cho. Nhận t́nh yêu, nhận thoả hiệp, nhưng không dám cho cái khó cho nhất ở đời : nỗi tủi nhục.
Ta là người trong tiền sử của nhân loại. Ta chào đời, hai tay đă vấy máu. Có những lúc, t́nh người, nhân cách chỉ có thể thể hiện bằng cách giết người. Diệt Mỹ chẳng hạn. Những lúc đó, có khi sự dũng cảm, t́nh người, nhân phẩm chỉ c̣n ở một điểm : ư thức ḿnh đang giết người. Phải giết. Muốn giết. Trả giá phải trả để nhân loại tiếp tục là hy vọng của con người. Có những lúc, t́nh thương giữa hai kẻ nô lệ thu gọn trong nỗi căm thù chung người xiềng xích họ. Ngoài ra, nh́n nhau vẫn thấy nguyên h́nh ảnh, tư cách và hành động hàng ngày nhục nhă của hai cuộc đời nô lệ.
Ta chào đời, tâm hồn đă phủ màn đêm. Độc lập, tự do, hạnh phúc, công b́nh, bác ái, phẩm tiết, nhân cách, giống ṇi, giai cấp, lư lịch... Biết bao giá trị từ muôn đời dồn lại...
Cái ǵ c̣n là ta ? Cái ǵ là nanh vuốt của người đă chết, vắt hồn ta để kéo dài sự giăy giụa ?
Và làm sao biết có ǵ đằng sau mắt người yêu ? Một màn đêm thăm thẳm...
Yêu nhau, có khi chỉ là thời gian ta tặng nhau để t́m một tia nắng.
Ngày nào đó, khi ta c̣n sống[99]...
Những ngày đó là những ngày của ta. Ta không thể có những ngày khác. Ngày nào đó, khi ta c̣n sống, ta – những thằng lang thang nơi cạn trời ráo đất – c̣n khẳng định : cuộc đời ngày nay đáng sống, con người ngày nay đáng khinh, đáng hận, đáng ghét, đáng yêu. Ta không thể yêu ǵ khác và, tới ngày toàn biệt, ta vẫn muốn yêu. Ngày đó, hồn ta vẫn khát gọi màu xanh[100], ảo vọng vẫn là lẽ sống, những chuỗi ngày ta gánh đi vẫn là cuộc sống đáng sống nhất, vẫn là nội dung thần thoại của t́nh yêu, của t́nh người, vẫn là ta.
Cảm ơn tác giả.
1989
Với những người khác họ chửi cộng sản hay bênh cộng sản, tôi đều không quan tâm mấy, họ chửi cũng chả hại được ḿnh, họ bênh cũng chẳng làm ḿnh sang trọng hơn. Viết được về họ kể ra cũng vui vui, không viết ǵ về họ cũng chẳng ai nỡ trách tại sao lại thiếu... Ngựi ta chỉ say mê có những người của hôm nay thôi.
Ai thế ?
Tài đức bao nhiêu mà ngạo mạn đến vậy ?
Nếu là một bạo chúa thời Trung cổ th́ đă đáng buồn : chúng ta thừa kế quá khứ của nhân loại, một phần nhân phẩm của ta đúc kết bằng di sản đó. Nếu là một nhà chính trị, thật đáng lo : trong lịch sử cận đại, quan điểm đó về đồng loại đă đào khá nhiều hố chôn tập thể khổng lồ, trong đó không thiếu ǵ người cộng sản. Khủng khiếp thay ! đây là một câu văn của một nhà văn có tiếng, có miếng, có tác phẩm được đăng, được khen, và có quyền hành, tác giả tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm, Nguyễn Khải, một con họa mi trong cao trào đổi "mới" văn học.
Những người không c̣n là người của hôm nay, những người mà tác giả coi như một loại sâu bọ nhố nhăng, vui vui, chỉ đáng làm vật tiêu khiển khi rảnh dỗi là ai ? Là người Việt Nam. Đại khái có thể kể như sau :
1) khoảng hai triệu người đă đi khỏi nước, trong đó :
– một số không nhỏ đă nuôi cá biển
– một số lang bạt khắp nơi trên thế giới
– một số đi trước 75 v́ nhiều lư do
– và dĩ nhiên con cái của họ : sâu bọ làm sao sinh ra được người ?
2) trí thức "cũ" và các loại tư sản c̣n ở trong nước.
3) những kẻ lư lịch xấu c̣n lại, kể cả những em vài tuổi khi đất nước độc lập, thống nhất. Mấy con sâu bọ này thuộc loại sâu bọ nhất : chưa vào đời đă mất tương lai, chưa sống đă thành bộ xương thiên cổ.
4) những người cách mạng đă "sa ngă" hay "sai lầm".
Nhưng thôi, đếm măi làm ǵ. Tranh luận về sự đúng sai của quan điểm đó làm ǵ : chẳng hại được nhau và cũng chẳng làm cho nhau sang trọng. Nhưng nên thử t́m hiểu xem một quan điểm như vậy ảnh hưởng như thế nào vào ng̣i bút người muốn viết văn.
Bàn về truyện Gặp gỡ cuối năm chẳng có ǵ vui vui đối với người viết và người đọc. Nhưng có thể có ích. Ta có thể hiểu v́ sao một người làm chủ ng̣i bút của ḿnh như Nguyễn Khải chưa thể sáng tác được một tác phẩm nghệ thuật.
Câu đó thể hiện điều ǵ ? Điều đó ảnh hưởng như thế nào vào nghệ thuật hành văn ?
Phải đọc kỹ mới t́m ra (tác giả có tay nghề gói ghém điêu luyện) :
Hăy mơ mộng trong cái hữu hạn ấy. Với cái vĩnh viễn, cái vô tận, cái trôi đi măi măi th́ ḿnh có là cái ǵ, chẳng là cái ǵ cả, đừng nghĩ phải là cái ǵ đó mà khổ, nhưng ta vẫn có thể là cái ǵ đó trong cái khoảng khắc ta đang sống, là một sức đẩy dẫu yếu ớt vào cái ḍng lưu chuyển chung, tôi vẫn nghĩ như thế, vẫn sống như thế, và tự xem là đủ.
Mấy chục năm qua, tự xét ḿnh, tôi thuộc về sức đẩy, chứ không thuộc về sức cản nhưng cũng chỉ như thế thôi, chắng là cái ǵ cả trong cái gịng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của Lịch Sử !
Như thế là rơ. Đây là một cách hiểu học thuyết Marx của một số người tưởng ḿnh là cộng sản. Con người là sản phẩm của Lịch Sử. Lịch Sử phát triển có Quy luật. Tuân theo quy luật th́ được làm người. Trái quy luật làm phản động, làm sâu bọ.
Lịch sử chẩy về đâu ? Dính dáng ǵ với ta ? Đă có lănh đạo lo, hơi đâu mà mệt.
Quan điểm hoàn toàn máy móc kia về Lịch sử, về con người, thể hiện ngay trong ngôn ngữ : con người chỉ là một sức đẩy, thuộc về sức đẩy, thuộc về sức cản. Vẻ khiêm tốn tự nhiên lộ mặt giả tạo : đánh đổi thân cây cỏ kia lấy sức mạnh vô địch vĩnh viễn của Lịch sử, v́ ḿnh thuộc về sức đẩy, thuộc về nó. Chẳng khác con chiên cúi rạp ḿnh xuống đất để giữ phần thiên đường. Giọng khiêm tốn ấy là sự ngạo mạn trá h́nh của kẻ tưởng ḿnh là Sự thật. Về thực chất : đánh đổi nhân cách lấy sự yên tâm vĩnh cửu.
Khi nhà văn đánh đổi đôi mắt người của ḿnh lấy cặp mắt thần của chủ nghĩa, khi chủ nghĩa đó lại là một thứ chủ nghĩa "khoa học", có quy luật tự nhiên quyết định mọi chuyện, từ ngh́n xưa cho đến ngh́n sau, tất nhiên tác phẩm phải mang tính chất của sự lựa chọn đó : một thế giới chỉ có đúng hay sai, có sức đẩy và sức cản, không (có) buồn vui, yêu đương hay hận thù, không (có) người. Thế giới phi nhân tính đó, có thể cấu tạo theo quy luật, một cách hệ thống, một cách máy móc.
1) liệt kê những vấn đề quan trọng của t́nh h́nh chính trị (dĩ nhiên đă có lănh đạo cho biết cái ǵ quan trọng từng lúc)
2) học thuộc những lập trường đúng đắn (quy luật Lịch sử) của lănh đạo
3) quy định vai tṛ : nhân vật điển h́nh, chính diện, phản diện...
4) lượm lặt chi tiết ngoài đời, mặc áo cho vai tṛ
5) kiến thiết cốt truyện, ráp những mảnh vụn đó lại một cách thật hấp dẫn
6) gọt chữ, tỉa câu để cho xuôi tai, có vẻ tự nhiên (món này gọi là nghệ thuật !)
Và mong tạo được tác phẩm ngh́n thu !
Trong điều kiện "sáng tác" đó, nhà văn thiên tài cũng không thể biến bài giảng đạo kia thành tiểu thuyết. Nhưng nhà văn thiên tài chẳng dại ǵ chui vào thế giới ấy. Hoặc, khi bắt buộc phải chui vào, sẽ làm nó nổ tung.
Trong thế giới ấy, c̣n ǵ cho người cầm bút ? Một chút thủ thuật gọi là tay nghề, mài đi dũa lại cũng không tiết ra hồn được. Giỏi lắm cũng chỉ sản sinh "văn" thực dụng.
Kỹ thuật dựng truyện cứu văn được ǵ chăng ?
Th́ ra khi đă có một cốt truyện quan trọng, với những chi tiết tuyệt vời, lời văn tự nó đến, đến thật mềm mại, thật uyển chuyển và trong trẻo như không có tí văn học nào.
Viết được một câu chuyện hay, chinh phục được ḷng người th́ người viết lại có cả cái quyền đôi lúc được giỡn mặt bạn đọc tí chút. Là nhà văn có tài nghĩ cũng sướng thật, viết như đùa, triết lư như đùa, nhân vật như đùa mà vẫn quyến rũ biết bao.
Cũng v́ thế ba truyện của Nguyễn Khải (Xung đột, Thời gian của Người, Gặp gỡ cuối năm) đều là truyện trinh thám hay mang ít nhiều tính chất trinh thám, đều có vai chính gián điệp hay công an.
Gặp gỡ cuối năm xây dựng như truyện trinh thám. Nhân vật chính là một anh gián điệp. Mánh lới nghề nghiệp được sử dụng ở đây là mánh lới của truyện trinh thám : cố tạo suspense để giữ sự chú ư của người đọc, tới trang cuối mới lộ. Truyện mở màn với một hứa hẹn ly kỳ rùng rợn : đúng giao thừa chị Hoàng sẽ công bố một chuyện nẩy lửa. Trong khi chờ đợi, mỗi nhân vật kể một vài sự kiện về chính trị, về kinh tế, về đời sống cán bộ, công nhân, viên chức... để tác giả có dịp giảng kinh. Chất men chắp nối những t́nh tiết lủn mủn đó là đôi mắt thần của một anh gián điệp thần : quen hết thẩy lănh tụ, tướng tá của tất cả các chính quyền cũ, thân với tất cả các quan thầy và mật thám Mỹ thời chiến tranh, gặp hết thẩy những tay "ba tầu" mại bản, dự tất cả các buổi họp bí mật cần thiết để biết mọi sự việc đă xẩy ra, đang xẩy ra và tiên đoán mọi việc sẽ xẩy ra, với mọi người.
Một thế giới đúng quy luật trăm phần trăm. Ngay thợ viết truyện trinh thám cũng không đến nỗi ngớ ngẩn như vậy.
Khốn nỗi, trên trần gian này, không có cốt truyện nào tự nó quan trọng, không có chi tiết nào tự nó tuyệt vời. Cốt truyện trở thành quan trọng, chi tiết trở nên tuyệt vời khi người đọc cho nó tầm quan trọng, thấy nó tuyệt vời. Điều này chỉ có thể xẩy ra khi tác giả tôn trọng người đọc, coi nó là người, có buồn, có vui, có lúc sáng suốt, có lúc mê muội, có khi trong sáng, có khi vẩn đục, có lúc cao thượng, có lúc đê hèn, và – quan trọng hơn cả – có tương lai, có tự do lựa chọn, có trách nhiệm của con người, không máy móc nào, dù là Lịch sử, giật dây.
Trong t́nh huống đó, có thể giỡn mặt nhau chút ít. Đó là cái nháy mắt cảm thông giữa hai con người tự do và tôn trọng nhau : hay lắm nhưng cũng chỉ là hư cấu, và v́ thế, là thế giới người trăm phần trăm, không có quy luật nào làm nó hấp dẫn, chỉ có ta với ta, người với người.
Sâu bọ dĩ nhiên không đọc sách. C̣n đối với những con rối bị giật dây bởi một Quy luật Lịch sử lơ mơ tới mức đôi mắt trần tục không thể thấy rơ, phải mượn mắt thần mới đoán được (và đă không ít lần đoán sai), th́ không có ǵ quan trọng hết, không có ǵ tuyệt diệu cả : mọi chuyện trên đời, mọi giá trị đều đă an bài, đă quyết định ở nơi khác. Tuyệt đối trung thành với lănh đạo hay thất tha thất thểu cuốn theo chiều gió cũng vậy : một giấc mơ không có chủ, một ảo ảnh trong bóng thời gian, một cuộc sống không ǵ bằng yên ngủ.
Tiếc thay, trong khoa học hiện nay, chưa ai phát hiện được cái quy luật tự động biến cốt truyện thành văn, làm lời văn tự nó đến.
Cốt truyện chỉ là xương của truyện. Phần hồn của truyện nở qua nhân vật. Nó đă thiếu nhân tính, lâu đài ảo kia sụp đổ ngay. Những sự kiện phức tạp, những t́nh tiết éo le, những bí mật rùng rợn đều trở thành trơ trẽn. Làm sao quyến rũ được người đọc khi, hạ bút, tước đoạt ngay nhân cách của con người, của nhân vật ? Hậu quả hiển nhiên là :
nhân vật = con rối
tương lai = định mệnh
hành động = máy móc
lời nói = kinh kệ
lời b́nh = giảng kinh
Như đă thấy, trong Gặp gỡ cuối năm, tương lai đă an bài. Trong cái gịng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của Lịch Sử những nhân vật hoặc thuộc về sức đẩy, hoặc thuộc về sức cản, thế thôi. Mỗi nhân vật là một động vật có bản chất bẩm sinh, có thuộc tính khách quan của nó, không ǵ thay đổi được. Điều đó, dĩ nhiên, thấm vào ng̣i bút.
Đây là loài sâu bọ :
con trai lớn đi cải tạo, con trai nhỏ ngồi tù, con dâu thất nghiệp... cái đống xương thịt hư mục, đổ nát... thứ dân thường có phập phồng lo sợ chút ít... là những anh trí thức trùm chăn. Hèn cả, vẫn là những anh hèn... là kẻ thất bại, làm bộ trưởng thất bại, làm nghị sĩ thất bại, làm người yêu nước cũng thất bại.
Đỉnh cao của sự phát triển của loài nay chỉ có thể là :
lấy vợ người Pháp, nhưng không nhập quốc tịch Pháp, biết ân hận, biết xấu hổ v́ đă vắng mặt trong những năm tháng đầy gian truân của dân tộc
Tại sao ? Tại :
Người hèn vốn đă hèn, mỗi thay đổi lại mỗi hèn hơn một chút
và tuy có thể tham gia kháng chiến :
Nhưng cái nửa sau xem ra không được hồn nhiên như cái nửa đầu, có vẻ mệt, có vẻ chán, có vẻ thất vọng v́ cái hôm nay không giống mấy những mơ mộng của hôm qua.
Định mệnh chúng đă vĩnh viễn quy định, không sao thay đổi :
một con số không méo mó khi tính lại những hoạt động vô ích của gần một đời người
Họ đă không là đồng loại của ta th́ hơi đâu tốn :
sự rộng lượng với những người măi măi không thể giống cậu. (thế th́ khái niệm cải tạo thật vô lư)
Và con người được làm người :
v́ trời đă cho anh cái tính chất phác, giản dị, tự nhiên.
hoặc v́ :
Tin rằng cuộc đời dẫu thế nào vẫn cứ là tốt đẹp. Cách mạng dẫu có chuyện ǵ cũng vẫn là phát triển, tiến bộ. Thế là đủ, đă rất đủ để làm việc, để vui chơi, để an nghỉ.
Ra thế. Cũng cần có niềm tin mới thuộc về sức đẩy ! Nhưng có lẽ niềm tin này cũng là của trời phú ?
Nó là người v́ nó là Lịch Sử, do đó, muốn sao được vậy :
Chuyện của hôm nay dẫu buồn đến đâu, dẫu bực đến đâu vẫn cứ vui, v́ nó là máu thịt của hôm nay, của giờ này, nó tươi rói, nó đỏ hồng.
Cái Lịch sử tự nó tốt đẹp, tiến bộ, vui, tươi rói, đỏ hồng kia làm ǵ có chuyện buồn bực, và cũng chẳng có máu thịt (!) của hôm nay, của giờ này. Mài câu, dũa chữ đến thế mà cũng chỉ thành văn sáo ! Tiếc thật.
Những con rối do Lịch sử giật dây này làm sao có thể có tiếng nói của con người ? Chỉ có thể gắn cho nó một cái loa để Lịch sử nhạt nhẽo giảng đạo :
Đă là người làm thuê th́ không thể là bậc trí giả, là người của phú quư th́ không thể là người của đạo lư. (Trong thế giới tư bản, chưa có nhà văn nào khinh miệt Marx và Engels như vậy)
Bị đồng tiền cám dỗ th́ mất hết bác ạ, mất lư tưởng, mất niềm tin, mất cả bạn bè, sẽ sống với tâm địa ích kỷ, tàn độc như dưới chế độ tư bản.
Vâng, nhất định sẽ phải là như thế, với sự kinh doanh mờ ám ấy anh sẽ thành một nhà tư bản thực thụ với tâm lư tư bản, thủ đoạn tư bản, và những niềm vui cũng rất tư bản[101].
hay gượng gạo triết lư :
Chúng ta tính toán có khác nhau. Anh là người làm công cho một xí nghiệp, c̣n tôi là người chủ của một xí nghiệp.
Cái tinh thần tập thể ấy chỉ khuyến khích kẻ bất tài, kẻ lười biếng, kẻ nhút nhát, và cả những thằng ăn cắp nữa.
Điều lư thú duy nhất, và bất ngờ, khi đọc những tràng "đối thoại" vô duyên kia lại là đột nhiên phát hiện nhân tính trong loài sâu bọ :
Đợi ở các anh một lời hứa hẹn, một chút ve vuốt rồi mới định được cái thái độ sắp tới nghĩ cũng kỳ (khả năng thấy ḿnh hèn. La honte est un sentiment révolutionnaire[102])
Đừng nghĩ tôi là phản động nhá, bộ máy hành chính của các cậu c̣n kém lắm, c̣n chậm chạp lắm. (Khả năng hiểu tâm hồn người khác. L'homme est l'ensemble de ses rapports sociaux[103].)
Ng̣i bút đă bất lực, người viết chắc cũng thừa thấy, nên đến lúc ngán ngẩm quá lại trắng trợn tỏ t́nh :
tôi đâu có ngán cái chết nếu cái chết của tôi có thể lưu lại một chút âu yếm trong đáy ḷng dăm ba người bạn.
Trong sa mạc tự nhiên kia, tỏ t́nh với ai nhỉ ?
Đọc Gặp gỡ cuối năm, muốn ghét, muốn khinh nhân vật phản diện cũng không ghét, không khinh nổi ; muốn yêu, muốn quư nhân vật chính diện cũng không yêu không quư nổi. Đó không phải là những con người, chỉ là một mớ rối cho tác giả tiêu khiển, vui vui, tṛn bổn phận với Lịch sử và... cấp trên.
Không phải t́nh cờ mà tác giả lănh đủ lời khen đanh thép trích ngay từ truyện Thời gian của Người :
Danh giá của một cán bộ là được cấp trên và bè bạn tin yêu. Đă đánh mất danh giá th́ sống cũng bằng thừa, nếu chết cũng chẳng phải tiếc[104].
Chỉ có bấy nhiêu ? Hỡi ơi danh giá con người ! Hỡi ơi thân phận nhà văn ! Hỡi ơi hạt cát của Lịch sử !
Khi đă đánh đổi cặp mắt người của ḿnh lấy đôi mắt thần của cấp trên th́ có thể là nhà văn trong lư lịch, thậm chí có tiếng, có địa vị, nhưng không thể sáng tác nghệ thuật.
Một khi đă tự nhốt ḿnh trong thế giới phi nhân tính kia, chỉ c̣n phép lạ mới biến được lời nói thành văn :
Ng̣i bút cứ lia trên trang giấy với bao ư tưởng, h́nh tượng lạ lùng, như không c̣n thuộc về ḿnh, ḿnh đâu có những cái đó, mà thuộc về một thế giới kỳ ảo, trong phút chốc. Cái phút đó người trong nghề gọi là phút nhập thần, phút nhập đồng.
Và hy vọng duy nhất để thành công ấp ủ trong khát vọng may rủi t́m được một cốt truyện :
Không phải là một chuyện nhạt nữa rồi, một chuyện có cái tầm vóc riêng của nó, cái huyền bí riêng của nó.
Đầu óc "duy vật" kia đă biện chứng đột ngột thành đầu óc sùng bái. Nhưng trong đời làm ǵ có phép lạ vớt vát nổi sự què quặt vô phương cứu chữa này. Đổi "mới" bút pháp bao nhiêu cũng chịu.
Giả dụ Lịch sử không có thực, giả dụ Engels có lư khi viết :
Les hommes font leur histoire, quelque tournure qu'elle prenne, en poursuivant chacun leurs fins propres, consciemment voulues, et c'est précisément la résultante de ces nombreuses volontés agissant dans des directions différentes et de leurs répercussions variées sur le monde extérieur qui constituent l'histoire. Ce qui importe donc également ici, c'est ce que veulent les nombreux individus[105].
th́ giấc mộng nghệ thuật kia c̣n ǵ ?
Có ḷng nhân chưa chắc đă viết được văn hay, on ne fait pas de la bonne littérature avec de bons sentiments[106], nhưng tôi chưa từng thấy ai không có ḷng nhân mà có tài văn chương.
Đọc xong Gặp gỡ cuối năm, thấy bút pháp của tác giả vững vàng, khéo léo, không thể có được nếu không có một sự say mê nào đó đối với văn chương, tôi hơi ngờ ngợ. Viết theo đơn đặt hàng, cho qua ? Tôi chịu khó t́m đọc một tiểu thuyết rất xưa, Xung đột và một tiểu thuyết mới, Thời gian của người. Cũng vậy. Cũng những bài kinh kệ. Cũng những anh công an, gián điệp thần v.v. Cứ như thiếu chất keo ấy không thể thành cốt truyện. Kỹ thuật dựng truyện có khá hơn. Trong Xung Đột, cả cốt truyện xoay quanh một anh chàng giả vờ chết giữa đám đông suốt cả tuần mà không ai phát hiện được ! Kỹ thuật sắp câu, mài chữ, tiến bộ nhiều, khác hẳn xưa, câu văn ngắn gọn, lưu loát, gần hồn nhiên. Nhưng vẫn vô t́nh, như mọi kỹ thuật.
Thế là thế nào ?
Tôi h́nh dung một con người ngồi trước một trang giấy trắng, một ngày nào đó ở Việt Nam năm 1984-85. Viết về cái ǵ, có thể rơ. Nhưng viết thế nào ? Đó là nỗi đau cào ruột, là sự thấp thỏm, lo sợ, là niềm tin. Đó là sáng tác, là hồn người đọng vào ng̣i bút. 1985 : Hai cuộc kháng chiến vừa chấm dứt, Tổ Quốc vừa thống nhất. Một cuộc chiến tranh khác đă nổ, đang tiếp diễn. Khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng kinh tế, xă hội đă rơ ràng. Không thể tiếp tục như vậy, phải... Quá khứ kia không thể phủ nhận sạch. Không những nó là đời ḿnh, nó đă là lương tâm của một thời đại. Hiện tại này không thể chấp nhận măi. Tương lai kia không ai, không lực lượng nào đảm bảo được, ngoài lực lượng đă làm nên lịch sử hôm nay. Lực lượng đó lại chưa có chính sách đổi mới. Phải đổi mới, nhưng không biết đổi cái ǵ và tạo cái mới nào. Đó là câu hỏi của thời đại, là bi kịch của con người hôm nay, là nỗi đau của nhà văn.
Lao vào câu hỏi đó, vắt tim, vắt óc để từ chối và đề nghị, là chấp nhận nguy hiểm, chấp nhận trả giá cho sai lầm hoặc thất bại. T́nh đó, sự dũng cảm đó, ở Việt Nam có một cái tên : Dương Thu Hương. V́ vậy, văn Dương Thu Hương không mới lạ, độc đáo, vẫn làm ḷng nguời xôn xao.
Cảm nhận câu hỏi đó và dừng lại ở đó : vỏ mới, hàng cũ, văn của Gặp gỡ cuối năm và Thời gian của người. Nhiều lắm được vài lời khen chung chung loại : viết khỏe, tích cực, sâu sắc, ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, hiện đại v.v. Nhưng thực sự chẳng ai muốn bàn tới. Thật bất công đối với nhà văn. Dù sao, đổi bút pháp như vậy cũng thể hiện một sự khao khát đổi mới. H́nh thức đổi mới không ăn khớp với nội dung không đổi mới ấy, dĩ nhiên, giống một loại thời trang. Nhưng, cũng như mọi thời trang, nó thể hiện một nhu cầu của con người. Trong nghĩa đó, Nguyễn Khải là một nhà văn đổi mới đầu tiên ở Việt Nam, trước khi chính sách đổi mới ra đời. Đừng quá trách sự khao khát ấy, sự đổi mới ấy nửa mùa. Cuộc đời ta nào thiếu những cuộc vùng dậy nửa mùa. Chính tính chất nửa mùa ấy phù hợp với nhiều độc giả. Tôi vừa thích vừa không ưa sự đổi mới ấy trong văn Nguyễn Khải v́ vậy. Tới ngày nào ta mới chấp nhận sống là lột xác từng ngày, từng giờ, văn là lột xác từng câu, từng chữ ?
Nhưng làm nhà văn kể cũng sướng thật. "Nghề" đặc biệt này có mặt huyền diệu của nó. Nó không ngừng lôi cổ người hành nghề vượt qua mọi giới hạn tư tưởng, mọi hẹp ḥi, vươn lên nhân cách của ḿnh.
V́ nghề này sử dụng một vật liệu đặc biệt, có một không hai trên đời, ngôn ngữ.
Một tiếng nói tự nó chỉ là một tiếng động trong muôn ngh́n tiếng động, một chữ viết tự nó chỉ là một dấu mực lem nhem, không có nghĩa lư ǵ.
Nó bắt đầu có ư nghĩa khi con người lồng ư thức và tâm hồn ḿnh vào nó, mang lại nhân tính cho nó : nó trở thành vật liệu của tác phẩm. Giây phút đó là giây phút con người nhập cuộc một cách toàn diện vào nhân giới : tiếng nói một mặt là quan hệ giữa người với người từ ngh́n xưa truyền lại, mặt khác là sự tái tạo nhân giới qua con người hiện tại. Người đầu tiên phải nhập cuộc chính là nhà văn. Càng muốn vật liệu hoàn hảo bao nhiêu càng phải cho mượn nhân cách của ḿnh bấy nhiêu. Giây phút say sưa, nhập "thần" là giây phút yêu thật, ghét thật, xót xa thật, hận thù thật, hết ḿnh, chẳng cần kêu trời, gọi đất, lôi Lịch sử ra biện bạch.
Đọc kỹ ba truyện, cuối cùng, tôi cũng bắt gặp một đoạn văn đẹp, ra hồn văn :
Nghe mẹ cháu kể, khi được tin chú Ba hy sinh tại Tân Sơn Nhứt năm 1968, bà vào nhà thờ, quỳ một đêm dưới chân tượng Chúa, rồi trỏ vào Chúa mà nói với cha sứ : "Con tôi đó ! Con tôi chính là Giêsu !". Bà đă khùng, nhưng ông cha sứ c̣n khùng hơn, ông liền quỳ xuống, cầm lấy hai tay bà thưa rằng : "Tôi đă rơ, hai con bà chính là Con của Người[107]..."
Th́ ra không cần có một cốt truyện quan trọng, với những chi tiết tuyệt vời mà lời văn tự nó đến, đến thật mềm mại, thật uyển chuyển và trong trẻo như không có tí văn học nào là như vậy.
Tôi vẫn tưởng người cộng sản không tin có Thượng Đế hay Định Mệnh, không tin có một thứ bản chất bẩm sinh bất di bất dịch của con người, mà khẳng định con người là sản phẩm của chính nó, đáng lẽ dễ thành nhà văn hay, thế mà...
Với kỹ thuật viết, với bản năng tín đồ "bẩm sinh" của ḿnh, Nguyễn Khải có thể trở thành một nhà văn tôn giáo hay. Bản năng đó cũng là nhân tính, cũng có thể dẫn tới nhân t́nh.
Nhưng không thể trở thành một nhà văn cộng sản.
1989
Đề tựa ấy làm tôi không muốn mở quyển sách. Tôi không ưa nghe kể lể ân đức, trách móc lỗi lầm, nhất là từ miệng kẻ chiến thắng. Những t́nh cảm ấy chẳng nên đem ra chợ rao hàng. Cứ để nó trong ḷng từng người như một câu hỏi chất vấn cuộc sống, sáng tạo ngày mai.
Cảm giác thiếu tự nhiên rất khó chịu ấy ám ảnh tôi từ trang đầu tới gần cuối quyển sách. Đă đành, đây không phải tiểu thuyết, truyện ngắn. Cái khốn nạn của văn chương là thế : bất kể thể loại nào đều không thể chỉ đọc với lư trí, phải mở tấm ḷng để rồi ngáp dài hay đọc tiếp.
Tôi đă đọc tiếp và đă được niềm vui : có những đoạn văn đẹp.
Lê Lựu và Ngụy Ngữ, một nhà văn cựu trung úy trong quân đội Sài G̣n, hiện nay công tác trong ngành điện ảnh trong nước, được mời qua Mỹ dự hội thảo của các nhà văn cựu chiến binh. Ông kể một số nhận xét, suy nghĩ, t́nh cảm của ḿnh qua chuyến đi đó.
Xin chỉ giới thiệu hai đoạn văn, một về quá khứ, một về tương lai.
Đồng đội của tôi, những người thân yêu nào đă ngă xuống, vĩnh viễn ở lại với núi rừng Trường Sơn ? Những bạn bè nào đă góp phần máu xương của ḿnh với chiến thắng ? Những người anh, người chị, người em nào đă đánh đổi cả tuổi xuân ḿnh cho ngày hôm nay, để tôi có mặt tại đây. Tôi đi hôm nay đâu chỉ ḿnh tôi. Tôi đi trong đội ngũ trập trùng của lớp lớp cha anh, lớp lớp bạn bè tôi, mới có sự trân trọng kiêng nể của người Mỹ trong những ngày hôm nay. Tôi đi không chỉ bước chân tôi. Tôi nói không chỉ nói tiếng của riêng ḿnh. Tiếng xung phong vang dội núi rừng, tiếng b́ bơm của tổ trinh sát lội suối cùng tôi ṛng ră ba ngày, tiếng gọi "mẹ ơi" của người lính trung đoàn cũ của tôi, trung đoàn 48. Anh mới vào chiến trường ba ngày. Khi lội qua sông Thạch Hăn anh bị trúng đạn. Không kịp nói ǵ thêm ngoài tiếng gọi thiêng liêng cuối cùng chợt thốt ra : "Mẹ ơi, con chết", tất cả thành tiếng nói của tôi với những bạn cựu chiến binh Mỹ, với nhân dân Mỹ.
Tiếng nói trung thực của con người với nhau phải như vậy : nó vận tải cả đời ḿnh, cả quá khứ – đẹp và xấu – của dân tộc, của nhân loại xuyên qua tâm hồn một con người. Thế mới có thể nh́n người khác với ḷng nhân ái, tôn trọng và tự trọng. Nhưng chưa đủ để thành tiếng nói có nhân cách : con người đang nói là con người đang sống, có tương lai, tạo tương lai của ḿnh và của người khác. Nó là nhịp cầu nối liền người đă qua, đă chết với người sẽ sống. Nó chỉ là nó mà lại là nhân loại đang h́nh thành, là con người đang thành người. Quá khứ kia vô ích, vô lư, vô t́nh nếu, xuyên qua con người gánh nó, nó không mở ra một tương lai xứng đáng.
Lê Lựu chia tay với Ngụy Ngữ ở sân bay Bangkok :
"Tôi không ngờ chuyến đi đầy trắc trở của ḿnh lại được mỹ măn, tôi thành thật với anh, đến lúc này tôi mới thấy hoàn toàn yên tâm."
– "Anh vẫn nghĩ tôi ở lại chứ ǵ ?"
– "Không hẳn thế, nhưng thú thật, tôi cứ lo..."
– "Anh lo v́ anh nghĩ anh có cái lư lịch "sạch" hơn tôi, anh có thành tích đánh giặc hơn tôi th́ anh có quyền là người yêu nước hơn tôi"
– "Th́ bây giờ mới có dịp hiểu nhau"
– "Chưa chắc đâu. Trong lúc này, ở việc này anh chưa hiểu tôi. [...] Nhưng không sao đâu. Tôi sống trong sự nghi ngờ của người khác nó quen rồi. Có những cậu thanh niên hai mươi tuổi, học hết trung học, đi học nghề nghiệp hai năm, chưa làm được việc ǵ có ích trong công việc của nó, chữ nghĩa lại càng không, mà nó cũng có quyền theo dơi, nghi ngờ tôi, giáo dục ḷng yêu nước cho tôi, một thằng đă viết hàng ngàn trang sách chống chiến tranh. [...] Thằng học sinh lớp mười chưa hề biết "bụi chiến trận" là ǵ, có quyền nghi ngờ tôi, có quyền "yêu nước" hơn tôi. C̣n khó chịu hơn, nó không cho tôi cái quyền được yêu nước hơn thằng phản động, thằng lưu manh, thằng lính quèn. Một thằng cầm bút như tôi dù viết dở đến mức nào, dù ḿnh khen hay chê th́ cũng là tấm ḷng xót xa yêu bà con, yêu đất nước [...] Anh luôn luôn bảo tôi phải tin ở anh mà anh cứ nghi ngờ tôi th́ tôi tin thế nào được.
Anh bước vào pḥng đợi. Tôi đứng lại một ḿnh, tự nhiên thấy buồn quá, lẻ loi, cô đơn quá. Chưa bao giờ tôi lại thấy xấu hổ bằng lúc này. Cái ư nghĩ nghi ngờ vụng trộm, sự ngạo mạn tự cho ḿnh cái quyền vững vàng hơn, tốt đẹp hơn người khác, như đă bị bắt quả tang. Có cảm giác sượng sùng như trên mặt ḿnh đang có một dấu vết nhơ nhớp nào đấy, mà bấy lâu nay ḿnh vẫn tự nhiên, trơ trẽn như không có ǵ phải xem xét, nghĩ ngợi.
[...] Cũng là may. Có lẽ là từ nay trong tôi đă nhen nhóm một ḷng tin, ḷng tin ở người khác. Có tin, mới yêu nhau thành thật được. Nếu không cả đời là sự lừa dối, bẩn thỉu, nhơ nhớp, không sao tránh nổi sự oán giận sâu xa của bạn bè hôm nay và con cháu mai sau.
Lẽ phải của ḿnh và đồng đội có bóp chết lẽ sống của người khác không ? Chỉ có nhà văn mới dám tự hỏi. Câu hỏi đó là nhịp cầu giữa người với người, giữa hôm qua và mai sau. Câu hỏi đó xé ḷng mở cửa tương lai. Đọc tới đây tôi hết khó chịu và ... thấy xấu hổ. Quá khứ và tương lai đă quyện lại trong sự đối diện giữa hai người cầm bút, trong sự tự trọng của người đă bị tước đoạt quyền yêu nước, trong nỗi buồn, cảm giác lẻ loi, cô đơn, xấu hổ của người đă trọn đời cầm súng, cầm bút v́ độc lập của tổ quốc, nhân cách của con người. Quá khứ đó, tương lai đó quyện lại trong ngôn ngữ, ào vào ng̣i bút, tràn lên trang giấy, thấm vào ḷng người đọc.
Trong đầu tôi thoáng qua h́nh ảnh một con người. Đă sáu mươi tuổi, có thể tự hào với cuộc đời đă qua của ḿnh, có thể an hưởng dư âm của quá khứ, đă kề miệng lỗ mà vẫn nhào tới tương lai trắc trở : ḷng tin ở người khác. Đẹp thay, ḷng người cầm bút ! Thẹn thùng quá, ḷng nghi ngờ của người đọc, ḷng tôi ...
Xin không bàn về nội dung quyển sách. Có những nhận xét, ư nghĩ, t́nh cảm, thái độ, c̣n phải trao đổi nhiều mới có thể hiểu nhau. Sẽ quá dài, tuy hoà hợp, ở ta, không thể ngắn gọn. Và có lẽ là chuyện riêng của từng người. Chỉ xin tỏ một cảm xúc. Cách đây 20 năm bốn chữ hoà hợp dân tộc đă nức động ḷng người : nó phù hợp với lư trí, t́nh cảm, nguyện vọng, nhân cách của con người. Sau chiến thắng nó biến mất trong văn kiện. Gần hai triệu người Việt, có nhiều người phải thí mạng, bỏ nước ra đi, thừa vạch tính chất khẩu hiệu xu thời của nó. Đọc đoạn văn này tôi cảm động như bỗng nhiên gặp lại mối t́nh của thời xa vắng, gặp lại nó, gặp lại tôi.
Ng̣i bút nhà văn có thể tái sinh mối t́nh đă bị "quy luật khách quan của lịch sử" chà đạp chăng ? Ng̣i bút Lê Lựu làm tôi tin là có.
1990
Như ta biết, địa ngục không ở dưới âm phủ. Nó ở tại trần gian. Chẳng mấy ai biết đường tới. Người đă đi tới nơi thường không trở lại. Có những con đường có đi, không có về : đường đời. Khi nẻo đường quá dài, quá quanh co, mờ mịt, khi vốn sống đă cạn và hơi thở chỉ c̣n thoi thóp, địa ngục là trạm nghỉ chân cuối cùng trước cửa âm phủ.
Tỉnh ngộ, tiểu thuyết của Nguyễn Quang Lộc tả cuộc hành tŕnh của một thanh niên Việt Nam trên con đường đó. Một người con trai b́nh thường, xong đại học, về một huyện b́nh thường công tác văn hoá. Rồi b́nh thường hoà ḿnh với xă hội, với lối suy nghĩ, làm ăn, với phong cách đối xử khôn khéo, đểu giả trong cuộc sống thường ngày. B́nh thường lấy cô giáo viên, con vị trưởng pḥng văn hoá. B́nh thường sanh con đẻ cái. B́nh thường được kết nạp vào Đảng, thăng chức trưởng pḥng tổ chức, ngóng chức phó chủ tịch. Rồi b́nh thường thấy ḿnh đă lọt vào địa ngục từ lúc nào không hay, phát điên. Lúc tỉnh lại, đă quá muộn : không ai sống ngược ḍng đời được.
Con đường đi vào địa ngục ở Việt Nam không có bom đạn, không có xương chất thành núi, máu đổ thành sông. Nó khủng khiếp hơn nhiều : nó êm dịu, nhẹ nhàng, hài hoà, đầy t́nh, đầy lư, nó là con đường b́nh thường của những cuộc sống b́nh thường. Cứ tự nhiên mà tới. V́ đây là một xă hội đang trong quá tŕnh phi nhân hoá. Nhân loại đang đứng trước hai đại họa. Chiến tranh hạt nhân và sự hủy diệt nhân tính. Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân là có thật nhưng chưa xẩy ra. C̣n quá tŕnh xói ṃn đạo đức và mai một nhân tính đă diễn ra và đang lan rộng h́nh như ở đâu cũng có. Trong xă hội đó, không có chỗ đứng cho những người lương thiện mà thiếu chí khí : muốn làm người phải trả giá quá đắt, sống cũng phải dũng cảm, yêu cũng phải dũng cảm. Chỉ một thoáng thoả hiệp ắt lún bùn. Bằng lún dần vào địa ngục v́ Bằng chỉ là một con người lương thiện b́nh thường và cái b́nh thường ấy là sự bất b́nh thường trong xă hội.
Tỉnh ngộ là một quyển sách tàn nhẫn. Không tàn nhẫn ở những cảnh hà hiếp, tham nhũng, bóc lột, ở sự lừa lọc nhau. Tàn nhẫn ở sự giả dối với chính ḿnh. Con đường đi vào địa ngục là con đường mỗi người tự chọn. Đă tự chọn, không thể không biết ḿnh đang đi về đâu. Tới mỗi ngă ba đường Bằng đều ư thức hay linh cảm điều đó, và tiếp tục đi cho đến ngơ cụt : không ǵ khủng khiếp hơn tự do. Cơn điên của Bằng chỉ là một sự lẩn trốn cuối cùng, tuyệt vọng. Giây phút Bằng ư thức ḿnh đă già, cung cách, suy nghĩ y hệt các vị quyền lực trong huyện, trong xă, thật ghê rợn : họ già, đă đành, nhưng trước đó họ đă từng trẻ, đă từng vác súng vá trời ; c̣n ḿnh, chưa tới bốn mươi tuổi mà chỉ c̣n là quá khứ vàng vọt, mục nát của họ. Có ǵ đau đớn, tàn nhẫn hơn : quá khứ anh hùng của một lớp người thắt cổ tương lai của một thế hệ ?
Trong Tỉnh ngộ chỉ có hai nhân vật chân thành, dũng cảm, đều là nữ, một người dũng cảm kiểu truyền thống, vợ Bằng, và một người dũng cảm kiểu mới, Minh Tâm. Họ chỉ giống nhau ở một điểm : tin, đ̣i và đấu tranh cho hạnh phúc của ḿnh và người thân. Cảnh vợ Bằng chữa bệnh điên cho chồng rồi chết, thật bất ngờ, thật đẹp, là mấy trang viết đạt nhất. Cảnh chia tay giữa Minh Tâm và Bằng kết thúc cuộc hành tŕnh khốn nạn một cách cô đọng :
– Xin vĩnh biệt anh và cái xóm ếch của anh.
Bằng hỏi :
– Anh Hoán đă vào trong đó rồi phải không ?
– Cả anh Luân nữa. Minh Tâm nói thêm.
– Thế là Nàng Hoa theo Long Vương ra biển mất rồi.
– Để lấy lại những cái ǵ ḿnh đă mất. Trước đây trong chiến tranh người ta nói : nỗi khổ này không phải của riêng ai. Hôm nay em có thể lớn tiếng đ̣i : Hạnh phúc cũng chẳng phải của riêng ai.
Bằng rầu rĩ :
– Ước ǵ anh được tự do như em.
Minh Tâm cười ái ngại :
– Anh bán mất rồi c̣n đâu nữa. Phải cái giá quá rẻ.
Ngay thẳng, gay gắt, tŕu mến. Nụ cười ái ngại ấy là t́nh người. Phải thiết tha hạnh phúc mới có được.
Quốc huy của Việt Nam có : Độc lập, Tự do, Hạnh phúc. Ngày xưa ta hiểu : mất độc lập, đừng ḥng tự do, và hạnh phúc, nếu có, cũng chỉ là hạnh phúc của những đời nô lệ. Ngày nay, không lẽ chỉ có phụ nữ mới tin ở hạnh phúc, mới hiểu : đ̣i quyền hạnh phúc, quyền làm người lương thiện b́nh thường, quyền sống b́nh thường, là đấu tranh cho tự do, bảo vệ độc lập.
1990
Sau Tướng về hưu lại được Không có vua, Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết, Những bài học nông thôn, Những người thợ xẻ.
Độc giả, người ưa, kẻ ghét, ít ai bàng quan, không ai chê dở. Người ưa, đọc đi đọc lại vẫn băn khoăn, khó chịu : tác giả muốn nói ǵ ? Kẻ ghét lên án nhiều mặt : xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ anh hùng, vĩ nhân của dân tộc, tàn nhẫn, tục tĩu.
Những phản ứng trái ngược đó rất... đương nhiên : văn Nguyễn Huy Thiệp không phải loại văn để thưởng thức ! đă ngốn vào, không dễ ǵ tiêu hoá.
Có loại văn ta có thể thưởng thức như thưởng thức một món ăn tinh khiết, dù chỉ là món ăn (!) tinh thần. Ta đọc, và ta hiu hiu tự đắc : ta hiểu, ta biết thưởng thức những vị thanh cao trên đời. Nói vậy không có ư mỉa mai. Có những thời điểm lịch sử cho phép loại văn này thịnh hành. B́nh thường là thời thịnh trị, có sự nhất trí cao trong xă hội về thế giới quan và nhân sinh quan. Nhà văn và độc giả, ngoài những thao thức triết lư muôn thuở, vô thưởng vô phạt,không thắc mắc, lo âu về xă hội, về cuộc đời, về con người. Họ t́m nhau trong (cái) Đẹp. Văn hay như hoa thơm cỏ lạ toát ra từ trí tuệ, sự uyên bác và tấm ḷng nhà văn. Người đọc ngắm nghía nó như ngắm chân dung của ḿnh, thưởng thức nó như thưởng thức nhân cách của ḿnh. Trong những thời điểm đó, nghệ thuật phê b́nh thường thu gọn vào kiến thức và h́nh thức : câu này, ư này, từ điển tích nào ra... dùng chữ, đặt câu tinh xảo, mới lạ như thế nào... Văn chương Pháp hồi thế kỷ 17 mang tính chất đó. Trong trường hợp nào loại văn đó trở thành "bất diệt" là một đề tài khác.
Văn Nguyễn Huy Thiệp không thuộc loại văn đó. Nó có một đặc điểm vô cùng khó chịu : dồn người đọc vào một thời điểm khủng khiếp, thời điểm của câu hỏi, thời điểm của con người. Thời điểm đó không những khủng khiếp đối với người khác. Nó càng đáng sợ cho chính ḿnh.
V́ sao khủng khiếp đối với người khác ?
Nếu ta đă từng say đắm, chỉ nhớ lại nỗi đau cào ruột bắt ta thốt ra câu hỏi bất lực : em đang nghĩ ǵ vậy ? ta hiểu ngay : người đang suy nghĩ, đang tự hỏi là người đă thoát rời ta. Ta không thể biết nó sẽ suy nghĩ ǵ về ta. Ta không có cách nào ép nó suy nghĩ như ta muốn, nh́n ta như ta mơ ước. Nó có thể trở thành mối đe doạ bất khả kháng đối với nhân cách của ta, với quyền lực của ta. Ta vừa đam mê nó, vừa sợ nó đến điên cuồng. Hung bạo trong t́nh yêu và hung bạo khi sử dụng chính quyền giống nhau ở điểm này : không ai muốn vậy, nhưng có lúc phải đánh, phải bỏ tù ! Càng đánh, càng bỏ tù, càng nhận ra sự bất lực của ḿnh. Càng bất lực, càng muốn đánh, muốn bỏ tù... Cuối cùng chỉ c̣n một cách : giết – chấp nhận thất bại.
Tự hỏi hăi hùng hơn. Tự hỏi hủy diệt tận gốc mọi an ninh tinh thần, t́nh cảm. Khi ta tuyệt đối tin tưởng, tuyệt đối trung thành với bất cứ cái ǵ (Thượng đế, Lịch sử, Lănh đạo...) ta có thể lên thánh giá mà không tiếc thân, nhẩy vào lửa mà không rùng ḿnh : nhân phẩm của ta đă có sự bảo lănh thiêng liêng. Khi ta không c̣n tin ǵ cả, chỉ thời gian trôi đi cũng lạnh người. Những lúc đó, cả dĩ văng của loài người dồn vào dĩ văng của ta dưới một bộ mặt xa lạ : ai đấy ? Những lúc đó cái hôm nay như một mớ ḅng bong cuồng loạn : tại sao lại vậy ? Nhưng khủng khiếp nhất vẫn là ngày mai. Ta phải làm ǵ ? Làm ǵ để cuộc sống của ta có ư nghĩa, có giá trị, đáng là một cuộc đời. Đă dám tự hỏi, ta thừa biết câu trả lời : không phải, mà muốn làm ǵ, kể cả tự sát. V́ con người (là) tự do, (là) sáng tạo.
Con người có hai quan hệ cơ bản, quan hệ với thiên nhiên, quan hệ với người. Hai quan hệ đó phát triển qua sự sáng tạo của con người, tạo ra một thế giới, một cuộc đời ngày càng giàu (hoặc nghèo) nhân tính.
Mâu thuẫn giữa người và thế giới tự nhiên giải quyết qua sự phát triển của khoa học. Nhiều nhà khoa học đă nhấn mạnh nhân tố sáng tạo trong sự phát triển ấy : trước khi chứng minh bằng lư luận, thí nghiệm, thực tiễn, phải sáng tạo giả thuyết sẽ được chứng ḿnh (hay sẽ bị bác bỏ).
Quan hệ giữa người với người cũng vậy. Một t́nh cảm cổ lỗ sĩ như t́nh yêu mà cũng vậy. Mất nhau rồi mới biết yêu nhau là thế nào. Nhưng lúc đang yêu không ai nói được t́nh yêu là ǵ. Và cũng cóc cần biết !
Như vậy, dồn con người vào thời điểm của câu hỏi là đ̣i lại nhân tính cho nó, đ̣i lại cho nó quyền đánh giá cổ kim, quyền làm người. Nhưng đồng thời cũng đ̣i hỏi ở nó trách nhiệm làm người, sáng tạo tương lai :
Họ cần hiểu rằng phải cầu một thứ cao hơn thế nữa, đấy là giá trị chân chính cho cuộc sống của ḿnh, quyền được tự ḿnh định đoạt cuộc sống, tóm lại là tự do[108].
Đạo làm người, qua lịch sử, có nhiều nền tảng. Nền tảng đầu tiên có lẽ là tạo hoá : sự sợ hăi của con người trước thiên nhiên ác nghiệt. Sau đó phải tính tới Chúa, Trời, Định mệnh, và các loài siêu nhân khác : sự sợ hăi của con người trước đồng loại và bản thân. Cách đây mới ba trăm năm, phải kể tới khoa học : niềm tin của con người vào trí tuệ của ḿnh. Đây là một bước ngoặt cơ bản về nhân sinh quan : con người lấy người làm gốc của đạo đức[109]. Nhưng rồi, tuy khoa học và kỹ thuật phát triển mănh liệt, con người vẫn tàn nhẫn với nhau, vẫn khổ nhục.
Mới thế kỷ trước, người ta hiểu thêm : nguyên nhân sự tha hoá (aliénation) của con người, chính là con người, là người khác, đúng hơn, là xă hội[110]. Quan điểm này vẫn lấy người làm gốc, nhưng nó toàn diện hơn : người không chỉ là một động vật trong trời đất và, với tư cách đó, lệ thuộc quy luật của thế giới tự nhiên; nó c̣n là sản phậm của xă hội, của con người. Người không chỉ đẻ ra thân xác người, nó c̣n sáng tạo ra hồn người. Khoa học và sáng tác đ̣i hỏi một tiền đề : tự do. Tự do bắt đầu bằng... câu hỏi[111].
Như thế ta hiểu một khía cạnh trong nghệ thuật hành văn của Nguyễn Huy Thiệp : mâu thuẫn, một mớ ḅng bong mâu thuẫn. Truyện này mâu thuẫn với truyện kia, đầu truyện mâu thuẫn với cuối truyện, nội dung mâu thuẫn với h́nh thức. Nhân vật mâu thuẫn, cốt truyện mâu thuẫn, h́nh ảnh mâu thuẫn. Cả văn cách cũng mâu thuẫn luôn. Tâm lư, t́nh cảm, hành động, lời nói : mâu thuẫn và mâu thuẫn !
Phải nói là Nguyễn Huy Thiệp ư thức rất rơ về nghệ thuật của ḿnh và làm chủ được nó.... Những thủ pháp đó theo tôi là sự trộn lẫn rất nhuần nhuyễn những yếu tố có thực và những yếu tố huyền diệu (merveilleux), là lối viết nhằm tạo ra cho nhiều câu, nhiều đoạn trong mỗi truyện tính cách tối nghĩa (hermétique), ẩn ngữ (énigmatique), phi lư (absurde) hay đa ư (polysémique) bắt người đọc phải hoang mang suy nghĩ' như khi đọc một câu sấm của Trạng Tŕnh..... Những sự mập mờ cố t́nh này không những chỉ nằm ở mức độ của những yếu tố tự sự (éléments narratifs) mà cả ở mức độ đối thoại, ở lời ăn tiếng nói của một số nhân vật nữa... những câu nói mà người đọc hiểu thế nào cũng được, cho đời xưa cũng thuận, mà cho đời nay cũng hay.... Kết quả là ông bắt người đọc phải băn khoăn suy nghĩ đoán xem ông muốn nói ǵ. Nhưng rốt cuộc không bao giờ t́m ra câu trả lời thoả đáng[112].
Truyện Kiếm sắc tả một nhân tài, Đặng Phú Lân, lúc sống dám nói với Nguyễn Ánh :
Nước Việt th́ không ai hại được. C̣n thoát hàm cá sấu, cần ǵ phí một mạng người !
Vừa hùng, vừa nhân, vừa trí. Thế mà lúc bị chém đầu,
máu phun ra không đỏ mà trắng như nhựa cây, một lúc sau th́ bệt lại.
H́nh ảnh thần thoại đó lại minh họa một lời phân tích rạch ṛi, xác đáng :
Ngươi theo hầu ta thế là chín năm một trăm ngày. Chín năm không làm hỏng việc ǵ, c̣n một trăm ngày th́ hỏng việc, vô tích sự. Thế là trèo lên cây mà không hái được quả, đáng tội chết.
Một lời nói, một h́nh ảnh, hai thế giới quyện lại thành một đoạn văn : ai hư, ai thực, ai nhân, ai trí ?
Những mâu thuẫn đó dồn người đọc vào thế phải tự hỏi.
V́ vậy, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp không có kết luận, không bao giờ kết luận được. Đúng hơn, không cần kết luận. Mục đích của chúng không phải là chỉ giáo cho ta cái đúng cái sai, cái đẹp cái xấu là ǵ. Ngược lại, chúng buộc ta phải tự ư khẳng định mọi đúng sai, đẹp xấu trên đời, buộc ta phải sáng tạo, phải tự do, phải trách nhiệm, phải hành động, phải làm người. Chúng không cần kết luận v́ kết luận của chúng là... ta, một câu hỏi đau điếng, nhọn hoắt, chọc thủng cả thời gian, đào mả cả quá khứ, vút tới... ? Không tới đâu cả. Thời điểm của câu hỏi là giây phút dầy ṿ, căng thẳng trước khi lựa chọn. Tương lai c̣n lơ lửng đằng kia, chưa thực rơ nét, nhưng đă vẫy gọi, thôi thúc, đ̣i hỏi. Giây phút căng thẳng, nhức nhói, lo sợ ấy gọi là... trách nhiệm. Nó chỉ có thể chấm dứt qua... hành động.
Như vậy ta hiểu v́ sao có người căm ghét văn Nguyễn Huy Thiệp.
Văn Nguyễn Huy Thiệp tục tĩu chăng ?
Thế nào là văn tục tĩu ? Tục tĩu ở chỗ nào ? Cốt truyện, h́nh ảnh, ngôn từ ? Ai thấy tục tĩu ? Ai tục tĩu ? Tại sao thơ Hồ Xuân Hương, văn Vũ Trọng Phụng không ai thấy tục tĩu ? Tại sao văn dâm hay trên đời toàn là tác phẩm của đại văn hào ?
Ta hăy mở một quyển sách giáo khoa về y học, xem nó tả thân xác con người. Có đủ cả : đầu mắt, chân tay, ngực vú, dái lồn. Tục tĩu không ? Không. Thân xác con người không bẩn thỉu, tục tĩu, thế giới tự nhiên không tục tĩu.
Ta lại đọc một nhà văn tả một người đàn ông và một người đàn bà thương yêu nhau, thèm muốn nhau, ve vuốt nhau, ôm ấp nhau sôi nổi. Có ǵ tục tĩu khi ta cảm thấy chân thành ? Nếu t́nh cảm ấy, hành động ấy tục tĩu, cả nhân loại này phải che mặt với một tấm vải đen. Trơ ra cho nhau xem sao tiện ?
Nhưng hăy thử gượng gạo ép người đàn bà kia ngửa bụng, thở dốc, rên rỉ... Ta sẽ thấy đểu ngay. V́ sao ? Cũng bấy nhiêu chuyện, bấy nhiêu h́nh ảnh, ngôn từ. Nhưng ta chợt hiểu ta đă bị lừa gạt. Kẻ viết đă khinh miệt ta, coi ta như một con chó đă bị điều kiện hoá, có thể sai khiến bằng một mớ chữ khéo chọn lọc, khéo ráp nối[113]. Ta đem ḷng thành và thiện chí của ta mở sách, trút hồn vào mớ chữ lem nhem, thức tỉnh chúng. Kẻ viết lại lợi dụng điều đó để hăm hiếp tư tưởng của ta, thủ dâm với t́nh cảm của ta. Ta phải buông sách, thở dài : đồ đểu. Người tục tĩu không phải là ta. Người tục tĩu là kẻ viết.
Văn không tục ở cốt truyện, h́nh ảnh, ngôn từ.
Văn tục hay không tục ở quan hệ giữa người viết và người đọc. Mỗi lần kẻ cầm bút khinh độc giả tới mức nghĩ rằng dùng chữ mỹ miều, đặt câu bóng bẩy là có thể điều khiển tư duy và t́nh cảm của người đọc, là có văn tục. Loại văn đó mà dám đề cập tới thân xác con người, gọi là văn tục tĩu.
C̣n người đọc, thích, thưởng thức văn ấy ? Hoặc buồn bực. Hoặc bị lừa, bị hăm hiếp mà không hay. Hoặc tục tĩu không thua người viết.
Nếu chúng ta quen suy nghĩ với đầu óc của người khác, với luân lư dân tộc, với những thiêng liêng đă được nhân dân xác tín... th́ phải thấy văn Nguyễn Huy Thiệp tục tĩu ngay. Nhưng đó là một sự ngộ nhận đáng tiếc : Nguyễn Huy Thiệp không hề viết cho chúng ta đọc, mà viết cho cá nhân ta đọc.
V́ vậy văn Hồ Xuân Hương không bao giờ thấy tục : nó luôn luôn kêu gọi người đọc vận dụng lư trí của ḿnh, phủ định đạo đức giả, gông ḱm của xă hội phong kiến đối với con người, dù chỉ bằng một nụ cười tinh quái[114]. Thuở ấy Xuân Hương không có vũ khí nào hơn để khẳng định nhân cách của ḿnh :
Thân này ví thể làm trai được
Cái phận anh hùng có bấy nhiêu
Bạn có dịp đọc Chút thoáng xuân hương sẽ thấy Nguyễn Huy Thiệp quư trọng Hồ Xuân Hương như thế nào.
Cũng v́ vậy, có loại văn chữ nghĩa rất trang nghiêm mà đọc chưa xong đă phải thở dài : đồ đểu[115].
Văn Nguyễn Huy Thiệp dồn người đọc vào thời điểm của câu hỏi, không thể có ư đồ điều khiển tâm tư, t́nh cảm của người khác. Không ai có thể biến nó thành văn tục tĩu.
Văn Nguyễn Huy Thiệp không tục tĩu, nhưng tàn nhẫn chăng ? Tàn nhẫn thật. Tàn nhẫn lắm. Nhưng tàn nhẫn ở chỗ nào mà làm ta khó chịu vậy ?
Sự tàn nhẫn thực của thế giới ngày nay, cần ǵ văn chương mới thấy ? Chỉ mở mắt, ngóng tai, ra đường là chạm phải ngay. Ba phần tư nhân loại nghèo đói, nhục nhằn, lệ thuộc ; mỗi năm hơn năm mươi triệu trẻ em chết v́ thiếu ăn ; một dân tộc đă từng được tuyên dương là lương tâm của thời đại mà có hơn triệu người lăn vào biển t́m lối sống ; cả triệu người thiếu đói ; làm người mà muốn ăn, muốn nói, muốn làm, muốn suy nghĩ ǵ cũng phải xin phép tận đâu đâu ; hàng chục ngh́n đứa trẻ, mới vào đời đă bị tước đoạt tương lai (lư lịch) ; không tàn nhẫn à ? Ta không biết chăng ? Ta đă biết, đă nghe, đă thấy nhiều rồi. Nhưng khả năng quên, khả năng trừu tượng hoá của ta thật vô tận : nó là liều thuốc giữ mạng cho con người. Không có nó không ai tồn tại được.
Tính tàn nhẫn của văn Nguyễn Huy Thiệp không ở chỗ nhắc nhở ta một vài h́nh ảnh của thế giới tàn nhẫn này. Ta đă biết quá nhiều và c̣n nhớ không ít. Quên hết sao được. Nó tàn nhẫn ở chỗ nó bắt ta nhập cuộc, không sao trừu tượng hoá được sự tàn nhẫn kia, phải hứng nó như một cái tát vào mặt.
Đâu phải hễ muốn là viết được văn tàn nhẫn ! Thí dụ, một nhà văn bỏ công thu thập thống kê, thông tin và kinh nghiệm thực tiễn về hoàn cảnh hiện nay của dân ta, rồi cầm bút viết một truyện về thời kỳ quá độ. Có đủ cả : khó khăn khách quan, sai lầm chủ quan, những tiêu cực, những việc tốt, những người tốt kiên quyết khắc phục khó khăn, uốn nắn sai lầm, chống tiêu cực, bước đầu cơ bản hoàn thành[116]... Ta đọc xong, có thể yên tâm ngủ. Ngày mai mặt trời sẽ lại mọc và tâm hồn ta vẫn quang đăng... Trừ khi ta xui xẻo gặp trong métro một em nhỏ, nh́n mặt không đoán ra tuổi, ngước mắt nh́n ta, ngửa tay ăn mày. Dù ta ngoảnh mặt ngay, cũng đă muộn. Một tia sáng đă chọc thủng mắt ta, đọng vào hồn : nỗi nhục làm người hôm nay. Văn Nguyễn Huy Thiệp tàn nhẫn như nỗi nhục đó, trơ trơ, ĺ lợm như cuộc sống thường ngày. Nó không ngừng chất vấn nhân cách của ta. Nó buộc ta vừa là bị can, vừa là quan toà, không thể giả dối, không c̣n đường trốn tránh. Tàn nhẫn vô cùng.
Tác giả đạt được kết quả như vậy cũng nhờ quan điểm viết nói trên. Mỗi nhân vật, mỗi hành động, mỗi lời nói đến với ta một cách đột ngột, bất ngờ, như một câu hỏi. Chúng không tuân theo một "quy luật" tâm lư nào. Ta không thể thích thú gật gù hay lù đù xuôi theo sự phát triển của chúng. Ta bị bắt buộc nh́n lại chúng, tái tạo chúng từng ḍng, từng chữ và, do đó, phải tái sinh (cái) t́nh đă biến chúng thành văn. Con người khốn khổ, hành động thô bạo, lời nói tục tằn đă vậy. Nhân vật, hành động, lời nói đẹp cũng thế : đến với ta như một nụ cười ta không xin, mà bỗng nhiên được, như ḷng nhân ái[117].
Trong truyện Những người thợ xẻ, cái anh Bường ngang tàng thô bạo đến thế này :
Lao động chân tay, em ạ, không thể lấy chính trị động viên được, chỉ có tiền và gái thôi, đấy mới là thuốc bổ chứ
vừa mới viết một lá thơ chân t́nh cho vợ con lại giải thích ngay :
Cũng là tṛ "mị dân" thôi
mà có thể nói :
T́nh mẫu tử là thứ nước mắt chảy ngược vào ḷng, nó bào tan nát ruột gan ra, hoặc nó biến thành máu để bắt cơ thể làm việc, buộc phải đẻ ra một thứ sản phẩm vật chất cụ thể, thiết thực, không hề phù phiếm
và nhất là :
Chúng em phận hèn, của cải chẳng có, chúng em mắc nợ nghĩa t́nh khốn nạn lắm !
Đẹp vô cùng. Trong thế giới này, miếng ăn c̣n là miếng nhục. Nhân cách của con người ở chỗ không lệ thuộc ai để tồn tại, không đội ơn ai để sống. Ån cắp gỗ để sống ít nhục hơn chịu ơn người khác một miếng cơm, một manh áo. V́ vậy, không ai thích bị biếu quà khi bản thân ḿnh không có khả năng trả lại. Ta sẵn sàng nhận những món quà không tiền nào mua được, không bao giờ ta trả hết giá : một nụ cười thân thiện, một chút lo âu cho nhau, t́nh yêu của một người đàn bà. Nhưng dù người cho ta miếng ăn chân thành đến đâu đi nữa, th́ Nghĩa này phải trả đấy.
Cảnh chặt chân Ngọc đẹp lạ lùng, vừa man rợ vừa chan chứa t́nh người :
Anh Bường bảo tôi ngồi kê chân lên một khúc gỗ. Anh Bường bảo : "B́nh tĩnh nhé. Bây giờ chặt chân đây". Lại bảo : "Bác Chính cầm hộ em con dao, đặt vào đây. Em lấy chày táng cho một phát, đứt ngay". Chị Thục ôm mặt : "Khiếp ! Tôi sợ quá". Anh Chính cười : "Trong đời bác sĩ của tôi, hành nghề thế này đây là lần thứ nhất".
Anh Chính đặt dao vào chỗ đầu ngón chân tôi. "Uỵch" một phát, chưa chi anh Bường đă lấy chày nện vào sống dao. Tôi bật người lên v́ đau quá. Anh Chính bảo : "Chưa chi đă chặt, lưỡi dao đă khớp đâu nào ?" Tôi bảo : "Thôi thôi, đau lắm, chặt nữa th́ chết chân tôi". Chị Thục giằng lấy chày trong tay anh Bường : "Cút đi ! Định giết người ta hay sao ?" Chị Thục bảo anh Chính : "Bao giờ được, anh bảo em". Anh Chính bảo : "Được rồi đấy ! Chặt đi !". Chị Thục vung chày : "Khự" một cái...
Sao cuộc đời man rợ vậy, khốn nạn vậy ?
Một lời mắng mỏ, một nhát chày, con người tŕu mến biết bao !
Đoạn văn này tàn nhẫn ở chỗ nào ?
Chặt một mẩu thịt ở đầu ngón chân, chưa rùng rợn lắm. Lại không có xương tan, thịt nát, máu tuôn trào. Vậy mà đọc cứ thấy rợn người. Ghê rợn không ở sự việc, h́nh ảnh. Ghê rợn ở đối thoại, ở con người. Thử đọc lại xem. Họ bàn tính với nhau như thể chặt gỗ, chẻ cây, đâu phải chặt chân người. Nỗi đau bật người lên thuộc một thế giới đâu đâu, không liên can ǵ tới sự việc của họ. Giữa cộng đồng lạnh lùng, ghê rợn đó, lời nói, cử chỉ và hành động của chị Thục vút lên như một mặt trời nhân ái.
Nội dung thực là t́nh người mà h́nh thức lại là bàn công việc cụ thể. Mâu thuẫn ấy nấp sau đối tượng của công việc : chính là con người. Phải mù quáng lắm, phải tàn nhẫn lắm mới không thấy. V́ vậy chị Thục phải thấy khiếp, thấy sợ, thấy cái đau giết người kia mà giằng lấy chày, vung lên, khự một cái, làm tất cả những ǵ ḿnh có thể làm để giảm bớt cho nó nỗi đau, giới hạn nỗi đau ấy tới mức có thể giới hạn.
Nếu thích phân tích kỹ thuật dùng chữ, có thể nhận xét ngay : đặt (dao) vào đây, táng cho một phát, đứt ngay, Uỵch một phát, chưa chi đă..., đă khớp đâu nào, toàn là thuật ngữ của nghề kéo cưa lừa xẻ, hoặc một lao động chân tay nào khác, không thể áp dụng cho một cuộc phẫu thuật, cho một con người. Nhưng ghê rợn hơn cả là ba chữ lần thứ nhất. Tại sao không nói : lần đầu ? Vừa tự nhiên, vừa gọn gàng, lại "văn chương" (mối t́nh đầu, những thuở ban đầu v.v. và v.v.). V́ lần đầu khơi ngay (và có thể là) lần cuối. C̣n lần thứ nhất đương nhiên gọi lần thứ hai, lần thứ ba...
Thực ra, nếu chỉ là vấn đề kỹ thuật, ai chẳng học được ? "Kỹ thuật" trong nghệ thuật khó chịu lắm, "thiền" lắm : thiếu ḷng nhân không bao giờ "học" được. V́ đối tượng của nó, cũng như trong cảnh chặt chân kia, là ngôn ngữ, là người. Chính v́ nhà văn cào giấy như xé ḷng mà người đọc, chưa kịp phân tích, đă nát ruột, nát gan.
Nguyễn Huy Thiệp có một biệt tài : vận dụng đối thoại thật phong phú, tinh xảo, tài t́nh. Vừa ghê rợn, vừa tŕu mến, nó là bộ mặt thực của cuộc sống, của con người ngày nay.
Văn Nguyễn Huy Thiệp có bôi nhọ vĩ nhân của dân tộc không ? Đương nhiên là không. Dĩ nhiên là có, và cố t́nh.
Nhân vật trong văn chương là hư cấu. Đă hư cấu th́ c̣n bôi nhọ được ai ? Hơn nữa, con người (Nguyễn Du) đă chết hơn hai trăm năm rồi, ai hơi sức đâu đi cà khịa với nó, nhất là lúc này ! Có muốn chăng, cũng chẳng làm được. Phải công bằng, phải công nhận rằng những người cà khịa với Nguyễn Huy Thiệp hôm nay cũng không v́ người quá cố kia mà thịnh nộ. Họ thịnh nộ v́ lư do khác. Trong phạm vi lư do ấy họ hoàn toàn có quyền, và có lư của họ. Thử t́m hiểu xem. Thử nghe Nguyễn Huy Thiệp viết về nền văn học của ta :
Đặc điểm lớn nhất của xứ sở này là nhược tiểu. Đây là một cô gái đồng trinh bị nền văn minh Trung Hoa cưỡng hiếp. Cô gái ấy vừa thích thú, vừa nhục nhă, vừa căm thù.
Rồi viết về Nguyễn Du :
Nguyễn Du là đứa con của cô gái đồng trinh kia, ḍng máu chứa đầy điển tích của đứa đàn ông khốn nạn đă cưỡng hiếp mẹ ḿnh... Người mẹ của Nguyễn Du (tức nền chính trị đương thời) giấu giếm con ḿnh sự ê chề và chịu đựng với tinh thần cao cả, kiềm chế. Phải ba trăm năm sau người ta mới thấy điều này vô nghĩa... Ḷng tốt của ông là thứ ḷng tốt nhỏ, không cứu được ai.
Người Việt Nam chẳng mấy ai không thuộc một vài câu Kiều. Có khi ngâm nga thơ Nguyễn Du cứ tưởng là ca dao. Viết về Nguyễn Du như thế, nghe sao được ? chịu sao được ? Chưa kịp liên hệ tới thời sự, ta đă nhức nhói cả tâm hồn. Thú thực, cái ông Nguyễn Du chết cách đây đă quá hai trăm năm, ta không hề quen biết. "Người" bị bôi nhọ ở đây không phải con người đó mà chính là... ta. Nó là h́nh ảnh sẵn có trong đầu ta. Nó từ đâu tới ? có từ bao giờ ? ai đă nhét nó vào đầu ta ? bằng cách nào ? Nó ở trong đầu ta mà sao ta ái ngại, không dám đánh giá nó ? Và tại sao ta không có quyền đánh giá nó ? Ta không có quyền đánh giá nó chính v́ nó là ta. Nó đă nằm trong đầu ta, ta là nó, nó là ta. Xem xét, đánh giá nó là xem xét ta, đánh giá bản thân ta, là tự hỏi về ḿnh, là nh́n lại, đánh giá lại toàn bộ cuộc sống hôm nay. Điều đó, có nhiều người không sao chịu nổi. Ta không dễ ǵ chịu được, đă đành, giá phải trả không nhẹ. Người khác không chịu được cũng dễ hiểu.
Đây là lời tuyên bố của Trần Bạch Đằng, một ng̣i bút nổi tiếng đổi mới (trên một số vấn đề, có mới thực so với mấy ông quan văn hiện nay), về vấn đề tự do tranh luận, tự do sáng tác :
"Cấm" là biện pháp xưa cũ, tuy chúng ta vẫn không tuyệt đối hóa "tự do" một khi cái tự do nào đó lại xâm phạm tới an ninh quốc gia, đến luân lư dân tộc, đến những vấn đề thuộc cương lĩnh chính trị của toàn dân, đến những chỗ thiêng liêng mà nhân dân xác tín. Tôi không tán thành cấm trên cơ sở đó.
Cái ǵ là luân lư dân tộc ? Cương lĩnh chính trị nào là của toàn dân ? Và toàn dân là ai ? Những chỗ thiêng liêng nào đă được nhân dân (nào) xác tín (lúc nào, ở đâu) ? Ai có thẩm quyền quyết định cho mọi người những điều đó ?
Dĩ nhiên không phải tôi, không phải anh, không phải chị, không phải những "nhân dân" lặt vặt như chúng ta.
Đă có lúc, chụp ảnh trên đèo Blao, mở tiệm cà phê, là xâm phạm an ninh quốc gia, lũng đoạn thị trường xă hội chủ nghĩa, nữa là. Kiến thức sâu bọ,tư duy nông cạn của ta làm sao hiểu được những điều ấy !
Trong di sản khổng lồ của dân tộc (và cả nhân loại nữa chứ), cái ǵ đáng giữ, cái ǵ nên bỏ ? Ai có thẩm quyền đánh giá ?
Dĩ nhiên không phải tôi, không phải anh, không phải chị, không phải những "nhân dân" lặt vặt như chúng ta.
Cuối cùng, đương nhiên phải nhờ ơn Trần Bạch Đằng phán xét cho. Như vậy, ta có thể cắt bớt bộ óc, vứt nó đi như một mẩu ruột thừa vô dụng. Đă có thiên tài suy nghĩ giùm ta rồi, cần ǵ đến nó.
Nỗi khổ của người ưa suy nghĩ thay người khác là vậy : đe doạ hay ve vuốt, chân thành hay mánh lới, đều vô ích. Không có cách nào buộc người khác suy nghĩ như ḿnh muốn. Thành công, thất bại, đều mất hết. Nếu có cách làm người khác tự động suy nghĩ theo ư ḿnh là thành công : được người như được đồ chơi, chán ngắt. Không mấy ai sống với chó của Pavlov trọn đời được. Nếu không, chỉ c̣n cách lột óc nó hay tiêu diệt nó : được một con vẹt hay một cái xác.
Thích suy nghĩ thay người khác, tới mức nào, sẽ chọn cái xác.
Tại sao Trần Bạch Đằng muốn cấm nhạc Phạm Duy trừ khi Phạm Duy tự sát ? Phạm Duy chết, có ǵ thay đổi tác phẩm của ông ? Trần Bạch Đằng đă không sợ Phạm Duy chết th́ sợ ǵ Phạm Duy sống ? Ông sợ người đang sống thích nhạc Phạm Duy : họ c̣n bé bỏng quá, non nớt quá, thiếu sự che chở sáng suốt của ông, họ sẽ trở thành "bồi Mỹ" hết !
V́ thế mới có chuyện không tuyệt đối hóa tự do.
Cái "khái niệm" ǵ lạ vậy ? Bạn có bao giờ nghe ai bàn luận về sự tương đối hoá nô lệ chưa ? Thế mà vẫn có thể thao thao bất tuyệt về chuyện tuyệt đối hoá tự do ! Con người tự do hay không tự do. Nếu nó không tự do, ta nên đi ngủ, không có chuyện ǵ đáng bàn cả. Và cũng chẳng có chính trị, văn học, nghệ thuật. Chính v́ con người, dù mọc cánh, cũng không trốn khỏi tự do, mà có bóc lột, đàn áp[118], có đấu tranh giai cấp, có chuyên chính này nọ, có dân chủ tư sản và, biết đâu, có ngày sẽ có dân chủ xă hội chủ nghĩa ? Chính v́ con người (là) tự do mà có văn học, nghệ thuật, có Nguyễn Huy Thiệp viết Tướng về hưu, có Trần Bạch Đằng cầm bút ủng hộ cái này, cấm đoán cái nọ và, dĩ nhiên, có độc giả, mới hôm qua c̣n hâm mộ Trần Bạch Đằng, mà hôm nay đă thở dài. Tiếc thay, Trần Bạch Đằng chỉ thích tự do của người khác trên cơ sở ḿnh ban bố.
Than ôi ! thời đại nó như vậy. Nhân phẩm của con người ngày nay vẫn chỉ có một thước đo này : chấp nhận sự man rợ với nhau tới mức nào th́ không chấp nhận nữa.
V́ thế, khi Gia Long muốn chiếm đoạt Ngô Thị Vinh Hoa, bị Vinh Hoa hỏi :
Bệ hạ muốn làm vua gà, vua vịt hay sao ?
Nhà vua phải thở dài :
Sứ mệnh đế vương thật là sứ mệnh khốn nạn, chỉ được quyền cao cả, không được quyền đê tiện[119].
Viết về Nguyễn Du như Nguyễn Huy Thiệp viết là buộc độc giả suy nghĩ về nhân cách của ḿnh, tự đánh giá lấy phẩm chất của ḿnh, dồn độc giả vào thời điểm của câu hỏi (mà không bố thí cho một câu trả lời ! Tàn nhẫn thật ! Nhân ái thật !). Làm sao đánh giá được nhân phẩm của ḿnh nếu đầu ḿnh vận động một cách máy móc, qua một mớ h́nh ảnh, từ ngừ tự động[120] ?. Suy nghĩ về nhân cách của ḿnh, tự đánh giá lấy phẩm chất của ḿnh đi đôi với quyền và khả năng đánh giá lại quá khứ, đ̣i hỏi tương lai. Mọi người đều có khả năng đó và, đă tự hỏi, là đă tự giành lấy quyền đó, chẳng cần xin phép ai. Đó là mối đe dọa trực tiếp đối với người khác trong hiện tại. V́ thế họ phải giật ḿnh, ḥ hét[121].
Cuối cùng, Nguyễn Huy Thiệp có xuyên tạc anh hùng dân tộc, xuyên tạc lịch sử không ?
Câu hỏi có vẻ dớ dẩn. Ai lại đ̣i hỏi nhà văn làm công việc của nhà nghiên cứu sử bao giờ ? Tuy vậy, nó không dớ dẩn. Thực chất của nó là mối quan hệ giữa văn chương và chính trị.
Văn chương và chính trị có một điểm chung cơ bản : lấy người làm mục đích, dùng người làm phương tiện. V́ vậy, nhà văn dễ làm người bạn đường tri kỷ của nhà chính trị, – khi nhà chính trị c̣n hai bàn tay trắng, không có phương tiện nào hơn là con người. Lúc ấy, hiếm ai đạo đức hơn nhà chính trị. Lúc ấy, lời hiệu triệu của nhà chính trị cũng có thể thành văn. (Cứ đọc thử Tuyên ngôn của đảng cộng sản th́ thấy thế nào là nhân văn). Nhưng cũng v́ vậy mà văn chương và chính trị khó ôn hoà với nhau khi nhà chính trị đă thành công nhưng xă hội mới chưa ổn định, chưa có sự nhất trí cao về nhân sinh quan.
Mục đích của nhà chính trị không thay đổi, vẫn là con người. Nhưng phương tiện hành động đă thay đổi nhiều : ngoài con người hai bàn tay trắng thuở xưa, c̣n có quân đội, công an, cảnh sát, nhà tù, trại cải tạo, quyền lực kinh tế, hành chánh, thậm chí có cả trường học... Con người nhỏ bé biết bao trước guồng máy khổng lồ đó ! Không nghe, ta bóp cổ, thắt ruột, bắt phải nghe. Ta đă bớt cần sự nhất trí của người, sự tuân lệnh cũng đủ rồi. Trong hoàn cảnh đó, con người không suy nghĩ như ta, với tư cách phương tiện hành động của ta, quan trọng nhất là sức lao động, là thân xác. Thân xác đó, dùng quyền lực, kinh tế, ta có thể sai khiến. Mục đích và phương tiện đă tách rời nhau, thậm chí có thể chửi nhau.
Ngược lại, đối với nhà văn, mục đích và phương tiện không bao giờ có thể tách rời nhau, vẫn là con người, chỉ là con người, con người tự do. Độc giả chính là người tái sinh tác phẩm của nhà văn, nó chỉ ngáp một cái, sự nghiệp văn học của tác giả phải tiêu vong. Nhân cách tự do của độc giả là sinh mạng nghệ thuật của nhà văn[122]. Mọi chính sách, mọi hành động, mọi thực tế chà đạp nhân cách đó đều xâm phạm sinh mạng kia. Muốn hoàn thành sự nghiệp văn học của ḿnh, có lúc nhà văn không thể chiều ḷng nhà chính trị.
Nhà chính trị hấp tấp, muốn mau chóng thay đổi xă hội, hoàn thành sự nghiệp lịch sử của ḿnh, lắm lúc muốn thắt họng nhà văn.
Lê Lợi thành công, Nguyễn Trăi phải chết.
Đây là cuộc t́nh đẹp như mọi cuộc t́nh c̣n dang dở... Đây là t́nh người trong thời đại con người phải đạp nhau để sống. Đọc Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết mà tím ruột, tím gan.
Do đó, nhà chính trị có lúc vừa mê vừa ghét, vừa khinh vừa sợ nhà văn. Nhà chính trị chẳng ưa ǵ mấy anh nhà văn hay do dự, thắc mắc, chủ quan, lắm chuyện mà vô tích sự :
Ánh bảo : "Ta không tin bọn đó theo ta. Chúng nó quen tỉ tê với chữ nghĩa th́ sẽ coi ta là vô đạo, không có tâm thế. Rửa đầu óc chúng nó mệt lắm[123]."
Không ưa mà vẫn sợ. Không phải sợ uy quyền của nhà văn, làm ǵ có mà sợ :
Hành tung chúng, ta chẳng lo. Toàn lũ ốm o, như ḍi chồ, hèn mọn cả[124].
Sợ ở chỗ không thể tranh thủ hay mua chuộc. Sợ nhân cách, cái bệnh dễ lây nhất đời. Và do đó, vẫn phải mê.
Người đang tự hỏi là người đang vươn ḿnh khỏi mọi sự kiềm chế trên đời. Ta không c̣n khả năng kiểm soát, điều khiển nó. Với quyền lực trong tay ta có thể bắt nó nghe ta nói, bắc loa khắp phố phường, phóng thanh ầm ĩ, tuôn lời dậy bảo của ta ; triệu tập nó tới buổi họp, mít tinh... để ta truyền giáo ; tóm cổ nó nhốt vào trại cải tạo, buộc nó mỗi ngày nghe ta giảng đạo... Cấm nó ngáp, cấm nó cười, bắt nó vỗ tay trong khi ta thuyết tŕnh. Ta có thể ép nó ăn nói với từ ngữ thuận tai ta[125]. Ta có thể bắt nó câm, cấm báo chí, nhà xuất bản đăng bài của nó. Ta không thể buộc nó suy nghĩ như ta muốn : nó không c̣n là một con ốc trong một guồng máy, nó đă trở thành người, hiện thực quư báu nhất, đáng sợ nhất của ta v́ chính nó quyết định giá trị của ta, nhân tính của ta. Và cuối cùng, nếu nó nhân lên, nó quyết định luôn cả sự nghiệp, sinh mạng của ta[126].
Văn dồn người vào thời điểm của câu hỏi là loại văn tối kỵ đối với mọi quyền lực chính trị, tôn giáo, khoa học... v́ chúng phải đột nhiên bất lực. Đối với người đang tự hỏi, ngay cả t́nh yêu cũng ...bất lực.
Cách đây chưa đầy hai trăm năm, một dân tộc đă vùng lên, đập tan một thế giới cũ mèm, san phẳng một nhà tù vĩ đại, công bố với trời đất Quyền làm Người. Cách đây chỉ một trăm năm một con người lại hiên ngang tuyên bố : lịch sử không làm ǵ hết, chính con người làm nên lịch sử trong khi đeo đuổi mục đích của chính ḿnh[127][PHD1].
Cách đây chưa đầy năm mươi năm, suy nghĩ khác Staline hay Mao vĩ đại đă là đáng chết.
Ngày nay, ở Việt Nam bốn ngh́n năm văn hiến, chào đời trong một thành phần bất hạnh, đă là có tội.
Tôi chưa quên bà Trưng bà Triệu. Tôi chưa quên Nguyễn Trăi, Lê Lợi. Tôi chưa quên Nguyễn Huệ, Nguyễn Du. Tôi không quên Điện Biên, Đồng Khởi. Tôi c̣n nhớ cả Liên Hiệp, Đoàn Kết. Tôi nhớ măi một buổi sáng mồng một tháng năm 1975, trên đường phố Paris lộng nắng, có một đoàn người tứ xứ tuôn về, có những nụ cười đẹp nắng xuân.
Ngày nay tôi biết. Thế giới này không vĩnh cửu. Nhân loại này không trường tồn. Chân lư hôm nay không chắc sẽ c̣n là chân lư của ngày mai. Nhưng có một điều tôi chắc chắn : phải sống với người khác trọn cuộc đời này, sống tới lúc gục xuống, không luyến tiếc, không ân hận, không tủi nhục, sống và chấp nhận nhân cách của ḿnh hôm nay, v́ chính ḿnh và đồng loại là tác giả của nó.
V́ vậy tôi yêu văn Nguyễn Huy Thiệp.
Tôn trọng tự do của người đọc, tin tưởng ở nhân cách của người đọc, và – trên cơ sở đó – đ̣i hỏi người đọc lấy trách nhiệm với đời, tự ḿnh đánh giá quá khứ và hiện tại, gánh lên vai cả lịch sử, ôm vào ḷng cả hôm nay, dấn thân vào cuộc sống thường ngày, với con người hôm nay, thẳng người bước tới một tương lai ḿnh góp phần sáng tạo,
văn như thế gọi là Nhân văn
ng̣i bút như thế gọi là Nhân đạo
tác giả như thế phải gọi là Nhà văn.
1990
Không gian : 1,5 mét vuông, cao 1,2 mét. Thời gian : 212 ngày đêm luẩn quẩn trong cũi. Trần gian : một bầy rận đói. Nhân gian : một thân h́nh muốn thẳng lưng phải cúi đầu, một thể xác khao khát người yêu, một bộ óc quay cuồng trong vài ḍng chữ khắc bằng móng tay trên bức tường đen cộm mồ hôi của tù nhân : Hận bu, thù bố....Phải trả thù... Đứa nào vuốt tóc em ở nhà ?... Con nhớ lắm mẹ ơi... Muốn lắm... Đ. m. mày muốn cái ǵ ?
Một kiếp người Việt Nam hôm nay phải bắt đầu như vậy. Đây không phải sự thực như chuồng cọp, chuồng ḅ ở Côn Đảo xưa. Đây là chuyện bịa đặt, là tiểu thuyết, là huyền thoại, h́nh hài mơ hồ nhất của con người, chỉ có thật trong trí tưởng tượng, là ngôn ngữ, là nghệ thuật, là nghệ thuật bằng ngôn ngữ. Chỉ đọc một chương Ngoài khơi miền đất hứa, tiểu thuyết của Nguyễn Quang Thân, cảm nhận được ngay và nhập cuộc. Nhập cuộc dẫy chết của một thời đại qua cuộc dẫy sống của một thế hệ. Nhập cuộc với tất cả lư trí ngớ ngẩn của người đă biết : con người là loài sinh vật có vú, có đầu, có ḿnh, có tứ chi, có bộ óc vận động theo lôgíc h́nh thức hay quy luật duy vật biện chứng, thông minh tuyệt vời, có thể hiểu tất cả, giải thích tất cả, giải quyết tất cả. Nhập cuộc để lạc vào một giấc mơ kỳ lạ, vừa xa lạ vừa thiết thân.
Nhà văn khác kẻ viết lách kiếm ăn ở điểm đó : làm nở được một giấc mơ, tạo dựng được một huyền thoại, âm ỉ tồn tại trong hồn độc giả. Giấc mơ ấy là ǵ ? Huyền thoại ấy là ǵ ? Làm thế nào nhét nó vào đầu người đọc ?
Cứ theo bước chân loạng choạng của Tuấn, sau cú nốc ao hiểm hóc và xảo quyệt của một thằng lưu manh giỏi vơ Tàu, trở lại đời, là gặp.
Cuộc đời trước mắt chẳng có ǵ huyền ảo. Cái thế giới xoay quanh tiền mặt – t́nh yêu tiền mặt – lăi suất – chiếm lĩnh vốn – vay trả ṿng vèo trong đó mọi người lao vào nhau, hôn nhau, làm t́nh, cắn xé, cười cợt và tước đoạt lẫn nhau, sẵn sàng đổi một mạng người để lấy chiếc xe đạp, cái thời đại mà đến Chúa cũng biết mua, biết bán, cái kiếp người như một cây mía đă cho vào che. Nó cứ bị cuốn tuột đi, đời chỉ c̣n là bă, cái xă hội không cần nhà phát minh, không cần nghệ sĩ. Vàng có khắp nơi... Bóp họng người khác là ra vàng. Hèn mạt, phản trắc, lừa lọc, ngậm miệng lại như hến cũng ra vàng, cái thân phận chỉ lo sao chường ra một bản mặt khiêm tốn, chín chắn và biết kính trên nhường dưới... chẳng thà không làm việc ǵ hết c̣n hơn hùng hục làm mà thất lễ với cấp trên ta nghe đă nhàm tai.
Thế giới ấy là thế giới thực. Chẳng cần t́m đâu xa. Ngay trong đời ḿnh cũng kiếm được. Con người trong thế giới ấy rất thực. Nó cần ăn, ngủ, đụ, ỉa. Nó biết làm tất cả những ǵ cần thiết để đảm bảo sự tồn tại ấy, kể cả đạo đức. Tóm lại, một cuộc đời giả dối trong một xă hội giả dối, có ǵ lạ lùng ? Chẳng có ǵ lạ lùng khi ta đứng ngoài cuộc đời, đứng ngoài xă hội, khi ta chẳng c̣n là người, mà là Trí Tuệ, là Thượng Đế. Nhưng nếu đứng trong cuộc đời, trong xă hội th́ huyền bí thực. Anh là anh, tôi là tôi, xă hội là chúng ta, anh lừa tôi, tôi lừa anh, ai hơn th́ thắng, đơn giản, trong suốt, làm ǵ có giả dối trong đời. Anh chỉ là cuộc đời của anh, tôi chỉ là cuộc đời của tôi, xă hội chỉ là sự tranh chấp, lừa lọc giữa chúng ta, rơ ràng, minh bạch, chắc nịch, dầy đặc, không có một khe nào cho sự giả dối chen vào.
Để vẽ cho xă hội một bộ mặt giả dối, để tạo cho con người một vẻ mặt giả dối, phải có một cái ǵ khác khiến anh không chỉ là cuộc sống của anh, tôi không chỉ là cuộc sống của tôi, xă hội không chỉ là cuộc chém giết, lừa gạt nhau để tồn tại, đàn ông không chỉ là đực, đàn bà không chỉ là cái. Khắp chân trời góc biển, không có ǵ làm được việc đó. Phải có một huyền thoại, một giấc mơ, một nhịp cầu giữa giấc mơ và thực tại. Từ muôn thuở huyền thoại ấy có một vẻ mặt : Người. Ngày nay giấc mơ ấy có một cái tên : tự do, có một âm hưởng : hạnh phúc. Muôn đời, giữa người với người, giữa giấc mơ và hiện thực chỉ có một nhịp cầu : đồng loại là đồng lơa.
Khẳng định, chấp nhận sự đồng lơa đó là hoà nhập con người vào cuộc sống, là nện vào mặt đất một giấc mơ, lồng vào vũ trụ một huyền thoại : con người tự do, hạnh phúc. Chuyện đó, ta thực hiện hàng ngày khi kiếm cơm mà thấy phấn khởi hay nhục nhằn, khi tính toán mà vẫn say mê, khi do dự làm một đứa con. Chuyện đó, tác giả cũng khẳng định ngay mấy trang đầu truyện :
– Nếu coi con người không ra ǵ th́ tất cả sự nghiệp này vứt đi hết.
Làm sao tin được một giấc mơ, một huyền thoại ?
Tiểu thuyết là chuyện bịa đặt. Không bịa đặt ở sự vật, sự kiện. Những thứ ấy góp nhặt trong đời, có thừa. Cái bịa đặt rơ ràng nhất là cốt truyện. Cốt truyện khiến mọi sự vật, sự kiện dường như gắn liền với nhau, phát triển có đầu có đuôi, có ngọn có ngành, theo một lôgic nào đó. Không gian, thời gian và nhân gian rất trật tự đó do nhà văn bịa ra. Nó đáp ứng một nhu cầu của con người, kẻ suốt đời sắp xếp vũ trụ theo mục đích của ḿnh. Về mặt này tác giả có kỹ thuật dựng truyện khéo. Chỉ liên tưởng sự bồi hồi của Tuấn, trong mấy trang đầu, khi tưởng tượng tới nhan sắc của Bích nổi lều bều trên sông với cảnh Thảo đi nhận xác Bích từ biển rạt vào, ở cuối truyện, cũng thấy tay nghề và công phu dựng truyên. Nhưng nếu chỉ có cốt truyện tinh vi, hập dẫn, chỉ đủ giải trí vài giờ như truyện trinh thám.
Tiểu thuyết bắt đầu hay khi ta hết thao thức : sự việc rồi sẽ ra sao ? mà bồn chồn : con người ấy sẽ thế nào ? Con người núp sau hàng chữ lem nhem là giấc mơ, là huyền thoại của tiểu thuyết. Giấc mơ, huyền thoại ấy, ta chỉ có được, tin được khi chính ta là tác giả của nó, khi tác giả đă đồng lơa ta với sáng tác của ḿnh. Nghệ thuật viết tiểu thuyết là nghệ thuật đồng lơa độc giả. Điều kiện thực hiện nó : tác giả với ta là đồng loại. Phương tiện thực hiện nó : ngôn ngữ. Qua ngôn ngữ ta là đồng loại, và do đó, có thể đồng lơa với tác giả.
Ngôn ngữ trong Ngoài khơi miền đất hứa là ngôn ngữ thường ngày, thực dụng, thô bạo, lột trần mặt nhau, lột trần mặt đời, lột trần mặt ḿnh. Nó giống con người ngày nay, cặn bă của một thế kỷ bất nhân, của một giấc mơ phi nhân, của một bộ máy diệt nhân. Nó nói : chúng ta là những con chó. Con người tưởng ḿnh là người có khi chẳng hơn con chó không biết ḿnh là chó. Con chó biết ḿnh là chó là con chó đang lột xác chó để làm người, là con người đang h́nh thành từ phận chó.
Khoảng cách lờ mờ giữa những lời ăn nói thô bạo kia và những con người phát ra nó là nhân cách, là sự tự hào, quyết tâm làm người trong một hoàn cảnh chó má. Nó không có h́nh dạng, không có âm thanh, không có trong văn bản. Ta không thể thấy, không thể nghe. Ta chỉ có thể tái tạo nó trong hồn ta, và tự nhiên ta "thấy" : đúng thế, không thể thế, phải... Có nghĩa là ta bắt đầu ôm một đống chữ để nặn một vóc người, bắt đầu đồng lơa với tác giả. Cuộc chất vấn xă hội, chất vấn con người đă trở thành cuộc xuyên tạc lời nói, cuộc hồi sinh ngôn ngữ, khiến nó không chỉ là một công cụ thông tin có định nghĩa, mà c̣n là một tiếng kêu, một giọng cười, một lưỡi dao thọc vào nhân cách của người đọc : nó đă thành nghệ thuật.
Nghệ thuật tiểu thuyết cần ḷng nhân ái, thái độ nhân bản, sự hiểu biết sâu rộng, tay nghề, và... một chút men. Chút men đó là con người sáng tạo hồn người, sáng tạo sự thật của con người. Nó khiến t́nh cảm, lư trí đọng lại trong nét mực. Phải có nó mới có Đẹp. Trong Ngoài khơi miền đất hứa có đoạn c̣n thiếu chất men đó. Có lẽ v́ tác giả c̣n bị ảnh hưởng của một quan điểm đă thắt họng thơ văn Việt Nam từ hàng chục năm nay, biến thành thói quen của ng̣i bút : sứ mệnh... rọi chiếu Sự Thật, giải thích suy nghĩ, t́nh cảm...
Cơn sốt điên đầu của Thảo, nhà văn nửa đời nửa đoạn, có đủ yếu tố để thành một bản t́nh ca cuộc sống, thế mà chỉ thành một đoạn nghị luận về sự cần thiết và giới hạn của pháp luật, sự chân thành hay giả dối của nhà văn.
Änh hưởng này đặc biệt tai hại khi nó thường xuyên chen vào ḍng văn, làm ḍng văn đứt đoạn. Thí dụ, sau khi tả Tuấn ngày đêm luẩn quẩn với mấy ḍng chữ trên tường cũi tù, tác giả phê : Sách của anh đó, những cuốn sách viết bằng nước mắt những số phận bất hạnh. Lời bày tỏ t́nh cảm của tác giả khác ǵ một con dao thọc tiết nhân vật ! Những câu giải thích t́nh cảm của nhân vật, bày tỏ sự cảm nhận của người này đối với người kia có tác dụng làm cụt hứng người đọc. Nhưng đó là nhược điểm nhỏ của một quyển sách hay, trong đó một con chó cũng thành nhân vật, một cái hôn cũng lột trần một thân phận.
Ngoài khơi miền đất hứa là một tiểu thuyết đẹp về t́nh yêu, t́nh bạn, t́nh người của một thế hệ không mặc cảm, sẵn sàng gánh lên vai gia tài của một lịch sử tàn bạo, của một giấc mơ tàn nhẫn, đấu tranh với một bộ máy man rợ để cướp lại tương lai, tự tạo nhân cách. Có những đoạn văn tuyệt đẹp, như đoạn văn tả Mai vừa dẫn bạn đi bán trinh cứu mẹ, vừa cổ vũ :
– Mày cứ đ̣i bằng được nửa chỉ đeo vào tay rồi hăy cho nó. Đừng khóc !
Mai nói thế nhưng nó cũng dơm dớm nước mắt.
– Chúng ḿnh sinh ra phải số chó mực. Cứ thở dài đi cho nhẹ ḿnh, nhưng phải hy vọng. Không c̣n cách nào khác đâu Hương. Ai rồi cũng có lúc qua cầu. Thằng đàn ông nào mà chẳng khốn nạn. Nhất là bọn giàu sang. Nó càng cao sang th́ nó càng dí ḿnh xuống đất. Cho thằng nào th́ cũng thế thôi. Chỉ đau một tí tẹo, như cái kiến nó đốt, chảy một tí máu là xong.
Hương cởi quần áo, ngắm ḿnh trong gương ḷng vẫn dửng dưng thấy Có hai Hương, Hương này và Hương kia, trong gương, chỉ nh́n thấy mà không sờ tới được. Tư nữa Hương này sẽ bị bán. Cái Hương kia c̣n như cũ được không ? Hương vừa dội nước múc trong cái vại lớn vừa nghĩ ngợi, vui vui, không sợ, không buồn.
Khốn nạn quá. Đáng yêu quá. Đẹp quá. Lột xác chó để làm người, hôm nay, phải như vậy.
1990
Nhà văn khôn ngoan không nên đụng tới những từ nguy hiểm như quốc gia, cộng sản, ngụy, việt cộng... Những món đó khó nuốt, khó ăn khách, nhất là hôm nay. Ngược lại, nhà văn có bản lĩnh, có tài, nên dùng chúng. Chỉ nhà văn như thế mới dùng nổi, mới thực hiện nổi một chuyện cần thiết nhưng khó, cải tạo tiếng nói, khai tử ngôn ngữ thời chiến, khai sinh ngôn ngữ thời b́nh.
Chiến tranh thường là thời điểm khiến con người sống tận gốc, như một con thú, như một con người, như một con thú đ̣i làm người : con người là một con thú phải học làm người, mỗi thế hệ phải tự ḿnh tái tạo nhân giới, gánh lên vai lịch sử của cha anh, đương đầu với thiên nhiên và nhân loại đương thời, sáng tạo ngày mai. Trong chiến tranh, con người biết xử sự với nhau một cách tàn bạo hơn thú : nó có một cái ǵ phải bảo vệ, quư hơn sinh mạng của nó. B́nh thường nó tuyệt đối hoá, thần thánh hoá, sinh vật hoá, những giá trị khiến nó chấp nhận những hành vi man rợ đối với người khác. V́ người khác biến nó thành thú, để được làm người, nó phải tiêu diệt người khác như tiêu diệt các con thú khác. Để có thể làm việc ấy, trước hết, nó phải biến đối tượng của nó thành thú. Công cụ độc nhất cho phép thực hiện điều đó là ngôn ngữ, v́ con người tư duy bằng ngôn ngữ, v́ người Việt Nam tư duy, xúc động bằng tiếng Việt Nam. Tiếng Việt thời chiến là di sản của cha anh để lại cho thế hệ người Việt hôm nay. Nó vừa là nhân cách, vừa là thú tính của người Việt trong nửa sau thế kỷ thứ 20. Chúng ta, người Việt hôm nay, giống nhau và khác nhau ở đó. Ngôn ngữ đó là chúng ta, là đối tượng, là thử thách đối với nhà văn.
Đọc Gió dại, truyện ngắn của Bảo Ninh, điều làm ta giăy nẩy, chính là cái tiếng Việt ấy ! tiếng Việt của cuộc đời thực, của một thời đại đă làm ra chính ta. Ngụy, nhạc vàng, việt cộng, cộng sản... Đó là thế giới của ta, là tâm hồn ta, một thế giới có Ngụy, lính ngụy, nhạc ngụy, ca sĩ ngụy, ngụy cái, ngụy con... một thế giới có Việt cộng, Vi Ci, gooks, cộng cái, cộng con... một thế giới trong đó ta có thể nhẹ ḷng lên đạn, bóp c̣, v́ ở đầu ṇng súng chỉ có ngụy đực, ngụy cái, ngụy con, chỉ có cộng đực, cộng cái, cộng con, không có người, không có đồng bào.
Ai đă tạo ra cái thế giới đó ? Về khía cạnh lịch sử, xin nhường các sử gia nghiên cứu, phân tích. Cần thiết, bổ ích, nhưng không quyết định.
Ai đă tạo ra ngôn ngữ này ? Chính chúng ta. Đương nhiên, những chính khách, những guồng máy tuyên truyền, nhồi sọ có vai tṛ của chúng. Nhưng chưa bao giờ tự chúng có thể hiện thực hoá khái niệm, biến khái niệm thành sức mạnh vật chất, thành động lực của xă hội, của Lịch sử. Chính chúng ta đă làm điều ấy, đang làm điều ấy, và do đó, chỉ có chúng ta, những người sống sót, mới có thể "gỡ" những "giây oan" ấy.
Bàn về Việt Nam hôm nay, v́ ước mơ hoà hợp dân tộc, có người chủ trương tránh những từ ngữ chuyên chở quá khứ khốc liệt kia, phó mặc cho thời gian hàn gắn những vết thương của quá khứ. Khốn nỗi, con người không chỉ là một sinh vật. Có những vết thương không dày xéo da thịt, mà thấm vào hồn, đọng trong ngôn ngữ, do đó không thể nhờ thời gian hàn gắn. V́ ngôn ngữ là h́nh thái tồn tại vượt thời gian của con người, v́ ba trăm năm sau vẫn c̣n người khóc Tố Như, thời gian không là liều thuốc trị bệnh cho ngôn ngữ. Chỉ có thể quên. Quên tiếng nói, quên bản thân ḿnh ! Điều đó cũng có thể. Nhưng ta thừa biết, người ta chỉ có thể cố ư quênnhững ǵ người ta nhớ măi. Người Việt c̣n vương vấn với Việt Nam không bao giờ quên được những ǵ đă khiến Việt Nam thành Việt Nam hôm nay, khiến ḿnh thành ḿnh hôm nay, không bao giờ quên được chính ḿnh. Hơn thế, những sai lầm ta nỡ quên cũng là những sai lầm ta và con em sẽ mắc lại.
Tác phẩm của Bảo Ninh đẹp ở chỗ ấy. Nó không quên ǵ cả. Nó đập cửa tương lai từ chính quá khứ kia. Nó ôm ngôn ngữ thời chiến để cải tạo tiếng Việt, để sáng tạo ngôn ngữ Việt Nam thời b́nh. Chỉ có chính trị và văn chưong, xuyên qua quần chúng, làm được chuyện ấy, v́ đối tượng cơ bản của chính trị và văn chương là con người, là ngôn ngữ. Nhưng nhà chính trị có khi dùng ngôn ngữ để nô lệ hoá con người, trong khi ngôn ngữ của nhà văn chỉ thành văn khi nó giải phóng con người. Chính v́ thế, tuy tác phẩm của Bảo Ninh không có những luận điểm phê phán chế độ, tố cáo những tệ nạn xă hội, chính trị..., mà Bảo Ninh được vinh dự bị đập đích danh trong buổi họp BCH TU Đảng CS Việt Nam hồi đầu năm 1993. Anh làm được chuyện nguy hiểm nhất đối với người cầm quyền bảo thủ, phản động, anh hoàn lại ngôn ngữ cho tác giả chân chính của nó, cho nhân dân. Trong ng̣i bút của anh, bỗng nhiên Ngụy hết là Ngụy, Việt cộng hết là Việt cộng. Tất cả trở thành người Việt, trong một thời điểm lịch sử có thật, trong đó người Việt Nam đă từng coi nhau là Ngụy, là Việt cộng. Trong ng̣i bút của anh, Ngụy và Việt cộng hết là đặc tính của một loại sinh vật khắc tính với ta. Nếu người xưa có thể coi nhau là Ngụy, là Việt cộng, đương nhiên người ngày nay cũng có thể coi nhau là người Việt nam, là người, chẳng cần quên quá khứ, có thể nhớ tất cả, nhưng vẫn muốn sống với nhau v́ tự thấy có chung "một quê hương và một mối t́nh", một tiếng Việt, của chung và của riêng từng người. Tiếng Việt ấy đương nhiên là một tiếng Việt trong đó mỗi người Việt đều có mặt, có mặt người. Tái sinh, tái tạo ngôn ngữ là như thế. Văn chương từ đó mà h́nh thành. Nó là lời mời của một con người tự do, mời những con người tự do cùng ḿnh chung sống, cùng ḿnh tái tạo và sáng tạo ngôn ngữ chung, sáng tạo tương lai nhân bản cho thời đại của ḿnh. Đó là nguồn gốc của Đẹp. Ngoài nguồn gốc ấy, không có cái ǵ, từ một thế giới siêu nhân, đảm bảo được tính nghệ thuật của một tác phẩm. V́ vậy, nhà chính trị bảo thủ, phản động chẳng bao giờ ưa nhà văn chân chính.
Phân tích dễ, sáng tác khó. Sáng tác ngôn ngữ đ̣i hỏi sự hiện diện và sự ưng thuận của người khác, đ̣i hỏi cả lư lẫn t́nh và, khi cần, buộc lư phục t́nh, đ̣i hỏi nghệ thuật. Lư luận văn học khác văn chương ở đó. Phân tích, b́nh luận, mài giũa cả ngh́n trang, chưa chắc viết được một câu đượm chút t́nh. V́ đă lư luận th́ lư át t́nh, lôgíc của vũ trụ, lẽ sinh tồn, và niềm âu yếm ai ai, phải thống nhất trong con người, với tư cách một vật thể, một sinh vật, một con người, Việt Nam par-dessus le marché. Cũng b́nh thường. T́nh yêu có khi có khả năng vượt lư trí, ít nhất cái lư trí khốn nạn của hôm nay.
Một đặc điểm trong văn của Bảo Ninh chính là không bao giờ cần giải thích. Để làm ta cảm thấy sự tha hoá của chính ta khi ta dùng những từ như Ngụy, nhạc vàng... với nội dung thời chiến, Bảo Ninh không thèm lư sự. Anh chỉ khơi một giọng hát, giọng hát vàng của một con đĩ ngụy. Nó đủ sức cuốn một đoàn biệt động quân trên đường đi đầy cất cao tiếng hát, hoà thành một bè đồng ca. Để nói với đời, với người :
"Trong cuộc huynh đệ tương tàn
Chúng ta chỉ là con sâu cái kiến
Nhưng ôi, chúng ta, chính chúng ta đây
Một thời chúng ta cũng có
Một quê hương và một mối t́nh..."
Nó làm ta thấy cô đơn, thèm được hoà nhập vào giọng hát ấy. Nó nhắc ta những ǵ ta đă mất trong cuộc chiến hôm qua : một quê hương và một mối t́nh, quê hương và mối t́nh chung của người Việt, của con người. V́ thời đại đó (hay v́ chính chúng ta ?) chỉ cho phép chúng ta, từng người một, có một mối t́nh riêng. Nó không cho phép chúng ta, tất cả, có một quê hương, một mối t́nh, chung. Nó buộc chúng ta làm Ngụy, làm Việt cộng. Nó không cho phép chúng ta làm người, v́ chúng ta chỉ là người Việt.
Ngược lại, tên Việt cộng, tên lính bắc kỳ vào Nam để giải phóng Tổ quốc, sau khi đă hiểu : "Đến với Diệu Nương tôi đă từng hưởng những phút giây chưa từng được hưởng ở quê nhà ngoài kia. Nhiều năm qua rồi tôi vẫn không quên và thực sự ra th́ cũng không thể nào quên nổi", lại bắn chết Diệu Nương, và chấp nhận : "Cuộc chiến đấu đang chờ đợi sẽ là lối thoát cho tâm hồn chúng tôi. Chúng tôi sẽ chiến đấu và sẽ quên." Ta cảm và hiểu liền, anh sẽ chiến đấu tới cùng, nhưng anh sẽ không bao giờ quên được. V́ anh nhớ tất cả quá khứ, kể cả những ǵ anh bị tước đoạt và những ǵ anh đă tước đoạt, anh có khả năng đập cửa tương lai. Tương lai của con người, trong tính chất người, vươn lên từ chính cái quá khứ không thể quên ấy, vừa không nên quên, vừa không thể chấp nhận măi, với tất cả những nét man rợ của nó, với tất cả những giá trị đă giúp con người tiếp tục sống và chiến đấu, tiếp tục làm người.
Sẽ có một ngày, chúng ta, chính chúng ta đây, sẽ có lại một quê hương và một mối t́nh – chung, một tiếng Việt trong đó tất cả những từ ngữ của cha anh để lại sẽ được gọt rửa, sẽ biểu hiện, một cách b́nh thường và nhân đạo, sự khác biệt vô cùng, mà vẫn anh em, giữa những con người cùng một nguồn gốc. Ngày ấy xa hay gần, tùy thuộc một phần vào tác phẩm của nhà văn, của nghệ sĩ. Bảo Ninh là nhà văn khiến ngày ấy xích gần lại.
9-1993
Văn Trần Vũ có một đặc điểm hiếm : ám ảnh. Lâu sau khi đọc truyện ngắn của Trần Vũ, t́nh cờ nhớ tới, ta đă quên nội dung, cốt truyện, t́nh tiết. Thế mà không quên cảm giác gờn gợn, canh cánh trong ḷng ! Cái ǵ, trong văn Trần Vũ,khắc vào ta ấn tượng ấy ? Chính ta. Ngôn ngữ biến thành văn trong khoảng khắc này : nó khiến ta nhận mặt ta, một bộ mặt chưa thật rơ nét, nhưng đích thực là ta. Sự nhận diện đó, dù chớp nhoáng, khó quên.
Có người nghĩ truyện ngắn của Trần Vũ xúc động ta v́ chúng manh động, tàn bạo, dâm đăng. Action, violence et sexe. Nội dung tàn bạo, dâm dục, h́nh ảnh tàn bạo, dâm dục, câu chữ tàn bạo, dâm dục. Nhịp văn đặc biệt tàn bạo, dâm đăng, có lúc miên man. Đúng. Không cơ bản. Những xảo thuật nho nhỏ kiểu best-seller ấy chỉ đủ để khoái phút chốc, rùng ḿnh trước một thế giới cuồng loạn ngoài da, những thèm khát lặt vặt, phổ biến trong sinh hoạt "nghệ thuật" hàng ngày ở Tây Âu. Tiêu thụ, rồi quên. Ta đă quên biết bao thriller và sex đủ kiểu ta đă xem, đă đọc, trên màn ảnh, sân khấu, trong sách báo ? Đó là những thủ thuật không thể lạm dụng trong văn chương. Chúng thích hợp với điện ảnh, chúng đ̣i hỏi khán giả thụ động. Văn chương, trái lại, cần sự chủ động của độc giả : nó chỉ h́nh thành, "tồn tại" trong quá tŕnh đọc. Độc giả sơ ư một khắc, những hành vi tàn bạo, dâm đăng, tức khắc tan hoang. Ta có thể ngồi ́ vài giờ trước một màn ảnh đầm đ́a máu lửa, miễn sao ta đừng nh́n để khỏi bật cười. Ta không thể đâm chém loạn, gieo băo, giật chớp mười phút liền trong óc ta. Sức người có hạn, nhất là sức tưởng tượng kiểu ấy. Đoạn văn tả Toàn đuổi theo chị để hiếp y hệt một cuộc đuổi bắt trong phim hành động đương đại[128]. Nó kéo dài... năm ḍng. Dù sao, cốt truyện, h́nh ảnh, câu chữ tàn bạo, dâm dục, có thể nhử ta đôi giờ, không thể để lại trong ta một ấn tượng lâu bền. Đâu phải cứ bắt chước Sade là viết được thành văn. Nếu chỉ có vậy, sẽ thiếu một cái giọng. Cái ǵ làm ta nhớ giọng văn của Trần Vũ ? "Cái" chết sau quá khứ, "cái" sống hôm nay.
Chết, ta vĩnh viễn lăn vào quá khứ, biến thành sự thực không thể sửa đổi được nữa. Người ấy sinh năm... đă làm... đă nói..., và đă chết ngày... tháng... năm... Cái chết ấy, đối với người Việt, trong văn hoá cổ truyền, không khủng khiếp. Tổ tiên ta sợ sống nhục, không sợ chết vinh. Nhưng người ta có thể sống vinh mà chết nhục. Chết, ta biến thành nỗi đau, công cụ, tṛ đùa của người sống : Thực hiện lời dạy của Bác Hồ, chúng ta phải... Ngả xuống, Bác hết khả năng dậy bảo, chỉ c̣n chức năng làm bia đỡ đạn cho người đời. Chính v́ thế, hôm nay, Hồ Chí Minh vẫn đỡ đạn cho thiên hạ. Chết, ta mất khả năng làm người, khả năng hành động, tác động vào cuộc đời, tái tạo và sáng tạo chính ta, ta mất tự do, mất mặt người. Đó là ư của câu văn nổi tiếng : La mort transforme la vie en destin[129]. Chết khủng khiếp ở chỗ phải trao trọn ḿnh cho đời. Đó là một nội dung độc đáo của vở kịch Huis-clos, với câu văn bất hủ : "L'enfer, c'est les autres[130]". Người khác thú ở chỗ này : không thể chết hoàn toàn, không thể Niết Bàn, phải "đầu thai" măi măi qua tâm hồn người khác. Niết Bàn ! Giấc mơ tan hoà vào vũ trụ. Cuộc tự thiêu không bao giờ trọn vẹn, cứ vương vấn chút tro tàn. Vũ trụ có lịch sử, không "có" kỷ niệm. Con người có kỷ niệm nhưng lại không có sự thật. V́ nó tự do, nó phải tái tạo kỷ niệm, phải sáng tạo thời gian, phải lấy hiện tại nuôi quá khứ, vẽ tương lai. Cái chết hôm qua biến thành cuộc sống hôm nay, cuộc sống hôm nay trở thành quá khứ của mai sau, trong từng cuộc đời, qua từng thế hệ. Nhân loại c̣n, ta chưa thể chết đứt được.
Đó là cái chết thường t́nh. Nhưng, trong hoàn cảnh đặc biệt, ta có thể chết đằng sau quá khứ ! Chết trước khi sống. Trước khi làm người. Đó là cái chết khủng khiếp nhất, bất nhân nhất, cái chết của cỏ cây, gia súc, chết ngoài ngôn ngữ của chính ḿnh, chết vĩnh viễn, ít nhất đối với một tiếng nói, một nền văn hoá. Cái chết dành riêng cho một số thân phận.
Sống, ta tái tạo quá khứ từng ngày, từng giờ, từng suy nghĩ, từng t́nh cảm. Khả năng tái tạo ấy gắn với khả năng sáng tạo tương lai của con người. Quá khứ trở thành quá khứ của ta khi nó bắt rễ vào hiện tại của ta, vươn tới tương lai của ta. Nó trở thành quá khứ của một tương lai, của một con người, nó trở thành chính ta. Nếu văn Trần Vũ ám ảnh ta, nó ám ảnh ở đó, nó khơi một tương lai khủng khiếp, một tương lai không có quá khứ, không người. Tuy kể chuyện quá khứ, nó vạch mặt hiện tại, vạch mặt ta : mày là tương lai của ai ?
Có người biết sống v́ quá khứ. Họ có thể viết văn hoài cổ, văn lăng mạn. Cũng có thể hay. Có người biết sống bất cần quá khứ. Họ có thể viết văn phản kháng, văn tôn giáo. Cũng có thể hay. Có người biết sống với quá khứ. Văn của họ không chỉ luyến tiếc quá khứ, không chỉ thèm khát tương lai, nó đ̣i hỏi hiện tại, một quá khứ và một tương lai sống, xuyên qua một kiếp người. Nó đ̣i hỏi thời gian toàn vẹn của con người, của độc giả. Ba thái độ ấy với đời, ba sự lựa chọn làm người ấy, dĩ nhiên, thể hiện trong bút pháp, văn phong. Sống v́ quá khứ thường thích nhân hoá tất cả, một cánh hoa, một mầu tím, một sắc nắng, một ban mai, một con chó. Sống bất cần quá khứ thường thích thần thánh hoá, thi vị hoá tất cả, một cơn rượu, một phút loạn, một giây điên, một thằng đĩ. C̣n muốn sống với quá khứ v́ tương lai, phải sống thế nào, phải viết thế nào ? Đó là câu hỏi hàng ngày của con người, là nỗi đau nhân t́nh của muôn thuở. Câu hỏi ấy nổ tung khi thời gian đột ngột đứt, khi quá khứ và tương lai chửi nhau qua cuộc sống hiện tại, khi thời cuộc bẩy ta ra ngoài lịch sử, buộc ta làm người di tản, làm người của một thế kỷ rụng rời, long trời lở đất nứt người, khi ta sửng sốt thét : "Trời ơi, chuyện ǵ đă xảy ra ? Chúng tôi c̣n ở Vũng Tàu hôm qua kia mà[131] !". Mới hôm qua ta c̣n ở Vũng Tàu, c̣n là người Việt, với phong cách, t́nh cảm, lư trí, luân lư, đạo đức, quá khứ và tương lai của người Việt. Hôm nay ta là ai, khi ta không c̣n là nhịp cầu giữa quá khứ và tương lai của người Việt ? Khi, trong thực tế, ta đă thành con tàu không bến ? Ta là ai ? Là con người trần truồng thuở hoang sơ, con người bị chặt đứt một phần ḿnh : gia tài bốn ngh́n năm h́nh thành ra ḿnh, với những giá trị, những ràng buộc của nó, với tiếng Việt. Với ta. B́nh thường, con người tiếp nhận gia tài đó để trở thành người, và chống đối gia tài đó để trở thành ḿnh, trong đất nước, xă hội, văn hoá, tiếng nói của ḿnh. Qua đó, xuất thân từ quá khứ bốn ngh́n năm nó vươn tới tương lai "vô tận" của nhân loại. Chẳng mấy khi nó phải sáng tạo nhân tính của nó từ buổi "hồng hoang" của loài người, khi nó chỉ t́m được chút nhân t́nh trong bộ lạc, ḍng máu. Chẳng mấy khi, nhưng cũng đă phần nào là thân phận của một bộ phận của dân tộc Việt Nam, và một phần không nhỏ của nhân loại hôm nay. Văn Trần Vũ ám ảnh ở đó. Nó ám ảnh được ta v́, vô t́nh hay cố ư, nó thể hiện được điều ám ảnh tác giả, ám ảnh ta : dù sao đi nữa, ta vẫn là người Việt, đến chết, và, trong tư cách ấy – sẽ chết đứt. Nó khơi vẻ mặt của ta, mặt người giữa cuộc bể dâu. Khi "Tôi gục xuống. Toàn quay lại, mặt đầy thẹo. Vết thẹo. Trời ơi, buổi sáng[132]", ta cảm, ta hiểu. Vết thẹo ấy chính là ta, người Việt, là nhát đao chặt đứt ḍng thời gian trong cuộc sống của ta, là khoảng trống giữa quá khứ và tương lai của ta, vực hư vô không ai lấp được, ngoài ta. Ta biết, ta không thể trở lại thuở hồng hoang, không thể t́m ánh sáng trong bóng tối của rừng già. Nhưng ta cũng biết, ta đă đứt nguồn. Thời gian không chẩy ngược. Con người là thời gian và, khốn nạn thay, là trí nhớ. Có một cái ǵ đang chết ngoài đời cứ đ̣i sống măi ở ta, qua ta. Muốn sống giữa ban ngày, đáng mặt người, ta phải sống một b́nh minh mới của nhân loại, ta phải – từ thân phận khốn nạn này – ôm cả quá khứ của ta mà sống, mà sáng tạo một vài giá trị cho đời nay, ta phải dám một lời hứa với ngày mai, dám làm người với hai bàn tay gần như trắng, v́ lịch sử, v́ thời đại đă xóa trắng một phần nhân cách của ta. Ta ? Ai ?
Ở hải ngoại, trong văn chương Việt Nam, vừa xuất hiện một ng̣i bút.
9-1993
Claude Simon, giải Nobel văn chương cuối cùng của Pháp, có một lối hành văn độc đáo, viết hàng chục trang không dùng chấm, phẩy. Trong những tác phẩm đầu tay, ông đă viết như vậy. Hàng chục năm sau ông mới sáng tác được một tác phẩm đẹp, hoàn chỉnh như La route des Flandres. Đủ thấy, tạo một phong cách nghệ thuật chẳng phải chuyện chơi. Phải có biết bao ng̣i bút "mới mẻ ", "hiện đại ", lặng lẽ trôi theo ḍng chẩy ồ ạt, vĩnh viễn của thời trang, mới có được một phong cách nghệ thuật đi vào văn học và, cuối cùng, trở thành văn hoá, vốn chung của một dân tộc, của loài người.
Trong những phong cách viết văn, phong cách viết khó trở thành nghệ thuật nhất là viết văn kinh điển. Nhưng nhà văn sử dụng bút pháp ấy, khi thành công, ắt là nhà văn lớn. Ở Pháp, St Exupéry, André Gide, Albert Camus, J. P. Sartre đều là những ng̣i bút kinh điển, xét về bút pháp, thoạt tiên không có ǵ mới lạ, là tiếng Pháp b́nh thường, quen thuộc, dễ hiểu. Aragon là một trong mấy nhà thơ, nhà văn lớn của Pháp trong thế kỷ 20. Về quan điểm nghệ thuật, ông xuất thân trong phái siêu thực (surréalisme). Về thực chất, thơ văn của ông cũng kinh điển.
Tại sao văn kinh điển khó thành văn, đ̣i hỏi một khả năng nghệ thuật lớn ? Tại nó kinh điển. Ngôn ngữ kinh điển chính là ngôn ngữ văn chương đă biến thành văn hoá, biến thành của chung phổ biến của một cộng đồng người, thành tâm hồn của một nền văn học.
Thử xem tiếng Pháp ngày nay chẳng hạn. Phải mấy trăm năm mới h́nh thành ra nó, qua những ng̣i bút trứ danh. Văn Rabelais, ta đọc, hiểu được lơm bơm. Văn Montaigne đă dễ hiểu hơn, đọc qua ta đă nhận diện được những bước đầu của thời hiện đại. Văn Descartes, cơ bản đă là tiếng Pháp ngày nay. Rồi Racine, Molière, Bossuet. Rồi Voltaire, Rousseau, Diderot, Montesquieu... Tới thế kỷ 18, coi như tiếng Pháp hiện đại đă h́nh thành. Người Pháp, ngày nay, cơ bản dùng ngôn ngữ ấy. Học xong tú tài, ai cũng sử dụng được. Khi cần, có thể thuê người viết tiểu sử, không thiếu người viết rất t́nh cảm, hấp dẫn, trong sáng, nhẹ nhàng, lâm li, bi đát, tóm lại, rất đạt, mà chẳng thành văn. Ngôn ngữ của những cây bút trên đă trở thành kinh điển, trở thành ngôn ngữ chung của người Pháp v́ họ có một điều ǵ mới, hay ít nhất, đáng nói với đời, và điều họ cần nói buộc họ bắt ngôn ngữ thay h́nh đổi dạng. Một trong những điều họ cần nói với đời là niềm tin của họ vào lư trí của con người. Khía cạnh duy lư trong văn phạm Pháp xuất phát từ đó.
Tiếng Việt ta dùng hôm nay, cơ bản h́nh thành qua ng̣i bút của khoảng 100 nhà văn, nhà thơ, nhà báo... trong những năm 1925-1945. Những tác giả ấy, ngày nay, cũng đă trở thành kinh điển. Họ cũng có điều đáng nói với nền văn học cổ truyền của Việt Nam, khiến họ phải thay đổi và phát triển tiếng Việt : hăy đón nhận khoa học, kỹ thuật và những giá trị tư tưởng, nghệ thuật của các nền văn minh tây âu.
Tiếng Việt h́nh thanh trong những năm ấy, qua những cây bút ấy, đă trở thành tiếng nói hàng ngày của chúng ta. Dó đó, ta có cảm tưởng, viết như thế ai cũng viết được, học viết được. Và có thế thật. Sách cặp vào trường, học viết tiếng Việt, ta học viết ngôn ngữ ấy. Có học tṛ giỏi, có học tṛ kém. Hơn thua nhau ở chỗ diễn tả một cách khéo, gọn, chặt chẽ, khúc triết, trong sáng, linh động, t́nh tứ, thậm chí "khỏe ", v.v., như nhà báo thường hay khen nhà văn. Cũng v́ vậy, có hằng hà sa số tác phẩm viết như thế, rất đạt, chẳng có bao nhiêu tồn tại lâu dài, đi vào văn học, trở thành văn hoá. Flaubert thường hỏi những mầm non nghệ thuật t́m gặp ông : "Avez-vous quelque chose à dire[133] ? ". Một câu hỏi thật bất ngờ, từ một nhà văn nổi tiếng chú trọng h́nh thức trong bút Pháp, có thể phân vân hai tiếng rưỡi đồng hồ về nơi đặt một dấu phẩy trong một câu văn ! Ông có lư, và sâu sắc. Tính văn chương không đơn thuần ở kỹ thuật vận dụng ngôn ngữ. Khi ta không có ǵ để nói, đáng nói với đời, ít nhất ở mức tiềm thức, càng mài dũa, càng bóng bẩy, văn càng sáo. Dĩ nhiên, tính văn chương của một tác phẩm cũng không đơn thuần ở nội dung tư tưởng. Khoảng khắc văn chương h́nh thành là một giây phút thần tiên, lúc một tư tưởng, một sắc thái t́nh cảm đột nhiên sáng tạo một h́nh thái ngôn ngữ, khiến chúng hiện thực hoàn chỉnh trong thế giới tinh thần của con người, và do đó khiến ngôn ngữ của con người chuyển ḿnh, vươn tới một chân trời được mở rộng. Khi h́nh thái ấy hoàn toàn mới lạ, sự vận động của nó nhẹ nhàng. Khi h́nh thái ấy là ngôn ngữ kinh điển, sự vươn ḿnh kia khó khăn hơn : nó phải kéo theo nó một quá khứ khổng lồ. Ngược lại, nhờ đó mà nó có trọng lượng, và mau chóng biến thành văn hoá của một dân tộc, có khi của cả nhân loại. Văn của Gide, Camus và Sartre mang tính chất đó, một tư tương rất mới lồng vào một bút pháp cổ điển và, vô h́nh chung, khiến tiếng Pháp chuyển ḿnh. Thí dụ, từ "liberté " (tự do) trong tiếng Pháp ngày nay đă mang một sắc thái khác với xưa, và sắc thái ấy, khi đọc sách, khi nghe thiên hạ nói chuyện, nếu ta chịu khó chú ư, ta sẽ thấy nó mang dấu ấn của các nhà văn trên. Đương nhiên, nó cũng mang dấu ấn của nhiều tác giả khác, như Malraux chẳng hạn. Nếu tranh luận về khái niệm tự do, chẳng thiếu ǵ tác giả Pháp trong các môn "khoa học " nhân văn xứng đáng có mặt. Nếu nói về cảm nhận tự do trong cuộc sống, tuy họ đă chết, mấy nhà văn kia c̣n đang sống qua ta. Văn chương là nghệ thuật ở đó. Chính trị cũng vậy.
Văn Cung Tích Biền trong Thằng bắt quỷ thật là kinh điển, thẳng mạch văn thời h́nh thành tiếng Việt ngày nay, không mảy may kiểu cách. Người ngoại quốc, học tṛ, muốn học tiếng Việt kinh điển, có thể học trong tác phẩm của ông. Đơn giản, trong sáng, khúc triết, v.v. và v.v., nó là tiếng Việt thường ngày của người Việt, không có ǵ éo le, phức tạp, tế nhị, khó hiểu. Không có ǵ lạ lùng, huyền bí. Thế mà nó đă thành văn, đọc xong không thể quên được.
Điều nổi bật trong văn Cung Tích Biền là tiết kiệm ngôn ngữ. Ít có nhà văn Việt Nam nào bần tiện như ông. Đọc cả một quyển sách, không thấy có mấy cầu thừa chữ. Cung Tích Biền biết giá trị của ngôn ngữ. V́ ông có điều đáng nói với đời, ít nhất đời người Việt. Điều đáng nói ấy là ngọn lửa soi sáng, nung đúc văn ông trong suốt ba mươi năm. Chính v́ nó đáng nói, chính v́ ông lấy đời ḿnh nung đúc nó suốt ba mươi năm qua mà lời nói ấy biến thành văn, mà t́nh cảm đó biến thành nghệ thuật. Tính thống nhất và sự khác biệt giữa những truyện ngắn Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi (1965) và Qua Sông (1991) hay Thằng bắt quỷ, ở đó. Cùng một bút pháp, nhưng đă là hai thế giới, không chỉ khác nhau ở t́nh tiết câu chuyện, t́nh cảm, v.v., khác nhau ngay trong văn phong. Đọc Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi có thể mủi ḷng, rớt nước mắt, tuỳ tính t́nh. Đọc Qua Sông, cứ phải thổn thức, miên man. Đọc Thằng bắt quỷ phải yêu nghệ thuật. Bút pháp vẫn là một, là văn kinh điển. Nhưng giọng văn đă khác hẳn, có trọng lượng của một đời người trong một thời đại, một nhân phận. Đọc truyện Ngoại Ô, Dĩ An, và Linh Hồn Tôi, ta có thể thấy là một truyện t́nh cảm, đạo đúc, viết đạt. Trong một nước lệ thuộc, một người chị hy sinh làm đĩ để gia đ́nh, để em được làm người. Hết sức kinh điển, khác ǵ nội dung truyện Kiều ? Nếu chỉ có bấy nhiêu sẽ không có hậu. Nếu ta chỉ thấy bấy nhiêu, ta chưa cảm được kích thước nghệ thuật của tác giả, v́ ta chưa cảm và hiểu được đoạn văn này :
Tôi gọi chị là Liêm – cái tên cha mẹ đặt cho chị – th́ chị căi lại ngay. Chị nói : "Mày nhớ tao là con Dĩ An đây".
Nhiều khi chị có vẻ b́nh tĩnh và tâm sự với tôi : "Em này, chị muốn đến sự khổ đau cũng phải có tên gọi"
Một sự khổ đau chưa có tên gọi, là ǵ ? Là một sự kiện trong muôn ngàn sự kiện xẩy ra từng giờ, từng khắc trong vũ trụ mênh mông, vô tận. Một sự kiện tự nhiên, vô nghĩa. Trong thế giới ấy, con người chỉ là một huyền thoại. Hành động sáng tạo, khẳng định nhân giới là hành động này : đặt một cái tên cho mọi sự, đưa nó vào ngôn ngữ, cho nó một kích thước tồn tại vượt tự nhiên, biến nó thành ư nghĩa, kiến thức, giá trị, thành nhân cách của con người xuyên qua các thế hệ. Nó đ̣i hỏi sự hiện diện của một tâm hồn, của nghệ thuật, của một nhà văn. Nói tới Kiều, ta biết ta là người, là đau khổ, và ta hiểu, trong đời, không có đau khổ nào hơn đau khổ này : "Chị Dĩ An, chị đă đánh mất tương lai, đánh mất cả quá khứ ". Cách đây ba mươi năm, Cung Tích Biền đă biết điều đó. Ông đă thấy rơ mối liên hệ nhân bản giữa quá khứ và tương lai trong cuộc sống hiện tại của con người. Có lẽ v́ vậy, ba mươi năm sau, qua cuộc bể dâu, ông vẫn c̣n nghị lực cầm bút, tặng cho ta những truyện ngắn mới đây. Cũng có lẽ v́ vậy văn ông kinh điển, bần tiện, ít khi thừa chữ : khi đă biết giá trị của ngôn ngữ, người ta chỉ dám dùng để nói điều đáng nói, và nói sao cho mọi người hiểu được.
Ba mươi năm sau, trong Qua sông, cái ư thức mới ở dạng kiến thức kia đă biến thành truyện. Trần Liêu trốn áp bức, bỏ làng, vượt sông, t́m tự do :
"Liêu đứng ở bờ sông quay mặt về hướng Bắc lạy ba lạy, lại day về hướng Nam bái ba bái. Thấy lạ, Cả hỏi :"Sao cha lạy phương Bắc mà chỉ bái phương Nam?" Liêu giải thích : "Phương Bắc là tổ tiên linh hồn giống ṇi ta". Út nói : "Theo con th́ cha phải lại phương Nam. Phải lạy cái tương lai. C̣n quá khứa th́ xá xá nó là vừa!" Liêu cúi mặt, thở dài, nh́n con. "
Tiếng thở dài kia không chỉ biểu hiện ba mươi năm quằn quại của một cuộc sống. Nó c̣n thể hiện những giá trị từ ngh́n xưa vọng lại hôm nay qua tiếng Việt, và nỗi lo âu cho tương lai (nh́n con) của những giá trị ấy.
Ở Cung Tích Biền, nỗi lo âu không bao giờ thu hẹp trong sự tồn sinh trước mắt :
"Đối với gia đ́nh Trần Liêu, con sông Thu giờ đây là một cơi lưỡng nghi hỗn độn : bờ Bắc th́ mịt mờ, bờ Nam th́ xa ngàn dặm. Dứt bỏ dĩ vẵng mà không có tương lai. "
Chính v́ thế, khi đặt chân xuống một hoang đảo, nơi "không có dấu hiệu rằng con người đă từng sống hoặc từng qua đây. Người mẹ hiểu rằng gia đ́nh đang rơi vào một t́nh thế hiểm nguy. "Và "Bà t́m một chỗ bằng phẳng sạch sẽ, trong hang đá – để thiết cái bàn thờ tổ tiên. " Bà không có khả năng ngăn cản "thời gian lấy dần thịt da máu tủy người ", nhưng bà không cho phép nó lấy luôn cả linh hồn người. Bà biết, thời gian của người có kích thước vượt thời gian của sự vật và sự sống. Do đó bà có thể thản nhiên nói :
"– Nếu tôi chết, rất mong ḿnh và các con ăn thịt tôi mà sống qua ngày. "
Và trả lời Trần Liêu :
"– Sao là vô đạo ? Tôi là vũ trụ tạo ra chúng. Lúc nằm trong bụng tôi, chúng chẳng từng hít máu tôi, thở trong tôi, ăn hút tủy xương tôi đó sao ? Khi là bào thai lại hoang vu ăn thịt người, lúc thành người lại mang đạo đức ra trá h́nh đối với những dâng hiến cuối cùng. "
Nhân tính của con người bắt nguồn ở đó. Bào thai hoang vu biến thành người qua sự dâng hiến ấy, mở đường cho con người, từ thế hệ này qua thế hệ khác, "làm cái việc muôn đời cho muôn người ". Và ngôn ngữ cũng biến thành văn qua mẩu chuyện hoang đường thiết thân này.
V́ thế, cha con Trần Liêu không chỉ "khắc đá dựng bia trên mộ người mẹ ". Họ c̣n "t́m cách để lại trong hang đá những kư hiệu, những lời đặn ḍ mong hướng dẫn những kẻ không may sau này lạc vào hoang đảo như họ. " Họ làm cái việc mà cách đây ba mươi năm chị Dĩ An đă làm, một cách tích cực hơn : lập những kư hiệu ghi danh sự bất hạnh để gỡ xiềng xích cho người sau.
Con người phải biết lạy phương Bắc, vái phương Nam trong giây phút qua sông, mới biết, khi t́m về được quê hương, nói với con :
"– Các con, hăy vui sống để làm lại tất cả. Chúng ta đang và sẽ bắt đầu. Dẫu là trong đêm tối mịt mùng, nhưng trên quê nhà, hôm nay ta đốt được một ngọn lửa hồng. "
Mỗi con người, mỗi cuộc sống, từng giờ, từng khắc, là một cuộc khởi hành hoàn toàn mới lạ của nhân loại. V́ vậy, chúng ta vĩnh viễn đang và sẽ bắt đầu. Chúng ta có thể phải bắt đầu với hai bàn tay trắng. Chúng ta không bao giờ phải bắt đầu với một bộ óc rỗng tuyếc, một con tim khô cằn, nếu chúng ta biết nuôi một ngọn lửa, ngọn lửa thiên thu. V́ nó "có một linh hồn và một tác động vĩnh cửu ". V́ "Con cháu Người – Đốt – Lửa hăy c̣n. " và "Chúng ta ghi nhớ lại, cũng có nghĩa là sẽ đốt lên. "
H́nh như trong bất cứ nền văn hoá nào cũng có truyện cổ tích đẹp về ngọn lửa. Engels cho rằng hiện tượng ấy ghi lại, dưới dạng huyền thoại, một kỷ niệm cơ bản của loài người, kỷ niệm khoảng khắc nó thoát thân phận súc sinh, biến thành người v́, lần đầu tiên, nó biết sử dụng thiên nhiên làm công cụ. Trong huyền thoại của người Hy Lạp cổ, ngọn lửa Prométhée trao lại cho con người là biểu tượng của lư trí. Truyện Qua sông của Cung Tích Biền là truyện hay nhất, đẹp nhất, về một ngọn lửa mà tôi có dịp đọc trong văn chương Việt Nam. Thú vị thay, nó gắn lửa với nước, nước của người Việt. Nó có tầm vóc của một truyện, tầm vóc văn chương, v́ Cùng Tích Biền không chỉ là người suy ngẫm sâu sắc, thâm trầm. Ông c̣n là một người sáng tác, một nghệ sĩ. Ông có điều đáng nói với đời. Điều đó ta có thể t́m trong đoạn cuối truyện Thằng Bắt Quỷ :
"Tôi nói với Bắt Quỷ : "Ta muốn biến Nước – Lửa thành Lời". Bắt Quỷ cười, lại nói :"Tao ỉa vào bất cứ ǵ gọi là ngôn với ngữ. Thấy sóng đó không ? Hữu âm vô ngôn, vậy mà nó muôn đời" [...] Bọn bay hát vài bài tặng người phương xa và tặng chị Trinh đi. Nhớ hát đàng hoàng. Đây không phải cái sân khấu đèn màu. Đứa nào hát dỏm tao vặn họng ". "
Ngọn lửa của Cung Tích Biền, dĩ nhiên, là ngọn lửa của "T́nh Người ", của giống ṇi, truyền thống, văn hoá, của những ǵ tái tạo và sáng tạo nhân cách của ta. Chính v́ thế, văn ông không mảy may đượm tính thù hận, hằn học, và truyện Thừa Dư là một truyện đậm t́nh ḥa hợp. Cũng v́ thế nó không thể thể hiện được bằng kỹ thuật, bằng ngôn ngữ sáo, bằng giọng "hát dỏm ", hát cho "sân khấu đèn màu ". Nó cần ngọn lửa nghệ thuật, nung đúc ngôn ngữ suốt ba mươi năm, kết tinh thành giọng văn "đàng hoàng ", để lại cho đời tâm tư, lư trí, tấm ḷng của một nhà văn, một người nghệ sĩ đích thực. Quả là điều đáng nói với đời.
1-94
giấy trắng tự bản chất là sự lừa dối đầu tiên và sau cùng
Phương Sinh
Văn chương đểu nhất Đỗ Kh. Phong cách nghệ thuật này xuất hiện mới đây trong văn xuôi Việt Nam. Không thể sớm hơn ? Viết được văn đểu không phải chuyện dễ. Càng không phải chuyện đùa. Điều đó đ̣i hỏi một ư thức đặc biệt trong một thời đại đặc biệt.
Ta không quên giọng cười lanh lảnh của Hồ Xuân Hương, cây bút độc đáo, có một không hai của làng thơ Việt Nam. Đọc tới, ta thoáng tê dại, thích thú, bật cười. Văn đó châm biếm, hài hước, đanh đá, dâm... Không đểu. Văn chỉ đểu khi đọc ta "thấy" (ta) đểu.
Dưới nhiều h́nh thức, văn hay dâm. Dễ hiểu. Con người là một sinh vật, tiếng nói của nó dâm. Tuy vậy, viết văn dâm không dễ. Văn là một h́nh thái nghệ thuật. Văn h́nh thành trong khoảng khắc con người bật tiếng nói, từ thân phận thú biến thành người. Tiếng nói vừa là đặc tính của loài người, vừa là sắc thái riêng của một nền văn hoá, vừa biểu hiện một cá tính. Hạ bút, nhà văn chỉ biết sào đi sáo lại ngôn ngữ của người xưa, đă đáng quư : họ tái sinh hồn người, truyền nó cho người đời sau. Dở th́ văn sáo, hay th́ văn hay. Nhưng không nghệ thuật. Nghệ thuật chớm nở khi cá tính của một người, xuyên qua ngôn ngữ, mở rộng đường nhân giới cho đồng loại. Lúc đó, có văn dâm. Văn dâm khi, cùng lúc, nó thể hiện gốc gác súc sinh của ta và quá tŕnh vươn vào nhân giới của ta. Nó không dâm ở h́nh ảnh, sự kiện. Nó dâm ở quá tŕnh ngôn ngữ vụt nở trong đầu người viết, trong ḷng người đọc. Vừa nồng nàn thú tính, vừa đậm nhân tính, nó nhân t́nh. V́ vậy, cảm xúc dâm không thể lâu bền. Độc giả không thể d́m ḿnh lâu trong thú tính v́ nó phải ... đọc. Không ai chỉ miêu tả những màn dâm dục mà đam mê được người đọc suốt mấy trăm trang. Tác phẩm như Histoire d'O[134] hiếm. Nó lôi cuốn ta v́, đằng sau những hoạt cảnh dâm bạo, ta cảm một đ̣i hỏi quyết liệt, đậm tính tôn giáo. Đ̣i hỏi trở thành vật riêng, trọn vẹn, tuyệt đối, của một người. Đ̣i hỏi trao hết nhân cách của ḿnh vào tay người khác. Đ̣i hỏi người khác làm tác giả của chính ḿnh. Tóm lại, đ̣i hỏi được yêu. Đọc xong, ta quên hết những t́nh tiết dâm đăng, nhưng c̣n nhớ măi khát vọng kinh hồn kia. "Điạ ngục, chính là Tha nhân " v́ thiên đường duy nhất của kiếp người ở ... tha nhân. Thực chất, như tác giả đă thổ lộ[135], tiểu thuyết ấy là một lá thư t́nh gửi cho J. Paulhan !
Đọc thơ Hồ Xuân Hương, ta nổi hứng hiu hiu phe phẩy quạt. Rồi ta bật cười. Thế là hết. Nhưng măi trong ta cứ vang vọng tiếng cười lanh lảnh, ngông nghênh, nhân cách của một người đàn bà khinh khích cả một thời đại phong kiến Khổng Nho mục nát. Đối với người Việt ngày nay, nhân cách ấy vẫn cần thiết v́, trong lănh vực này, ta c̣n nhiều úy kỵ, giả dối.
Những giọng văn như thế, dâm, nhưng không đểu, v́ người đọc được đặt vào thế nh́n thông thường của tư duy, của ngôn ngữ, thế nh́n từ bên ngoài, từ trên xuống, từ biên kia sự vật. Toát thành lời, thiên nhiên xanh tươi, nồng nàn, nhầy nhụa, co lại thành khái niệm trong sáng, khô khan của lư trí. Trong thế giới này, ta biết đói, biết khát, biết thèm. Nhưng sự đói khát, thèm thuồng đă biến thành chức năng của một cơ thể, nhu cầu của một con người, và tất cả, tự nhiên và loài người, đă biến thành công cụ của ta. Ta đă trở thành ta, một chủ thể của thế giới. Quá tŕnh tư duy nẩy nở, biến con người thành chủ thể của thế giới, vừa là quá tŕnh h́nh thành loài người, vừa là quá tŕnh h́nh thành từng cá nhân. Xưa nay, đó là quá tŕnh tiến hoá b́nh thường của mọi người. V́ thế loại văn đó dễ cảm, dễ hiểu, dễ đọc. Tục mà thanh hay thanh mà tục là hai gương mặt của một kiếp người.
Văn Đỗ Kh. khác hẳn. Nó chẳng tục, chẳng thanh. Nó khốn nạn : nó chân thành. V́ chân thành, nó đểu :
" - Em có nhớ anh không ?
- Nhớ chứ, sao không em qua tận Hồng Kông kiếm anh ?
- Em đi công chuyện mà.
- Công chuyện th́ em cũng kiếm anh chứ bộ.
- Th́ anh đâu có trốn, anh cũng nhớ cái lồn em.
[...]
- Lâu rồi hả, anh nhớ lồn em. Anh bề đây bề đó cũng được nhưng anh vẫn nhớ vậy.
[...]
Mười mấy năm rồi. Có mất mát ǵ đâu, cũng hai người Việt Nam nằm bề nhau trong khách sạn ở bên Tàu[136]. "
Nó dồn người đọc vào thế nh́n quái gở, khó chịu chưa từng thấy. Đương nhiên, ta không thể bị nhốt măi trong vành đai thú tính. Đă đọc sách, ta đă bắt đầu toát hồn vươn ḿnh ra. Ra đâu ? Chẳng ra đâu cả. Ra lỗ hổng, để rơi ngay về điểm xuất phát. Rơi vào khoảng khắc ngôn ngữ h́nh thành, lúc con người chỉ mới biết phát âm, đặt tên cho sự vật, sự kiện, thụ động ghi nhận sự trôi đi biền biệt của thời gian. Giọng nói bập bẹ kia chưa là tiếng nói của con người. Trong thế giới "khách quan" , thật thà ấy, người yêu chỉ là cặp vú + cái lồn + ... Cái lồn cũng chỉ là cái lồn, thế thôi. Và yêu là không sao quên được cái lồn ấy. Do đó, "Mười mấy năm rồi. Có mất mát ǵ đâu[137] ". C̣n đó cả mà. Đọc đến đấy, cửng sao được, phải lạnh người, linh cảm một sự thật khó chịu. Quá đúng, quá sai. Đố ai nhớ được h́nh thù lồn người yêu nó thế nào ! Nhưng nhớ lồn người yêu là chuyện b́nh thường, chẳng xấu xa, có khi c̣n lem nhem thơ. Nỗi đau kỳ lạ toát ra từ câu chuyện mười mấy năm nhớ lồn, có thật, và thật ở điểm này : khi ta đánh mất khả năng nhớ người, ta chỉ c̣n khả năng nhớ vật. Sẽ có lúc ta phải hiểu rằng khả năng ấy ảo. Nhớ là quan hệ giữa người với vật, giữa người với người xuyên qua vật. Ta nhớ vật v́ ta dùng nó, biến nó thành công cụ thực hiện mục đích của ta. Ta nhớ người v́ ta yêu hay ghét nó, v́ nó có thực và liên hệ trực tiếp tới nhân cách của ta. Do đó, trong hàng triệu vật thể, khuôn mặt vụt qua mắt ta mỗi ngày, ta chỉ ghi nhận, kể cả ở mức tiềm thức, một vài vật, một vài người. Nhớ xuất phát từ hành động, và là một h́nh thái của hành động. Hành động đ̣i hỏi con người chủ thể của thế giới - tự nhiên và người. Trong yêu đương, hành động vào tự nhiên, ta nh́n, hôn, ve vuốt, địt. Hành động vào con người, ta yêu. Nhớ người yêu, ta nhớ tất cả, một cách tổng hợp, thống nhất. Nỗi nhớ ấy mờ ảo lạ lùng, nét người lồng vào khuôn vật, khiến vật chẳng bao giờ đơn thuần là vật, chẳng bao giờ rơ nét. Có nỗi nhớ nào day dứt hơn nỗi nhớ người yêu ngay khi ... giáp mặt ? Người yêu đẹp một vẻ đẹp ta nhớ măi nhưng chẳng bao giờ tả được, chỉ có thể khơi qua ngôn ngữ, thể thống nhất năng động của chết (vật, quá khứ) và sống trong hồn người. Nó là một h́nh thái hành động trong nhân giới. Nó là một quá tŕnh (processus). Nó có thể khơi nỗi nhớ, v́ nhớ là một quá tŕnh cùng đặc tính với nó.
Hai bộ mặt thống nhất của hành động có thể, tạm thời, bị tách đôi, khi con người không biết yêu nhau trong sự mến trọng tính độc lập, tự do, sáng tạo của nhau, của ḿnh. Hoặc khi nó bị đời dồn ép. Trong Histoire d'O, chúng vận động song song. Một người ước ao hoà ḿnh trọn vẹn vào người khác tự chẻ đôi, biến ḿnh thành vật để có thể trở thành sở hữu tuyệt đối của người khác. Trong thơ Hồ Xuân Hương, tiếng cười tách ra, khẳng định nhân cách tự do, tự chủ của ḿnh. Những thái độ đó phổ cập trong yêu đương - thù hận, tôn giáo và văn học. Ta đă quen, nên không gớm.
Văn Đỗ Kh. không có sự tách rời đó. Có sự cắt xén, hao hụt. Thiếu hẳn mặt tâm linh trong nỗi nhớ, thiếu tận tương lai, kích thước tự do, sáng tạo của con người, điều kiện tiên quyết của hành động. Nhẫn lang thang ở Hồng Kông, uống bia, xem h́nh dâm qua ngày. Ta không biết hắn từ đâu đến, sẽ đi đâu, sống để làm ǵ. Hắn không đeo đuổi một tương lai nào, cứ loay hoay trong hiện tại. Do đó, đối với hắn, mọi sự vật, kể cả thân xác của con người, chỉ là chính nó, măi măi là chính nó. Cũng do đó, nỗi nhớ vừa vút thành lời đă co lại thành sự kiện. Đọc văn ấy với ḷng thành thông thường của người đọc sách, thế nh́n của ta kẹt trong thế giới của sự vật, ngôn ngữ của ta không thể biến thành lời. Ta bị nhốt chặt vào sự vật, vào cái lồn. Nên ta dẫy b́ bạch.
Dù không cố ư, sự cắt xén này không vô t́nh. Nó trùng hợp với một hiện tượng mới, phổ cập của thời đại. Cứ chú ư nghe đài truyền h́nh, chính khách, nhà khoa học, học giả đủ môn đủ loại bàn về thân phận làm người hôm nay. Cảm giác lụt mặt : bất tri, bất lực, nô lệ. Người "nô lệ" đời nay có một đặc điểm hoàn toàn mới, chưa hề có trong lịch sử : nó không có đối tượng. Xưa, nó luôn biết ḿnh là công cụ của ai, và ít nhất nó c̣n khả năng thí mạng, giải phóng nhau khỏi quan hệ phi nhân ấy. Nay, mỗi ngày ta mỗi rơ, tương lai của ta, của đồng loại không do ai quyết định, dù chỉ một phần nhỏ nhoi, dù mọi người có đầy đủ quyền tự do ứng cử và bầu cử. Nó bị quyết định ở một thế giới khác, ngoài khả năng thấy và hiểu của ta. Ta là người, bằng mọi người, trong tư cách cô đơn, bất lực, thụ động của một công cụ, một vật thể lăn lóc trong một quá tŕnh vận động "tự nhiên" . Dường như ngôn ngữ của mọi người, của chính ta, đă mất khả năng biến ta thành chủ thể của thế giới. Mất khả năng hành động, ta mất khả năng hiểu đời, hiểu người, hiểu ḿnh. Cuộc đời ta, một trang giấy trắng, mặc ai vấy mực, cũng thế thôi.
Con người biết nhau, hiểu nhau bằng ngôn ngữ, cơ bản nhất bằng tiếng nói. Khi bản thân tiếng nói bị công cụ hoá, rỗng tếch hoá, gian xảo hoá, khi nó kiệt quệ nhân tính, quan hệ giữa người với người teo lại thành sự cọ xát hỗn độn giữa vật với vật. Khả năng hành động thu gọn ở khả năng sở hữu, h́nh thái phổ cập của ước mơ làm người. Khốn nỗi, chỉ người chủ thể của thế giới mới biết sở hữu. Hoài băo sở hưu trong điều kiện trên, ảo. Điều đó toát ra từ "Niềm vui sở hữu ", truyện ngắn hoàn chỉnh nhất trong "Không khí thời chưa chiến ". Cũng là truyện dễ ngốn cho những tâm hồn e thẹn, tuy nó đau không thua ǵ những truyện khác. Bất kể dưới h́nh thái kinh tế - xă hội nào, sở hữu là nhu cầu b́nh thường của con người, thể hiện quan hệ b́nh thường của nó với thiên nhiên và đồng loại. Khi quan hệ đó, suốt một đời người, chỉ dẫn tới một đống bút chưa hề tiết ra một câu văn, một lời nói, giấc mơ làm người quả đă biến thành ác mộng. Chẳng bằng con đực "sở hữu" con cái vài phút, ít nhất cũng tái sinh được sự sống. Giọng văn dí dỏm, phơn phớt của "Niềm vui sở hữu " chua chát, đau đỏ không thua văn nhớ lồn.
Chính sự cắt xén phần người của ngôn ngữ khiến ta gơm gớm. Đọc Notre Dame de Paris, ta không gớm Quasimodo, chỉ tội nghiệp, tuy hắn cũng là một quái thai nửa người nửa ngợm, chỉ biết be be một tiếng "đẹp" để thể hiện hồn người của ḿnh. Đọc Of Mice and Men cũng vậy. Ta không gớm v́ ta biết ta không vậy. Đó chỉ là quá khứ của ta khi ta c̣n thơ dại, của loài người khi nó c̣n hoang vu. Đọc văn Đỗ Kh. ta gớm. Người mất khả năng nhớ người, loay hoay t́m vật mà không sao chiếm hữu được, rất có thể là ta, phần nào đă là ta. Ít nhất, nó là khả năng hiện thực của ta. Khả năng ấy chỉ hiện thực phổ cập trong thời đại này, thời đại thế giới thống nhất, ngày càng chặt, dưới một quyền lực vô danh, vô diện, vô ngôn : Tiền, Kinh tế, Thị Trường, v.v. Tất cả, người, vật, ngôn ngữ, đang biến thành công cụ của một sự vận động dường như tự nhiên.
Đă một lần, người Việt bị lột óc, ép tim, khi tiếng Việt bị nhốt vào cái cũi đội lốt cộng sản - quốc gia, biến thành công cụ áp bức, lừa đảo, thậm chí giết nhau. Hôm nay, cùng với nhân loại, nó lại phải đối đầu với một nguy cơ tương tự. Qua những phương tiện thông tin khổng lồ, ngôn ngữ khoa học và kỹ thuật, ngôn ngữ kinh tế đội lốt khoa học kỹ thuật, áp đảo ngôn ngữ chính trị, "khoa học" nhân văn và văn học, đang biến tiếng nói của con người thành công cụ lột óc, ép tim, biến quan hệ giữa người với người thành sự cọ xát giữa vật với vật, dồn con người vào một h́nh thái nô lệ chưa từng có : nô lệ không có chủ, trong nỗi cô đơn bất lực của đám đông câm lặng, vụn nát.
Khi thế giới tuột khỏi tầm tay của con người, khi ngôn ngữ hết là h́nh thái hành động của nó trong nhân giới, con người tha hoá tận gốc. Nó chỉ c̣n là nó, một khối xương thịt bi bô. Nó mất khả năng trở thành nó, trở thành người. Do đó, văn Đỗ Kh. hay dùng ngôi hắn thay ngôi tôi. Triệt để, trong "Niềm vui sở hữu ". Tế nhị, trong "Một cành hoa, một chặng đường " : thoạt tiên, hắn là hắn, tác giả là tác giả ; nhưng lướt vào đoạn văn thể hiện người, ta không c̣n biết những suy tư mặc tưởng là của ai. Như thế, nó sẽ là của ta, người đọc. B́nh thường, hắn là hắn, không phải là ta - người viết, người đọc, chủ thể của ngôn ngữ. Ở văn Đỗ Kh. hắn là ta, và ta chỉ là hắn, cái vật thể bi bô lăn lóc trong tự nhiện. C̣n ta đích thực ... câm. Đă câm mà vẫn viết, vẫn đọc th́ tất cả những ǵ viết ra, đọc được đều không phải là ta. Ta dùng ngôn ngữ để phủ định nhân tính của ngôn ngữ, phủ định chính ḿnh. Và ta rùng ḿnh, lờ mờ phát hiện sự thật của chính ta. Về thực chất, văn Đỗ Kh. đểu ở đó. Ta cảm nhận được chất đểu ấy v́ nó đă thực sự ngấm vào ngôn ngữ hàng ngày của đời nay, của ta. Vô h́nh chung, phần nào, nó đă ở ta, đă là ta. Đây không c̣n là sự đểu giả thường t́nh ở đời. Đây là sự đểu giả của con người đối với chính ḿnh, một đặc điểm của thời đại này, của thân phận làm người hôm nay. Đây là ngôn ngữ của một người tra hỏi ngôn ngữ của mọi người, là văn chương đích thực.
Phải đặc biệt nhậy bén với ngôn ngữ, với thân phận làm người trong thời đại này, thời đại tư duy làm đĩ cho từ ngữ, mới sáng tác được cái bút pháp đểu chưa từng thấy trong tiếng Việt. Xa lạ, thiết thân. V́ dù tha hoá đến mấy, ngôn ngữ vẫn là "phương tiện" duy nhất để làm người ; ngày nó mất chức năng ấy, sẽ chẳng c̣n nhà văn, độc giả. Cái đểu ấy thể hiện đ̣i hỏi trả lại cho ngôn ngữ phần hồn của nó, khả năng sáng tạo giá trị, khả năng liên hợp, khả năng yêu của con người. Nó đ̣i hỏi, từ hoàn cảnh hôm nay của nhân loại, cùng nhau làm người. Tội nghiệp Đỗ Kh., nhà văn tiếng Việt. Không biết bao giờ văn ấy mới t́m được độc giả Việt Nam của ḿnh.
"Bắt đầu là cây viết.
Nhưng ê chưa hết, c̣n những thứ lỉnh kỉnh khác, [...] Những thứ đanh đóng cột, quê hương, lôi thôi chủ nghĩa, con người, vũ trụ và cuộc đời. Bằng ấy thứ, hắn tự giới hạn lại, giờ th́ chỉ có ở cây viết.
[...]
Của tôi, anh thấy chưa. Hạnh phúc, chỉ vậy thôi.
Vui ở chữ tôi, bắt đầu là cây viết, hắn lấy cây Mont Blanc vừa mua ra trang trọng chạy tên ḿnh lên giấy, nh́n mực dần dần khô lại, thổi thổi và măn nguyện với niềm vui sở hữu[138]. "
Một trang giấy trắng. Một tên người. Một lỗ hổng tan hoang. Một cuộc đời...
Bạn thử đọc ngược lại bốn câu trên xem sao ?
Văn đẹp v́ đểu có Đỗ Kh.
10-94
ḍng máu chứa đầy điển tích của đứa đàn ông khốn nạn đă cưỡng hiếp mẹ ḿnh...
Nguyễn Huy Thiệp
Phải nói ngay : không phải một câu hỏi về vấn đề đối ngoại mà về đối nội.
Tất nhiên sẽ có người giải thích : hoàn cảnh lịch sử Việt Nam khác hoàn cảnh Trung Quốc. Cũng như hoàn cảnh Trung Quốc khác Liên Xô, hoàn cảnh Liên xô khác Ba Lan, hoàn cảnh Ba Lan khác Tiệp Khắc, hoàn cảnh Tiệp Khắc khác Hung, hoàn cảnh Hung khác Việt Nam. Từ khi có loài người, hiển nhiên là như vậy. Tôi với anh đă khác hoàn cảnh rồi, huống hồ các nước. Điều khôi hài ở đây là một luận điểm như vậy lại có thể do một đầu óc mácxít tuôn ra. Nếu những khủng hoảng chính trị và xă hội kia đều do những chi tiết cá biệt của từng hoàn cảnh mà ra, có thể dẹp ngay học thuyết của Marx và các "quy luật" lịch sử nó đề cao : tất cả đều là chuyện t́nh cờ. Như thế, bản thân chế độ xă hội chủ nghĩa cũng là chuyện t́nh cờ và sự xuất hiện của đảng cộng sản cũng t́nh cờ luôn. Cuối cùng phải dẹp cả "khoa học" lẫn đạo đức khỏi lịch sử, kéo nhau về rừng già thanh toán.
Nếu ta không thích đùa dai kiểu này th́ có câu hỏi nhức nhói : trong "khối" các nước xă hội chủ nghĩa, trên lănh vực kinh tế, xă hội, văn hoá, thậm chí chính trị và lịch sử cận đại, có nước nào giống Trung Quốc hơn Việt nam ? Họa may có Bắc Triều Tiên. Cũng từ một xă hội nửa thuộc địa, nửa phong kiến, Nho giáo, đi vào con đường xă hội chủ nghĩa qua một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc do một đảng cộng sản lănh đạo. Cũng cải cách ruộng đất, cũng trăm hoa đua nở và, gần đây nhất, cũng cải cách kinh tế, mở rộng đối ngoại...
T́nh h́nh Trung Quốc hiện nay cho thấy : không thể nào đổi mới kinh tế xă hội một cách ôn hoà và bền vững nếu không đổi mới chính trị. Và khủng khiếp hơn, không thể đổi mới chính trị nếu không đổi mới tư duy.
Làm sao đổi mới tư duy ở Việt Nam ?
Con người suy nghĩ bằng cái ǵ ? Bằng ngôn ngữ. Hơn một nửa số từ Việt Nam gốc Hán. Hơn một nửa cái đầu của ta suy nghĩ bằng di sản giá trị của nền văn minh Trung Quốc. Ngay cả chủ nghĩa Marx đi vào Việt Nam chủ yếu cũng là qua máy lọc đó, có mấy ai biết tới nó qua tiếng Đức ? Như vậy, muốn đổi mới tư duy, phải đổi mới ngôn ngữ. Đây là một thí dụ điển h́nh : trung với đảng, hiếu với dân. Việt Nam quá, hiện đại quá, hay quá, khủng khiếp quá : Trung Quốc quá ! Thế nào là trung với hiếu ở Việt Nam năm 1989 ? Con em ta là người của thế kỷ 20, thế kỷ người bay vào vũ trụ, thế kỷ của tự động hoá, thế kỷ của bom hạt nhân... Chúng sẽ phải gánh thế kỷ 21. Nhét vào đầu chúng một khái niệm trung đượm mùi trung quân truyền thống là dồn chúng nó vào con đường tự hủy liên miên.
Nhưng cuộc sống mà không có trung không có hiếu th́ cũng vô nhân vị. Và cũng không thể nào dẹp bỏ một nửa số chữ trong tiếng Việt. Đổi mới ngôn ngữ chủ yếu là đổi mới ư nghĩa của câu chữ, thay tâm hồn của người đă chết bằng tâm hồn của người đang sống, của thời đại này.
Văn là nhà duy nhất của con người. Nó không chỉ là nơi trú của người đă chết, nó c̣n là nơi hẹn ḥ của người đang sống, sẽ sống. Nó cho phép người đă chết kéo dài cuộc sống của ḿnh qua thân xác của người đang sống, nó cho phép người sẽ chết truyền trí tuệ, sự ngu xuẩn, ước mơ và tấm ḷng ḿnh cho người sẽ sống mai sau. Đổi mới tư duy chính là đổi mới cái nhà đó, cái thế giới người đó.
Việc đó, không một cá nhân, một đoàn thể, một đảng nào có thể làm được. Phải cả dân tộc, trong nhiều thế hệ, măi măi.
Nhưng làm thế nào ? Cái khó ở đây không phải ở đổi mà ở mới.Phải sáng tạo. Khó mà lại dễ, và hết sức tự nhiên : con người là sáng tạo ; nó lại chỉ có thể sáng tạo trên cơ sở hoàn cảnh thực tế của nó, thực tế hôm nay, thực tế của thời đại[139]. Nó đă sáng tạo th́ đương nhiên, nếu không bị ḱm kẹp, nó đổi mới tất cả, hàng ngày, hàng giờ, cả đời nó : giữ của người xưa những giá trị c̣n phù hợp với thời đại của nó, với hoài băo nhân nghĩa của nó, với tương lai của chính nó và thêm vào đó những ǵ chưa hề có trong lịch sử.
Tự do suy nghĩ, tự do thắc mắc, tự do phát biểu, tự do tranh luận, tự do thông tin... – trên cơ sở tôn trọng tự do của người khác – tóm lại, dân chủ là con đường duy nhất cho phép đổi mới tư duy[140].
Trong công việc vĩ đại này nhà văn, nghệ sĩ có một vai tṛ và một trách nhiệm đặc biệt. Nguyên liệu duy nhất của họ chính là ngôn ngữ, tác phẩm của họ là những viên gạch xây cột cho cái nhà chung nói trên. Biết sử dụng nguyên liệu ấy để thôi thúc óc sáng tạo của quần chúng là có ḷng nhân. Đó là lẽ sống, là vinh dự của văn sĩ, nghệ sĩ. Và, đương nhiên, tự do sáng tác là vinh dự của một đường lối chính trị sáng suốt và nhân đạo, của một đường lối chính trị đổi mới.
1989
Hè qua về Việt Nam tôi thấy nước ta đă thay đổi một cách cơ bản trong một số lănh vực cơ bản. Không biết chừng Việt Nam đang làm được chuyện mà ông Đặng, ông Gorbatchev không làm nổi.
Bất ngờ đầu tiên xẩy ra ngay tại sân bay. Anh công an lật hộ chiếu của tôi, không nhận ra visa, bảo tôi chờ đó. Tôi ngạc nhiên. Có điên mới xách mặt tới đây mà chưa sẵn visa. Một lúc sau anh trở lại : Mời ông qua bên kia làm visa.
Tôi tự nhủ : chắc phải đút lót. Nhưng không, hoàn toàn không có chuyện hối lộ. Đây là một quầy bán visa đàng hoàng, ṣng phẳng, công khai. 130 $, ai mua th́ vào. Một cơ quan kinh doanh của bộ nội vụ ?
Tôi đă chuẩn bị dành nhiều thời giờ cho chuyện giấy tờ. Ở đâu, đi đâu cũng phải chạy giấy, tôi đă quen. Không ngờ chuyến này không mất một giờ nào. Bố tôi bảo :
– Đừng mất công đi, cứ đưa ít đô cho thằng X., nó mang về ngay.
Tôi do dự :
– Làm chuyện bất hợp pháp, lỡ năm tới không được về ?
– Đâu có, nó làm công khai và hợp pháp. Chỉ nhanh hơn. Coi như dịch vụ.
Tôi sực hiểu. Bây giờ chính quyền địa phương cũng làm kinh tế, cũng có cửa hàng bán giấy phép.
Tôi đến Công Ty Du Lịch thuê xe hơi. Tôi lập hồ sơ xong, cô nhân viên hẹn chiều trở lại. Tôi vừa ra khỏi cửa đă có người mời :
– Đừng thuê xe Công Ty tốn tiền. Thuê của tôi, có ngay, nửa giá.
Tôi hỏi :
– Anh lấy xe và giấy phép ở đâu ?
– Th́ xe Công ty thiếu ǵ ! Đang sửa. Cứ để sửa thêm vài ngày trong khi ta dùng.
Đúng là quy luật cạnh tranh của thị trường tự do, hơi dị dạng một tí, nhưng cũng là cạnh tranh.
Tôi định giữ giấy xe lửa. 180 000 đồng. Bố tôi gạt :
– Mất thời giờ mà chưa chắc có. Cứ ra bến sẽ có và rẻ hơn.
Tôi liều thử. Quả nhiên, có cả toa xe sẵn đón. Trả 110 000 ngay trên bến, có giường ngủ đàng hoàng. Thằng bạn tôi lấy máy bay vào Sài G̣n cũng vậy. Một ngày có ba chuyến máy bay : 18g, 18g05, 19g30 hay 19g45 ǵ đó. Giờ giấc kỳ quặc đó có lư do của nó. Người ta dồn hết người có vé chính thức vào hai chuyến bay đầu. Số chỗ c̣n lại ở chuyến chót, ai muốn đi, cứ đến sân bay mua vé, chẳng cần sắp hàng. Tổ chức đến thế th́ đă hơn Hàng Không của Pháp.
Cô em họ tôi làm việc ở mỏ than Ḥn Gai. Mang tiếng là nhân viên Nhà nước mà không có lương cố định. Có việc, Công ty kêu, hết việc, Công ty đuổi. Cuối tháng tính lương, có khi lănh nửa, có khi chỉ lănh một phần ba. Thế là c̣n may.
Hải quan, ngày về. Vợ tôi đeo vài cái nhẫn địa phương. Cô nhân viên không cho mang ra. Tôi tính gửi lại. Cô đề nghị đóng thuế. Tôi t́m biên lai để cô tính thuế. Cô bảo :
– Thôi không cần, ông chỉ cần trả bằng đôla là được.
Tôi hỏi :
– Bao nhiêu.
Cô ngắm nghía mấy chiếc nhẫn :
– Hai mươi đô.
Tôi trả tiền và đi qua hải quan. Lúc đó có đủ mặt anh hùng, từ trưởng pḥng trở xuống. Chẳng ai ngạc nhiên, chẳng giấy tờ lôi thôi ǵ hết. Đúng là quầy bán thuế, không cần biên lai.
Lúc ở Việt Nam tôi chú ư khơi chuyện về Đại Hội 7. Chẳng ai thèm bàn. Cũng chẳng ai thèm chê hay cười. Buổi họp tư đó có vẻ không hấp dẫn bằng chuyện đánh ghen ở lối xóm.
Nghĩ lại những sự việc, tôi bàng hoàng. Đảng cộng sản không c̣n nữa ? Chẳng lănh đạo được dân, chẳng chỉ đạo được Nhà nước, chẳng quản lư được chính ḿnh. Ai làm ǵ th́ làm, mạnh ai nấy buôn. Chỉ c̣n những liên kết phe, nhóm, để tồn tại và mần ăn ? Nhà nước không c̣n nữa ? Nó chẳng c̣n quản lư cái ǵ, kể cả giấy tờ ? Chỉ c̣n những quầy hàng công khai và bán công khai để buôn quyền lực ? Kinh tế quốc doanh không c̣n nữa ? Chỉ c̣n những cơ quan khai thác tài sản quốc gia để bồi dưỡng lẫn nhau ?
Việt Nam đă bắt đầu đi vào kinh tế thị trường năm 1986. Đảng cộng sản đă mất những yếu tố cơ bản nhất của bất cứ một đảng chính trị nào : đường lối, niềm tin, quyền lợi chung của một giai cấp, một phong trào quần chúng. Nhà Nước đă mất một chức năng cơ bản của mọi Nhà nước : quản lư đời sống chung của xă hội. Hệ thống kinh tế quốc doanh đă mất một chức năng cơ bản của mọi hệ thống kinh tế quốc doanh : phục vụ nhu cầu cơ bản của toàn dân, chi phối và hướng dẫn nền kinh tế quốc gia. Chỉ c̣n lại vài nét cơ bản của chế độ xă hội chủ nghĩa cũ : vô luật lệ, buôn bán quyền hành, chuyên chính thông tin, văn học.
T́nh h́nh này sẽ dẫn tới đâu, khó mà đoán được. Cũng có thể Việt Nam đang rời chủ nghĩa xă hội một cách yên ả, qua sự tan ră âm thầm của Đảng, của Nhà nước xă hội chủ nghĩa, của hệ thống kinh tế quốc doanh, qua sự bành trướng vô luật lệ của thị trường. Có người bàn : dù sao cũng phải có ổn định chính trị mới có thể phát triển kinh tế. Dĩ nhiên, nhưng ổn định kiểu này khó mà phát triển v́ đây là thị trường buôn đi bán lại nhiều hơn là thị trường phục vụ sản xuất công nghiệp. Ngày nào nó không c̣n sức nuôi bốn cái tập thể khổng lồ phi sản xuất là quân đội, công an, Nhà nước (trong đó có nền kinh tế quốc doanh) và bộ máy Đảng, ngày đó có loạn ?
10-1991
Bất kể chủ ư của ông là ǵ, lịch sử sẽ ghi kỳ công của Gorbatchev, người đầu tiên giải phóng dân tộc ḿnh khỏi thể chế toàn trị mà không đổ máu bao nhiêu.
Quá tŕnh 6 năm cầm quyền của ông cho thấy ông vừa hiểu biết sâu sắc bản chất của chế độ, vừa biết sáng tạo hoàn cảnh và những bước đường để thoát khỏi nó, vừa không đủ sức hay đủ bản lĩnh để làm chủ t́nh h́nh tới cùng.
Bước đầu là giải phóng con người khỏi sự sợ hăi, khiến nó dám suy nghĩ độc lập, dám nói công khai, bắt đầu học làm công dân.
Bước thứ hai là tạo điều kiện cho sự h́nh thành của dư luận trong xă hội, khuynh hướng trong Đảng, trong Nhà nước.
Bước thứ ba là làm tê liệt khả năng phản kháng của guồng máy Đảng – Nhà nước, bằng cách tạo ra t́nh h́nh hai chính quyền song song, chính quyền dân cử hợp pháp nhưng bất lực v́ không nắm guồng máy Nhà nước, kinh tế, thông tin... và chính quyền của guồng máy đảng, vẫn tồn tại nhưng lại bất hợp pháp nếu không được sự đồng ư của ông, và do đó mất khả năng tiến công, chỉ c̣n khả năng chống cự và phá hoại ngầm.
Lập luật để giải phóng công dân, dựa vào công dân để xây dựng luật, dựa vào luật để trấn áp guồng máy Đảng – Nhà nước, ông đă tỏ ra là nhà chính trị sâu sắc : không có quần chúng, luật pháp chỉ là mớ giấy.
Không chế độ nào có thể tồn tại lâu với hai hệ thống chính quyền song song. Tới giây phút quyết định, ông vẫn là kẻ đứng giữa, và do đó mất vai tṛ quyết định. Dù sao, ngay thế đứng giữa ấy cũng có thể coi như đóng góp cuối cùng của ông ? Một mặt, nó khiến cuộc đảo chính không chỉ là một cuộc đảo chính đối với Nhà nước, mà c̣n là một cuộc đảo chính đối với Đảng. Điều này góp phần làm tê liệt thêm guồng máy Đảng cộng sản Liên-xô ? (Hiện tượng một bà Nina Andreevna nào đó có quyền khai trừ một cựu Tổng thư kư Đảng, vẫn là ủy viên ban chấp hành trung ương và ban thư kư, tuy khôi hài, nhưng cũng đầy ư nghĩa). Một mặt khác, nó có thể góp phần tạo một chỗ đứng trong ḷng dân tộc cho những người c̣n lưu luyến những giá trị nhân bản đă khai sinh ra lư tưởng xă hội chủ nghĩa, tránh phần nào một cuộc săn bắt, thanh trừng mù quáng ?
Ông Gorbatchev sẽ không thừa hưởng công lao của ông. Cũng là tṛ đùa phổ biến của lịch sử. Thời thế tạo ông, ông lại tạo thời thế... cho người khác. Như thế là đẹp. Nhân vật lịch sử là nhân vật mở đường.
10-1991
Đảng và Nhà Nước bỏ tù Dương Thu Hương ngày 14/4/1991 và thả ngày 20/11/1991 với lư do "nhân đạo". Ai tin được ḷng nhân đạo của một chánh quyền muốn bỏ tù th́ bắt, muốn thả th́ buông, chẳng cần xét xử trước công chúng ? Nhân đạo ở đây là bệnh tâm thần của một số người có quyền lực, đinh ninh mọi người khác đều có tội. Họ không c̣n là những con người b́nh thường.
Ở tù, Dương Thu Hương không khuất phục, kiên quyết đ̣i ra toà. Đảng và Nhà Nước không dám đưa Dương Thu Hương ra toà. Và cũng không dám cầm tù. Đây là bài học đầu tiên, bài học cơ bản, bài học làm người công dân. Người thường đă thắng các ông thánh ; một cá nhân, một công dân đă thắng một Nhà nước độc quyền. Ư nghĩa của nó : một thời đại đang qua, một thời đại sắp tới.
Dương Thu Hương không phải người duy nhất hay người đầu tiên ở Việt Nam không chịu quỳ gối trước Đảng và Nhà Nước. Thế mà Dương Thu Hương trở thành biểu tượng. V́ sao ? Có những lúc một con người, một cuộc sống, một hành động, một thái độ, một tác phẩm hoàn toàn ăn khớp với một hoàn cảnh lịch sử, với hoài băo của đông đảo người trong hoàn cảnh ấy. Lúc đó, con người đó biến thành một bài học sống, bài học kết thúc một thời đại, mở màn cho một thời đại khác.
Thời đại đang kết thúc là thời sụp đổ của thế giới thực dân cũ và mới duy tŕ bằng bạo lực quân sự. Đảng và Nhà Nước là con đẻ của thời ấy. Dương Thu Hương cũng là con đẻ của thời ấy. Thời đại ấy, ở Việt Nam, chấm dứt năm 1975.
1975, Việt Nam có độc lập, phải xây dựng xă hội tương lai, một xă hội đảm bảo tự do cho mọi người, tạo điều kiện cho mọi người mưu cầu hạnh phúc. Trong lịch sử loài người chưa bao giờ có một dân tộc có cùng một lúc nhiều yếu tố để thành công như Việt Nam hồi ấy : thế giới tôn trọng, quư mến, hầu hết các tầng lớp trong dân tộc, bất kể quá khứ ra sao, sẵn sàng hợp tác, hy sinh để xây dựng tổ quốc chung, một đội ngũ trí thức đông đảo, đa dạng, có tŕnh độ vào bậc nhất nh́ ở Đông Nam Á. Vốn khổng lồ ấy, chỉ trong ṿng mười năm Đảng và Nhà Nước đă phá tan tành, Việt Nam hoàn toàn cô lập trên quốc tế, lệ thuộc viện trợ của Liên Xô, kinh tế kiệt quệ, văn hoá, giáo dục bầy nhầy, cộng đồng dân tộc chia rẽ, hận thù nhau tới mức chưa từng thấy trong lịch sử, trí thức bất lực, lưu vong, tiêu vong. V́ sao ?
Đảng và Nhà Nước không có và không muốn có khả năng xây dựng. Muốn làm chuyện ấy, việc đầu tiên là phải giải thể cái Nhà Nước phục vụ chiến tranh, xây dựng một Nhà Nước phục vụ hoà b́nh, đảm bảo tự do, tạo điều kiện phát triển kinh tế, tóm lại phải xây dựng một Nhà Nước hiện đại, một Nhà Nước dân chủ, pháp quyền. Chuyện này không đơn giản. Các nước tây âu phải mất ba trăm năm, giải quyết nhiều cuộc khủng hoảng xă hội mới đạt tới mức hôm nay, thế mà vẫn phải liên tục cải tổ để thích nghi với thời sự. Đây không đơn thuần là chuyện lập pháp. Nếu chỉ triệu tập vài chục luật gia quốc gia và quốc tế, viết vài bộ luật, mời vài trăm ông nghị sửa, nhiều nhất cũng chỉ được một mớ giấy. Điều kiện tiên quyết để có một Nhà Nước dân chủ là phải có một xă hội dân sự trong đó từng người ư thức rơ quyền, bổn phận công dân của ḿnh và sẵn sàng trả giá cho chúng. Điều đó không có trong truyền thống Việt Nam, càng không có trong tổ chức xă hội thời chiến. Dân chủ duy nhất trong chiến tranh là dân chủ trước cái chết. Hoà b́nh đ̣i hỏi dân chủ trong cuộc sống.
Sau chiến tranh, vấn đề lớn nhất của nước ta là thay xă hội phong kiến trong đó con người chỉ biết mệnh trời ơn vua bằng một xă hội dân chủ xây dựng trên ư thức công dân của con người. Không ǵ cấm cản đảng cầm quyền lúc ấy chủ động làm chuyện ấy. Nhưng muôn thủa vẫn vậy, người nắm quyền chẳng bao giờ muốn bớt quyền, và cái quyền sinh ra từ chiến tranh là quyền sinh sát. Trong hoàn cảnh ấy chính người dân phải tự xây dựng lấy quyền công dân của ḿnh ngoài hệ thống giáo dục, thông tin, văn hoá của Nhà nước. Đây là bài học thứ hai của Dương Thu Hương. Suốt 7 tháng 6 ngày chị ở tù không có một người ở Việt Nam công khai lên tiếng bảo vệ chị. Đại bộ phận dân tộc Việt Nam, trí thức Việt Nam chưa sẵn sàng trả giá để được làm công dân ? Có thể, sau cơn ác mộng vừa qua, được chút tự do kiếm cơm, kiếm áo, hưởng chút không gian và thời gian của trời đất cũng đủ măn nguyện. Điều đó dễ hiểu, phải tôn trọng, quư mến : con người, anh cũng như tôi, cũng là con vật. Các cường quốc hôm nay cũng không mong muốn ǵ hơn là chúng ta trở thành những con vật mạnh khỏe, khéo léo, thông minh, măn nguyện, và rẻ tiền. Ngoài ra, có thể quá nhiều người c̣n suy nghĩ trong khuôn khổ thế giới phong kiến, noi gương Nguyễn Trường Tộ kiên quyết dâng sớ, khuyên can lănh đạo. Cũng có nhiều người không thấy hết những nét mới của cuối thế kỷ hai mươi, một thế giới trong đó sự ràng buộc giữa các quốc gia đă đạt mức không thể cưỡng, một thế giới trong đó quyền làm người đă trở thành nhu cầu tối thiểu như cơm áo, không lực lượng nào bóp chết được. Cũng có nhiều người nghĩ rằng cách đấu tranh thích hợp nhất là tránh chính trị, làm chuyên môn. Chưa hiểu hết những điều ấy, chưa hiểu người Việt Nam thoát thai từ chiến tranh.
Dương Thu Hương khẳng định rơ ràng lập trường đấu tranh của chị : một cá nhân, một công dân, quyết sống với đầy đủ quyền của một con người, của một công dân trong thời đại này, chẳng thèm xin phép ai. Chị sinh ra và lớn lên trong thời đại cũ, nhưng chị ngang nhiên bước vào thời đại mới. Cuộc sống, hành động, lời nói, tác phẩm của chị là bài học sống cho quần chúng để xây dựng ngày mai, là câu hỏi sống cho trí thức.
Đảng cộng sản Việt Nam đă nhiều lần tự phê, nhận sai lầm. Lần nào cũng vậy, phạm ngay sai lầm khác. Dễ hiểu. Đúng sai thuộc lănh vực lư trí. Đảng chưa hề học, chưa muốn học bài học đầu tiên để xây dựng thời đại mới : tôn trọng, quư mến trí tuệ của nhân dân, của trí thức Việt Nam. Đảng vẫn đ̣i là tinh hoa của dân tộc, do đó khi Đảng mù tịt, cả dân tộc phải câm, phải điếc, t́m đâu ra ánh sáng của lư trí ? Thả Dương Thu Hương với cớ nhân đạo, Đảng chứng tỏ ḿnh chưa hiểu ư nghĩa bài học Dương Thu Hương. Đáng lẽ phải công khai xin lỗi và bồi thường một đồng danh dự cho 7 tháng 6 ngày tù oan. Chẳng chết ǵ mà, may ra, khôi phục được phần nào danh dự và uy tín trong chuyện này và, biết đâu, bước đầu nối lại mối quan hệ đă bị chém đứt với quần chúng, với trí thức, với chính một số đảng viên tốt của ḿnh.
Đảng làm ǵ đi nữa th́ xă hội vẫn cứ chuyển ḿnh. Quá tŕnh ấy nêu một câu hỏi người trí thức, câu hỏi Dương Thu Hương : trong thời đại này, Việt Nam có thể dựa vào trí tuệ của một đảng, của một tập đoàn độc tài để thoát sự chậm tiến không và, nếu không, một xă hội chưa có ư thức công dân, lại bị trói bởi một chế độ độc tài, phải mấy trăm năm mới thành xă hội dân chủ và với giá nào, khi chẳng mấy ai nêu bài học công dân ?
Bài học độc lập đă phải trả bằng nhiều xương máu, tháng năm. Mong rằng bài học dân chủ, tự do sẽ tốn ít máu xương năm tháng hơn. Phải thuộc và hiểu bài học ấy may ra mới có cơ sáng tạo con đường thoát khỏi sự chậm tiến trong rừng xanh của thị trường hôm nay. Và sống không tủi, chết không vui.
1-1992
Chế độ hiện hành ở Việt Nam tồn tại nhờ sự sợ hăi, nhờ sự giả dối của con người với chính ḿnh : bản thân nó là một sự giả dối. V́ thế hai chính sách cơ bản của nó là đàn áp và ngu dân, ít nhất trong lănh vực văn hoá và chính trị. Đàn áp và ngu dân nuôi sự sợ hăi, sự sợ hăi nuôi sự giả dối với chính ḿnh, sự giả dối với chính ḿnh lại gia tăng sự sợ hăi. Đó là bản chất của chế độ. Đó là nguồn gốc của thái độ của nhiều người Việt Nam trước thời cuộc. Đó là nguy cơ ḱm hăm Việt Nam trong sự chậm tiến và lệ thuộc.
Trong lịch sử cận đại, nhiều người Việt Nam đă chấp nhận, đă trả giá cho ba sự giả dối lớn, có lúc v́ yêu nước, có lúc v́ sợ, có lúc v́ không hiểu.
Sự giả dối thứ nhất là : để giành độc lập không có con đường nào khác ngoài sự lănh đạo của Đảng cộng sản và học thuyết Mác-Lênin. Về mặt lư trí đây là một sự giả dối. „n độ đă giành độc lập, không cần những thứ đó mà tốn ít xương máu hơn. Nhiều nước khác cũng giành được độc lập, không cần những thứ đó, có khi chống lại những thứ đó. Dù sao lịch sử là lịch sử. Mỗi thế hệ trả lời và trả giá cho thời đại của ḿnh. Chẳng ai sống thay ai được. Chẳng ai sống ngược ḍng thời gian được. Từ 1930 đến 1975 Đảng cộng sản đă nắm ngọn cờ dân tộc, đă chiến thắng, đă nắm chính quyền trên toàn quốc. Điều đó không có nghĩa là luận điểm trên đúng. Nó có nghĩa là trong suốt thời gian đó, trong dân tộc Việt Nam không có người nào, đảng nào có đủ bản lĩnh thực hiện một cuộc giải phóng dân tộc theo đường lối khác, như Gandhi chẳng hạn. Sự giả dối ở đây là biến một khả năng đă hoàn thành thành một sự tất yếu của lịch sử, thành nền tảng của tương lai.
Sự giả dối thứ hai kéo dài tới 1986 : một mặt Đảng lănh đạo độc quyền tổ chức, quản lư toàn bộ sinh hoạt xă hội trong tất cả các khía cạnh chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, thậm chí cả đời sống và t́nh cảm cá nhân, mặt khác cơ sở kỹ thuật, hệ thống thông tin và tŕnh độ quản lư không cho phép Đảng làm chủ giá thành của một hạt gạo. Dĩ nhiên những người bảo vệ, duy tŕ chế độ ấy phải tự dối ḿnh : ăn nói, hô hào, diễn văn rất đúng lập trường, nhưng để sống, phải làm ngược lập trường, hoặc chẳng làm ǵ, hoặc dựa vào nó để thủ lợi riêng. Dĩ nhiên, những người phải tồn tại trong chế độ đó phải giả dối với chính ḿnh : mặt ngoài tôn trọng nó, mặt trong, hàng ngày, hoặc uất hận, nhục nhằn, đói khổ, hoặc len lỏi trong những kẽ hở tất yếu của nó để tồn tại. H́nh ảnh những nhân viên mỗi tuần đảm bảo vài giờ canh gác điện thoại cơ quan rồi đi kiếm ăn hay làm việc khác khá điển h́nh cho nếp sống đó.
Sự giả dối thứ ba bắt đầu từ 1986. Một mặt đi vào kinh tế thị trường, chấp nhận quyền tư hữu, kêu gọi đầu tư của tư bản quốc tế, mặt khác duy tŕ một chế độ chính trị theo kiểu xă hội chủ nghĩa xưa.
Người cầm quyền nói một đằng, làm một nẻo. Nói : xă hội chủ nghĩa tới cùng, chuyên chính vô sản muôn năm ; làm : mời các ngài có khả năng khai thác theo kiểu tư bản chủ nghĩa nhào vô, miễn sao chia lời (cho tư bản quốc tế, tư bản bản xứ, và con em các ngài). Giải thích : lắm đĩ điếm, ăn mày, tham nhũng, buôn lậu... thật, nhưng, dù sao, dân cũng bớt khổ. Than ôi, đánh thực dân đế quốc làm ǵ ? Cứ để kệ cũng tới đó : một nước chậm tiến, lệ thuộc kinh tế b́nh thường. Tất cả chỉ để thay mấy tay mại bản cũ bằng mấy tay mại bản mang huân chương cộng sản ?
Quần chúng lao động cũng giả dối, nhưng sự giả dối của họ có tính chất nụ cười của cuộc sống : mày muốn làm xếp tao để mày làm xếp v́ mày có súng, nhưng lời nói của mày như nước đổ lá khoai, tao cứ làm như tao cần làm để tồn tại, tao né mày hay, nếu cần, tao mua mày là xong.
Đau khổ nhất là người trí thức há miệng mắc quai và do đó cứ phải tự biện minh. Có người biện minh theo ngắn hạn : trước mắt không có phương án thiết thực nào khác, phải can trường khuyên can, dâng sớ. Họ vẫn suy luận như trong thế kỷ mười chín. Tiếc thay, ngày nay, cả dân tộc huy động hết trí tuệ và khả năng của ḿnh chưa chắc đă thoát cảnh chậm tiến, huống hồ một minh quân, một đảng. Có người biện minh theo lối dài hạn : dân tộc Việt Nam c̣n ở tŕnh độ thời trung cổ, phải im ĺm cố gắng nâng kiến thức của nó lên tŕnh độ của thời đại, mọi chuyện sẽ tự giải quyết, cứ cặm cụi dậy nó toán, khoa học, văn chương, nghệ thuật... sẽ có ngày. Nhưng có ai chấp nhận sống theo sự sợ hăi và giả dối mà đạt đỉnh cao của trí tuệ hay nghệ thuật ?
Vấn đề lớn nhất của Việt Nam hôm nay là thoát cảnh chậm tiến. Con đường xă hội chủ nghĩa theo kiểu Liên Xô hay Trung Quốc đă phá sản. Hiện nay có vẻ như có ba con đường.
1) Sự phát triển của kinh tế thị trường sẽ dẫn tới sự xung đột có thể đẫm máu giữa giai cấp nắm kinh tế và một Nhà nước lỗi thời. Sự xung đột này có thể kết thúc bằng một bước lùi về ngơ cụt thời trước 1986 hay bằng một chế độ độc tài của giai cấp tư sản mới gắn liền với các lực lượng tư bản quốc tế để khai thác Việt Nam. Mô h́nh Thái Lan, Nam Triều Tiên, Đài Loan.
2) Chính guồng máy Đảng biến thành cái cầu cho tư bản quốc tế khai thác Việt Nam, thành lập một chế độ độc tài quân phiệt gắn liền với các lực lượng kinh tế tư bản. Vẫn mô h́nh Thái Lan, Nam Triều Tiên, Đài Loan... Đó cũng là giấc mộng của các nhà cầm quyền hiện nay. Trong hướng đó, Đảng và Nhà Nước vẫn là một, duy phải nhỏ đi v́ kinh tế Việt Nam và kinh tế các nước sẽ đầu tư vào Việt Nam không thể nuôi guồng máy khổng lồ ấy. Lúc đó Đảng chỉ c̣n là cây cảnh cho một tập đoàn nửa tư sản dân tộc nửa tư sản mại bản. Lúc đó năm mươi năm kháng chiến chỉ để thực hiện giấc mộng của các ông Thiệu, Kỳ. Đây là khả năng lớn nhất : guồng máy Đảng cộng sản Việt Nam đang thực hiện nó với sự đồng t́nh của thế giới tư bản và, bất kể họ nghĩ ǵ, các lănh tụ lịch sử của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc đă và đang bất lực trước guồng máy đó.
3) Dân tộc Việt Nam tự ḿnh xây dựng một Nhà nước hiện đại huy động được tới mức tối đa lư trí, tài năng, sinh lực của toàn bộ xă hội, giả quyết được một cách hoà b́nh và ổn thoả, trong điều kiện của thời đại, những mâu thuẫn nội tại của xă hội. Dĩ nhiên đó là một Nhà nước dân chủ, pháp quyền. Ai có thể xây dựng một Nhà nước như vậy ? Chắc chắn không phải guồng máy Đảng. Một mặt, hiện nay guồng máy Đảng và Nhà nước là một. Quá tŕnh h́nh thành của Nhà nươc Việt Nam hôm nay cũng là quá tŕnh phát triển của Đảng : Đảng lập chi bộ đến đâu Nhà nước mọc cơ quan đến đó. Mặt khác, cả hai đều là con đẻ của chiến tranh. Quyền lực của chúng là quyền lực của chiến tranh, quyền sinh sát. Cuối cùng, Nhà nước thực của một xă hội gắn liền với ư thức chính trị của người dân.
Xem lịch sử Việt Nam từ nhiều thế kỷ nay, những cuộc vùng dậy của nhân dân đều là những cuộc vùng dậy của nông dân. Mục đích của chúng vẫn là : thay một ông vua, một ông chúa bạo tàn băng một vị minh quân, minh chúa, hay đánh đuổi ngoại xâm để lập một triều đ́nh mới dù triều đ́nh ấy mang tính chất tập thể. Ư dân là ư trời đúng trong hai nghĩa : không chế độ nào mất ḷng dân mà không sụp ; khi một chế độ c̣n tồn tại, ấy là v́ dân chưa biết muốn ǵ hơn. Chỉ ngày nào ư dân hết là ư trời, chỉ là ư dân và, với tư cách ấy, bắt thực tế thay đổi, bắt lịch sử xoay chiều, th́ Việt Nam mới có cơ ra khỏi thời Trung cổ. Muốn có một chế độ dân chủ pháp quyền điều tiên quyết là xây dựng ư thức công dân trong xă hội. Ai có thể làm chuyện ấy ? Không có ǵ ngăn cản Đảng cộng sản Việt Nam làm chuyện ấy. Và cũng không có ǵ cho phép ta mơ hồ nó muốn làm : điều đầu tiên phải làm là hủy bỏ chuyên chính của guồng máy đảng, giải thể cái Nhà nước toàn quyền sinh sát của nó. Điều đó, có thể có nhiều người cộng sản tán thành, nhưng không bao giờ guồng máy nắm chính quyền kia có thể tán thành. Như thế, người duy nhất có thể làm chuyện ấy chính là người dân. Để làm chuyện ấy điều đầu tiền phải làm là thoát ly một sự giả dối : chế độ này không tất yếu, nó tồn tại v́ ta chấp nhận nó tồn tại. Để thoát ly sự giả dối ấy, tất nhiên phải chiến thắng sự sợ hăi. Đó là chuyện lương tâm của từng người v́ sự sợ hăi ấy muôn mặt : cơm áo, tương lai con cái, sự an nhàn của lương tâm... Đấy là ư nghĩa cơ bản của con người, cuộc sống, lời nói và hành động của Dương Thu Hương : đừng sợ, đừng giả dối với chính ḿnh.
Một chế độ dân chủ, pháp quyền có khả năng đưa một dân tộc thoát khỏi sự chậm tiến không ? Câu hỏi này cách đây vài năm chẳng ai thèm đặt. Công nghiệp của Liên Xô xây dựng dưới Staline. Bốn con rồng Đông Nam Á tuy ít đẵm máu hơn cũng chẳng tự do dân chủ ǵ. Không kể tới các boom kinh tế của Brazil và vài nước châu Mỹ La-tinh mà người ta tán tụng cách đây vài năm khi chưa phá sản. Không kể các nước Ä-rập và Châu Phi. Giấc mộng xây dựng một nền kinh tế hùng cường bằng một kỷ luật thép, bằng một chế độ độc tài, ngày càng tan biến. Lư do khá đơn giản. Ngày nay rừng vàng biển bạc và lao động rẻ không c̣n là yếu tố quyết định trong cuộc cạnh tranh không thương tiếc của thị trường quốc tế. Dầu hỏa, hầm mỏ, nhân công rẻ của biết bao nhiêu nước được ưu đăi hơn Việt Nam nào có cho phép họ thoát cảnh chậm tiến. C̣n như Nhật, tài nguyên có ǵ mà chinh phục cả thế giới về kinh tế ? Trong kinh tế ngày nay, trí tuệ là nhân tố quyết định. Phải có nó mới vận dụng hữu hiệu được mọi yếu tố thuận lợi khác và hạn chế được các yếu tố bất lợi. Dân tộc Việt Nam vận dụng tột độ trí tuệ của ḿnh chưa chắc đă t́m được con đường bước vào thế kỷ 21 một cách b́nh đẳng với các nước phát triển trên thế giới huống hồ một minh quân, một minh đảng hay một nhúm người. Nhưng cũng không ǵ chứng minh rằng sáu, bẩy mươi triệu người Việt Nam được tự do lại ngu muội và bất lực hơn một dân tộc khác trên thế giới ngày nay. Con đường thoát sự chậm tiến, lệ thuộc là con đường nhân loại c̣n phải sáng tạo. Ai có thể sáng tạo trong sự sợ hăi, trong sự giả dối với chính ḿnh ?
4-1992
Có những lúc, một lời nói, một cử chỉ, hơn một tràng lư luận. V́ lời nói có chất thơ, v́ cử chỉ đậm nhân cách.
Trong đời ḿnh, Dương Thu Hương đă nhiều lần bị lừa, bị lạm dụng. Có người cho rằng chị khờ. Trong ba tiểu thuyết nổi tiếng của chị, đều có chuyện lừa gạt, lạm dụng : t́nh yêu, t́nh cốt nhục, ḷng yêu nước. Mỗi lần thua thiệt, Dương Thu Hương rút một bài học cho ḿnh, v́ người. Khả năng ấy, có lẽ chị có được v́ chị giữ trọn vẹn trái tim đă từng thôi thúc chị lao vào những trận địa nguy hiểm nhất nơi chiến trường, và khả năng suy nghĩ độc lập. Chị đă dám bước vào những cấm địa của cuộc sống, của tư duy. Với lá thư ngỏ gửi Thụy Khuê, chị bước vào một cấm địa mới, một cấm địa trong làng văn. Có lẽ chị là nhà văn Việt Nam đầu tiên có đủ bản lĩnh để khẳng khái, công khai, xin lỗi một người khác, v́ chị đă hiểu nhầm người ấy trong một vụ việc không do chị gây ra. Chị không hề dựa vào hoàn cảnh éo le đă khiến Tiểu thuyết vô đề ra đời ngoài ư muốn của chị, và một người chị không quen viết đề tựa cho tiểu thuyết ấy, để biện minh cho ḿnh. Chị không tự ái vặt, không biết khôn vặt. Ta hiểu nhầm người khác th́, trước tiên, ta xin lỗi. Thế thôi. Phải là người ăn ở có t́nh mới biết xử sự như vậy. T́nh là gốc của mọi vẻ đẹp trên đời. Điều đó đúng với mọi nền văn hoá. Nhưng có lẽ chỉ có người Việt mới có lối nói : ăn ở với nhau cho có t́nh.
5-1992
Gần bốn mươi năm sau Điện Biên Phủ, chiến tranh Đông Dương c̣n làm người Pháp nhức nhói. Mỹ có khoảng 50.000 người chết trong chiến tranh Việt Nam. Gần hai mươi năm sau, chiến tranh ấy vẫn ám ảnh xă hội Mỹ. Trong ngót nửa thế kỷ, có lẽ cả chục triệu người Việt Nam đă chết v́ hai cuộc chiến. Lại thêm một cuộc di cư và một cuộc di tản khổng lồ. Những vết thương ấy không dễ ǵ khép liền. Chuyện ấy đ̣i hỏi ở người Việt Nam ngày nay một ḷng nhân, một trí tuệ, một nghị lực phi thường. Chỉ có thế hệ này mới có thể thực hiện điều ấy. Không làm được, thế hệ sau sẽ quét sạch, coi năm mươi năm lịch sử đẫm máu kia như một tṛ hề của một lũ ngốc.
Dương Thu Hương ngồi tù, đột nhiên thấy Tiểu Thuyết Vô Đề xuất bản ở Mỹ ngoài ư muốn của ḿnh, phải viết bài Tự Bạch. Thụy Khuê không muốn mà vẫn phải cầm bút trả lời. Nhật Tiến lại viết bài, vừa tỏ lời quư trọng, thông cảm hai nhà văn, vừa "giải thích"v́ sao Dương Thu Hương c̣n có mặt thiên vị, hiểu sai Thụy Khuê. Đủ thấy một cuộc thảo luận giữa người Việt hôm nay khó đến thế nào. Tại sao hiểu nhau lại khó như vậy ? Không hẳn v́ thiếu thông tin, thiếu hiểu biết, tuy hai điều ấy quan trọng. Có lẽ v́ nhu cầu hiểu nhau, một nhu cầu khá bất thường : trong cuộc sống, người ta gần người hợp t́nh hợp ư, xa người khác biệt ḿnh, thế thôi, mấy khi có nhu cầu hiểu người khác. Nhu cầu ấy, chỉ có chúng ta, những bèo bọt của cuộc chiến vừa qua mới có được. Dễ hiểu. Khó làm. Nó đ̣i hỏi một việc không dễ thực hiện.
Người bị ung thư có thể sống thêm vài năm tháng, nhưng đến chết cũng không thể quên căn bệnh của ḿnh. Sống đàng hoàng nhất là nh́n nhận nó, và xây dựng đoạn đời c̣n lại. Cuộc chiến vừa qua là ung thư trong tâm hồn những con người rơi rớt lại. Ta phải ôm lấy nó, quằn quại với nó, gạt bỏ khỏi đời ta những thành kiến, sai lầm, mù quáng, âu yếm giữ ǵn những t́nh cảm, giá trị ta vẫn thấy chân chính và, trên cơ sở đó, hướng về tương lai. Như thế, cuộc đời ta, quá khứ, hiện tại, tương lai, mới thống nhất, mới có ư nghĩa, có giá trị. Có nhân cách. Như thế, ta mới thoải mái gánh mọi sự mất mát, thua thiệt, đôi khi vô lư vô cùng. Như thế, ta chấp nhận thân phận của ta trong thời đại của ḿnh, đưa vai gánh nó. Như thế, ta hiểu ta trong thời cuộc. Không hiểu ḿnh, khó có khả năng hiểu người khác. Không hiểu nổi người khác, khó có khả năng hiểu chính ḿnh.
Dương Thu Hương sống và lớn lên trong chế độ xă hội chủ nghĩa. 18 tuổi, chị xung phong đi đánh Mỹ cứu nước. Người đàn bà đă cống hiến tuổi xuân của ḿnh cho lư tưởng, đă v́ nó tạm bỏ qua những điều chướng tai gai mắt chị chứng kiến dọc đường, lúc vào Sài G̣n, không hoa mắt v́ chiến thắng, v́ những đống hàng tiêu dùng, mà lặng người trước những quầy sách đầy tác phẩm bốn phương, kể cả tác phẩm của Marx. Rồi chị xả thân đấu tranh cải tiến xă hội, nói thẳng thừng, công khai, những điều nhiều người không dám nói, hoặc chỉ thổ lộ một cách quanh co. Và đi tù. Ở Việt Nam, người vào tù biết ngày vào, chẳng thể biết có ngày ra hay không. Thế mà tư thế, ng̣i bút của chị vẫn dơng dạc. Có lẽ v́ chị đă làm cái việc hiếm ai làm được : ôm những mảnh đời tan tác của ḿnh, gạt bỏ những ǵ đáng gạt, vun xới những ǵ c̣n lại để nuôi nấng tương lai. Ba quyển tiểu thuyết nổi tiếng của chị đều thể hiện chuyện ấy. Có thể v́ vậy tác phẩm của chị xúc động người cùng hoàn cảnh với chị. Nó là lời mời tiến hành cuộc độc thoại đau đớn, cần thiết, với đời ḿnh. Để ngửng mặt lên đường. Với người khác.
Có lẽ v́ vậy tác phẩm của chị làm nhiều độc giả Việt Nam ở hải ngoại bị xúc động. Nhưng sự tiếp đón ở đây phức tạp hơn. Có người hả hê đón nhận nó như bằng chứng hùng hồn rằng ḿnh đă hoàn toàn có lư. Họ sẽ hả hê có lư đến chết, bên lề ḍng lịch sử, sản phẩm của đồng loại. Có người rung động v́ thấy ḿnh đă không hoàn toàn sai. Đó là không kể có kẻ lưu manh muốn lạm dụng tên tuổi và tác phẩm của Dương Thu Hương.
Đă 17 năm ! Một thế hệ mới đă h́nh thành trong nước, một thế hệ không có lư tưởng, không tin bất cứ giá trị nhân bản nào. Nhà văn, người trí thức Việt Nam hôm nay, có ǵ để nói với họ về thế giới họ kế thừa, về cuộc đời họ phải gánh ? Nói với tư cách nào để có thể lọt tai họ ? Riêng về giới Việt Kiều ở Pháp và Mỹ, đủ các phía, có khi nghe chuyện hay đọc sách báo họ xuất bản mà phải sững sờ. C̣n có người, sống hơn 10 năm ở Mỹ, vẫn tưởng năm 1964 chính Bắc Việt đă tấn công Hạm đội 7 ! C̣n có người không hiểu nổi sự khác biệt giữa những vụ thanh trừng trong thời chiến và 750 quả bom Hiroshima trải lên quê hương, từ Nam chí Bắc. C̣n có người đinh ninh cải cách ruộng đất những năm 1953-1956 chủ yếu là đánh địa chủ phong kiến, và đánh Nhân văn – Giai phẩm, là chống âm mưu phản loạn của giai cấp tư sản ! Chúng ta sống ở hai nơi trên thế giới có khá nhiều tài liệu từ các bên, kể cả tài liệu mật. Thế mà lắm lúc ta chỉ hiểu những ǵ minh họa cho quá khứ khốn nạn của ta, khi ta c̣n đui chột. Thế mới thấy, thẩm định lại đời ḿnh khó khăn, đau đớn đến thế nào. Ôi, có thể ta không đủ sức làm chuyện Dương Thu Hương đă làm, trong hoàn cảnh của chị : nh́n thẳng những sự kiện, hiệu đính chúng, liên hệ chúng với những ǵ ta đă cảm, đă nghĩ, đă làm, đă sống, đă được, đă mất, khi ta chưa có điều kiện thấy hết, gạt bỏ, vun xới, chấp nhận lịch sử, chấp nhận thân phận ḿnh trong đó và, do đó, có đủ t́nh, đủ trí, đủ nghị lực để hiểu người khác đă phải gánh lịch sử trong hoàn cảnh khác ta và, nếu có thể, cùng họ sáng tạo tương lai.
Tương lai, tự nó là nói KHÔNG với hiện tại. Nói KHÔNG với hiện tại một cách nhân bản phải ôm vào ḷng cả đời ḿnh, cả quá khứ của dân tộc, của loài người, để cất bước.
Đối với người Việt hôm nay, về lịch sử vừa qua, có hai câu hỏi gốc.
1) Cuộc chiến vừa qua có mang tính chất ư thức hệ hay không ?
2) Cuộc chiến vừa qua có mang tính chất giải phóng dân tộc hay không ?
Về vấn đề thứ nhất, có lẽ mọi người đều chấp nhận là có. Người cộng sản đă đành, họ không hề giấu quan điểm và mục đích cuối cùng của họ. Người theo kháng chiến cũng vậy, mấy ai chống sự lănh đạo của đảng ấy trong chiến tranh ? Về phía người quốc gia và những người đồng hành, cũng rơ ràng. Dĩ nhiên, tinh thần quốc gia, tự do, dân chủ, tự chúng không đủ để h́nh thành một hệ tư tưởng quán xuyến, nhưng chống cộng với bất cứ lư do nào cũng đủ, trong hoàn cảnh ấy, để đặt người chống cộng vào thế của một đối thủ trong cuộc chiến tranh ư thức hệ. Trong cả hai phía, hiện nay, vẫn có người nghĩ rằng cuộc tranh chấp ư thức hệ phải giải quyết và chỉ có thể giải quyết bằng bạo lực. Họ sẽ chẳng bao giờ thảo luận với nhau. Điều đáng buồn cười, và đáng buồn, là số đông những người đó không phải ở trong Đảng cộng sản Việt Nam (C̣n mấy người thực sự tin tưởng vào những lư thuyết họ từng sùng bái ? Chỉ coi hành động cụ thể của họ cũng thấy) mà ở người Việt Nam di tản. Những người này có thể sẽ thắng một cách bất ngờ : những ǵ họ mong ước có thể sẽ được thực hiện, chỉ khác là chính guồng máy của Đảng cộng sản hôm nay sẽ thực hiện và thụ hưởng. Song ngày càng đông người, ở cả hai vị trí, chấp nhận rằng cuộc tranh chấp ấy có hại cho dân tộc hay, ít nhất, xử lư nó bằng bạo lực là điều nguy hại cho dân tộc.
Trả lời câu hỏi thứ hai phức tạp hơn, đau đớn hơn cho mọi người. Nhưng, mặt nào đó, đối với ai có đầy đủ thông tin, cũng dễ dàng hơn. Điều cốt yếu là phải phân biệt hai khía cạnh :
1) t́nh cảm của người nhập cuộc,
2) thực tế của sự kiện.
Về mặt t́nh cảm, nói chung, không một người Việt nào có quyền nghi ngờ ḷng yêu nước của người Việt khác. Về mặt thực tế của sự kiện, ta (những người sống ở hải ngoại) có tương đối đầy đủ tài liệu để xác định vai tṛ thực, ở mức độ thực, của Mỹ, Nga, Tầu, Đảng cộng sản Việt Nam, các chánh quyền liên tiếp ở Sài G̣n. Điều đó không khó. Khó nhất là ta dám nhận ta đă từng làm con rối tới mức nào. Ta chưa làm được điều đó, đương nhiên ta chưa dám hiểu chính ta trong thời cuộc đă qua, ta không có khả năng hiểu người khác và, không những ta không có ǵ đáng kể để nói với nhau, để nói với thế hệ sau, mà ta không có tư cách để nói bất cứ điều ǵ. C̣n lại : khả năng lải nhải tới chết những điều cũ rích, ngày càng ít người thèm nghe.
5-1992
Có nhà báo đă than : Việt Nam là nước của những nghịch lư. Câu đó công nhận : trong vũ trụ, có một nơi, một thế giới có thể có sự nghịch lư. Nơi đó là quả đất, thế giới đó là thế giới người. Câu đó thổ lộ đ̣i hỏi : phải chấm dứt sự nghịch lư. Thật mâu thuẫn : con người, kẻ khao khát lôgíc duy nhất trong trời đất, là nguồn gốc duy nhất của sự nghịch lư. Làm sao hiểu được, nếu sự nghịch lư không có lư của nó ? Ta thử t́m hiểu xem.
Thí dụ. Nhà nước Việt Nam cấm công dân, xí nghiệp, cơ quan trực tiếp sử dụng ngoại tệ. Ngân hàng nhà nước công khai mở quầy mua ngoại tệ, không đ̣i giấy xác nhận nguồn gốc. Sở điện thoại treo bảng giá bằng tiền Việt Nam và ... đôla. Và không ngần ngại thu đôla. Một cán bộ đi công tác nước ngoài, vội vă vay bạn dăm chục đôla để giải khát dọc đường, được nhân viên hải quan tốt bụng khuyên đừng khai, để ông lờ, cho mang đi. Như thế, dân phạm pháp, cán bộ nhà nước phạm pháp, cơ quan nhà nước phạm pháp. Xét cho cùng, bộ trưởng, chính phủ đều phạm pháp. Hội đồng nhà nước, Quốc hội để yên cho Chính phủ phạm pháp, cũng phạm pháp nốt. Tất cả đều là kẻ có tội. Lôgíc, không có ǵ nghịch lư cả. Đă có hệ tư tưởng coi con người bẩm sinh tội lỗi, con cháu Adam đều rơ. Điều duy nhất làm ta có cảm giác nghịch lư là : muốn sống lương thiện cũng không được, phải phạm pháp mới được tồn tại, trong khi ta tưởng điều đó không cần thiết.
Cơ chế xă hội biến mọi người, từ trên xuống dưới, thành người có tội không như mưa nắng ơn trời. Nó là sản phẩm của con người. Ta không có quyền quy những người chế tạo nó ngu, như thế thiếu nghiêm túc trong suy luận, thiếu tôn trọng người khác. Ta khao khát lôgíc, người khác cũng vậy. Phải t́m hiểu lôgíc sản sinh ra cơ chế ấy. Nơi phải t́m, dĩ nhiên là Hiến Pháp, bộ luật cơ bản, nền tảng của chế độ.
Hiến pháp nước Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên nguyên tắc : Đảng lănh đạo, Nhà nước quản lư. Đảng lănh đạo, đề ra những chủ trương cơ bản quyết định sự tiến (hoặc lùi) hoá của xă hội. Đảng cầm quyền nào cũng làm vậy. Đặc điểm duy nhất của Đảng cộng sản Việt Nam ở chỗ đ̣i lănh đạo nhưng không chịu quản lư, không chịu trách nhiệm về sự thực hiện những chủ trương của ḿnh. Như thế là đ̣i lănh đạo một cách vô trách nhiệm. Dĩ nhiên, vô trách nhiệm trong lănh vực thực tế, lănh vực duy nhất có lỗ có lời. Trong lư thuyết, Đảng không ngần ngại tự phê, nhận sai lầm, và... tiếp tục lănh đạo. Điều đó thuận lư : khi ta giới hạn quyền lănh đạo ở lời nói, sai lầm là lỡ lời, và tự phê, sửa sai giới hạn ở đầu lưỡi là đủ.
Nhà nước quản lư, đề ra và thực hiện những biện pháp cụ thể tác động vào đời sống xă hội. Như thế, Nhà nước chịu trách nhiệm về hành động của ḿnh. Nhưng hành động của con người cũng chẳng phải mưa nắng. Ư nghĩa, giá trị và, do đó, phần trách nhiệm của người hành động, c̣n tùy thuộc ư đồ chỉ đạo hành động. Không ai kết tội người mất trí. Nhà nước quản lư nhưng không lănh đạo là quản lư một cách vô trách nhiệm. Một phó thủ tướng, bị cách chức, thản nhiên nói : tôi không có lỗi v́ tôi chỉ chấp hành chủ trương của Đảng. Nói thế chí lư. Ông không từ chức v́ trách nhiệm với dân. Ông từ chức v́ ông tuân theo kỷ luật của Đảng. Thế thôi.
Mọi Đảng cầm quyền đều đặt người tin cậy vào những cương vị quyết định trong xă hội. Điều đó thể hiện sự thống nhất của quyền lực. Quyền lực thống nhất, không thể trốn trách nhiệm. Muốn vừa có quyền lực, vừa vô trách nhiệm trong việc sử dụng quyền lực, th́ quyền lực vừa phải tập trung (trong tay Đảng), vừa phải phân tán (không quy về ai rơ ràng, kể cả Tổng bí thư của Đảng). Đó là nhiệm vụ của chế độ hiện hành ở Việt Nam, một hệ thống chằng chịt, chồng chéo quyền lực, ranh giới không phân minh, trong nội bộ Đảng, giữa các cơ quan nhà nước, từ trên xuống dưới, từ quan hệ giữa Bộ chính trị, Tổng bí thư, Hội đồng Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Toà án, tới quan hệ giữa Chủ tịch và bí thư xă. Khi tai họa xẩy ra, mọi người sử dụng quyền lực đều có tội, đều vô tội, v́ không ai trách nhiệm toàn bộ chủ trương và hành động của ḿnh. Với tư cách đảng lănh đạo, tất nhiên Đảng có trách nhiệm. Nhưng trách nhiệm ấy, một bài diễn văn cũng đủ thanh toán. Với tư cách đảng quản lư, dĩ nhiên Đảng có trách nhiệm, nhưng trách nhiệm ấy, cứ nấp sau đảng lănh đạo là hết chuyện. Cuối cùng, với tư cách đảng cầm quyền, Đảng không có trách nhiệm ǵ hết, có thể tiếp tục cầm quyền. Khổ nhất, mặt nào đó, là đảng viên lương thiện, người luôn luôn bị chẻ đôi, không bao giờ có quyền, cùng một lúc, trách nhiệm lời nói và hành động của ḿnh, không bao giờ có quyền trách nhiệm nhân cách của ḿnh. Điều kiện tồn tại của kiếp sống ấy là vô trách nhiệm về chính ḿnh, giả dối với chính ḿnh.
Một chế độ như thế đ̣i hỏi sự h́nh thành phổ biến của con người mới, con người vô trách nhiệm. Trong suốt thời gian cầm quyền Đảng dầy công đào tạo nó trong hàng ngũ của ḿnh, trong guồng máy Nhà nước và trong xă hội, truy tố, cách chức, khai trừ những người c̣n ư thức trách nhiệm, nuôi dưỡng, đề bạt những kẻ vâng dạ vô lối, qua thanh lọc, chỉnh Đảng, chỉnh quân, chỉnh huấn, qua phương pháp giáo dục, đào tạo, lănh đạo, tổ chức và quản lư, trong mọi lănh vực, ngành nghề, cấp bực. Đó là ư nghĩa sâu sắc của những chiến dịch truy tố chủ nghĩa cá nhân : ư thức cá nhân là cơ sở của tinh thần trách nhiệm. Đó là ư nghĩa cơ bản của phương pháp lănh đạo tập thể : không ai chịu trách nhiệm. Đó là lôgíc nội tại của chế độ Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều đó giúp ta hiểu v́ sao, ngoài lănh vực chiến tranh giải phóng, các cương lĩnh liên tiếp của Đảng toàn lời văn kêu, kẻng, rỗng, v́ sao các Hiến pháp do Đảng đề xướng đều đầy mâu thuẫn về phân quyền lực : mục đích chính của chúng là tạo một chế độ trong đó mọi người đều có tội, đều vô tội, mọi người trách nhiệm tất cả, không ai trách nhiệm ǵ hết. Như thế, muốn nói ǵ th́ nói, muốn làm ǵ th́ làm, miễn sao đủ vây cánh, quyền lực để thủ chức là yên. Lôgíc này chẳng có ǵ xa lạ, nó là lôgíc của rừng xanh. Lôgíc của rừng xanh, chính là lôgíc tự nhiên trong thế giới sinh vật. Nó cho phép những sinh vật có bản năng tồn tại mănh liệt, có vài năng khiếu thuận lợi cho cuộc tồn sinh kiểu ấy, tồn tại và chiếm cương vị đầu đàn trong cộng đồng của chúng. Người cũng là sinh vật, do đó nó đă sống, đang phải sống và, đối với không ít người, c̣n muốn sống với lôgíc ấy. Lôgíc của thị trường hay lôgíc của Hiến pháp Việt Nam đều nằm trong lănh vực ấy. Chúng đều phù hợp với chủ nghĩa duy vật "biện chứng". Chính quyền Việt Nam ngại nhà văn, nghệ sĩ hơn ngại tư bản quốc tế, tư bản dân tộc, kẻ cướp và buôn lậu, hiểu rơ chính ḿnh.
Lôgíc của rừng xanh, dân tộc Viêt Nam đă gánh đủ trong gần nửa thế kỷ, qua hai cuộc chiến tranh. Mặt nào đó, chế độ hiện nay ở Việt Nam là sản phẩm của chiến tranh. Nhưng điều đó không cơ bản sau 17 năm hoà b́nh. Việt Nam không thuộc quyền tư hữu của Đảng. Quyền lănh đạo giành trong chiến tranh phải kiểm xét lại. Guồng máy Đảng sợ và trốn tránh sự kiểm xét ấy nên biến quyền lănh đạo của ḿnh thành một thứ quyền thiêng liêng, vượt nhân giới, thành vai tṛ do Lịch sử giao phó, thành quy luật... Hậu quả đương nhiên là mất ḷng dân. Trong xă hội, trách nhiệm chỉ có nghĩa trách nhiệm với người khác, các thứ trách nhiệm khác (với Chúa, Phật, Lịch Sử) thuộc đời sống riêng từng người. Càng mất ḷng dân càng điếc mù, càng điếc mù càng sai sót, càng sai sót càng sợ dân kiểm xét, càng trốn trách nhiệm, càng mất ḷng dân. Một ṿng luẩn quẩn không nguôi, cho tới khi trơ bộ xương mục, như ở các nước xă hội chủ nghĩa ở Đông Âu ? Đặt sự chân chính của quyền lănh đạo ngoài nhân giới, Đảng trốn trách nhiệm đối với dân, tự chém tương lai của ḿnh, tự hủy diệt khả năng thực sự lănh đạo, thực sự quản lư. C̣n lại ǵ ? Một mafia quyền lực, giật giây một tổ chức quần chúng (đảng viên cơ sở, không có quyền lực) với mục tiêu duy nhất : tồn tại, tồn tại với bất cứ giá nào để tận hưởng bổng lộc của quyền lực. Môi trường cần thiết cho lối tồn sinh đó là... rừng xanh, với lư tự nhiên của nó, cái lư vừa ghi lại trong Hiến pháp.
Như thế, ta hiểu được lư của mọi nghịch lư trong chế độ hiện hành ở Việt Nam. Không có ǵ lạ. Không có ǵ đáng thắc mắc. Tuy vậy, tiếng than ở đầu bài không vô lư. Nhưng cái lư của nó thuộc phạm trù khác. Bản thân khái niệm lư đ̣i hỏi sự hiện diện của một hiện vật không thuần lư. Nếu con người thuần lư, nó chẳng khác ǵ những hiện vật khác trong vũ trụ, nó sẽ tồn tại, vận động theo quy luật của tự nhiên trong thế giới sinh vật. Tính đặc thù ấy của con người, có người gọi là thiên tính, có người gọi là phi lư, có người gọi là tự do. Tự nó không thể có định nghĩa, không bị ràng buộc bởi quá khứ, không có tương lai cố định. Nhưng nó không thế tồn tại một ḿnh : nó không tự tại. Đúng sai, phải trái, có lư hay vô lư, gắn với khả năng tư duy. Tư duy gắn với khả năng ngôn ngữ. Ngôn ngữ là sản phẩm tập thể của loài người, qua lịch sử. Đó là một đặc điểm của thân phận người. Tư duy chỉ nẩy sinh trong bộ óc cá thể, nhưng ngay lúc nẩy sinh nó đă gắn liền với cả nhân loại, xưa và nay. Nói cách khác, con người không thể tự do hay nô lệ, phải hay trái, có lư hay vô lư một ḿnh. Khi nói anh có lư của anh, tôi có lư của tôi, họ có lư của họ, ta chấp nhận điều ấy. Rơ ràng cái lư ở đây không liên quan tới lôgíc vận động của tự nhiên trong bất cứ lănh vực nào. Nó là cái lư của yêu cầu sống chung giữa người với người, và yêu cầu đó dựa trên tính không thuần lư của con người. Chính v́ c̣n người, một mặt là tự do, mặt khác không thể tồn tại với tính người một cách độc lập với người khác, mà trong quan hệ với nhau cần phải có lư hay, nói đúng hơn, phải có luật chơi. Luật chơi không có quy luật. Cơ sở của luật chơi là : trên nguyên tắc chấp nhận tự do của người khác, muốn chơi với nhau, muốn chung sống. Do đó, không có luật chơi vĩnh cửu. Nhưng khi con người đă chấp nhận một luật chơi (dù để chơi xấu, v́ xấu chỉ có nghĩa xấu đối với luật chơi được chấp nhận làm chuẩn), luật chơi đó đủ sức tạo một thế giới tạm ổn định trong đó con người có thể yên tâm sống với nhau trong sự khác biệt và mâu thuẫn, trong tự do. Khi luật chơi hết thích hợp, bàn với nhau sửa đổi. Luật chơi đó, ở mức quốc gia, gọi là pháp luật. Những nguyên tắc cơ bản của nó ghi trong Hiến pháp. Nó h́nh thành khi nó thể hiện sự đồng t́nh chung sống của cộng đồng dân tộc. Điều ấy đ̣i hỏi dân chủ, tự do, ư thức công dân và văn hoá. Dĩ nhiên, v́ con người cũng là con vật, pháp luật vừa phải thể hiện lư của con tạo, nhất là khi nó c̣n ràng buộc loài người nặng nề, vừa phải thể hiện lư của con người, yêu cầu chung sống để được làm người của nó. Do đó, bộ luật nào cũng có phần vô lư của nó, thí dụ, vừa khẳng định quyền lao động, vừa xác nhận quyền đào thải... Do đó, bộ luật nhân bản nào cũng khẳng định một số nguyên tắc hoàn toàn vô lư trong tự nhiên : sự b́nh đẳng giữa mọi người chẳng hạn. Nói như thế nghĩa là quyền làm người không thể có ngoài đạo làm người. Cái lư đẻ ra luật chơi, luật chung sống trong tự do, thực chất, là t́nh. V́ vậy, người trách ta vô lư, ta không bực, người trách ta vô t́nh, ta dễ đau, vô lư không ? V́ vậy, chính quyền Việt Nam sợ nhà văn có t́nh, tu sĩ, đảng viên c̣n lư tưởng, công dân lương thiện, trọng lẽ phải, hơn sợ đơn vị biệt kích hay cán bộ lănh đạo bất tài, tham nhũng. V́ vậy, quyền cư trú, đi lại, thông tin, báo chí, xuất bản, tranh luận... là những thứ guồng máy Đảng chỉ cho thuê, không thể chấp nhận. Việt Nam ta có câu truyền thống, ăn ở cho có t́nh, không có tương đương trong văn hoá Pháp. Sau bấy nhiêu năm sống với luật rừng, có lẽ đă đến lúc nhớ di sản văn hoá của tổ tiên, đóng góp nó cho văn minh nhân loại hôm nay bằng cách thực hiện nó ngay trên nước ḿnh, ngay trong quá tŕnh tiếp thu những luật chơi tiến bộ nhất của thế giới.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân. Cách đây gần 600 năm, Nguyễn Trăi viết vậy. Một chế độ buộc mọi người phải phạm pháp mới có quyền tồn tại, một chế độ lấy luật rừng làm luật chơi giữa người với người, chế độ ấy không thể yên dân ; ngược lại, nó gieo mầm hỗn loạn, khủng hoảng, có thể đẫm máu, vào tương lai. Nó phi nhân, phi nghĩa, hay nói như nhà báo nọ, nó nghịch lư v́ nó từ bỏ nguồn gốc chân chính duy nhất cho phép thiết lập một quan hệ không tự nhiên, một quan hệ nhân bản giữa người với người : tự do ưng thuận. Nói như người Việt Nam : nó bạc t́nh. Do đó, dân đen chẳng mấy ai mất thời giờ t́m hiểu cái lư có thực của nó.
1992
Đa số người Việt, kể cả người cộng sản, muốn đấu tranh cho tự do, dân chủ. Đối tượng của họ là ai ? Ở Việt Nam ngày nay, phe nào, gồm những ai, nắm chính quyền, và nắm tới mức nào ? Ngay người cộng sản cũng không biết được.
Chế độ Việt Nam thuộc loại chế độ toàn trị[141] chưa hoàn chỉnh. Quá tŕnh h́nh thành chế độ toàn trị do các đảng cộng sản tiến hành có mấy đặc điểm phổ biến :
1) Thủ tiêu, vô hiệu hoá tất cả các lănh tụ có tầm vóc, tên tuổi, uy tín của đảng.
2) Thủ tiêu, khai trừ, vô hiệu hoá đảng viên có lư tưởng, có ư thức trách nhiệm, bằng hai biện pháp cơ bản : thanh lọc, và kết nạp ồ ạt đảng viên mới, lấy thịt đè người.
3) Vô hiệu hoá Nhà nước, các tổ chức quần chúng, dùng chúng làm cây kiểng, b́nh phong cho đảng.
4) Vô hiệu hoá bản thân đảng, dùng đảng làm b́nh phong cho ban chấp hành trung ương.
5) Vô hiệu hoá ban chấp hành trung ương, dùng nó làm b́nh phong cho bộ chính trị.
6) Vô hiệu hoá bộ chính trị, dùng nó làm b́nh phong cho tổng thư kư, ban thư kư, ban tổ chức trung ương.
7) Dùng công an kiểm soát, kiềm chế tất cả các tổ chức mặt tiền cũng như nội bộ đảng, ở mọi lớp vỏ, mọi cấp bực.
8) Phân tán bản thân công an thành nhiều guồng máy, đan chéo nhau, khiến ngay cả thủ trưởng công an cũng không nắm toàn bộ guồng máy công an.
Khi nó hoàn chỉnh, "thể chế" lạ lùng này có một đặc điểm hoàn toàn mới lạ, khó hiểu : bất cứ ai, ở bất cứ cương vị nào, kể cả thủ trưởng công an và tổng bí thư, bất cứ lúc nào, cũng có thể bị loại trừ mà không tài nào đoán được v́ sao và quyết định cuối cùng do ai.
Phương pháp, những bước đường thực hiện quá tŕnh này có thể khác nhau. Bước đầu của nó, bước khó khăn nhất, là loại trừ đảng viên thời dựng đảng, thường là người đi tới chủ nghĩa cộng sản v́ lư tưởng, v́ ư thức trách nhiệm.
Năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam có khoảng 5000 đảng viên, trong đó có khoảng 1800 nằm tù. Đảng ấy có tính chất tiên phong rơ rệt. Từ đó tới 1953, đảng ấy phát triển trong ḷ thử thách của kháng chiến chống Pháp. Theo tài liệu của Đảng cộng sản Việt Nam, lúc đó có 740.000 đảng viên. T́nh h́nh Việt Nam lúc đó khá đặc biệt. Lực lượng duy nhất đáng kể, có tổ chức, là đảng Lao động. Nhưng chính quyền quốc gia lại nặng tính chất mặt trận dân tộc. Những người như ông Lê Đức Thọ, thậm chí ông Trường Chinh, không có vai tṛ, quyền hành lớn trong chính quyền. Lúc đó, vai tṛ lănh đạo của đảng không là một nguyên tắc của chính quyền.
Năm 1953, cuộc thanh lọc bắt đầu, đẫm máu : cải cách ruộng đất. Tài liệu về sự kiện này c̣n hiếm hoi, nhưng cũng đủ để xác nhận : bộ máy điều khiển cải cách ruộng đất đă giết 11.000 ngh́n đảng viên, khai trừ, cách chức một số (không khẳng định được) đảng viên, đoàn viên, cán bộ... và thay vào đó một lớp người nhờ vả nó mà có quyền lực, thậm chí có tư duy "mới" ! Theo "thống kê" của ban cải cách ruộng đất, 40% đảng viên, cán bộ, thuộc thành phần phản động, là người của địch gài vào tổ chức. Tỷ lệ khôi hài đó tiết lộ quy mô của cuộc thanh trừng nội bộ đảng. Không biết, sau cải cách ruộng đất, trong đảng c̣n lại bao nhiêu người đă gia nhập đảng trên cơ sở ư thức cách mạng của cá nhân ḿnh mà c̣n được trọng dụng, tin cậy ? Song song với cuộc thanh trừng này, đă h́nh thành một bộ máy quyền hành tập trung vào ban tổ chức trung ương ? Bộ máy ấy đă làm bàn đạp cho các ông Lê Duẩn, Lê Đức Thọ củng cố quyền lực năm 1960 ? Điều chắc chắn là từ đó :
a/ quyền lực nhà nước đặt dưới quyền lực của đảng
b/ các lănh tụ lịch sử như Hồ Chí Minh, Phạm văn Đồng, Vơ Nguyên Giáp, và ngay cả Trường Chinh, ngày càng bất lực.
Một thủ tướng, đồng thời là ủy viên bộ chính trị, mà không có quyền bổ nhiệm bộ trưởng của ḿnh nghĩa là ǵ ? Nghĩa là, đơn giản, ông không thực sự nắm chính quyền. Một đại tướng, đồng thời là bộ trưởng bộ quốc pḥng và ủy viên bộ chính trị, lúc điều quân, chỉ c̣n là một ủy viên b́nh thường của Quân ủy trung ương là thế nào ? Là không c̣n quyền điều khiển quân đội nữa.
Có lẽ nếu chiến tranh Việt Nam chấm dứt năm 1954 bằng sự toàn thắng th́ chế độ Việt Nam đă mau chóng đi vào khuôn mẫu Staline, và người nắm quyền lực duy nhất c̣n lại có lẽ là ông Lê Đức Thọ. Nhưng chiến tranh, tuy thuận lợi cho sự h́nh thành chế độ toàn trị, cũng tạo điều kiện cưỡng lại nó. Trong chiến tranh, nhất là một cuộc chiến tàn bạo, dai dẳng như chiến tranh Việt Nam, nắm một guồng máy vô danh không đủ để tồn tại, huống chi là chiến thắng. Nếu chỉ cần bấy nhiêu, phương tiện kỹ thuật, tŕnh độ tổ chức của Mỹ đă thắng từ lâu. Cứ coi chiến tranh Triều Tiên và chiến tranh Vịnh cũng đủ thấy. Chiến tranh là một loại quan hệ giữa người với người. Chiến thắng đ̣i hỏi ư chí chiến đấu và tổ chức, ư chí của những con người có tổ chức, tổ chức của những con người có ư chí chiến đấu tới cùng. Trong chiến tranh, lư tưởng cộng sản của đảng viên, đoàn viên, ḷng yêu nước của quần chúng, quân đội... là điều kiện tồn tại của bản thân cái guồng máy h́nh thành qua cải cách ruộng đất. Ông Lê Đức Thọ giỏi nắm guồng máy, nhưng chưa hề có tác phẩm lư luận đáng kể, chưa hề sáng tạo một khẩu hiệu chính trị có sức lôi cuốn quần chúng. Ông Lê Duẩn, ngược lại, là một trong những lănh tụ cộng sản viết lách nhiều nhất, tạo ra một số luận điểm, lư thuyết, khẩu hiệu có thể dùng để củng cố niềm tin và cổ vũ quần chúng. Hai người này bổ sung cho nhau.
Phải tới năm 1975, trong hoà b́nh, quá tŕnh "xây dựng" chế độ toàn trị mới phát triển hết ḿnh theo lôgíc riêng của nó, dẫn tới sự vô hiệu hoá hoàn toàn Nhà nước, đảng và đảng viên. Các lănh tụ lịch sử lần lượt về hưu. Các tổ chức quần chúng bị tê liệt hoá, biến thành cây kiểng, b́nh phong. Các cấp chính quyền, quân đội, đảng, ồ ạt đổi tay, ngày càng lệ thuộc một bộ máy duy nhất : công an. Trước khi ông Lê Đức Thọ chết, lănh tụ số hai của đảng là một ông... Nguyễn Thanh B́nh, không ai biết là ai. Một con người của bóng tối. Trong thời gian này đảng cộng sản mở hai đợt kết nạp đảng viên, và nhiều cuộc thanh lọc ráo riết. Ở Việt Nam, có chuyện tiếu lâm : mỗi lần Đảng kết nạp đảng viên, xă hội sạch sẽ thêm một tí. Đủ thấy dân đen tinh mắt.
Ngày nay, t́m hiểu ai thực sự nắm quyền ở Việt Nam thật không phải chuyện dễ. Đằng sau các lớp b́nh phong, kể cả bộ chính trị, ai nắm những ǵ ? Cuối cùng, ai nắm công an, quân đội, và thực sự nắm tới mức nào ? Ngay người đảng viên cũng không thể biết.
Phải chăng chế độ cộng sản là một loại chế độ tôn giáo ? Điều này đúng một phần, phần ngoài mặt. Về lư thuyết, nó dùng một thần linh (Lịch sử) làm nền tảng cho quyền lực. Nhưng mọi thể chế tôn giáo đều dựa vào hai yếu tố :
a/ ḷng sùng đạo của quần chúng.
b/ một tổ chức công khai, có mặt, có ngọn, có ngành.
Ngay trong một chế độ như thế, quyền lực cũng có giới hạn, có ranh phận. Từ trên xuống dưới đều có chức, có phận, có tên, có quyền và trách nhiệm thực thụ. Chế độ toàn trị khác hẳn. Nó không cần ḷng sùng đạo của quần chúng để tồn tại, đó chỉ là một lớp son chẳng mấy ai chú ư, nhất là những người nắm quyền lực. Nó không muốn có mặt tiền trung thực với thực thể của nó.
Phải chăng chế độ hiện hành ở Việt Nam là chế độ công an trị. Điều đó hiển nhiên, nhưng cũng chỉ đúng một phần. Nó che lấp tính đặc thù của chế độ. Trong một chế độ công an trị, tổ chức công an, tuy bí mật, vẫn là một hệ thống thông suốt, dưới quyền chỉ huy của một thủ lĩnh. Mặt tiền của nó trung thực với thực thể của nó. Đánh gục đầu năo của nó, nó sẽ tan ră. Chánh quyền ông Diệm, ông Nhu, đoạn cuối, mang tính chất ấy. Chế độ toàn trị mang tính chất khác : một Beria quyền bính đến thế, chỉ cần hai lính quèn cũng đủ bắt và loại. Nhưng toàn bộ hệ thống quyền lực lại không sứt mẻ, ngay Khroutchev cũng phải phục tùng. Chế độ toàn trị là một loại chế độ công an trị vô danh.
Vậy chế độ hiện hành ở Việt Nam là chế độ toàn trị ? Cũng lại chỉ đúng một phần. Từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nó đều có điểm giống và điểm khác cơ bản với Liên xô thời Staline. Thường dân tỏ ra nhậy bén hơn chính khách và các nhà lư luận chính trị khi định nghĩa nó : mafia da vàng. Trong tư cách ấy, quyền lực của những người thực sự nắm quyền ở Việt Nam hôm nay không thuộc loại quyền lực chính trị. Nó là quyền lực vô danh của mafia.
Quyền lực chính trị, chính quyền, là một h́nh thái quan hệ cộng đồng công khai giữa người với người. Nó h́nh thành khi con người cùng hành động trong không gian công cộng. Qua quá tŕnh ấy, con người tạo và trao quyền lực cho nhau, ở nhiều mức độ, bằng nhiều phương pháp, qua nhiều h́nh thức khác nhau. Bất kể phương pháp, h́nh thức nào h́nh thành ra nó, chính quyền luôn luôn mang tính chất công khai. Nó có mặt tiền khớp với thực thể của nó. V́ thực thể ấy thể hiện quan hệ cộng đồng giữa con người, nó có một tính đặc thù : nó chỉ tồn tại hữu hiệu khi con người tin tưởng vào nó. Người nắm chính quyền thực sự có quyền lực khi chế độ chính trị thể hiện luật chơi được một công đồng dân tộc chấp nhận, bảo vệ, nuôi dưỡng. Nói thế nghĩa là : văn hoá là nền tảng cuối cùng của mọi thể chế chính trị. Điều này không có nghĩa chế độ chính trị có thể độc lập hoàn toàn với nền tảng kinh tế. Nhưng, trên cùng một nền tảng kinh tế, con người có thể sáng tạo nhiều chế độ chính trị khác nhau, có khi một cách cơ bản, thí dụ như nền dân chủ Athènes xây dựng trên cơ sở kinh tế nô lệ. Tiềm năng sáng tạo ấy nằm trong văn hoá của các cộng đồng người.
Quyền lực của mafia đương nhiên cũng là một h́nh thái quan hệ giữa người với người. Nhưng nó không thuộc loại quyền lực chính trị. Nó thuộc loại quyền lực của rừng già. Nó h́nh thành qua sự cấu kết trong bóng tối của những kẻ vô danh, sử dụng bạo lực dưới dạng khủng bố để hà hiếp, trấn áp đồng loại. V́ nó thuộc loại quan hệ rừng già, nó không cần, không muốn, không thể thể chế hoá được, nó không thể có mặt tiền trung thực với thực thể của nó. Nó phải núp sau những b́nh phong bất lực như Đảng, Nhà nước, tổ chức quần chúng. Chính nó lập ra những b́nh phong bất lực ấy. Chính nó tổ chức những đại hội Đảng, bố trí thành phần ban chấp hành trung ương, bộ chính trị, ban bí thư, ban tổ chức trung ương. Chính nó đặt ra những nguyên tắc sinh hoạt và hành động khiến không ai tài nào biết ai thực sự trách nhiệm cái ǵ trong Đảng. Xuyên qua Đảng, nó giật giây Nhà nước, tổ chức quần chúng. Người ta sợ nó như con thú sợ rừng già : nó không có mặt, không có tên. Sự sợ hăi của thời nguyên thủy ấy chính là điều kiện tồn tại của quyền lực mafia. Khủng bố ngầm là vũ khí cơ bản nhất của nó. V́ thế, ngay trong thế mạnh, nó vẫn ngại phải dùng tới toà án, ngại lộ diện. Điều kiện tồn tại cơ bản nhất của nó là bóng tối. Lôi nó ra ánh sáng, bắt nó hiện nguyên h́nh, là mở màn khai trừ nó. Không phải t́nh cờ mà chính sách đă dẫn nó tới sự tiêu vong ở Liên Xô mang tên Glasnost. Không phải t́nh cờ mà nó suy thoái nhanh khi nó buộc phải lộ mặt mới hành động được. Không phải t́nh cờ mà trong chính sách đổi mới của Đảng cộng sản Việt Nam, điều khó đổi mới nhất là công khai hoá quyền lực, là nói thẳng, nói thực, nói công khai.
Ngày nào quyền lực kiểu mafia chi phối được toàn bộ xă hội, từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, trong bất cứ lĩnh vực sinh hoạt nào, ngày đó h́nh thành chế độ toàn trị. Ngày đó nó có thể cử bất cứ ai, càng ít bản lĩnh càng tốt, vào các cơ quan b́nh phong của nó, kể cả bộ chính trị. Khi "đại diện" khốn khổ của nó phải công khai đảo chính Gorbatchev, mọi người ngỡ ngàng chứng kiến một mớ anh nhợt nhạt, nháo nhác như thây ma : họ đă phải lộ mặt dưới ánh đèn.
Quá tŕnh h́nh thành chế độ hiện hữu ở Việt Nam phát triển trong hoàn cảnh phức tạp, có nhiều yếu tố thuận và nghịch khuynh hướng h́nh thành quyền lực kiểu mafia. Yếu tố thuận đầu tiên là sự khủng bố những người yêu nước của thực dân, đế quốc, dồn họ vào hoạt động bí mật. Yếu tố thuận thứ hai chính là chiến tranh. Chiến tranh đ̣i hỏi tổ chức và kỷ luật thép. Chiến tranh cách mạng giữa một lực lượng ban đầu nghèo nàn, yếu ớt, với một đại cường quốc, đ̣i hỏi một tổ chức bí mật tối đa. Người chiến đấu biết v́ sao ḿnh chiến đấu, không biết ai thực sự lănh đạo ḿnh.
Cưỡng lại khuynh hướng trên, có một số sự kiện.
1) Chiến tranh cách mạng Việt Nam, đoạn hai, tiến hành trong sự tranh chấp giữa Liên xô và Trung quốc. Những nhà lănh đạo Việt Nam phải luôn luôn chơi tṛ đi trên giây căng, t́m thêm đồng minh ở phía khác. Qua quá tŕnh này, người Việt cũng hiểu phần nào giá trị hết sức tương đối của chủ nghĩa quốc tế vô sản và tấm ḷng vị tha đáng khả nghi của hai ông anh lớn. Khroutchev và Chu Ân Lai bắt tay nhau, ép Phạm văn Đồng kư Hiệp định Genève 1954, Khroutchev chủ trương đưa hai nước Việt Nam vào Liên Hiệp quốc, Mao Trạch Đông vừa hô hào đánh Mỹ, vừa tổ chức tiếp đón Nixon, rồi Liên xô và Trung quốc cùng cúp viện trợ quân sự sau 1973. Bấy nhiêu cũng đủ để người Việt thấy tính chất hết sức tương đối của các chủ nghĩa quốc tế vô sản.
2) Bản thân chiến tranh là một cản trở to lớn đối với sự h́nh thành, củng cố và phát triển quyền lực kiểu mafia. Chiến tranh là thử thách lớn nhất đối với mọi tổ chức, mọi con người. Nó đ̣i hỏi ư chí chiến đấu và chiến thắng của quần chúng, của quân đội, của đảng viên, đoàn viên. Chiến tranh chấm dứt khi một đối thủ bị tiêu giệt hay mất ư chí chiến đấu. Ư chí ấy, tiền, vũ khí, kỹ thuật, kỷ luật, công an đều không đủ khả năng xây dựng, duy tŕ. Mỹ đă thua v́, tuy dư tiền, dư vũ khí, dư kỹ thuật, dư khả năng tổ chức, nhưng lại thiếu ư chí chiến đấu của quần chúng. Đảng cộng sản đă thắng v́ có ư chí ấy và có đủ người Việt Nam chia xẻ ư chí ấy. Chính v́ thế, trong chiến tranh nó c̣n tồn tại được với tư cách một cái đảng, chưa bị guồng máy quyền lực kiểu mafia kia rút ruột, hớp hồn : nó là bia đỡ đạn cho guồng máy ấy.
3) Người Việt không có truyền thống cuồng tín. Kiến thức bị giới hạn của họ về thế giới hiện đại khiến họ dễ chấp nhận niềm tin của những người đứng mũi chịu sào trong cuộc chiến đấu giải phóng quê hương, mặc dù họ chẳng hiểu biết ǵ về chủ nghĩa mácxít. Niềm tin này nặng t́nh cảm, đạo đức hơn lư trí, tôn giáo. Một khi đất nước đă độc lập, thống nhất, chẳng mấy ai ham tử v́ đạo, nhất là trước cuộc loạn đả ngoạn mục giữa nhà thờ Moscou và nhà thờ Bắc Kinh.
4) Cuối cùng, quá tŕnh h́nh thành chế độ Việt Nam hôm nay, sau thời chiến, khai triển lúc phe xă hội chủ nghĩa lâm vào khủng hoảng toàn diện. Bản thân Liên xô và Trung quốc không đủ khả năng nuôi đỡ, dù ở mức ngắc ngoải, một nước đông dân như Việt Nam. Kinh tế Việt Nam sớm đi vào khủng hoảng, buộc đảng cầm quyền phải "đổi mới". Quá tŕnh h́nh thành chế độ toàn trị, do đó, cũng bị chựng lại ở một số khâu, đặc biệt khâu kinh tế.
Hiện nay, chế độ thực của Việt Nam là hậu quả của những sự kiện hỗn độn ấy. Về kinh tế, Việt Nam đă đi vào thị trường tư bản quốc tế, đang lao vào phương thức sản xuất tư bản rừng, nặng tính mại bản, buôn người, bán nguyên liệu hơn tính sản xuất. Về quyền lực, có hai quyền lực song song. Đảng cộng sản tuy đă thủng ruột, nhưng chưa hẳn đă đứt ruột. Nó chưa thành đơn thuần một cây kiểng, một b́nh phong. Nó c̣n giữ vai tṛ quan trọng, mặc dù đă tê liệt khá trầm trọng. Guồng máy công an vô danh, quyền lực mafia, tuy rải rác khắp các nơi, các cấp, nhưng chưa nuốt chửng xong Đảng và quân đội, thậm chí chưa thống trị được toàn bộ công an. Ba lực lượng có tổ chức duy nhất ở Việt Nam hôm nay là : Đảng cộng sản, guồng máy công an vô danh, quân đội. Quân đội là lực lượng dễ bị lũng đoạn nhất, nhưng đồng thời khó kiểm soát nhất, v́ lính gắn bó với dân, chỉ là lính tạm thời. Dùng quân đội nhân dân khó, dùng lính nhà nghề, lính đánh thuê dễ hơn. Khuynh hướng xây dựng quân đội nhà nghề có cơ phát triển mạnh. Ba lực lượng này vừa kèn cựa với nhau, vừa đan chéo nhau. Cuộc tranh chấp sẽ dẫn tới ǵ ? Một chế độ đảng trị hay quân phiệt b́nh thường ? Một chế độ toàn trị ? Một chế độ nào khác ? Không ai tiên đoán được.
Đảng viên, đoàn viên, cựu đảng đoàn viên, tất cả những người, v́ lư do này hay lư do khác, đang hay đă có lúc tham gia, ủng hộ Đảng cộng sản Việt Nam, đổ đồng có lẽ cũng phải tới dăm bẩy triệu người. Như thế, hiếm có người Việt không có quan hệ gia đ́nh hay bè bạn với một người thân cộng hay một người cộng sản Việt Nam. Gặp họ, ta hết sức phân vân. Ta khó đồng nhất cá nhân họ với những hành động chướng tai gai mắt hoành hành xă hội. Nhưng rơ ràng họ là đảng viên, đoàn viên... Ta chưa hiểu : trong tư cách ấy, họ đă bất lực từ lâu, và những cấp "đại diện" họ cũng vậy.
Đương nhiên, guồng máy quyền lực kiểu mafia chỉ là thiểu số. Nó nắm thực quyền một cách vô danh và do đó khó nhận diện.
Những người mong muốn dân chủ, tự do cho đất nước, trong đó có người cộng sản chân chính, thủy chung với lư tưởng nhân đạo của ḿnh, nhưng muốn quét sạch cái chủ nghĩa xă hội hiện thực mà họ nếm mùi đă quá thừa, cần nhận diện rơ đối thủ đích thực của ḿnh, con bạch tuộc vô danh vô diện đang cắm ṿi vào Đảng, công an, quân đội, Nhà nước và tài sản quốc gia.
Riêng với người cộng sản chân chính, đối thủ của họ không ở ngoài Việt Nam, không nằm trong quần chúng nhân dân, bất kể từng lớp nào. Nó nằm ngay trong ḷng Đảng. Nó là cái nọc độc các đồng chí cố vấn Trung quốc đă cấy vào Đảng cộng sản Việt Nam từ thời cải cách ruộng đất. Phải bứt nó đi, mới có cơ xây dựng lại một đảng lành mạnh, phục vụ lư tưởng, một thành viên b́nh thường của dân tộc. Hiện tượng cựu Đảng cộng sản Lituanie, sau khi mất chính quyền, không c̣n ǵ hấp dẫn với giống bạch tuộc nữa, thắng cử trong một cuộc bầu cử tự do đáng để cho mọi người suy ngẫm.
Những người hô hào chống cộng một cách hồ đồ, vơ đũa cả nắm, miệt thị đồng bộ các lănh tụ của Đảng cộng sản và kháng chiến Việt Nam, toàn bộ những người cộng sản Việt Nam, không những chơi tṛ trứng trọi đá vô bổ, mà c̣n tạo cho con bạch tuộc kia điều kiện thuận lợi nhất để núp sau "chiến tranh" ấy mà lớn mạnh. Do đó, chính nó cũng nỗ lực tưới dầu vào ngọn lửa c̣m, đồng nhất tất cả người Việt ở hải ngoại với vài tổ chức "chống cộng" le que, gây căng thẳng tối đa làm hỏa mù cho nó. Trong khi đó nó trịnh trọng trải thảm đỏ rước tư bản quốc tế vào kinh doanh.
Con bạch tuộc vô danh kia là đối thủ đích thực của mọi phong trào và đảng phái chính trị, bất kể chính kiến, kể cả Đảng cộng sản Việt Nam, v́ quyền lực nó nhắm không thuộc loại quyền lực chính trị mà thuộc loại quyền lực mafia. Do đó, nó chỉ có thể sống và lớn mạnh trong bóng tối. Vũ khí nguy hiểm nhất đối với nó không phải súng đạn mà là ánh sáng, là nói thẳng, nói thật, nói công khai. Như Dương Thu Hương chẳng hạn. Lôi nó ra ánh sáng, nó sẽ khắc khoải ngay. Điều đó dễ hiểu. Cộng đồng người khác cộng đồng thú ở một điểm cơ bản : nó không chấp nhận lấy luật rừng làm nền tảng cho quan hệ xă hội. Quyền lực kiểu mafia không thể tồn tại lâu giữa thanh thiên bạch nhật. Ngay ở Ư, nơi nó đă lũng đoạn lâu năm cả kinh tế, Nhà nước và các đảng phái chính trị, khi bị lôi ra ánh sáng của công luận, nó bủn rủn ngay.
Hiện nay, ở Việt Nam, nó sợ nhất ánh sáng của thị trường, của thông tin, ngôn luận, văn học và nghệ thuật. V́ sao ?
V́ ăn mút giữa thanh thiên bạch nhật của thị trường tự do khó hơn ḅn rút ruột gan của Nhà nước, của nhân dân trong bóng đêm của "thể chế" toàn trị. Tuy vậy, dưới dạng tư sản đỏ, cấu kết với tư bản quốc tế, nó có khả năng chiếm quyền lực kinh tế. Nếu chuyện ấy thành, nó sẽ thôn tính cả Đảng, quân đội, công an, Nhà nước, bằng... dollars. Ngược lại, nó bất lực trước ánh sáng của thông tin, ngôn luận, văn học và nghệ thuật. V́ khả năng tồn sinh của nó gắn liền với quy luật của rừng già, nó có thể tự thích hợp với thị trường tự do, không thể thích nghi với tự do thông tin, ngôn luận... với toà án của dư luận.
Thông tin, ngôn luận, văn hoá, nghệ thuật, chính là thứ ánh sáng xua đuổi bóng đêm của rừng già, tạo dựng nhân giới, khai sinh và duy tŕ không gian chính trị của con người, điều kiện và cơ sở của một chính quyền thực thụ. Do đó, xưa nay và măi măi, con bạch tuộc kia tập trung chuyên chính của nó vào đó, vàơ trí thức, văn nghệ sĩ, vào những người làm văn học. C̣n tự do buôn lậu, lừa đảo, cướp giật, tham nhũng, bôi nhọ, chia rẽ, đâm chém... nó xin mời. Đó là những trận địa thuộc sở trường cố hữu của nó.
4-1993
Sinh thời Jean Paul Sartre coi ông là một trong số rất hiếm những người mácxít không ch́m đắm trong tụng niệm, dám xông pha nơi biên ải của sự hiểu biết. Đúng là Trần Đức Thảo đă xông pha khi ông công bố Phénoménologie et matérialisme dialectique[142]. Ông đă t́m cách thống nhất tính ư hướng (intentionnalité) của ư thức, tính tự do của con người với quá tŕnh vận động của Lịch sử. Ông đă theo rơi những bước đi chập chững của sinh học cuối thập niên 1940, cố t́m nhịp cầu nối liền sự sống với tư duy. Ông đă choảng cả trọng khối của hiện thực vào quan điểm siêu việt (transcendance) của các bạn đồng song ở phố Ulm. Đối với các nhà "mácxít" chính thống, ông làm loé sáng cái intentionnalité rất có vấn đề. Hai sự khước từ ấy, hai đ̣i hỏi ấy, là nội lực quán xuyến những tác phẩm của ông. Trong cơi hỗn mang của Lịch sử, ông đ̣i được trọn vẹn cả phần xác lẫn phần hồn. Một con người tự do. Đă 40 năm nay.
Ngày ấy, tương lai Trần Đức Thảo tưởng chừng rộng mở và sáng chói. Rốt cuộc, nó tối om, như tiền đồ của chị Dậu trong Tắt đèn. Là người triệt để mácxít, ông không tin có thể phủi đời mà hiểu được con người. Sự thấu hiểu thế giới chỉ chớm nở, hưng phấn thông qua hành động. Ông muốn trả giá, trả nợ đời để được tư duy thân phân con người cho tới cùng :
"Phần thứ nh́ của Phénoménologie etmatérialisme dialectique (1951) do đó đă dẫn tôi tới một ngơ cụt, và lúc đó tôi đă hy vọng t́m ra giải pháp trong cách mạng Việt Nam. Cuối sách, khi nói tới "vận động hiện thực của lịch sử", chính là bóng gió nói tới cách mạng Việt Nam[143]".
Trung thành với truyền thống sĩ phu, ông xếp bút nghiên, rời Pháp, về chiến khu Việt Nam. Con người tự do ấy đă tự biến ḿnh thành chiến sĩ. Là nhà triết học, qua chiến đấu, ông sẽ khắc tự do của ḿnh vào quá tŕnh xây dựng nhân cách của nhân loại.
Người ta kể lại rằng Trần Đức Thảo ước mơ thuyết giảng chủ nghĩa Mác cho các nhà lănh đạo Đảng. Nếu đúng vậy, quả là bé cái lầm. Họ xếp ông vào một xó để dịch tác phẩm của tổng bí thư Trường Chinh ra tiếng Pháp, nhân tiện để dạy ông chủ nghĩa Mác hiện thực của guồng máy Đảng.
Chủ nhiệm Khoa sử Trường đại học tổng hợp, mà rồi Trần Đức Thảo bị cấm giảng dạy, phải dịch thuật lặt vặt để sống, phải bán dần bán ṃn những bộ từ điển để ăn. Họ chặt đứt mọi liên hệ của ông với thế giới, họ cô lập ông ngay giữa đồng bào của ḿnh. Ông vẫn nghiên cứu với những phương tiện trong tầm tay. Vẫn mộtnỗi ám ảnh khôn nguôi : làm sao, một ngày kia, liên hợp được những cỗi rễ vật chất, sinh vật, lịch sử, xă hội của con người với ư thức tự do của nó. Lâu lâu, giữa hai đợt bom Mỹ, ta vẳng nghe tiếng nói của Trần Đức Thảo. Đâu đó một bài nghiên cứu đăng trên một tạp chí. Ta biết ông c̣n sống, c̣n tư duy. Thế là đủ ! Chẳng có ǵ đáng tự hào, cũng chẳng có ǵ phải dằn vặt lương tâm. C̣n biết bao việc khác, cấp bách, phải làm. Vả chăng, có điều luật văn minh nào kết tội sự thờ ơ trước một tư duy đang lâm nguy ?
Rồi tới lúc họ bán tống bán tháo chủ nghĩa cộng sản. Bán, bán hết. Hải sản, dầu mỏ, hồng ngọc, gỗ quư... đàn ông, đàn bà, trẻ con, từng container, từng chuyến charter, Đông Tây Nam Bắc, đủ mười phương tám hướng... bán luôn cả linh hồn của Đảng. Ông chẳng bao giờ có ǵ để bán. Chỉ c̣n một điều để cho : sự đ̣i hỏi c̣n nguyên vẹn từ tuổi trẻ. Họ sử dụng ông một lần chót, để ông sang Paris gặp gỡ trí thức, bảo vệ cái lư tưởng mà họ đă hết tin tưởng. Biết đâu đấy. Lầm to, cái lầm tất yếu của mọi vương triều trong buổi suy tàn. Trên mảnh đất năm nào đă loé lên tư tưởng của ḿnh, Trần Đức Thảo đă t́m lại cỗi rễ của sự trưởng thành, hưng phấn của tuổi trẻ : "cái đà nội tâm của những năm chót thời tôi ở Pháp[144]" đă tái khởi động ngay từ những ngày đầu của Perestroika.
T́nh cờ, tôi được gặp ông, vài tháng trước khi ông chết. Ông sống đơn độc trong một căn pḥng bé tí, rệu rạo. Dán lững thững ḅ khắp nơi, trên tường, trên trần. Đôi mắt ông, đôi mắt sáng, thơ ngây như mắt trẻ con, không thấy chúng. Bạn bè bảo tôi rằng ông Thảo bây giờ lẩm cẩm rồi, sau bao nhiêu năm bị truy bức, tâm thần của ông đă bị nhị phân (schizophrénie). Song tôi đă gặp một con người minh mẫn.
Biết ông đă từng tranh luận với Sartre, tôi hỏi ông nghĩ sao về tác phẩm Phê phán lư trí biện chứng[145]. Ông nói : "Sartre là nhà triết học duy nhất đă đặt ra những câu hỏi đáng đặt". Tôi lại hỏi ông về trước tác của ông, và nói thực là tôi thấy chúng máy móc. Ông khoát tay như muốn gạt chúng đi, và đưa cho tôi tác phẩm cuối cùng, c̣n dưới dạng bản nháp.
Ông nói đôi điều về cuộc sống của ông ở Paris. Mỗi ngày ông c̣n viết được một trang. Ông vẫn lạc quan, vẫn hy vọng, qua sự tiếp cận những khoa học mới, ông sẽ mở ra con đường mới. Ông chưa biết nhân loại mảnh mai lắm, ông chưa tưởng tượng được quá khứ có thể phủ dập tương lai. Bạn bè muốn giúp ông, ông thường từ khước. Ông quá sợ bị kết nạp vào các trường, các phái, các nhà thờ. Tôi hiểu ông đă lâm bệnh nặng. Căn bệnh của ông có một cái tên : Tự do. Ông muốn vận dụng nó để làm ǵ ? Hay nghe ông nói, một lần chót :
"... khi tự vấn ḿnh, ư thức đ̣i hỏi cái Thiện trong hành động, cái Chân trong tri thức, và cái Mĩ trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh, qua đó ư thức biến thế giới tự nhiên thành một nhân giới, xứng đáng với con người[146]."
Cái Chân trong tri thức ! Ông đă sống nhầm thời đại. Thời đại này chỉ hiểu hiệu quả trước mắt. Cái Thiện trong hành động ! Ông đă chọn nhầm thế giới. Thế giới này chỉ tuân theo lợi nhuận. Cái Mĩ trong sự hoàn thành các quá tŕnh nghiệm sinh ! Ông đă nhầm nhân loại. Nhân loại hôm nay chỉ ao ước cơm áo, giải trí và những hàng rào.
Không khuất phục được ông lúc sống, họ t́m cách quản lư cái chết của ông. Họ gắn một huân chương hạng hai lên quan tài của ông, để quay phim. Muộn quá rồi. Ông đă ra đi, mang theo hoài băo, chỉ để lại một sự đ̣i hỏi, cho những cuộc đời thầm lặng. Người chiến sĩ, người cộng sản, nhà tư tưởng không hề bỏ cuộc ấy đă ra đi. Sống như ông đă phải sống, có lẽ chỉ có thể chết như ông đă chết. Tôi hồi tưởng đôi mắt ông, đôi mắt sáng, thơ ngây tựa mắt trẻ con. Và tôi tự nhủ, xét cho cùng, đời ông thật buồn mà thật đẹp, v́ ông đă biết chết như chẳng mấy người biết sống, sống mà không hề biết bán ḿnh. Trần Đức Thảo là một nhà triết học chân chính.
30-4-1993
(Kiến Văn chuyển ngữ)
Những năm 70, báo chí ca tụng sự bùng nổ kinh tế của Brazil (le boom économique brésilien), phép mầu kinh tế Brazil (le miracle économique brésilien). Có lẽ một vài người c̣n nhớ.
Năm 1990, qua cuộc bầu cử tự do dân chủ đầu tiên ở Brazil tổng thống Fernando Collor de Mello lên nắm chính quyền. Thật mỹ măn, kinh tế thị trường mở đường cho chế độ dân chủ.
Trong báo Le Monde Diplomatique, số tháng 11 – 1993, Michel Chossudovsky phân tích nội dung thiết thực của cuộc cách mạng kinh tế và chính trị tại Brazil. Đáng cho người nước nhược tiểu như Việt Nam suy ngẫm.
Brazil nợ các ngân hàng quốc tế 120 tỷ đôla. Trong thập niên 80, Brazil đă trả 90 tỷ đôla ... tiền lời. Cứ tới kỳ hạn thanh toán, Brazil phải xin vay Ngân hàng tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng thế giới... để trả lăi. Mỗi lần, IMF lại chỉ thị cải tổ kinh tế, đúng theo yêu cầu của các ngân hàng chủ nợ, theo đề nghị của cơ quan cố vấn của 22 ngân hàng do Citybank cầm đầu.
Dưới sự "hướng dẫn" tài t́nh của các vị thầy kinh tế thị trường ấy, ngay đầu những năm 80, trong nền kinh tế Brazil, tư bản chiếm hữu 66% tổng sản lượng quốc gia (GNP). Trước đó, phần của tư bản là 45%.
Ngày nay, các ngân hàng chủ nợ không thèm đ̣i vốn, chỉ muốn tiếp tục cướp phá tài nguyên, môi trường, khai thác lao động ngày càng rẻ, chiếm hữu những công nghiệp quốc gia lời nhất. Phương pháp tiến hành thật đơn giản. Muốn trả nợ, Brazil phải vay, muốn vay phải tuân theo chỉ thị của IMF. Chỉ thị của IMF do chủ nợ quyết định. Chỉ thị đ̣i Brazil sửa đổi ... Hiến pháp, v́ Hiến pháp ấy cấm sa thải công chức (một nguyên tắc của nhà nước dân chủ như ở Pháp), cấm bán những công nghiệp chiến lược của quốc gia như dầu mỏ (Petrobras) và viễn thông (Telebras). Ông José Fajgenbaum, giám đốc đơn vị Nam Đại tây dương (Atlantique Sud) của IMF tuyên bố trắng trợn : "phải tiến hành những cải tổ kinh tế đ̣i hỏi sửa đổi Hiến pháp".
Năm 1991, để vay 2 tỷ đôla, Brazil phải thực hiện một chương tŕnh kinh tế 20 tháng của IMF dẫn tới tăng thuế, dùng 65% ngân sách chi thông thường của nhà nước để trả tiền lời. Thế mà chưa đủ. IMF vẫn đ̣i nhà nước Brazil giảm chi cho quỹ phúc lợi xă hội.
Tháng 9 năm 1992 tổng thống Itamar Franco lên nắm quyền, được đại bộ phận dân biểu, từ tả tới hữu ủng hộ. Đúng là hoà hợp dân tộc. Chẳng thấm thía ǵ. Trong bảy tháng, ông phải thay bộ trưởng kinh tế ba lần, không vị nào lọt mắt xanh của IMF. Cuối cùng, phải cử ông Fernando Henrique Cardoso làm bộ trưởng kinh tế. Ông Cardoso là một nhà xă hội học mácxít, được tuyên dương là trí thức lỗi lạc trong năm (intellectuel de l'année) cách đây vài năm nhờ tác phẩm Những giai cấp xă hội trong thế giới tư bản ở vành đai. Nhậm quyền, ông liền tuyên bố với chủ nợ : "Hay quên tất cả những ǵ tôi đă viết", và ngoan ngoăn thực hiện những kế hoạch của IMF. Trước mắt, giảm 50% ngân sách giáo dục, sức khỏe và phúc lợi xă hội. Tháng 8-1993 lại thông qua đề án hạ lương 31%, "giành dụm" 11 tỷ đôla để trả lăi. Và tới đây, sửa đổi Hiến pháp. So với đôla, luật pháp, Hiến pháp, lá phiếu của người Brazil đều là giấy lộn.
Lời b́nh luận của một nhân viên cao cấp của một chủ nợ chính, không cần b́nh luận : "Fernando Henrique Cardoso tiến hành đường lối đúng đắn, theo nhịp chậm. Để đạt mục đích do IMF quy định về độ thiếu hụt ngân sách (déficit budgétaire), Thượng viện phải chấp nhận cắt bớt 6 tỷ đôla ; 6 tỷ đôla nữa sẽ tới nhờ sự cải tổ Hiến pháp, cơ bản bằng cách sa thải công chức. Điều mà Brazil cần là một Pinochet dịu dàng, tốt nhất là một người hoạt động dân sự như Fujimori, v́ quân nhân không là giải pháp thích hợp". Người ta chờ đợi tổng thống tới của Brazil sẽ là ông Cardoso.
Kinh tế thị trường muôn năm. Dân chủ pháp quyền muôn năm. Đôla hữu hiệu hơn bom đạn, lính viễn chinh. Khi đă bán cạn tài nguyên, bán kiệt sức lao động, bán trắng luật pháp, Hiến pháp, chủ quyền, sẽ c̣n ǵ để bán ? Linh hồn. Kinh nghiệm của ông Cardoso chứng minh sẽ có người mua. H́nh như ở Việt Nam món hàng này c̣n chút giá trị quốc tế : nó c̣n khá nhiều súng đạn và nhà tù. Nhưng, đúng theo quy luật cạnh tranh của thị trường, linh hồn sẽ phải hạ giá.
11-1993
Ban bí thư đảng cộng sản Việt Nam chỉ thị :
– đảng viên không được tiếp khách nước ngoài (Việt kiều cũng như người ngoại quốc) tại nhà riêng, phải tiếp ở ngoài, với sự có mặt của ít nhất một người khác, khi gặp không được dùng ngoại ngữ, mà phải nói tiếng Việt, gặp xong phải báo cáo.
– đảng viên không được nhận điện thoại của người nước ngoài gọi về nhà riêng[147].
Mọi đảng có quyền đặt những điều lệ ấy trong nội quy của ḿnh. Không ai cấm con người tự ư giới hạn quyền tự do của chính ḿnh. Cũng không ai bắt người Việt gia nhập đảng cộng sản Việt Nam. Không có ǵ đáng bàn ? Có, và rất đáng, v́ chế độ Việt Nam độc đảng.
Chấp nhận những điều ấy, đảng viên trở thành người vô tư cách, không c̣n cá tính của con người. Đồng thời cũng biến thành con cóc lội đáy giếng. Qua đó mới biến được đảng thành một tập thể ngu xuẩn, vô nhân cách, một cái máy. Đó là điều kiện để củng cố một loại quyền lực chỉ dựa vào bạo lực, gian manh, không cần đạo lư, văn học, nghệ thuật, khoa học, tối kỵ những giá trị nhân bản. Quyền lực ấy lại đ̣i hỏi một Nhà nước phi pháp, một dân tộc ngu muội, đói rách, tối tăm. Đảng viên vô tư cách, đảng vô nhân cách, Nhà nước vô luật lệ và nhân dân vô văn hoá gắn liền và hỗ trợ nhau. Đó là lôgíc nội tại của mọi "chính" quyền toàn trị.
Chỉ thị trên có ư nghĩa thời sự. Ban bí thư, lúc cường thịnh, không cần ra những chỉ thị loại ấy, càng không muốn nhờ chính phủ biến chúng thành pháp luật. Làm như thế c̣n ǵ thể thống, lừa được ai ? Những cấm địa ấy phải tự nhiên, như luật lệ giới gianh hồ, bọn mafia. Chúng phải thành điều kiện tồn tại của đảng viên, của mọi người. Ban bí thư phải ra một chỉ thị như vậy có nghĩa guồng máy đảng cộng sản đang mất khả năng kiểm soát đảng viên. Và ngày càng đuối sức. Dễ hiểu. Không thể phát triển kinh tế nếu không phát triển những hệ thống liên lạc, giao thông, bưu điện, điện thoại, v.v. Không phát triển kinh tế, chế độ kia sẽ sụp đổ. Đă phát triển kinh tế, sẽ có ngày có hàng triệu cú điện thoại từ kháp nơi dồn về Việt Nam. Trừ khi lùa cả nước xuống đáy giếng xă hội chủ nghĩa hiện thực cũ, không guồng máy nào kiểm soát nổi những cơn lốc ấy. Thượng từng chính trị sẽ phải "tuân lệnh" hạ từng kinh tế. Marx có lư.
Đây là điều đáng mừng cho những người cộng sản Việt Nam. Nếu lư tưởng và trí tuệ của họ c̣n điều ǵ đóng góp được cho tương lai, họ đă bước đầu có điều kiện để ra tay.
Trong cuộc tranh giành quyền lực giữa phe nắm guồng máy đảng và phe nắm "guồng máy" Nhà nước đang h́nh thành, phe Nhà nước, cuối cùng, sẽ thắng, bất kể ai sẽ nắm Nhà nước. Ngoài súng đạn, chỉ có hai cách điều khiển con người : bằng tiền hay bằng giá trị (lư tưởng, đạo đức...). Muốn dùng súng đạn, cũng phải có tiền mua. Đảng không nuôi Nhà nước, Nhà nước nuôi đảng. Guồng máy đảng không c̣n dựa vào giá trị nhân bản nào để điều khiển đảng viên (thí dụ như độc lập dân tộc trong thời chiến), không túm cổ được Nhà nước, guồng máy ấy, phần sẽ tan ră, phần sẽ bị mua, phần sẽ lưu manh hoá. "Nhà nước" nắm tiền có ưu thế tạm thời. Nhưng cũng chỉ thắng trận cuối nếu xây dựng được một nền tảng giá trị mới cho ḿnh. Những giá trị ấy chỉ trở thành giá trị thông qua sự ưng thuận của nhân dân, trong đó có đảng viên. Đó là một nội dung cơ bản của quá tŕnh xây dựng luật pháp ở Việt Nam. Quá tŕnh ấy chỉ có ư nghĩa và hiệu lực chính trị nếu nó có nội dung văn hoá. Nó chỉ có nội dung văn hoá nếu nó gắn liền với tâm tư, suy nghĩ, đạo lư của quần chúng, nếu nó được dư luận bàn căi tự do, rộng khắp, công khai. Mục đích cuối cùng của nó là xoá bỏ quyền lănh đạo vớ vẩn của đảng cộng sản Việt Nam đối với vận mệnh của đất nước, cho phép đảng ấy trở thành một thành viên b́nh thường của dân tộc, có thể cầm quyền khi được đa số dân tín nhiệm.
Dư luận, xă hội công dân, là đồng minh của những người, kể cả người cộng sản, chủ trương xây dựng một Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam, là dịch thủ nguy hiểm nhất đối với guồng máy đảng cộng sản. Cuộc tranh chấp cuối cùng sẽ phân thắng bại ở khâu quyết định này. Hiện nay guồng máy đảng c̣n thắt họng được phần nào dư luận, ngăn cản được sự h́nh thành của một xă hội công dân. Do đó mà nước ta, mặt ngoài ổn định, mặt trong rối loạn, tŕ trệ, mục nát.
12-1993
Nếu văn hoá của nhân loại có thể ví như một cái rừng, th́ đối thoại trong một ngôn ngữ ví như cây cổ thụ, rễ bám sâu vào ḷng đất, xuyên các thời đại, sừng sững trước giông băo, không ngừng đâm cành, trổi lá, nở hoa. V́ đối thoại là h́nh thái vận động của ngôn ngữ, v́ ngôn ngữ là gốc gác của con người. Ta trở thành người Việt, chủ yếu qua tiếng Việt. Tiếng Việt trở thành tiếng Việt, chủ yếu qua chúng ta. Hàng ngày, ta tái tạo tiếng nói, linh hồn của cha ông, từ những lời bập bẹ thuở hoang sơ tới những ước mơ vô tận của loài người, để trao lại cho người Việt của mai sau.
Đương nhiên, những h́nh ảnh cụ thể trên chỉ đúng một nửa, nửa khách quan trong ngôn ngữ, trong đối thoại. Con người đối thoại với nhau về mọi vấn đề. Đối tượng của đối thoại có thể có khía cạnh khách quan, độc lập với trí tưởng tượng của ta. Lănh vực này không có giới hạn. Tinh thần đối thoại thể hiện tinh thân chung sống của một cộng đồng người, thể hiện nhân cách trong một nền văn hoá. Lănh vực này có giới hạn : ta c̣n coi nhau là người hay không ? Gốc gác của con người, về mọi mặt, bắt rễ ở đó.
1. Đối thoại, nguồn gốc của tư duy
Ta suy nghĩ bằng ngôn ngữ. Những t́nh ư không thể hiện được bằng ngôn ngữ thuộc thế giới riêng từng người, không bao giờ truyền lại được cho ai, không thuộc phạm vi đối thoại. Ngược lại, bất cứ ǵ đă hiện thực qua tiếng Việt đều biến thành của chung của người Việt, từ thế hệ này qua thế hệ khác, và do đó, sẽ biến đổi, tàn lụi hay tái sinh với người Việt. V́ thế, đối thoại vừa là nguồn gốc của tư duy, vừa là phương tiện để bảo tồn và phát triển nó. Muốn thành người, muốn bảo vệ và phát triển nhân cách, phải học làm người, học đối thoại.
2. Đối thoại, cơ sở và phương tiện của khoa học
Ta có thể đối thoại với nhau về một sự vật, một sự kiện. Mỗi cá nhân có một cảm nhận khác nhau về sự vật, sự kiện ấy, do ngàn lư do : họ quan sát sự vật, sự kiện ấy từ những góc độ khác nhau, với những phương tiện khác nhau, với kiến thức, tri thức khác nhau, v.v. Khi sự vật hay sự kiện có h́nh thái tồn tại độc lập với con người, ta có thể, qua thử nghiệm, xác định quy luật h́nh thành và vận động của chúng, tạo cho những quy luật ấy một h́nh thái tồn tại trong ngôn ngữ của chúng ta, để truyền lại cho người khác. Qua đó, đối thoại vừa là cơ sở của khoa học, trong nghĩa khả năng trừu tượng hoá một cách thống nhất, phi thời gian, (ai cũng hiểu như ai), vừa là phương tiện cơ ban để lưu truyền và phát huy kiến thức khoa học.
3. Đối thoại, nền tảng của đạo làm người
Ta cũng có thể đối thoại với nhau về thân phận làm người, về những quan hệ xă hội. Trong lănh vực này, nội dung của đối thoại không có h́nh thái tồn tại độc lập với con người, không thể lôi ra thể nghiệm, v́ nó là ta, là người, là chúng ta. Trong lănh vực này, nội dung cơ bản nhất của đối thoại là tinh thần đối thoại, thể hiện nhu cầu, ư chí, ước ao, cùng làm người. V́ không ai có thể nên người một cách riêng lẻ, đối thoại là nền tảng của đạo làm người.
4. Đối thoại, con đường nhập nhân loại
Việt Nam không thể tồn tại như một ốc đảo cắt rời với thế giới. Người Việt, để thành người của thời đại này và mai sau, phải đối thoại với nhân loại. Người Việt sống ở hải ngoại thực hiện điều ấy hàng ngày qua cuộc sống của ḿnh. Đó là một cái vốn nên nuôi dưỡng, khai thác, phát triển.
5. Hăy...
Như thế, đối thoại là nguồn gốc của nhân tính, là nền tảng của kiến thức, là tương lai của nhân cách. Nó là văn minh, một hiện thực không tự nhiên, thuần nhân tính, sáng tác tŕu mến của con người tự do.
Con đường vào nhân giới, con đường tới khoa học, con đường tiếp thu và sáng tạo đạo đức, văn học, nghệ thuật, con đường nhập nhân loại, tóm lại con đường giúp ta trở thành ta, với đầy đủ kích thước lịch sử, kích thước thời đại, kích thước tương lai của con người, con đường ta đón nhận nhân loại làm ta, và trả lại chính ta cho nhân loại, con đường làm người tự do, là con đường Đối Thoại.
Quá khứ phức tạp, đau thương của người Việt có thể trở thành vốn khổng lồ để phát huy trí tuệ toàn diện của chúng ta, xuyên qua đối thoại. Hăy thử khai thác cái vốn ấy để nuôi đời, sáng tạo tương lai. Hăy bắt đầu, cùng nhau, học đối thoại.
11-1993
Bài "Hội thảo về "Chủ nghĩa xă hội dân chủ" " của ông Lê Hồng Hà thú vị và bổ ích, đặc biệt về vấn đề phương pháp. Nó cho ta thấy cố gắng, vấn đề, của một số người cộng sản Việt Nam muốn t́m một con đường Việt Nam cho sự phát triển của xă hội, của đất nước. Một trong những cố gắng ấy là phê phán học thuyết Mác-Lênin.
Ông Lê Hồng Hà có lối nhập đề mẫu mực :
1/ Khẳng định cách đặt vấn đề của ḿnh là nghiên cứu khoa học ;
2/ Khẳng định phương pháp suy luận của ḿnh là "phát huy sự suy nghĩ độc lập của ḿnh và dựa vào thực tiễn đời sống của nhân loại làm tiêu chuẩn chân lư ".
Ta chỉ có thể tán thành. Tuy nhiên...
Lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn cho chân lư là thái độ khoa học do Galilée khởi xướng. Nó là nền tảng phương pháp luận giúp khoa học tự nhiên phát triển suốt mấy trăm năm nay. (Trong bài này, khoa học tự nhiên ám chỉ các môn khoa học trực thuộc vật lư kinh điển, như cơ khí, hoá học, điện tử, v.v.). Nhưng trong hiện thực có lĩnh vực không thể áp dụng phương pháp thử nghiệm để khẳng định đúng sai. Sinh học chẳng hạn. Ta không thể đem sinh mạng của con người thử nghiệm xem một giả thuyết về "sinh tính là ǵ" đúng hay sai. Không đơn thuần v́ pháp luật cấm giết người. Giết thú cũng được. Nhưng v́ bản thân sự sống, đối tượng của thử nghiệm, sẽ tiêu vong trong quá tŕnh thử nghiệm, chẳng c̣n ǵ để ... nghiên cứu. Trong khoa học nhân văn (cụm từ này đặc biệt rối rắm : vừa là khoa học vừa là văn !), vấn đề phức tạp hơn. Đối tượng nghiên cứu là người, xă hội, tư tưởng, t́nh cảm, lịch sử... Đối tượng loại ấy có mấy nét đặc thù :
1/ Không thể tách riêng ra để xem xét mà không hủy hoại một cách cơ bản bản thân đối tượng nghiên cứu.
2/ Không thể tái diễn một cuộc thử nghiệm trong cùng điều kiện.
3/ Trong đối tượng nghiên cứu có bản thân người nghiên cứu.
4/ Sự kiện có thực, khách quan (trong nghĩa : nó xẩy ra ngày đó, năm đó) và không thay đổi qua thời gian. Nhưng ư nghĩa của chúng đối với con người (có) thật, và do đó có thể thay đổi hàng ngày hàng giờ, trong từng người. Thí dụ : ư nghĩa của những sự kiện đă xẩy ra từ vài chục năm nay ở Việt Nam, hôm nay có thể khác xa hôm qua trong tư duy của ông Lê Hồng Hà. Nếu điều đó đúng, nó chỉ chứng minh ông Lê Hồng Hà là người tự do, tự chủ. Như rất nhiều người Việt khác, có suy nghĩ khác ông, hôm qua và hôm nay. Nó không chứng minh điều ông nghĩ về những sự kiện ấy, hôm nay "đúng" hơn hay "sai" hơn (trong nghĩa khoa học tự nhiên) điều ông nghĩ hôm qua, tuy trong cả hai thời điểm những suy nghĩ ấy đều thật đối với ông Lê Hồng Hà.
Do đó những phương pháp suy luận dựa trên thống kê (tính khách quan của quá khứ) có thể giúp ta đoán một số diễn biến sắp tới của xă hội trong những thời điểm tương đối ổn định, lúc quán tính của sự vận động đương thời làm động cơ quyết định của sự vận động sắp tới. Nhưng gặp những thời điểm "khủng hoảng" , chưa có phương pháp khoa học nào cho phép suy diễn đúng sự vận động của xă hội. Điều ấy vẫn thuộc lĩnh vực nghệ thuật chính trị. Kinh nghiệm như thế đầy rẫy trong lịch sử. Chẳng có nhà khoa học nào đă tiên đoán được sự bùng nổ của xă hội Pháp trong mùa xuân 68. Cũng chẳng có nhà khoa học nào tiên đoán được sự sụp đổ trong chớp mắt của các chế độ xă hội chủ nghĩa Đông Âu. Đố ai tiên đoán và chứng minh được sự phát triển sắp tới của châu Âu, cả Đông lẫn Tây. Và của Việt Nam.
Trong nhân văn, niềm tin khoa học, hiểu theo nghĩa khoa học tự nhiên, là niềm tin không có căn cứ khoa học. Tinh thần khách quan (objectivité) cũng vậy, nó hoàn toàn chủ quan, v́, đơn giản, tư tưởng của con người không có h́nh thái tồn tại của vật thể (objet).
Do đó, phê phán học thuyết mácxít, ta đụng ngay những vấn đề phương pháp nan giải. Làm sao phân biệt tư tưởng của chính Marx với cách hiểu và vận dụng nó của một số người cộng sản trong thế kỷ 20 ? Và, dĩ nhiên, với cách hiểu của bản thân người viết bài này ! Sau đây xin nêu một thí dụ.
Tác giả trích Tuyên ngôn Cộng sản : "Toàn bộ lư luận của Chủ nghĩa Công sản có thể nói tóm lại là xoá bỏ chế độ tư hữu ". Bản dịch tiếng Việt có phần thiếu chính xác. Đúng, Marx đă viết ư đó trong tuyên ngôn nọ, và Marx không phải loại tác giả viết tùy hứng. Đúng, Đảng cộng sản Việt Nam vừa nắm chính quyền đă nhanh tay "công hữu hoá" nền kinh tế. Qua đó ông Lê Hồng Hà kết luận : "khi chúng ta thực hiện công hữu hoá, cải tạo XHCN... chính là chúng ta đang chấp hành Mác và chính v́ chấp hành Mác mà chúng ta không đưa dân tộc tiến lên được. " Vậy, rơ ràng Marx sai.
Cách lư luận này, theo tôi, sai về mặt phương pháp : tách một câu văn "nói tóm" một ư tưởng khỏi những lập luận dẫn tới nó, khiến nó lạc nghĩa.
Tuyên ngôn Cộng sản là bài hịch hay và đẹp của Marx và Engels trong tư cách người dấn thân. Họ thảo Tuyên ngôn với mục đích : "viết một chương tŕnh hành động chi tiết, vừa lư thuyết vừa thực tiễn, của Đảng và với mục đích quảng cáo[148]. " Tuyên ngôn tŕnh bầy khá chính xác và chặt chẽ quan điểm của họ, nhưng không đào sâu lư thuyết, và có nhiều điều họ biết trước là sẽ lỗi thời, hoặc không phù hợp nhiều hoàn cảnh : "Chính Tuyên ngôn giải thích rằng việc ứng dụng những nguyên tắc luôn luôn và ở mọi nơi sẽ tùy thuộc những hoàn cảnh lịch sử nhất định, và do đó, không nên quá coi trọng những biện pháp cách mạng được liệt kê trong đoạn cuối chương II[149]. " (những chữ in đậm do TĐ nhấn mạnh) Trước khi liệt kê, họ c̣n thận trọng viết : "Những biện pháp ấy, dĩ nhiên, sẽ phải rất khác nhau trong các nước khác nhau.
Tuy nhiên, đối với những nước tiên tiến nhất, nói chung, có thể tiến hành những biện pháp sau[150] ... "(TĐ nhấn mạnh)
Đối với các nước chậm tiến hơn th́ sao ? Cụ thể, về vấn đề công hữu hoá đất đai, năm 1882, phân tích hoàn cảnh lịch sử của nước Nga, hai tác giả viết trong đề tựa II của Tuyên ngôn : "Tuyên ngôn Cộng sản có nhiệm vụ tuyên bố sự tiêu vong không thể tránh được và gần tới của h́nh thái sở hữu tư sản. Nhưng tại Nga, cạnh những sự đầu cơ tư bản đang phát triển sôi sục và sự h́nh thành bước đầu của h́nh thái sở hữu tư sản về đất đai, hơn nửa số đất c̣n là sở hữu cộng đồng của nông dân. Như thế, vấn đề đặt ra là xem xem h́nh thái công hữu đất của nông dân Nga, một h́nh thái đă tan rữa của h́nh thái công hữu nguyên thủy về đất đai, sẽ tiến thẳng lên h́nh thái công hữu cộng sản cao hơn về đất đai, hay nó phải, trước đó, trải qua quá tŕnh tiêu tan mà nó đă phải trải qua trong sự phát triển lịch sử của Tây Âu.
Hiện nay, điều duy nhất ta có thể trả lời là : nếu cuộc cách mạng Nga là dấu hiệu khai mạc cuộc cách mạng của công nhân ở Tây Âu, và nếu hai cuộc cách mạng ấy làm cho nhau hoàn chỉnh, th́ h́nh thái công hữu hiện nay ở Nga có thể làm điểm xuất phát cho một quá tŕnh diễn tiến có tính chất cộng sản[151]. " (TĐ nhấn mạnh). Marx vận dụng học thuyết mácxít để phân tích t́nh h́nh, lănh đạo hành động chính trị nhứ thế đó, không phải cứ công hữu hoá tràn làn là mácxít ! Ở đây nên nhấn mạnh : dịch từ bourgeois thành tư sản gây nhiều ngộ nhận. Trong nghĩa nguyên thủy, từ bourgeois ám chỉ dân thành thị (bourg) thời phong kiến ở Châu Âu, những từng lớp người đấu tranh chống tư tưởng và thể chế phong kiến, quân chủ, tạo dựng nền văn minh bourgeois. Dĩ nhiên không phải ai cũng là chủ tư bản. Có người khá nghèo. Có người khá giả, nhưng không bóc lột ai theo phương thức tư bản. Ở Marx, từ bourgeois có ít nhất ba nội dung : kinh tế, văn hoá, chính trị. Khi nới đến propriété bourgeoise, ông dùng khái niệm kinh tế có định nghĩa chính xác trong Tư bản luận : h́nh thái sở hữu tư bản chủ nghĩa. Trong nghĩa này, bourgeois ám chỉ chủ tư bản. Khi nói đến người bourgeois, ông hàm ư nội dung tư tưởng, quá tŕnh khổng lồ chớm nở từ thời Phục Hưng dẫn tới sự h́nh thành và thống trị về mọi mặt của chế độ tư bản. Khi nói đến giai cấp bourgeois, ông dùng nội dung chính trị : h́nh thái vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất xuyên qua ư thức của con người. Trong nghĩa đó, giai cấp bourgeois gồm cả người chủ tư bản đích thực và các trí thức, văn nghệ sĩ... ủng hộ chế độ tư bản. Trên đây là nói nôm na, chưa phân tích quan hệ giữa thực thể xă hội (être social) với ư thức (conscience). Trên vấn đề phức tạp này, quan điểm của Marx là : "Ư thức không quy định thực thể của con người ; ngược lại, chính thực thể xă hội của nó quyết định ư thức của nó[152] " . Dĩ nhiện, phải hiểu quy định theo nghĩa biện chứng : quá tŕnh vận động do mâu thuẫn.
Câu văn ông Lê Hồng Hà trích dược dẫn tới như sau :
"Điều đạc trưng của chủ nghĩa cộng sản, không phải ở chỗ xoá bỏ tư hữu nói chung, mà là xoá bỏ h́nh thái tư hữu tư sản.
Tuy nhiên, h́nh thái tư hữu hiện nay, tư hữu tư sản, là biểu hiện cuối cùng và hoàn chỉnh nhất của loại phương thức sản xuất và chiếm hữu dựa trên mâu thuẫn giai cấp, dựa trên sự kiện người này bóc lột người khác.
Trong nghĩa đó, những người cộng sản có thể tóm tắt lư thuyết của họ bằng một khẩu hiệu duy nhất : xoá bỏ tư hữu[153] " (TĐ nhấn mạnh. Câu này, tôi nghĩ bản tiếng Pháp đáng tin hơn bản tiếng Việt mà ông Lê Hồng Hà dùng, v́ Marx đă duyệt bản tiếng Pháp, và Marx là người sử dụng tài t́nh tiếng Pháp)
Thế cũng đủ thấy điều ông Lê Hồng Hà tưởng là : "khi chúng ta thực hiện công hữu hoá, cải tạo XHCN... chính là chúng ta đang chấp hành Mác ", hoàn toàn không dính dáng tới tư tưởng và học thuyết của Marx trên vấn đề này.
Viết hịch khác viết lư luận kinh tế. Hịch phải ngắn gọn, dễ nhớ, truyền cảm, v.v. không thể dài ḍng phân tích lịch sử, xă hội, kinh tế, v.v. Không thể tŕnh bầy đầy đủ những tư liệu và lập luận biện minh cho quan điểm của ḿnh. Trong bài hịch, câu văn nặng tính văn chương, khẩu hiệu hơn tính lư luận. Ta chỉ hiểu trọn ư câu văn kia khi ta gắn nó với toàn bộ lập luận liên quan tới nó trong toàn bộ tác phẩm của tác giả.
Trong nhiều tác phẩm, (đặc biệt bài đề tựa cho quyển "Góp phần phê phán kinh tế chính trị học " mà nhiều người, kể cả Marx, coi là tiêu biểu cho phương pháp luân biện chứng của ông) Marx đă nêu rơ ư, cũng dựa vào thực tiễn đời sống của nhân loại (trong lĩnh vực này, kiến thức của ông thật khủng khiếp) : quan hệ tư hữu là h́nh thái vận động về mặt pháp lư của quan hệ sản xuất - quan hệ giữa người với người để sản xuất cuộc sống xă hội (production sociale de leur existence). Quan hệ sản xuất, xét cho cùng, tùy thuộc tŕnh độ phát triển của lực lượng sản xuất, trong đó có người lao động, v́ h́nh thái hợp tác lao động không thể hoàn toàn độc lập với cơ sở vật chất của sự hợp tác, cơ sở khoa học và kỹ thuật của phương tiện sản xuất. Marx và Engels đă nhiều lần chống cách hiểu máy móc[154] quan điểm của họ về sự vận động của những h́nh thái kinh tế - xă hội bằng cách nhấn mạnh thành ngữ "xét cho cùng" : không có sự lệ thuộc máy móc, vật lư. Đây là vấn đề khá rắc rối trong phương pháp luận của các ông. Theo tôi hiểu, nói tóm tắt, sự vận động của mâu thuẫn này đ̣i hỏi một môi giới (médiation). Môi giới ấy chính là người sản xuất. V́ thế, người lao động vừa thuộc lực lược sản xuất (như nhà máy, công sở ! ), vừa thuộc quan hệ sản xuất (như chủ và người làm thuê), điều không dễ hiểu, không dễ chấp nhận, nhưng rất thực tế trong hồ sơ kế toán của mọi công ty ! Chính v́ nó vừa là chủ thể vừa là công cụ của quá tŕnh sản xuất mà nó đóng vai tṛ môi giới giữa xă hội và thiên nhiên. Điều ấy hiện thực v́ con người là xác (có) hồn. Nó là mâu thuẫn giữa người với người xuyên qua một vật thể đặc biệt : thân xác của con người. Cũng v́ thế mâu thuẫn trên là mâu thuẫn nội tại, là thể thống nhất của các mặt đối lập !
Nhiều lần, Marx vạch rơ : một đặc điểm của quá tŕnh phát triển của sản xuất là lực lượng sản xuất ngày càng xă hội hoá (socialisation des forces productives), ngày càng phải do sự hợp tác của nhiều người, nhiều ngành mà h́nh thành, và cần sự hợp tác của nhiều người, nhiều nghành mới vận động được. Ngay trong Tuyên ngôn Marx và Engels viết : "Tư bản là một sản phẩm tập thể : nó chỉ vận động được qua sự hợp tác của nhiều cá nhân, thậm chí, xét cho cùng, qua sự hợp tác của tất cả những cá nhân, của toàn bộ xă hội [...] Như thế, tư bản không phải năng lực của một tư nhân ; nó là một năng lực có tính xă hội[155]. " Mâu thuẫn giữa tính xă hội của lực lượng sản xuất với tính tư hữu về phương tiện sản xuất (tư nhân làm chủ, và trên cơ sở ấy quyết định sinh hoạt sản xuất), khi đă phát triển tới cùng, gây sự hỗn loạn ḱm chế sự phát triển của lực lượng sản xuất và mở một thời điểm cách mạng. Một thí dụ điển h́nh : năm nay, ông Soros, một nhà tỷ phú Mỹ, chỉ trong vài ngày đă vận dụng hơn 45 tỷ quan (hơn ngân sách của bộ quốc gia giáo dục Pháp) "đánh" tiền tệ của Pháp và đă lời hơn một tỷ trong khoảng khắc đó ; thước đo duy nhất của độ tự do của ông chỉ có thể là độ lệ thuộc của nhân dân Pháp và độ bất lực của chính phủ Pháp. Ông có độ tự do ấy, ông có khả năng "làm ra" một tỷ trong khoảng khắc ấy, không ai nghĩ v́ ông thông minh xuất chúng hơn nhân viên của bộ tài chính Pháp, mà v́ ông có khả năng vận dụng 45 tỷ khi cần. Thế thôi. Do đó, nội dung của cách mạng là sáng tạo h́nh thái sở hữu thích hợp với tính xă hội của phương tiện sản xuất. Đại khái : không cho phép một cá nhân nào tùy hứng quyết định sinh mạng, tương lại của cả một cộng đồng người trên cơ sở cá nhân ấy là chủ của phương tiện sản xuất. Marx c̣n nhấn mạnh : "Một h́nh thái xă hội không bao giờ tiêu vong trước khi tất cả những lực lượng sản xuất nó có thể dung dưỡng chưa phát triển trọn vẹn, không bao giờ những quan hệ sản xuất mới, cao cấp hơn có thể thay thế nó trước khi những điều kiện vật chất để h́nh thành những quan hệ ấy chưa chớm nở ngay trong ḷng xă hội cũ[156]. " (TĐ nhấn mạnh) Đào sâu hơn, ta sẽ đụng một số luận điểm gốc trong học thuyết của Marx : con người là sản phẩm của chính nó ; nó có tính xă hội, lịch sử ; hành động là cơ sở của ngôn ngữ, tư duy và kiến thức ; khoa học và kỹ thuật là động lực cơ bản phát triển lực lượng sản xuất, v.v. Tạm ngừng ở đây cũng đủ thấy câu được trích trong bài của ông Lê Hồng Hà bị lạc nghĩa ở chỗ nào. Đối với Marx, chỉ khi nào lực lượng sản xuất phát huy cao, có tính xă hội ở mức toàn xă hội, nó mới đ̣i hỏi xoá bỏ quan hệ tư hữu tư bản (v́, cho tới thời ông, chỉ kinh tế tư bản mới có khả năng xă hội hoá nó tới mức ấy), nó mới cần được công (quốc) hữu hoá. Điều này đă trở thành phổ biến trong một số lĩnh vực tại tất cả các chế độ tư bản ngày nay ! Nếu Marx phải thấy đảng cộng sản Việt Nam công hữu hoá con trâu, cái cày, thùng dụng cụ của thợ cắt tóc trên vỉa hè và thúng mẹt của chị em buôn bán đầu làng xóm chợ, chắc ông phải bật cười, nấc khóc trước tri thức mácxít của một số cháu lai (phong kiến phương Đông ?) của ḿnh. Theo lập luận của Marx, những đường lối kinh tế như thế chỉ ḱm hăm sự phát triển của lực lượng sản xuất, và dẫn tới sự phá sản của những quan hệ công hữu vô căn cứ kia. Sự sụp đổ của các nước xă hội chủ nghĩa Đông Âu, sự tan ră của nó ở Trung Quốc và Việt Nam hiện nay, dựa trên lư luận mácxít, phần nào, có thể hiểu được. Trong lư luận này, chỉ có một điều khó hiểu. Nếu thực sự xă hội vận động như thế, con người - chủ thể của lịch sử, như Marx thường khẳng định - tự do ở phạm vi nào, tới mức nào, tại sao ? Marx là người hết sức tự do trong tư duy, trong mọi lĩnh vực của thân phận người. Thế mà tự do đă trở thành con ngáo ộp lớn nhất, nguy hiểm nhất của các chế độ tự cho ḿnh là xă hội chủ nghĩa. Cũng lạ, và đáng t́m hiểu.
Luận điểm cho rằng một cuộc cách mạng vô sản có thể thành công ở mắt xích yếu nhất của hệ thống đế quốc (hiểu theo khái niệm kinh tế, trong L'impérialisme, stade suprême du capitalisme) là sáng tạo của Lênin. Qua sáng tác ấy, Lênin chứng tỏ ḿnh là người hết sức tự do, không chỉ trong suy luận, mà cả trong hành động : ông đă thực hiện điều ông phán đoán trên cơ sở phân tích t́nh h́nh kinh tế, chính trị và xă hội thời ông. Ông tự coi là đệ tử trung thành của Marx, nhưng không hề coi sự phán đoán của Marx rằng cách mạng vô sản sẽ bùng nổ trước tiên trong các nước tư bản tiên tiến là điều vĩnh viễn tất yếu v́, nghiên cứu nền kinh tế đương thời theo phương pháp luận của Marx, ông cho rằng chủ nghĩa tư bản đă phát triển thành chủ nghĩa đế quốc, chiến tranh thế giới đế quốc lúc đó tất yếu, và cách mạng vô sản tại Nga lúc đó là khả năng hiện thực. Ông cũng không coi chính sách kinh tế NEP phản bội học thuyết mácxít, chỉ coi nó như bước lùi cần thiết qua sự "phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể ". Ông chết trước khi chứng minh khả năng xây dựng chủ nghĩa xă hội trong một nước lạc hậu như Nga thời ấy - ngược với luận điểm của Marx - là khả năng hiện thực. Dù sao, trong thời đại của ông, không có nhà tư tưởng, nhà lư luận, nhà chính trị nào "tiên tri" bằng ông. Ông không chỉ đoán ṃ chung chung, vô hạn định, khả năng diễn biến của thời cuộc nhường hậu sinh kiểm nghiệm. Qua lư luận và phân tích hiện thực ông vạch được mục tiêu và chương tŕnh hành động, và chứng minh sự đúng sai của lập luận của ḿnh bằng ... thử nghiệm. Và ông đă thành công, ít nhất một phần, phần mà tuổi thọ của ông cho phép ông có đủ thời giờ thử nghiệm. Nếu ông chỉ đơn thuần là chính khách, ta có thể nghĩ rằng ông ba phải, miễn sao được việc là xong. Nhưng Lênin là người có kiến thức uyên bác trong nhiều lĩnh vực, là nhà tư tưởng (không nhỏ), nhà triết học (không tồi), nhà lư thuyết (không dở) về kinh tế, chính trị, lịch sử, v.v. Thật đáng cho ta suy nghĩ xem lư luận của ông chỉ là lời suông hay đă thực sự quyết định sự thành công trong hành động của ông ? Nếu có, ông là một biểu tượng của tính tự do của con người, chủ thể có ư thức và lư luận của Lịch sử. Bằng cuộc sống, tư duy và hành động, ông trả lời câu hỏi mà học thuyết của Marx khơi ra : con người tự do thế nào trong sự vận động của Lịch sử. Khi ông nêu khẩu hiệu : chủ nghĩa xă hội là chính quyền xô viết + điện khí hoá, ông thủy chung với hai quan điểm có vẻ trái ngược của học thuyết của Marx : không thể có chủ nghĩa xă hội trên cơ sở một lực lượng sản xuất lạc hậu hơn cả lực lượng sản xuất trong các nước tư bản, chưa đạt mức xă hội hoá tương đương ; và : con người là chủ thể của Lịch sử. Chính tính tự do của con người khiến Cách mạng Nga thành khả năng hiện thực, cũng như chủ nghĩa fátxít thời đó và hôm nay ! Nhưng tính cưỡng ép, xét cho cùng, của lực luợng sản xuất đối với quan hệ sản xuất khiến sự tiêu vong của chủ nghĩa xă hội hiện thực trong thế kỷ 20 thành khả năng có nhiều triển vọng hiện thực !
Làm lạc nghĩa đối tượng nghiên cứu dẫn tới kết luận bất ngờ : Marx đă lầm lẫn giữa phương tiện và mục tiêu. Và đi tới chủ trương bất ngờ hơn : nên lấy hạnh phúc của nhân dân, sự công bằng trong xă hội làm mục tiêu, c̣n tính chất của chế độ sở hữu sao cũng được, đạt mục tiêu là tốt. Chẳng khác "lư thuyết" mèo bắt chuột của Đặng Tiểu B́nh hay chuyện dân chủ đồng thuận (démocratie consensuelle) đang tan ră ở Pháp. Mục tiêu ấy, ai chẳng đồng ư, có ǵ để nghiên cứu, bàn bạc ? Vấn đề chỉ đặt ra khi phải trả lời : cụ thể, ta thực hiện mục tiêu ấy bằng cách nào, bằng phương tiện nào ? V́ có người trả lời : tư hữu hoá, và có người trả lời : công hữu hoá, mới thành chuyện. Và nẩy ra vấn đề : mục tiêu và phương tiện độc lập với nhau không ? Nếu không, quan hệ giữa chúng là loại quan hệ ǵ, vận động thế nào trong thực tế ? Ở đây, một số người mácxít có quan điểm : quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện là quan hệ biện chứng, vừa rằng buộc, vừa mâu thuẫn, luôn luôn có tính lịch sử, không thể tách rời bối cảnh chung, vật chất và tinh thần, của hành động. Ta tạm gác lại vấn đề phức tạp quan trọng này. Nhưng xin nêu một câu hỏi và một nhận xét.
Câu hỏi : nếu cách mạng tư sản không xoá bỏ quan hệ tư hữu phong kiến, thay nó bằng quan hệ tư hữu tư bản, liệu nó có thể tạo ra nền văn minh tư bản không ? Nó t́m đâu ra những người tự do bán sức lao động của ḿnh để biến tiền tệ thành tư bản ? Nếu có, hăy nêu một thí dụ trong thực tiễn lịch sử 100, 200, 300 năm qua của loài người ! Ở đây, xin nhắc lại, tư hữu tư bản không chỉ có nghĩa tư hữu phương tiện sản xuất, mà có nghĩa tư hữu phương tiện sản xuất dưới h́nh thái tư bản, h́nh thái giá trị tạo ra giá trị (de la valeur qui engendre de la valeur).
Nhận xét : một đặc điểm của các chế độ xă hội chủ nghĩa hiện thực là phương tiện không bao giờ ăn khớp với mục tiêu. Những nguyên tắc, biện pháp tổ chức và hành động luôn luôn chửi những giá trị nhân bản của lư tưởng xă hội chủ nghĩa, biến ngôn ngữ thành công cụ lừa bịp dân, lừa bịp nhau, lừa bịp chính ḿnh. Thí dụ, để phát huy trí tuệ của nhân dân, ta bóp chết quyền tự do và công khai thông tin, báo chí, sáng tác, tranh luận, xuất bản... Hiện nay, ở Việt Nam, tuy chẳng c̣n chế độ "xă hội chủ nghĩa" , vẫn thế. Và hậu quả đă quá rơ ràng.
Tôi hiểu ư ông Lê Hồng Hà : Đảng Cộng sản Việt Nam đă đem h́nh ảnh, sách vở của Marx áp đặt lên bàn thờ tổ tiên của người Việt. Nên mau mau và vĩnh viễn chấm dứt chuyện ấy. Nếu đúng vậy, tất nhiên tôi tán thành. Ngay Marx cũng đă vui vẻ tuyên bố ông không mácxít ! Trong chuyện này, Lênin chính xác hơn ông Lê Hồng Hà khi tuyên bố phải coi học thuyết của Marx như "kim chỉ nam của hành động " và biện chứng pháp là "phân tích cụ thể một t́nh h́nh cụ thể ". Ông đă tư duy và hành động như thế. Trong thời đại của ông, không ai sáng suốt, thức thời bằng ông. Nếu chỉ lấy thực tiễn làm tiêu chuẩn cho sự thật, trong phạm vi của một cuộc đời, ông có thể nằm xuống, vui vẻ nghĩ rằng ông đă ít khi sai. V́ thế, ông không ngại nh́n và nói toạc sự thực, ngay cả khi nó chứng minh một thất bại của ḿnh. C̣n loại sự thật phải đợi vài trăm năm hay vài ngh́n năm mới kiểm nghiệm được, nó không thuộc lĩnh vực chính trị, nó thuộc lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tôn giáo. Mặt này, tại sao tương lai lại không giành cho nhân loại vài chuyện bất ngờ ? Chỉ năm năm qua trên thế giới đă có bao chuyện bất ngờ trái ngược nhau ! H́nh ảnh kim chỉ nam thuộc thế giới vật lư, không khớp với thế giới người. Đúng hơn, ta dùng nó v́ ta tin nó đúng, và kiểm nghiệm qua hành động rằng, trong thế giới hôm nay, nó có khả năng giúp ta hiểu phần nào thời đại của ḿnh. Nó có khả năng ấy v́ nó không tách rời mục tiêu và phương tiện. Trong nhân văn, không có phương tiện nào có tính vô tác (neutre) đối với đối tượng nghiên cứu hay hành động, v́ trong lĩnh vực này, đối tượng, phương tiện và người nghiên cứu hay hành động là một : người.
Trong t́nh h́nh khủng hoảng kinh tế trên thế giới hiện nay, vấn đề h́nh thái sở hữu những phương tiện sản xuất c̣n là đề tài lớn, cơ bản, gay gắt, ngay trong các học thuyết và chính sách kinh tế đương đại, ngay tại các nước tư bản tiên tiến. Không thể dễ dàng gạt bỏ như vấn đề phụ trong việc nghiên cứu những học thuyết kinh tế, chính trị, xă hội và lịch sử của thế giới.
Kiểu phủ định trắng, đại trà và dễ dăi học thuyết của Marx có thể hiểu được trong hoàn cảnh Việt Nam. Trong quá nhiều chục năm Việt Nam đă bị một chính đảng nhân danh mácxít tiến hành những chính sách cai trị chẳng dính dáng ǵ tới tư tưởng của Marx, gây những tai hoạ khổng lồ, dai dẳng cho đất nước và con người. Lối phủ nhận đó có những hệ quả nguy hiểm.
Biến đấu tranh giai cấp thành một "giả thuyết (...) quá vội " của Marx "với tŕnh độ của Marx lúc bấy giờ, với tài liệu mà ông có... ", th́ dễ ... trong lư luận. Trong thực tế khó hơn, v́ "giả thuyết" này cứng đầu lắm. Phương thức sản xuất tư bản vừa đặt chân vào Viêt Nam "đổi mới" , bất chấp sự lănh đạo của Đảng Cộng sản và công đoàn, bất chấp các lư thuyết phi giai cấp của các nhà lư luận quốc tế, Việt Nam, kể cả Việt kiều tứ xứ, "giả thuyết" kia đă đùng đùng đ́nh công ! Coi thường nó, sẽ có ngày không biết xử lư thế nào một cuộc tổng đ́nh công. Không lẽ bắn, như ở vài nước rồng lớn, rồng nhỏ ở Châu Á ? Bắn đi nữa, chắc ǵ giải quyết được ? Hiện nay, trên thế giới, bất kể họ nói ǵ, không có nhà nước nào, kể cả nhà nước "cộng sản" Việt Nam, không chuẩn bị đối phó, kể cả bằng vũ lực, khả năng bùng nổ lớn hay nhỏ của một trận đấu tranh giai cấp. Nếu ta muốn nghiên cứu quan điểm mácxít về đề tài này, nên đặt vấn đề như sau : luận điểm của Marx cho rằng từ khi xă hội loài người có phân chia giai cấp, động lực trực tiếp của lịch sử là đấu tranh giai cấp, đúng hay sai, ngày nay c̣n có giá trị hay không, ở đâu, v́ sao ? Và nếu c̣n giá trị, phải chăng bạo động là h́nh thái tất yếu của đấu tranh giai cấp, là "bà mụ đỡ đầu Lịch sử ", hay có những h́nh thái đấu tranh không bạo động mà vẫn hữu hiệu ? trong điều kiện, hoàn cảnh nào, v́ sao ? Lịch sử 50 năm qua của nhân loại có nhiều sự kiện phong phú về vấn đề này. Một đặc điểm của phong trào cộng sản Việt Nam cũng đáng chú ư : ngoài Cải cách Ruộng đất, tuy có thanh trừng nhau, nhưng không chém giết ồ ạt như ở Trung Quốc, Liên Xô, Campuchia. Không có đặc điểm này, có thể ông Lê Hồng Hà cũng không c̣n đó để nghiên cứu học thuyết mácxít. Nhưng đặc điểm này không thể t́m trong tác phẩm của Marx hay trong đường lối của Đảng, chỉ có thể t́m trong truyền thống văn hoá và hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam.
Đối với nhiều người Việt, đặc biệt người đảng viên chân thành của Đảng Công sản Việt Nam, đấu tranh giai cấp đồng nhất với một số hành vi không dính dáng ǵ tới học thuyết mácxít, do guồng máy Đảng lănh đạo và chỉ đạo, "phong trào" đấu tố trong Cải cách Ruộng đất, "phong trào" cải tạo XHCN ở thành thị. Cho đó là đấu tranh giai cấp thật buồn cười, v́ các giai cấp, trên danh nghĩa đấu tranh với nhau, đều ... không có thực trong xă hội Việt Nam. Về mặt kinh tế, xă hội, tư tưởng, cho tới gần đây, Việt Nam là một xă hội nông nghiệp cổ truyền phương Đông, chưa có giai cấp tư bản. Đây đó, có vài chục ông chủ tư bản khai thác vài chục, vài trăm công nhân. Gom vốn của họ, chưa đủ xây dựng một nhà máy sản xuất xe máy. Họ chỉ là những mầm mống đầu tiên, yếu ớt của kinh tế tư bản. Về sở hữu (propriété capitaliste) cũng như về chức năng (fonction capitaliste), họ chẳng nghĩa lư ǵ. Về mặt tư tuởng, miễn bàn. Việt Nam chưa hề có giai cấp công nhân trong nghĩa người lao động trong công nghiệp hiện đại, có tính xă hội cao của lực lượng sản xuất công nghiệp. Có phu h́ hục nơi bến cảng, hầm mỏ, đồn điền, v.v. rất ít thợ công nghiệp. Việt Nam không hề có một giai cấp tiểu tư sản kiểu Tây Âu với quá tŕnh lịch sử, năng lực, vai tṛ kinh tế, xă hội, kiến thức và tư tưởng của một giai cấp. Có một số người buôn bán nhỏ, sản xuất thủ công, hành nghề tự do, và nhiều giáo viên. Việt Nam không hề có một giai cấp địa chủ đáng kể kiểu địa chủ của thời phong kiến Tây Âu, ở Hoa Kỳ (các bang phương Nam, thế kỷ 19) hay địa chủ ở châu Mỹ La tinh, với vai tṛ kinh tế và văn hoá của một giai cấp thống trị. Trong điều kiện lịch sử ấy, đấu tranh giai cấp, theo kiểu diễn giải của Đảng Cộng sản Việt Nam, mặt nào đó, là một màn tuồng chèo. Cải cách Ruộng đất, xét cho cùng, là một cuộc khủng bố vĩ đại do một thiểu số giáo điều tiến hành, dựa vào một số bần cố nông thất học, thậm chí mất dậy, đối với toàn bộ xă hội nông nghiệp cổ truyền Việt Nam, đối với bản thân một số đảng viên và người kháng chiến. Kết quả cơ bản nhất của nó là phá tan những quan hệ đoàn kết cộng đồng cổ truyền của người Việt, áp đặt một guồng máy quyền lực phi văn hoá, dựa vào những truyền thống lạc hậu nhất của nông thôn Việt Nam, lên đầu xă hội nông nghiệp Việt Nam, lên đầu Đảng CSVN. Nhân văn Giai phẩm cũng vậy, là một cuộc khủng bố của một guồng máy ít kiến thức, nghèo văn học, bất lực trong sáng tác, đối với trí thức thành thị. C̣n cải tạo "XHCN" công thương nghiệp cuối cùng chỉ dẫn tới vơ vét của cải của người khác cho một thiểu số chia nhau hưởng thụ. Những hành vi ấy đáng dẹp. Dứt khoát. Vĩnh viễn. Nhưng dẹp chúng không có nghĩa là dẹp đấu tranh giai cấp, dẹp giai cấp. Đi vào kinh tế thị trường ngày nay Việt Nam mở đường cho sự h́nh thành kinh tế tư bản, giai cấp tư bản và giai cấp công nhân bản xứ. Ở Việt Nam, đấu tranh giai cấp giữa tư bản và công nhân, thực sự chưa từng có (ở mức toàn xă hội), sẽ có ngày bùng nổ. Muốn hiểu và xử lư nó tốt, không thể thiếu học thuyết của Marx, của Lênin, những nhân phẩm vĩ đại của nền văn minh tư bản. Một h́nh thái đấu tranh giai cấp là h́nh thái đấu tranh của các phong trào xă hội dân chủ (social démocratie) ở Tây Âu. Người cộng sản Việt Nam nghiên cứu nó là điều đáng mừng. Nhưng cũng nên mácxít một chút : những h́nh thức đấu tranh ấy, cho tới nay, chỉ thành công phần nào trong những nước tư bản tiên tiến và trong hoàn cảnh chủ nghĩa tư bản bị uy hiếp tận gốc bởi phong trào cộng sản và phong trào giải phóng thuộc địa cũ và mới. Từ ngày chủ nghĩa tư bản chiếm lại thế thượng phong trên toàn thế giới, những thành quả kia đă bắt đầu và đang trong đà tan ră. Chỉ nh́n cuộc khủng hoảng kinh tế, xă hội, chính trị và tư tưởng ở Pháp ngày nay cũng quá rơ.
"Động lực chủ yếu của lịch sử Việt Nam cho đến trước khi thực dân Pháp xâm lược không phải là đấu tranh giai cấp mà là đấu tranh dân tộc, đấu tranh chống ngoại xâm... " Từ thế kỷ thứ mười đến lúc bị Pháp xâm lược, Việt Nam cơ bản là nước độc lập, chỉ bị Trung Quốc và Chiêm Thành xâm lăng vài lần ngắn ngủi. Không lẽ trong suốt thời gian ấy động lực chủ yếu của lịch sử Việt Nam đă liên tục ngủ gật ? Nếu vậy, ngày nay, chẳng có lư do nào khiến nó thức dậy. Cứ thử kêu gọi nhân dân chống ngoại xâm sẽ thấy ngày : không thiếu người t́m cách chuồn. Hơn thế, từ khi Pháp xâm lược Việt Nam động lực ấy là ǵ, nếu không phải là chống ngoại xâm ? Không lẽ là đấu tranh giai cấp ?
Cuối cùng, lối thoát chỉ c̣n lại : "... những người cộng sản cần phải lấy dân tộc ḿnh làm căn cứ. Đó chính là cái chúng ta phải trung thành cho tới cùng, cái ǵ phục vụ cho lợi ích ấy th́ chấp nhận, cái ǵ không th́ bác bỏ. " Có thể đẹp ḷng nhiều người Việt. Nhưng, về mặt tư tưởng, đă là bước lùi so với thế kỷ 18 của Pháp. Ít nhất, văn hoá Pháp thời ấy đă đề cao tính nhân loại của mọi người và tuyên bố Quyền làm người cho tất cả. Đương nhiên, trong thực tế, thời ấy quyền làm người không áp dụng cho dân thuộc địa. Do đó mà có nhà "khoa học" đă "chứng minh" rằng người da đen, A-rập thuộc một giống giữa khỉ với người ! Mới đây[157], bà Charlotte Hohn, giám đốc Viện Dân Số Học tỉnh Wiesbaden, đoàn viên đoàn đại biểu Đức tại Hội nghị Cairo về dân số học, đă than phiền với báo Tageszeitung : "Phải cho phép người ta, dựa trên thống kê, chứng minh rằng có nhưng dân tộc ít thông minh hơn những dân tộc khác. " V́ bà muốn đặt câu hỏi : "Có nên để cho những người bệnh hoạn sinh con đẻ cái không ? " Hiện tượng dùng "khoa học" kiểu ấy không phải là đặc sản của chủ nghĩa Stalin. Tinh thần quốc tế vô sản trong tư tưởng của Marx, sau đó Lênin phát triển vào thế giới thực dân, đế quốc, cũng chỉ là một kiểu phát triển Quyền làm người, qua sự đ̣i hỏi, trong hoàn cảnh của thế giới tư bản, đưa nó từ đầu lưỡi vào thực tế cuộc sống của loài người khắp năm châu bốn biển. Ở đây tôi không bàn xem kiểu phát triển ấy đúng hay sai, tại sao lôi cuốn nhiều người trong thế kỷ 20, và lâu vậy. Tôi chỉ lưu ư : giá trị ấy, không thể bỏ qua dễ dàng. Ngày nay, chủ nghĩa dân tộc, đầu óc kỳ thị chủng tộc, đang phát triển nhanh trên khắp thế giới, có nơi dẫn đến nguy cơ tái sinh chủ nghĩa fátxít, chiến tranh diệt chủng, có chỗ nó mạo danh cộng sản hoặc xă hội (như ở Nga). Điều ấy đủ khiến ta thận trọng khi chủ trương lấy lợi ích dân tộc làm quốc sách. Dĩ nhiên, ông Lê Hồng Hà đă từng theo lư tưởng cộng sản, tôi không hề nghĩ ông có quan điểm dân tộc chủ nghĩa kiểu ấy. Nhưng, trong t́nh h́nh thế giới hiện nay, nên nói rơ. Mới đây, đài truyền h́nh Pháp chiếu một phim tài liệu về Việt Nam. Trong phim, một cựu chiến binh Mỹ nói : ông đă đến Việt Nam ba lần. Lần đầu ông rất e ngại, chờ đợi người Việt có thái độ thù địch người Mỹ. Song ông ngạc nhiên thấy người Việt không cư xử với ông như thế, và ông có thiện cảm với Việt Nam. Ta có thể nghĩ tới một truyền thống của người Việt : trải thảm đỏ, cung ngựa cấp thuyền cho quân Minh về Trung Quốc. Nhưng chắc chắn một số đông người Việt ngày nay cũng đă chịu ảnh hưởng của mấy chục năm tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt Nam : căm thù đế quốc Mỹ, không căm thù mà biết ơn nhân dân Mỹ. Giá trị đặc thù cộng sản này thật không nên coi thường !
Đây chỉ là một thí dụ. Trong bài của ông Lê Hồng Hà, đụng đến các khái niệm mácxít kinh điển, đều có những vấn đề tương tự : không rơ ông đang phê phán khái niệm của Marx, của Lênin (và Lênin không hẳn là Marx), hay khái niệm mà một số người cộng sản Việt Nam - qua guồng máy tuyên huấn của Đảng - đă học của Staline và Mao Trạch Đông dưới nhăn hiệu Mác-Lênin ?
V́ hoàn cảnh lịch sử, đối với người Việt, ở tất cả mọi phía, t́m hiểu và phê phán học thuyết của Marx, Engels, Lênin, thậm chí Staline và Mao, là chuyện cần thiết cấp bách. Cần thiết và cấp bách không thua chuyện t́m hiểu đường lối và chính sách của Mỹ đối với Việt Nam ngay từ những năm 50, ngay từ thời Eisenhower. Trong việc này, cũng do hoàn cảnh lịch sử, nên chú ư tránh lẫn lộn học thuyết của Marx với cách diễn dịch và vận dụng của guồng máy thống trị Đảng cộng sản Việt Nam. Bài của ông Lê Hồng Hà là một tài liệu phê phán những quan điểm, lập luận, đường lối và hành vi của bộ máy quyền lực nắm đầu Đảng Cộng sản Việt Nam từ thời Cải cách Ruộng đất, đặc biệt từ lúc các ông Lê Duẩn và Lê Đức Thọ đă khuynh loát tất cả. Tôi quư trọng ông ở điểm ấy. Điều ông dũng cảm làm, cần thiết cấp bách, có khía cạnh chỉ người trong cuộc, người đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam mới biết và hiểu được. Ngày nay, sự phân hoá ngay trong guồng máy Đảng cộng sản Việt Nam khiến điều ấy trở thành khả năng hiện thực. Nhưng tôi không thấy đó là bài nghiên cứu, phê phán học thuyết của Marx, trong những đoạn ông bàn về tư tưởng của Marx.
Mời các bạn có cảm nhận khác, và có hứng, v́ ngày nay nỗi đau này không cần thiết đối với một số người, vui vẻ nhập cuộc thảo luận.
10-94
Ông Lê Hồng Hà, một cán bộ kỳ cựu của Đảng Cộng sản Việt Nam dám phê phán học thuyết của Marx trong một buổi hội thảo do ĐCSVN tổ chức. Tôi, tuy luôn luôn thắc mắc với khái niệm tự do trong tư tưởng của Marx, nhưng đă từng và vẫn c̣n quư trọng nhiều phân tích của Marx về cái ông gọi là "h́nh thái xă hội kinh tế tư bản", đă viết bài thảo luận với ông Lê Hồng Hà. Ông Đoan Hùng lại bỏ công viết một bài để thảo luận với tôi. Tôi rất cảm kích. Đă cầm bút, chán nhất là lănh vài lời khen chê chung chung, chẳng được ai chịu mất thời giờ thảo luận hay tranh luận với ḿnh.
Tùy tính t́nh, hoàn cảnh của từng người, lời lẽ lúc nặng nhẹ, khi mỉa mai. Theo tôi, đó là những kỹ thuật hành văn b́nh thường trong thảo luận, tranh luận, nhằm nhấn mạnh những ư, những lập luận, thậm chí những t́nh cảm của người viết, không nhắm đả kích cá nhân. Tranh luận tư tưởng không phải trận đấu vơ hay cuộc thử nghiệm, ít khi ngă ngũ "đúng sai", "thắng bại". Khi cuộc tranh luận hi hữu ngă ngũ, kẻ "chiến bại" thụ hưởng nhiều nhất : được người khác giúp ḿnh gỡ bỏ một quan điểm sai lầm hay tồi tệ về một vấn đề.
Cuộc thảo luận đă mở, đàng hoàng.
Trước hết (v́ ông Đoan Hùng đă khai bút bằng lời cảnh giác độc giả lịch sự và ṣng phẳng : coi chừng tôi chủ quan, suy diễn thêm, thậm chí phóng đại, đọc giữa hai gịng chữ) tôi xin có lời mời ông thoải mái, những điều ấy không làm tôi khó chịu, nhất là khi, cuối bài, tôi biết ông cũng muốn "nhân đối thoại với tác giả mà đối thoại với chính ḿnh", và cuộc đối thoại giữa ông và ông mang tính chất sám hối. Riêng tôi, tôi cần nói rơ : trong đối thoại, tôi không biết, và cũng không có khả năng viết để độc giả phải đọc giữa hai gịng chữ mới hiểu được. Điều tôi không có nhu cầu bàn, tôi không bàn. Điều tôi muốn bàn, tôi bàn thẳng. Nếu độc giả thấy điều tôi tŕnh bầy không rơ ràng, là v́ tôi viết kém, không đầy đủ, không mạch lạc. Để ông Đoan Hùng và độc giả hiểu rơ ư của tôi khi tôi tham dự thảo luận về chủ nghĩa Marx trong tờ Đối Thoại, tôi xin thưa : tôi không có nhu cầu bảo vệ học thuyết của Marx, Engels, Lênin, nhất là một cách lén lút, lờ mờ. Lư do thứ nhất là những người ấy không cần ai bảo vệ. Lư do thứ hai là tôi không dám bảo vệ tư tưởng của ai. Lư do cuối cùng là hệ tư tưởng đồ sộ và rắc rối này đă là đề tài phân tích, tranh luận, thậm chí sáng tác văn chương trong hàng ngh́n quyển sách dầy cộm khắp năm châu, trong đó có nhiều tác phẩm của cựu đảng viên đảng cộng sản, hoặc cựu trí thức tả khuynh macxít của hầu hết các nước đông và tây Âu. Kiếm điều mới lạ về đề tài này không dễ. Vậy thảo luận về đề tài này trong Đối Thoại để làm ǵ ? Để góp phần xây dựng một tinh thần và một phương pháp đối thoại, điều tôi cho là cần thiết cấp bách và có ít nơi để làm, điều tôi mời gọi trong Đối Thoại số 2. Trong tinh thần ấy, tôi xin phép dùng đích danh ông Đoan Hùng khi tôi nói tới ông. Khi thảo luận, tôi nghĩ lịch sự và ngay thẳng nhất là gọi mỗi người bằng tên của họ.
Trong bài này, như trong bài trước, tôi tiếp tục thảo luận về thái độ và phương pháp khi ta tranh luận về tư tưởng của một tác giả. Tôi sẽ không đề cập đến một loạt phê phán của ông Đoan Hùng đối với đảng cộng sản Việt Nam, các đảng và các chế độ xă hội chủ nghĩa đă h́nh thành trong thế kỷ thứ hai mươi. Thái độ, quan điểm, nhận xét của tôi về những vấn đề đó, trong lĩnh vực triết học, văn hoá, văn chương, nghệ thuật, chính trị, kinh tế, tôi đă tŕnh bầy trong nhiều bài đăng trong Diễn Đàn, Hợp Lưu, Đối Thoại. Tôi có cảm tưởng những điều ông Đoan Hùng nêu đáp ứng nhu cầu đối thoại với chính ḿnh và nhu cầu sám hối của ông hơn nhu cầu đối thoại về những cách hiểu khác nhau tư tưởng của một tác giả lắm vấn đề như mọi tác giả lớn. Mặt khác, ông đề cập đến quá nhiều vấn đề lớn có khi không liên quan trực tiếp tới bài của tôi. Dĩ nhiên, tôi không chống điều ấy. Trong suy luận, mỗi người nhấn mạnh điều ḿnh quan tâm. Hơn thế, khi ta suy nghĩ về một đề tài, ta thường phải liên hệ nó với đề tài khác, có khi khá xa mà vẫn giúp ta làm sáng tỏ một khiá cạnh của đề tài. Riêng với Marx, v́ ông là nhà tư tưởng biện chứng, những khái niệm ông dùng gắn bó chằng chịt với nhau, từ triết học tới khoa học, kinh tế, chính trị, xă hội, và sử học, liên hệ khái niệm này với khái niệm khác của Marx là chuyện tự nhiên - tuy không đơn giản.
Trong bài này, và trong mục đích tôi nêu trên, tôi tập trung vào câu hỏi : dựa vào lư luận nào ta có thể khẳng định như ông Lê Hồng Hà (trong bài của ông) và ông Đoan Hùng : "Chủ nghĩa xă hội hiện thực không là ǵ khác hơn là chủ nghĩa Marx áp dụng trong thực tế !"
Cũng trong mục đích nêu trên, tôi xin mở rộng đề tài một tí, v́ bài của ông Đoan Hùng, đối với tôi, đáng chú ư ở một điểm : nó khá tiêu biểu cho một lối suy luận trong giới trí thức "tả khuynh" đă từng ít nhiều say mê chủ nghĩa cộng sản, rồi "tỉnh ngộ", sám hối, muốn giải độc cho chính ḿnh và đồng loại.
1. "Chủ nghĩa xă hội hiện thực không là ǵ khác hơn là chủ nghĩa Marx áp dụng trong thực tế !"
Trong đoạn văn dẫn đến kết luận quyết liệt kia, ông Đoan Hùng bàn về khả năng "phân tích cụ thể một t́nh cụ thể" mà Lênin t́m thấy trong phương pháp luận của Marx. Ông nhật xét rằng khi họ bị đặt trước những t́nh h́nh cụ thể, những người cộng sản đều đă thất bại, và ông kết luận :
"Lư do đơn giản và dễ hiểu là : chủ nghĩa Marx không cung cấp cho họ một cách, một phương hướng để "xử lư" cái "t́nh h́nh cụ thể" ấy, và bị cầm tù trong cái "kim cô" của chủ nghĩa đó đầu óc họ, có sáng suốt đến mấy đi nữa, cũng không thể "phát triển" cái ǵ hơn là chủ nghĩa Lênin, Stalin, Mao, "chủ thể" và... tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa xă hội hiện thực không là ǵ khác hơn là chủ nghĩa Marx áp dụng trong thực tế (4) ! Và nó đă bị thực tế phủ định một cách... "đại trà" !"
"(4) "Xét lại" hay "chống xét lại" ai cũng có thể lục trong đống tác phẩm đồ sộ của Marx những câu để trích dẫn, biện minh cho ḿnh là chính thống, và ai th́ cũng có vẻ có lư cả ! Lê Hồng Hà trích tuyên ngôn và cho là Marx chủ trương "công hữu hoá", Trần Đạo cũng trích Marx để chứng minh Marx không chủ trương công hữu hoá tràn lan ! "Dzậy mà không phải dzậy" !!! Marx tiền hậu bất nhất, ba phải hay sâu sắc ? Hay như thế mới là "mâu thuẫn biện chứng" ? Ngẫm lại, cái câu khôi hài của dân Sài G̣n thực là sâu sắc !"
Thú thực, đối với tôi, đoạn văn trên đơn giản nhưng không dễ hiểu. Đọc câu đầu, tôi hiểu : trong chủ nghĩa Marx, không có ǵ có thể áp dụng vào thực tế, ai thích cứ khoác "kim cô" ấy vào đầu, rồi xử lư t́nh h́nh cụ thể theo ư riêng của ḿnh. Như vậy, đi t́m dấu ấn của chủ nghĩa Marx vào thực tế là chuyện phiếm. Đọc câu thứ hai, tôi sửng sốt : không phải vậy, 70 năm lịch sử gần đây "không là ǵ khác hơn là chủ nghĩa Marx áp dụng trong thực tế". Đọc lời chú thích, tôi hoang mang : "Dzậy mà không phải dzậy". Marx tiền hậu bất nhất, ta có thể dùng tác phẩm của ông để biện minh cho bất cứ điều ǵ. Do đó, 70 mươi năm lịch sử vừa qua là kết quả của tư tưởng của ông ? Câu chót, tôi suy diễn thêm để cố tạo cho đoạn văn một lôgíc tạm hiểu được : v́ Marx tiền hậu bất nhất, ông tạo cho người đời sau điều kiện dựa vào ông để làm bậy. Trong ư đó, trách nhiệm của Marx giống trách nhiệm của Jésus đối với chiến tranh tôn giáo thời Trung cổ ở châu Âu hay Inquisition ở Tây Ban Nha, ta không nên mất thời giờ t́m dấu ấn của ông trong thực tế 70 năm qua.
Có lẽ ông Đoan Hùng đă suy ngẫm rất lâu, rất nhiều, câu khôi hài của dân Sài G̣n, đă thấu hiểu nó rất sâu sắc, nên trong đoạn văn ngắn như thế ông có thể vừa khẳng định một điều và điều ngược lại, vừa ca ngợi phương pháp luận cho phép ông ta thấy điều ấy đơn giản, dễ hiểu, "Dzậy mà không phải dzậy". Và lúc cần, ông không ngại "lục trong đống tác phẩm đồ sộ của Marx những câu để trích dẫn, biện minh" cho lập luận của ông, tuy ông biết đó làm món hẩu lốn, ba phải.
Dù sao, t́nh cờ, ông cũng khơi một vấn đề đáng thảo luận. Học thuyết của Marx không đơn giản, không dễ hiểu. Marx là nhà suy luận biện chứng. Trong phương pháp suy luận này có một nguyên lư khó hiểu : sự vật, sự kiện không tự tại, mọi sự đều là h́nh thái vận động của những mâu thuẫn h́nh thành nó.
Đùa như nhà toán học Poincarré, ta định nghĩa khái niệm "hiện tại" :
Nếu A = B và B = C th́A # C
T́nh cảm như Rimbaud, ta than : "Je est un Autre[158]."
Rắc rối như Sartre, ta triết lư : "Le Néant n'est pas, il se néantise[159]".
Nửa thơ, nửa triết như Heidegger, ta ví von : "L'homme est un être des lointains[160]"
Huyền bí như Á Đông, ta dơng dạc : "Đạo khả đạo phi thường Đạo"
Thoải mái như Phật, ta ôn tồn : mọi sự đều vô ngă vô thường.
Trong nghĩa đó, học thuyết của Marx có lắm điều "Dzậy mà không phải dzậy". Nếu ta coi đó là tṛ chơi phiếm, không nên mất thời giờ t́m hiểu tác động của nó vào thực tế. Ngược lại, ta có thể ṭ ṃ t́m hiểu xem lối lư luận ấy có điều đáng chú ư không, đúng sai, thiếu hụt ở chỗ nào. Trong trường hợp ấy, ta thực sự tranh luận với ông, và trước khi kết luận rằng ông bất nhất, ba phải, hoặc ta phải chứng minh rằng nguyên lư trên và vài nguyên lư khác (không nhiều, nhưng c̣n nhức đầu hơn bị kim cô bóp trán) hoàn toàn sai, hoặc ta phải chứng minh tính vô lư nội tại của học thuyết trên cơ sở những nguyên lư của bản thân nó.
Thí dụ, khi ta chấp nhận hai nguyên lư sau của lôgíc h́nh thức :
a = a
nếu a = b vàb = c th́a = c
trên cơ sở hai nguyên lư ấy, nếu một lập luận xuất phát từ hai tiền đề :
a = b vàb # c
dẫn tới kết luận : a = c
ta có thể kết luận rằng lập luận ấy sai, và nếu ta tin tưởng sắt đá như Descartes rằng trong mọi vấn đề và muôn thuở "2 + 2" luôn luôn bằng "4", mọi chuyện "Dzậy mà không phải dzậy" ở đời đều không đáng thảo luận. Ta có thể thiếp ngủ ngh́n thu mà không bao giờ bị vẻ mặt quái gở cua b ám ảnh.
Nhưng trên cơ sở nguyên lư "a = a", mọi sự vật là chính nó và chỉ là chính nó (tính khách quan), ta chỉ có thể khẳng định một tràng : a = a; b = b; c = c; ...
Ta khó chấp nhận một anh b là chính ḿnh trong tư cách vừa là hai anh khác (b = a, b = c) vừa không là anh nào cả trong hai anh đó (b = b). Trong thực tế, trừ khi ta xem xét bên trong của sự vật (mâu thuẫn nội tại), không có sự vật nào vừa là chính ḿnh vừa là cái ǵ khác. Trong nghĩa đó, "Dzậy mà không phải dzậy", tuy nôm na, là một quan điểm biện chứng sâu sắc và khó hiểu hơn ta có thể tưởng tượng.
2. Hệ thống các nước xă hội chủ nghĩa đă sụp đổ hoàn toàn. Như thế thực tế hoặc lịch sử đă phủ định học thuyết của Marx.
Luận điểm này sai về mặt lư luận, dễ dăi và nguy hiểm.
Nó sai v́ nó gán cho thực tế hoặc lịch sử một chức năng chúng chưa hề có và không thể có được : chức năng của một cuộc thử nghiệm khoa học. Trong lănh vực này, và chỉ trong lănh vực này, người ta có thể khẳng định :
a/ một lư thuyết đúng, ít nhất trong phạm vi một độ chính xác nào đó, có thể đo đếm được.
b/ một lư thuyết sai. Thường t́nh không ai mất thời giờ bàn đến nữa.
c/ không có yếu tố cho phép khẳng định một lư thuyết nào đó đúng hay sai.
Để khẳng định một lư thuyết đúng hay sai, người ta dựa vào thử nghiệm. Những lư thuyết thuộc loại c/ thường là lư thuyết về những vấn đề không thể đưa vào thử nghiệm, thí dụ : Thượng đế có thực, hay không có thực.
Trong những lănh vực thường gọi là "khoa học nhân văn", thực tế hoặc lịch sử chưa bao giờ khẳng định hay phủ định được một hệ tư tưởng lớn nào cả. Tùy thời điểm, người ta gán cho chúng vai tṛ ấy để củng cố niềm tin của ḿnh. Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ năm 1789. Năm 1870, cầm đầu nước Pháp có một vị... hoàng đế. Giữa hai thời điểm ấy người Pháp đă thưởng thức hai ông vua, hai vị hoàng đế, đệ nhất và đệ nhị cộng hoà. Với kiểu suy luận trên, ta có thể tuần tự dơng dạc tuyên bố : "thực tế hoặc lịch sử đă phủ định chế độ quân chủ", "thực tế hoặc lịch sử đă chứng minh cách mạng tư sản là cơn điên cuồng đẫm máu tất yếu thất bại", "thực tế hoặc lịch sử đă phủ định đế chế", v.v. Trong suốt thế kỷ thứ 20, đă bao lần những người cộng sản đă từng tuyên bố : thực tế hoặc lịch sử đă chứng minh sự suy vong tất yếu của chế độ tư bản. Thế nh́n của ông Đoan Hùng trong thời điểm hôm nay chẳng mảy may vững chắc hơn thế nh́n của những người nọ trong thời điểm của họ. Quan hệ giữa người với người có tính vô định. Bất cứ lúc nào, nó cũng có thể vươn tới đỉnh cao của văn học, thậm chí nghệ thuật, hoặc lùi về thú tính. Thực tế và lịch sử đă và c̣n đang chứng minh điều ấy trong thế kỷ này.
Lối suy luận kia dễ dăi, nó cho phép ta khỏi phải suy nghĩ lôi thôi và hết bị ám ảnh bởi một mớ câu hỏi nan giải, không thiếu tính thời sự. Tại sao một tư tưởng "sai" bét có thể lôi cuốn một bộ phận lớn của loài người trong suốt một thế kỷ, đặc biệt thế kỷ chứng kiến sự phát triển cực nhanh của khoa học và kỹ thuật ? Tại sao một số người tin tưởng ở nó đă thành công trong một số việc, ở một số nước, trong một giai đoạn lịch sử ? Tại sao, tuy nó xuất phát từ những khát vọng rất nhân bản, khi người ta "áp dụng" nó, người ta đă tạo ra chế độ toàn trị khủng khiếp ? Rộng hơn, khi ta thảo luận về vấn đề tư tưởng, có những câu hỏi tương tự khác. Tại sao một tôn giáo hiền từ như đạo Ky Tô có thể dẫn đến chiến tranh tôn giáo, Inquisition ? Phải chăng điều đó bắt mầm ngay trong lời dậy của Chúa ? Và đạo Hồi, xưa và nay ?
V́ sai và dễ dăi, lối suy luận trên nguy hiểm. Nếu ta không hiểu nổi rằng Hitler là hiện tượng mới trong lịch sử và v́ sao đó là một khả năng hiện thực của thời đại này, rất có thể một ngày nào đó thực tế hoặc lịch sử sẽ, một lần nữa, chứng minh cho ta rằng Hitler mới là tương lai đích thực của nhân loại. Với Stalin hay Mao cũng vậy.
Riêng với lịch sử Việt Nam cận đại, lối suy luận ấy khó dùng một cách triệt để, v́ thực tế và lịch sử có lắm điều chướng tai gai mắt đối với ai muốn dùng chúng để phủ định tư tưởng của Marx. Chúng đă khẳng định sự thất bại của ĐCSVN trong ư đồ xây dựng chủ nghĩa xă hội. Nhưng chúng cũng đă lỡ khẳng định sự thành công của đảng ấy trong ư đồ giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mượn thực tế hoặc lịch sử để "chứng minh" rằng học thuyết của Marx đă làm chế độ xă hội chủ nghĩa Việt Nam suy sụp, ta đồng thời "chứng minh" rằng nó đă mang lại độc lập thống nhất cho Việt Nam. Không dễ nuốt đa. Nuốt ngon nửa này, mắc họng nửa kia.
"Xài" thực tế hoặc lịch sử kiểu ấy dẫn đến những quan điểm khá bất ngờ về những sự kiện lịch sử không nhỏ. Một sự kiện như sự tan ră của đế quốc Pháp, sự ra đời của nước Viêt Nam độc lập, sau 100 năm thuộc địa, mà chỉ giải thích với lập luận : ĐCSVN đă khéo "chộp" lấy thời cơ năm 45. Nếu dễ thế, tại sao không ai khác "chộp" được bất cứ ǵ trong suốt trăm năm ? Rồi sau đó, qua chín năm chiến tranh, Điện Biên Phủ, cuộc đọ sức với Mỹ và chế độ VNCH kéo dài đến 1975, không những nó không chết, nó c̣n thủ thắng. Không lẽ đều do những mẹo vặt của những kẻ khéo "chộp" này "chộp" nọ ? Nếu thật vậy, thực tế và lịch sử toàn chuyện cầu âu, không có ǵ đáng bàn cả, và không có khả năng khẳng định hay phủ định ǵ hết.
3. Những dự đoán của Marx đều sai.
Điều này liên hệ tới một lập luận người ta hay dùng để phê phán học thuyết của Marx (tuy ông Đoan Hùng không dùng đến, nhân bàn về phương pháp trong việc phê phán tư tưởng của Marx, tôi thấy cũng nên nhắc đến) : Marx có một số dự đoán sai. Dự đoán sai về sự phát triển của thời cuộc là chuyện phổ biến, đặc biệt trong mười năm qua. Dự đoán đúng mới hiếm. Trong lănh vực này, những lănh tụ cộng sản của thế kỷ 20 quả không quá tồi, nếu không, ai hoài công tranh luận về họ và cách hiểu học thuyết Marx của họ cho đến ngày nay ? Nếu thích dựa vào những dự đoán sai để chứng minh tính sai lầm của học thuyết mácxít, có lẽ khâu chắc ăn nhất là kinh tế : sau mấy chục năm đọ sức, nền kinh tế xă hội chủ nghĩa đă sụp đổ, cả thế giới ùa vào kinh tế thị trường tư bản. Đủ chưa ? Chưa. Cách đây vài tuần, tôi đọc trong tờ Le Monde một bài báo khá lư thú : tất cả các lư thuyết gia kinh tế tư bản, trong đó có hầu hết các vị Nobel, đă thay phiên nhau dự đoán sai về sự vận động của kinh tế trong thời đại của họ. Điều đó không hề ngăn cản họ liên tục thay phiên nhau giảng đạo cho đời, nhất là tại các đại học kinh tế trứ danh của Tây Âu, và hướng dẫn những thủ lĩnh quốc gia tại các nước tư bản tiên tiến nhất. Người ta thật mau quên. Tờ báo trích dẫn một dự báo của Samuelson : sau chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế thế giới sẽ phải trải qua một cuộc khủng hoảng kéo dài ít nhất vài chục năm trước khi khôi phục. Tôi nhớ thời sinh viên tại đại học kinh tế Paris, ngày nào tôi cũng tụng quyển sách dầy cộm của Samuelson trong đó có đầy phương tŕnh toán học khiến học thuyết của ông có vẻ hết sức khoa học. Thật may tôi không đủ thông minh để trở thành một đệ tử xuất sắc của bậc thầy ấy. Tôi kể chuyện này cho vui. Những sai lầm của các bậc thầy ấy không "đỡ" cho những dự đoán sai của Marx về thời cuộc. Trong lĩnh vực kinh tế, người ta hay lấy sự thất bại của các nước xă hội chủ nghĩa để đánh giá học thuyết kinh tế của Marx. Thật lạ. Ngoài một số nguyên tắc chung, ngắn ngủi, mà Marx nghĩ sẽ làm nền tảng của nền kinh tế xă hội chủ nghĩa, ông không có tác phẩm nào mô tả, phân tích tỉ mỉ nền kinh tế chưa có thực trong thời ông và ông nghĩ rằng chưa thể hiện thực tại đại bộ phận các nước trên thế giới. Ngược lại, những tác phẩm kinh tế chính của ông tập trung phân tích h́nh thái sản xuất tư bản. Trong những tác phẩm ấy, ông đă khẳng định nhiều điều, đối với ông không c̣n là dự đoán, mà là quy luật ông đă phát hiện qua quá tŕnh nghiên cứu, phân tích ông cho là khoa học (theo lôgíc biện chứng của ông). Mời bạn đọc thưởng thức một món ông đă xào nấu cách đây cả trăm năm : trong phương thức sản xuất tư bản, sự h́nh thành đội quân thất nghiệp dự bị tất yếu. H́nh như món này chưa nguội lắm, không hiểu đầu bếp xào xáo thế nào mà nó nóng dai thế.
Tṛ chơi đoán đúng đoán sai, nếm một tí nhạt miệng ngay.
4. Marx chẳng có ǵ mới, ngoài cực đoan.
Lập luận này, có khá nhiều người sử dụng, được ông Đoan Hùng dùng trong bài của ông. Cuối cùng, trong học thuyết của Marx, chẳng có ǵ thực sự mới. Đặc điểm lớn nhất của Marx là cực đoan hoá một khía cạnh của vấn đề.
Ông Đoan Hùng nhận xét : "Đấu tranh giai cấp không phải chỉ là một giả thuyết "độc quyền" của Marx. Không cần suy nghĩ một cách Mác xít, người ta cũng có thể ư thức và xử lư nó. Ngay cả khái niệm chủ nghĩa xă hội cũng không phải do Marx nêu ra đầu tiên."
Tôi không hiểu ông Đoan Hùng muốn chứng minh điều ǵ khi ông nhắc lại những lời của chính Marx và Engels. Trong tác phẩm (loại phổ cập, "tuyên truyền") của họ, họ đă từng khẳng định những điều ấy. Khi họ tuyên bố rằng từ ngày xă hội phân chia thành giai cấp, lịch sử loài người là lịch sử đấu tranh giai cấp, họ không ngu muội đến mức nghĩ rằng từ thuở đó các giai cấp đối nghịch (chủ nô, nô lệ, nông nô, phong kiến, tư sản, công nhân, v.v.) đă nằm ngủ, chờ Marx và Engels xuất hiện để ư thức và xử lư mâu thuẫn giai cấp. Không hiểu ông Đoan Hùng có thấy rằng câu thứ hai trong đoạn văn kia biểu diễn một cách nôm na một luận điểm (c̣n đang trong ṿng tranh luận) của Marx : bất kể anh tưởng tượng ǵ trong đầu anh (kể cả học thuyết mácxít), xă hội vẫn vận động theo quy luật của chính nó (tính khách quan đấy !). Trên cơ sở đó, ông là người đầu tiên khẳng định : sự vận động của xă hội, lịch sử có thể xem như một hiện tượng khách quan, có thể hiểu được, có thể trở thành đối tượng nghiên cứu của khoa học. Đào sâu luận điểm ấy một tí, ta đụng vấn đề c̣n thời sự : những môn ta quen mồm gọi là "khoa học" kinh tế, xă hội, sử... có thể coi là "khoa học" hay không ? Trong nghĩa nào ? Với phương pháp suy luận và kiểm nghiệm nào, v.v. ? Cố gắng thêm một tẹo, ta đụng ngay vấn đề khổng lồ : con người c̣n thực sự tự do hay không, ở mức độ nào, trong nghĩa nào ? Dường như ông Đoan Hùng không thích những vấn đề lắt léo như vậy, chỉ có nhu cầu khai tử chủ nghĩa Marx. Nếu đúng vậy, ông sẽ không sợ phải cô đơn, từ khoảng 20 năm nay, người ta không ngừng đưa đám Marx. Cứ đà nay, tôi không ngạc nhiên nếu trong 20 năm nữa người ta vẫn tiếp tục linh đ́nh đưa đám. Thật phí thời giờ, giấy mực, tiền của. Nếu thực tế đă phủ định đại trà chủ nghĩa Marx, thị trường nhậy bén sẽ chớp mắt biến kho sách đồ sộ kia thành bột giấy. C̣n lại vài bản mốc trong thư viện cho các nhà khảo cổ nghiên cứu.
Trách Marx không là người độc nhất hay đầu tiên đề cập tới đấu tranh giai cấp, chủ nghĩa xă hội, hơi... thừa. Marx là một trong những trí giả hiếm hoi trong thế kỷ thứ 19 c̣n bám được một truyền thống của thời Phục Hưng : tiếp thu và khai phá nhiều lĩnh vực của kiến thức và trí tuệ. Ông chưa hề vơ công của ai cả. Ngược lại, ông có biệt tài phát hiện và đề cao đóng góp xuất sắc của từng người trong sự phát triển của trí tuệ của Tây Âu trong những lĩnh vực ông nghiên cứu. Thí dụ, trong môn kinh tế chính trị học, ông khẳng định : Aristote là người đầu tiên đă đặt một cách đúng đắn, chính xác, vấn đề giá trị của hàng hoá, François Quesnay là người đầu tiên tạo cách nh́n tổng hợp về kinh tế (ngày nay ta gọi là kinh tế vĩ mô), Adam Smith và Ricardo là những người đầu tiên lấy thời gian lao động làm nền tảng cho giá trị của hàng hoá và, do đó, là những người tạo cơ sở khoa học cho môn kinh tế chính trị học, v.v. Về mặt lư thuyết, ông chỉ nhận là của ḿnh hai khái niệm gắn liền với nhau và đủ để giải thích bí quyết của phương thức sản xuất tư bản, giải thích sự kiện "tiền đẻ ra tiền" : giá trị và sức lao động. Trong lănh vực sinh học, Marx là một trong những người đầu tiên ca ngợi Darwin là một nhà bác học vĩ đại, và Engels so sánh cống hiến của Darwin trong môn sinh học với công hiến của Marx trong môn kinh tế, tác phẩm của Darwin với Tư Bản Luận. Riêng trong môn xă hội học, Marx đă từng viết : ông không phát minh ra đấu tranh giai cấp, nó đă có thực trong đời sống xă hội từ lâu, và nhiều tác giả đă bàn tới. Về vấn đề này (trong liên hệ của nó với sử học) ông chỉ khác người ở quan điểm : đấu tranh giai cấp biểu hiện quan hệ sản xuất, nó hoặc sẽ dẫn tới sự tiêu vong của các giai cấp đối nghịch (không phải chuyện đùa trong thời đại của vũ khí hạt nhân.), hoặc sẽ dẫn tới sự h́nh thành một xă hội không giai cấp. Nếu ta muốn phê phán học thuyết của Marx, nên phê phán thẳng những khái niệm do ông đề xướng và phương pháp suy luận của ông, không nên trách ông không là người tạo ra mọi khái niệm có trên đời.
5. Một h́nh thái của thuyết tương đối
Cách ông Đoan Hùng bàn về công hữu và tư hữu khá tiêu biểu cho một lối suy luận khá thịnh hành ngày nay : cái ǵ cũng tương đối thôi. Có người không ngại vận động cả Einstein để biện minh cho thuyết tương đối của ḿnh. Tôi thường thấy người ta dùng lập luận này lúc người ta muốn... chấm dứt đối thoại. Anh không đồng ư, anh chỉ là tín đồ mê muội của một tôn giáo quá khích, nhưng nếu anh đồng ư, chẳng c̣n ǵ để thảo luận, tranh luận. Tương đối tiện. Tôi công nhận rằng, dạo sau này, bắt gặp một từ ngữ vừa mới vừa chuyên tải một nội dung mới, là chuyện hiếm. Trong thời đại thông tin này, mỗi ngày người ta sản sinh không biết bao nhiêu từ mới hoặc tô son trét phấn cho một vài từ ngữ cũ khiến chúng bỗng nhiên mang sắc thái mới lạ. Cạo một tí, ta thường thất vọng, hoặc rỗng tuyếc, hoặc gặp những món đă hâm đi hâm lại từ thế kỷ trước. Những nhà tư tưởng có ư mới, có tầm cỡ, thường ít khi lạm dụng từ ngữ mới. Có thể v́ họ muốn viết sao cho mọi người đều hiểu được, nhưng có lẽ cơ bản hơn v́ những ư tưởng mới của họ kế thừa, phê phán và phát triển di sản văn hoá và kiến thức họ thừa hưởng. Di sản ấy gắn liền với ngôn ngữ họ dùng để suy luận. Do đó, mỗi khi cần nêu lên quan điểm mới về một vấn đề có thể là muôn thuở của con người, họ chỉ cần tŕnh bầy định nghĩa riêng của ḿnh về một số từ ngữ đă được người đời sử dụng phổ cập từ lâu năm. Hannah Arendt viết cả một quyển sách, chủ yếu để định nghĩa một từ : hành động. Qua đó bà thảo luận và tranh luận với khá nhiều nhà tư tưởng của thế kỷ này và thế kỷ trước, trong đó có Marx. Nếu ta nghĩ : "Ôi cái vấn đề "hành động" ấy à, chẳng có ǵ mới đâu, cũng tương đối thôi, người ta đă bàn mứa từ đời tám tỏng nào rồi, có muốn tôi kể Đông Châu Liệt Quốc, Tam Quốc cho nghe, cuối cùng hết bàn tới th́ ban lui, thế thôi, tương đối mà", th́ ta không nên mất thời giờ đọc và thảo luận về Hannah Arendt. Ở đây, xin mở một ngoặc nhỏ : dường như ông Đoan Hùng cho rằng chế độ toàn trị là hậu quả của chủ nghĩa Marx áp dụng vào thực tế. Khái niệm "chế độ toàn trị" do Hannah Arendt sáng tạo, đúc kết, có nội dung phong phú, khúc triết, được bà tŕnh bầy qua một quyển sách trứ danh. Hannah Arendt lại có tác phẩm phê phán học thuyết của Marx. Không hiểu khi ông Đoan Hùng dùng khái niệm đó, ông vung một từ ngữ hợp thời trang, đắt khách hay ông vận dụng khái niệm của Hannah Arendt ? Trong trường hợp sau, ta chờ ông cho ta biết ông đă khám phá được ǵ mới hơn Hannah Arendt để có thể khẳng định quan hệ nhân quả giữa tư tưởng của Marx và chế độ toàn trị, điều mà Hannah Arendt không làm.
Vấn đề sở hữu là vấn đề lớn trong những cuộc tranh luận về tư tưởng, đạo đức, luật pháp, kinh tế, chính trị... Marx và Engels đă bỏ nhiều công nghiên cứu những h́nh thái sở hữu khác nhau trong lịch sử của nhân loại. Riêng Engels đă viết một quyển sách về vấn đề này, trong đó ông tŕnh bầy những dữ kiện, những kiến thức mà những nhà khoa học thời ông đă đạt, và ông phân tích chúng, trước khi tŕnh bầy quan điểm của ḿnh. Nếu ta thích thảo luận về đề tài này, cũng nên ṭ ṃ xem từ khi có chính sách "tĩnh điền" của Trung Quốc thời xa xưa, có ǵ mới dưới chân trời trí tuệ không, đúng sai thế nào ?
Vận dụng lập luận "mọi sự đều tương đối", tuy thuận lợi, nhưng không phải không bất lợi. Độc giả rất có thể xử lư nhẹ những suy luận gay gắt và một chuỗi kết luận quyết liệt của ông Đoan Hùng bằng phán xét bất khả kháng : cũng tương đối thôi, có ǵ mà lư với sự.
6. Tư tưởng, hành động và văn phong.
Ông Đoan Hùng, như mọi người b́nh thường, ghét bạo lực. Ông trích một đoạn bút chiến giữa Lênin và Kautsky để cho ta thấy Lênin "sát máu" đến mức nào. Lênin có một đặc điểm hiếm ở một nhà chính trị : ông thường nói thẳng những ǵ ḿnh nghĩ và làm những ǵ ḿnh nói. Ta có thể so sánh quan hệ hiện thực giữa tư tưởng và hành động của ông để hiểu cả con người và tư tưởng. Một trong những thời điểm đẫm máu thời Lênin là thời ngay sau khi Đảng Bolchevik cướp chính quyền, rút nước Nga ra khỏi chiến tranh thế giới. Lúc đó quân Nga trắng, Pháp, Anh, Mỹ và Nhật cùng vây đánh Liên Xô, tiến hành khủng bố trắng. Lênin công khai hạ lệnh thực hiện khủng bố đỏ. Lênin thế đó, khác hẳn những lănh tụ cộng sản sau này, ông thích gọi sự việc bằng tên đích thực của nó, khi cần khủng bố, ông khủng bố, và nói thẳng là khủng bố. Nhưng ngay lúc chiến tranh chưa ngă ngũ, khi Lênin đánh giá rằng chiều hướng chiến thắng không thể đảo ngược được, ông chủ trương công khai băi bỏ chính sách khủng bố đỏ. Nhiều đồng chí của ông trong ban chấp hành trung ương chống đề nghị đó. Ông khẳng định : lúc trước, ta chỉ có cách ấy để chống lại khủng bố trắng, bây giờ ta đang trong đà thắng, không cần và không nên sử dụng khủng bố, và ông tuyên bố chấm dứt chính sách khủng bố đỏ. Đó là một cách hiểu và vận dụng bạo lực của Lênin, không chỉ trong sách vở. Tất nhiên, ông c̣n chủ trương bạo động bằng nhiều cách khác, trong nhiều vấn đề khác, ở những hoàn cảnh khác, bài này chẳng thể nêu nhiều. Vả chăng, tôi không có nhu cầu bảo vệ Lênin. Tác phẩm và cuộc đời của ông c̣n đó, trong vô vàn sách vở, người đời nay và đời sau sẽ tự t́m hiểu và phán xét. Đối với Lênin, trong đề tài này, ông Đoan Hùng cũng có thể nhắc lại ư ông đă nêu về Marx : nếu muốn, có thể t́m trong tác phẩm và cuộc đời của ông đủ lư do để chứng minh ông là người hung bạo hoặc là người nhân từ. Trước t́nh trạng ấy, ta có thể có ít nhất ba thái độ. Cực đoan : chỉ coi là trung thực những ǵ thích hợp với điều ta muốn chứng minh. Ba phải : ta dùng tất cả để biện minh cho những lập luận trái ngược của chính ta. Nghi vấn : phải chăng đây là quan điểm nhất quán, vận dụng trong những hoàn cảnh khác biệt, sử dụng bạo lực trong h́nh thức và ở mức độ thích ứng với đối tượng và tương quan lực lượng từng lúc ? Ở đây, tôi chỉ muốn khơi ư : muốn t́m hiểu, đánh giá tư tưởng và nhân cách của một người cỡ ấy, trên một vấn đề loại ấy, nên t́m hiểu đầy đủ hơn. Một điều quan trọng nữa là không nên quên bối cảnh lịch sử. Những người cách mạng trong thế kỷ 19 và 20 thường là những người đă từng nếm bạo lực, đầy ải, lưu vong, đă từng bị săn bắt như những con thú, trước khi bản thân họ sử dụng bạo lực. Nếu chính bản thân họ không bị đàn áp, th́ họ cũng không chấp nhận bạo lực mà đồng loại của họ phải chịu đựng. Họ không cần trí tưởng tượng hay tấm ḷng lang dạ thú đề phát minh ra bạo lực trong học thuyết. Họ chỉ cần mô tả hiện thực nhản nhan trong đời. H́nh như thời ấy bạo lực không hiếm. H́nh như chiến tranh thế giới lần thứ nhất có thực và không ít tàn bạo, h́nh như trong các thuộc địa, bạo lực dưới mọi h́nh thức không là ảo ảnh. Phải làm ǵ để giải phóng con người khỏi những bạo lực ấy ? Thành công của Gandhi trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc cho „n Độ đủ chứng minh rằng bạo lực không là giải pháp duy nhất ở mọi nơi, mọi thời điểm, đối với mọi địch thủ. Gandhi vĩ đại ở đó. Thành công ấy không đủ chứng minh ngược lại : bất bạo động là giải pháp hiệu quả ở mọi nơi, mọi thời điểm, đối với mọi đối thủ. Tôi không biết ông Nguyễn Thái Học nghĩ ǵ về bạo lực. Nhưng tôi tin rằng ông nghĩ bạo lực đối với dân thuộc địa là có thực và cách chống lại tốt nhất là sử dụng bạo lực. Và một lư do cơ bản dẫn ông ra sân bắn là bạo lực ông có khả năng vận động quá hèn mọn so với bạo lực của đối phương.
Tác phẩm của Lênin khá đồ sộ, phong phú, trong nhiều lĩnh vực. Ông có thể đề cập tới một đề tài trong nhiều tác phẩm khác nhau. Tùy mục đích của tác phẩm - nghiên cứu, lư luận, bút chiến, hịch, mệnh lệnh, v.v. - độ chi tiết, văn phong rất khác nhau. Trong bút chiến chính trị, mục đích của người viết không là tŕnh bầy vấn đề một cách chi tiết, đầy đủ, có gốc, có ngọn, có ngành, trong một hệ thống lư luận. Nó cần khẳng định quan điểm của ḿnh, dùng một số giới hạn luận điểm để áp đảo lư lẽ của đối phương, và dùng văn phong thích hợp - trong t́nh h́nh cụ thể lúc ấy - để tranh thủ sự đồng t́nh của độc giả. Người có dịp làm quen, so sánh các bài bút chiến từ mọi phiá đối nghịch trước chiến tranh thế giới thứ nhất sẽ thấy văn phong của Lênin không đáng kể lắm ở tính thô bạo, sát máu. Cách đây hai tuần, tôi có dịp xem một triển lăm tranh, h́nh ảnh và sách h́nh về thời thực dân của Pháp. Người đă sống thời đại ấy mà viết mấy câu thơ :
Máu thắm kêu trả máu
Đầu rơi van trả đầu
Đời đời không quên mối hận thù sâu
tôi sẽ không vội kết án người ấy bẩm sinh khát máu.
7. Một h́nh thái cơ bản của chuyên chính và bạo lực trong thời đại ngày nay
Ông Đoan Hùng ghét chuyên chính và bạo lực. Nhưng h́nh như ông có lựa chọn t́nh cảm. Ông ghét chuyên chính và bạo lực của các đảng cộng sản. Ông hầu như không biết đến một h́nh thái khác của bạo lực và chuyên chính. Ông có vẻ hả hê rằng trong thế giới tự do, dân chủ, văn minh này, các thủ lĩnh quốc gia không có khả năng ngăn cản tự do hành động của ông Soros. Ông có thể yên tâm ngủ trong niềm tin ấy nhiều năm tháng. Ngoài ông Soros, c̣n vài người nữa được hưởng quyền tự do bất hủ ấy. Thí du : để cứu vớt Mexico khỏi cơn khủng hoảng tài chính (tôi xin miễn bàn tới giá mà dân và nước Mexico phải trả cho sự ưu ái này), nguyên thủ 7 quốc gia giàu nhất thế giới vét ngân quỹ nhà nước của họ và gom được 50 tỷ đôla. Ba hăng (Fidelity Investments, Vanguard Group, Capital Research & Management) kiểm soát một tài khoản 500 tỷ đôla[161]. Trong t́nh h́nh ngày nay, với xu hướng phát triển hiện tại của nó, không có nguyên thủ quốc gia nào, dù được đầu phiếu trăm phần trăm một cách tự do dân chủ, có thể cản trở hành vi của những người nắm những lực lượng tài chính ấy. Ta c̣n có thể khẳng định rằng không vị nào có thể tồn tại lâu dài nếu không tùng phục quyền lực của họ. Kinh nghiệm cầm quyền của Đảng Xă hội Pháp khá tiêu biểu cho sự kiện này. Không phải t́nh cờ mà khẩu hiệu đầu lưỡi "có trách nhiệm" của các chính khách tư bản (và tư bản đỏ !) là : "sự tin cậy của các thị trường tài chính". Cụm từ kia có khiến bạn đọc cảm thấy ngôn ngữ chính trị đời nay đă phi nhân hoá tới mức nào không ? Tuy không được ai bầu, những ông chủ tài chính kia, hàng ngày, tuỳ ư, sử dụng một quyền lực có thể trực tiếp quyết định tương lai trước mắt và cả cuộc đời của hàng chục, hàng trăm triệu người. Hậu quả của những quyết định ấy bao gồm sự mất c̣n chủ quyền của một nhà nước, tài sản, nguyên vật liệu, đất đai, rừng biển của một quốc gia, sinh mệnh trước mắt và định mệnh của con người nghèo đói, bệnh tật, khắc khoải. Cái chuyên chính "vô danh, vô diện", cái bạo lực êm ả kia thích hợp với ḷng nhân từ và sự quư trọng tự do và dân chủ của ông Đoan Hùng ? Cứ tiếp tục măi thế này, tôi không ngạc nhiên lắm nếu ngày nào đó, trong những triệu người thừa hưởng sự tự do, dân chủ của ông Soros và các đồng chí của ông, sẽ có không ít người, v́ không c̣n con đường nào khác để tồn tại, sẽ cầm súng. Trong hoàn cảnh của họ, với khả năng hành động và tŕnh độ văn hoá của họ, tôi e rằng họ sẽ không biết sử dụng một thứ bạo lực êm ả, về phương tiện và lời nói, xứng đáng với tŕnh độ văn hoá của đối thủ, và họ sẽ làm phật ḷng ông Đoan Hùng. H́nh như chuyện đó đă xẩy ra ở vài điạ phương của Mêxico. Không biết lại do tư tưởng bạo lực cách mạng của Marx và Lênin giựt dây chăng ?
Chúng ta thường nhớ tới câu văn của Engels : "Bạo lực là bà mụ đỡ đầu cho lịch sử". Nếu ta liếc qua hai quyển bút chiến giữa Marx và Proudhon, giữa Engels và During, ta có thể hiểu rơ hơn khái niệm bạo lực của hai tác giả này : quan hệ kinh tế là cha đẻ của bạo lực chứ không phải ngược lại. Và ta có đề tài suy nghĩ và phê phán đáng chú ư hơn chuyện đi t́m tính khát máu trong tư tưởng của Marx để giải thích hành vi của Lênin, Stalin, Mao, Pol Pot, v.v. Chuyện đó làm tôi nhớ tới những cây bút đă phân tích và chứng minh tính fatxít trong nhạc của Wagner v́ Hitler đă dùng nó làm ngọn cờ âm nhạc cho chế độ của ḿnh.
8. Chủ nghĩa phức tạp
Trong suy luận, hăy khiêm tốn, đừng ngông cuồng. Mọi sự việc đều vô cùng phức tạp, có nhiều nguyên nhân, chẳng thể hiểu được một cách đơn giản với một nguyên nhân chính, quyết định. Đại khái, ông Đoan Hùng khuyên ta như vậy. Ta sẽ dễ dàng tán thành nếu ông áp dụng thái độ ấy đối với đối tượng suy luận của ông : chủ nghĩa Marx và cuộc phiêu lưu của nó trong thế kỷ 20.
Dù sao, ông cũng khơi cho ta một đề tài đáng chú ư.
Khoảng giữa những năm 80, ở Pháp, bắt đầu xuất hiện trên báo chí hàng loạt bài về đủ thứ vấn đề trong đủ thứ lănh vực khoa học, kỹ thuật, sinh học, khoa học nhân văn, và đặc biệt kinh tế học, với khuynh hướng chung : cảnh giác, hết sức phức tạp đấy. Tôi thích đọc những bài báo ấy. Có nhiều tác giả, trong đó không thiếu trí thức cựu hoặc tân tả khuynh, tôi thích từ lâu. Thỉnh thoảng, tôi mua sách của họ về đọc. Tôi thích loại sách ấy v́ tôi hay nghi ngờ những giải thích đơn giản ngay cho những vấn đề thoạt tiên thấy đơn giản và dễ hiểu. Lỗi tại Marx. Lần đầu tiên tôi đụng tới học thuyết kinh tế của ông, tôi sửng sốt. Chuyện đơn giản như móc trong túi vài đồng bạc (tiền) mua khúc bánh ḿ (hàng hoá), tôi khám phá là chuyện hết sức khó hiểu, phức tạp, đă được hàng trăm học giả phân tích từ hàng chục thế kỷ, vẫn chưa rơ ràng. Tôi say sưa theo rơi đủ thứ phức tạp trên đời. Tháng đèo tháng, năm đẽo năm, một hôm tôi sửng sốt, "chủ nghĩa" phức tạp kia dẫn tới hậu quả đơn giản, nhưng khá khủng khiếp : đào thải người công dân ra khỏi không gian chính trị của xă hội. Kinh tế phức tạp, thế giới phức tạp, chiến tranh phức tạp, hoà b́nh phức tạp, buôn bán, kể cả buôn bán nhân quyền cũng phúc tạp nốt, cái ǵ cũng phức tạp, phức tạp đến nỗi người công dân b́nh thường không c̣n khả năng tham luận, các chuyên gia ào ạt thay phiên nhau chiếm lĩnh không gian chính trị, khẳng định hết xuôi lại ngược, để hành động ... như nhau, với những kết quả... tương tự. Trong khi đó xuất hiện t́nh trạng : một chế độ giàu có mà không tạo được đất sống cho một bộ phận không nhỏ của nó, chế độ đó có nguy cơ khủng hoảng. T́m đất sống , những người, đặc biệt thanh niên, bị đào thải, sẽ không măi ngồi chờ những lư thuyết gia của sự phức tạp giải quyết bài toán của ḿnh. Và họ t́m lối thoát ở những chủ nghĩa mỵ dân đơn giản như... Le Pen. Qua cuộc bầu cử tổng thống vừa qua ở Pháp, ta được biết, cứ 5 người đă có 1 người bầu cho phe cực hữu, Le Pen hay De Villiers. Hiện tượng này, Hannah Arendt đă từng phân tích ở Đức thời... Hitler. Tuy không mới, không phức tạp lắm, cũng nên ôn lại.
Đương nhiên, tôi không đ̣i đơn giản hoá những vấn đề thực sự phức tạp. Tôi muốn nói, trong lănh vực tư tưởng, có rất nhiều vấn đề hết sức đơn giản. Khi người ta không muốn giải quyết chúng, không t́m cách giải quyết chúng, chúng sẽ trở thành nguy hiểm. Thí dụ : một người không do ai bầu mà có quyền vấy tay tác động tới sinh mạng và tương lai hàng triệu người khác là điều không thể chấp nhận được, đơn giản thế thôi. Ngày nào các thủ lĩnh chính trị c̣n coi chuyện tranh thủ sự tin cậy của những người như thế là đỉnh cao của trí tuệ kinh tế và là quốc sách, ngày đó vấn đề giới hạn hậu quả của hành vi của những người ấy c̣n là vấn đề phức tạp. Nhưng ngày nào thủ lĩnh các nước hùng cường nhất dám quyết định chấm dứt t́nh trạng ấy, tôi dám bảo đảm rằng tiền của những ông Soros lớn nhỏ dù có cánh cũng không bay thoát. Nó nằm ở đâu, di chuyển từ đâu tới đâu, từng phút từng giây, đều có thể biết ngay. Nhưng tôi hiểu, tôi nêu một vấn đề thực sự phức tạp : vị trí và vai tṛ của tư bản tài chính trong thế giới hôm nay và, quan trọng hơn, vai tṛ của các lư thuyết kinh tế, xă hội và lịch sử đương đại trong việc phục vụ nó. Đề tài này mới xuất hiện ở Pháp mấy tháng nay dưới ng̣i bút của Ignatio Ramonet với nhan đề "La pensée unique[162]". Như mọi đề tài, nó mới mà không mới, tư bản tài chính đă có từ lâu.
9. Bài ca Dân Chủ
Trên đường khổ ải gỡ kim cô, trừ nọc rắn, ông Đoan Hùng đă t́m được một linh dược xài tạm : Dân Chủ. Tôi đă có dịp bàn khá dài ḍng về khái niệm này trong Hợp Lưu cách đây hai hay ba năm, xin miễn tŕnh bầy lại, chỉ xin có vài nhận xét ngắn.
Bài ca dân chủ đă được phát hành hai trăm năm nay. Từ đó đến nay, nó đă từng họa tấu hài hoà với những chiến tranh giữa các nước châu Âu sau cách mạng tư sản Pháp, với những chiến tranh thuộc địa và đế quốc, với những chế độ độc tài ở châu Phi, châu Mỹ la-tinh, và châu Á. Nó đă không ngăn cản kinh tế tư bản cấu kết chặt chẽ với chính trị fátxít, không ngăn cản hai chiến tranh thế giới và hai quả bom nguyên tử dội vào hai thành phố đông dân. Hai mươi năm qua nó thích hợp ca với bài hát nhân quyền và bài vịnh kinh tế thị trường. Từ khi phe xă hội chủ nghĩa sụp đổ, Trung Quốc và Việt Nam lao vào kinh tế thị trường, dường như ban hợp ca kia đang tan ră, kinh tế thị trường ly dị với dân chủ và nhân quyền để đi cầu hôn với tư sản đỏ và lập pḥng hoa chúc ngay trong ḷng nền chuyên chính yên ả của họ. Ít nhất trong chính quyền và các công ty tư bản, ba ả này hay có máu lẳng lơ, đặc biệt thích những anh béo mập. Ông Đoan Hùng không tin rằng các thủ lĩnh của ĐCSVN có thể tự biến ḿnh và con cháu ḿnh thành tư sản đỏ "v́ không ai muốn... ăn béo rồi đi tự tử". Tôi hiểu lối lư luận của ông Đoan Hùng, đỏ là đỏ, trắng là trắng, cộng sản là cộng sản, tư sản là tư sản, cộng sản là đỏ, tư sản là trắng, không thể có tư sản đỏ. Dù sao, nếu ông tin ở thực tế, cũng nên một năm một lần đảo về Việt Nam xem thực tế nó thế nào. Từ 1986 tới nay, tôi thấy lắm anh ngày càng béo, càng không có ư đồ tự tử, càng trở nên quyến rũ đối với ba ả nọ, khiến các ả ngày càng quên ḿnh. Dĩ nhiên, ả thị trường không bao giờ quên ḿnh cả v́ ả chỉ thích tiền thôi, và tiền không có mùi, kể cả mùi đĩ, mùi tù và mùi máu. Lắm khi thực tế cũng "Dzậy mà không phải dzậy".
10. Một nội dung của đối thoại
Để tạm chấm dứt, tôi xin tỏ đôi lời về tự do và trách nhiệm trong tinh thần và phương pháp đối thoại. Tôi không khẳng định được quan điểm của tôi đă thấm ảnh hưởng của Marx đến mức nào. Tới mức nào đi nữa, tôi cũng coi như quan điểm của chính ḿnh.
Con người suy nghĩ bằng ngôn ngữ. Ngôn ngữ của nó do người khác sáng tạo. Có người đời xưa, không biết từ thuở nào. Khi nhà thơ nổi hứng viết : "Bốn mươi thế kỷ cùng ra quân", chưa chắc nó ngu muội hay gian dối. Không ai biết mấy từ ngữ kia có từ thời nào, 40 thế kỷ có lẽ hơi nhiều, nhưng 20 thế kỷ, nghe được. Không có 20 thế kỷ ấy, không thể có câu thơ ấy, và cũng không thể có lời b́nh luận của ông Đoan Hùng. Khi người ta dùng tiếng Việt, nhất là trong thơ, để nói tới một sự kiện lịch sử liên hệ tới sự mất c̣n của một nước, thậm chí của một dân tộc (ừ, đă từng có những dân tộc biến mất), những câu thơ loại ấy hay ngược lại : "Bốn mươi thế kỷ cùng tháo chạy" (xin lỗi tác giả, có lúc tôi nóng máu, cũng muốn làm thơ, ngặt v́ không có khiếu, phải nhại), chưa chắc là quá đáng hay gian lận.
Dĩ nhiên, ngôn ngữ ta dùng cũng do người đương thời, trong đó có ta, tái tạo và sáng tạo. Thân phận kỳ quặc ấy khiến cho đại bộ phận hay toàn bộ (đối với tuyệt đại đa số nhân loại là toàn bộ) những suy luận của ta đều do người khác mang tới. Do đó, khi ta có khả năng suy luận về bất cứ vấn đề ǵ, ta chỉ cần găi trí nhớ một tí, ta có thể kết luận ngay : đă từng có người bàn tới. Một nhà văn Pháp đă tóm gọn thân phận này trong câu văn khá bi thảm : "Nous sommes nés trop tard dans un monde trop vieux où tout a été dit[163]." Sự lệ thuộc này của con người đối với đồng loại tuyệt đối đấy ! Ông Đoan Hùng cứ thử suy luận mà không dùng tới tiếng Việt hay một ngoại ngữ mà xem, mọi chuyện sẽ mới lạ khủng khiếp, tới mức không c̣n biết đường nào để... nói. Hiện tượng này, ta thấy hàng ngày trong quá tŕnh "chiếm hữu" thế giới của một đứa trẻ. Đối với nó, cái ǵ cũng mới lạ, huyền bí, cho tới khi nó đặt được tên cho sự vật hay sự kiện. Lúc đó, nó có cảm tưởng nó hiểu, và nó đă hiểu thật - bằng kiến thức của người khác.
Mặt khác, quá tŕnh tiếp nhận ngôn ngữ, trong những sắc thái của nó, âm thanh, nhạc điệu, mầu sắc (nhiều người giống Rimbaud, nghe một âm thanh, h́nh dung ngay một mầu sắc), ư nghĩa, cảm súc, v.v. và nhất là quá tŕnh xung đột hay hoà hợp trong đầu ta giữa những từ ngữ tới với ta từ những nguồn khác nhau, trong những hoàn cảnh và thời điểm khác nhau, quá tŕnh ấy luôn luôn là hiện tượng cá biệt, có một không hai trong không gian và thời gian. Trên đời không thể có hai người có bộ óc như nhau về mặt vật chất, sinh vật và tinh thần. Tính độc lập ấy của ta đối với đồng loại cũng... tuyệt đối ! Dù ta muốn, ta vẫn không thể suy nghĩ giống hệt người khác. Người khác "thực sự" suy nghĩ ǵ, đôi khi không dễ hiểu, dù nó tŕnh bầy suy nghĩ của nó bằng mực đen trên giấy trắng. Thí dụ, khi ông Đoan Hùng dơng dạc viết : "Chủ nghĩa xă hội hiện thực không là ǵ khác hơn là chủ nghĩa Marx áp dụng trong thực tế !", có lẽ ông tin sắt đá là câu đó rơ ràng, không thể hiểu nhầm được. Xin hầu ông và độc giả ba cách hiểu khác nhau mà tôi đều thấy đáng chú ư.
a. Về mặt khoa học, câu này không có nghĩa. Muốn thay đổi thực tế, phải vận dụng một năng lượng cần thiết tác động vào nó, khiến nó vận chuyển. Tinh thần không là một năng lượng. (Tôi minh họa một luận điểm của Schrodinger, Nobel vật lư hạt nhân, tŕnh bày trong : "L'esprit et la matière" Tinh thần và vật chất, nhà xuất bản Seuil).
b. Sans doute, l'arme de la critique ne peut-elle remplacer la critique des armes, la puissance matérielle ne peut être abattue que par la puissance matérielle, mais la théorie aussi devient une puissance matérielle dès qu'elle s'empare des masses. La théorie est capable de s'emparer des masses dès qu'elle démontre ad hominem [sur l'exemple de l'homme], et elle procède à des exemples ad hominem dès qu'elle devient radicale[164].
Theo quan điểm mácxít về mối quan hệ giữa tư duy và hiện thực vật chất, câu tuyên bố của ông Đoan Hùng có nghĩa. Tùy cách hiểu từ "s'emparer" (nghĩa đen : chiếm đoạt) câu đó có hai nghĩa khác nhau :
b.1. Con người tiếp thu lư thuyết của Marx theo cách hiểu của ḿnh, rồi ra tay hành động, tác động vào thực tế. Theo lối hiểu này, người ta sẽ hết sức thận trọng trước khi phán những câu loại : chế độ toàn trị bắt nguồn ngay trong tư tưởng của Marx, hoặc : chiến tranh tôn giáo bắt nguồn ngay trong tư tưởng của Jésus.
b.2. Chủ nghĩa Marx xâm nhập vào đầu con người, điều khiển tư duy của nó theo nội dung ư nghĩa của ḿnh, biến nó thành công cụ "áp dụng" tư tưởng của Marx vào thực tế. H́nh như đây là lối hiểu của ông Đoan Hùng, với những h́nh ảnh khủng khiếp như kim cô áp năo, nọc rắn hoành hành. Tuy ông ghét cộng sản, trong vấn đế này, ông có quan điểm khá gần với quan điểm của nhiều người "duy vật" cộng sản. Có lẽ phải chờ ngày ông thoát hẳn cái kim cô mà ông công nhận đă từng đeo, ta mới được tiếp thu một điều ǵ của riêng ông.
c. Chủ nghĩa Marx là một triết lư đích thực, trong nghĩa nó đă đi vào đời, đă trở thành hiện thực của con người trong một thời đại. Bất kể ư thực của Marx là ǵ, triết lư mácxít là triết lư mà người đời đă thể hiện. Trong nghĩa đó, nó đă cho tất cả những ǵ nó có khả năng cho, và nó đă bầy tỏ giới hạn của nó[165].
Trong quá tŕnh ta tự biến ḿnh, xuyên qua quan hệ với người khác, thành con vật biết nói, rồi thành con vật biết tư duy, ta vừa lệ thuộc tuyệt đối vừa tuyệt đối tự do đối với đồng loại, người xưa và người đời nay. V́ thế, mọi cuộc thảo luận, tranh luận, đều là thảo luận, tranh luận với chính ḿnh, giữa cái ḿnh lịch sử, lệ thuộc và cái ḿnh cá biệt, tự do. Ngược lại, ngay khi ta đối thoại với chính ta, ta đồng thời đối thoại với đồng loại, ta đối thoại với người khác ở ta qua ngôn ngữ ta dùng.
Trong quá tŕnh vận động liên miên đó của tư duy, b́nh thường, để giải quyết những vấn đề của cuộc sống và của tâm hồn, ta ít khi cần đến sự xung đột quyết liệt giữa hai bộ mặt của chính ta. Cứ "xài" những ǵ có sẵn cũng tạm yên thân, yên tâm.
Năm th́ mười họa mới có một người cứ thắc mắc măi về một sự kiện, không sao t́m được cho nó một cái tên thoả đáng, v́ người đời chưa ai thắc mắc như ḿnh về sự kiện đó. Người đó có khiếu để trở thành nhà thơ, nghệ sĩ, nhà bác học, nhà tư tưởng, một giáo chủ... Để giải quyết thắc mắc ấy, người ấy sẽ sáng tạo những từ ngữ mới, hay định nghĩa lại những từ ngữ sẵn có. Quá tŕnh sáng tạo hay định nghĩa lại ấy gọi là quá tŕnh khái niệm hoá, quá tŕnh sáng tạo khái niệm. Gặp người như thế trong đời hay trong sách vở là dịp may hiếm.
Tinh thần đối thoại, đối với tôi, cần vừa trân trọng sự lệ thuộc tuyệt đối kia, v́ nó là gốc gác của con người[166], vừa cần phát huy, bảo vệ tính tự do tuyệt đối kia v́ nó là điều kiện để xây dựng nhân cách tự do của con người. V́ vậy phương pháp tranh luận đầu tiên là thành tâm t́m hiểu, tới mức con người có thể hiểu nhau, những suy luận, những cách hiểu khác nhau của người khác về một vấn đề, t́m xem có ǵ mới lạ không, dù chỉ là một sắc thái mong manh, có ǵ chung đáng củng cố hay dẹp bỏ... Ở đây, đương nhiên ta đụng câu hỏi nan giải : có thể hiểu người khác chăng ? Xin miễn bàn, v́ vượt sức của tôi trong khuôn khổ bài này. Nhưng đă cầm bút là đă trả lời : có. Như niềm tin.
Mục đích chính của đối thoại trong lănh vực nhân văn không là t́m "sự thật" về sự vật hay sự kiện, tuy điều đó cần thiết, mà là xây dựng nhân cách tự do và, nếu được, triù mến của con người xuyên qua quan hệ kỳ lạ kia, vừa tuyệt đối lệ thuộc, vừa tuyệt đối tự do.
Tiến hành điều này không thiếu phần khó chịu. Ta lănh đủ cùng lúc hai sắc thái khủng khiếp nhất của cô đơn, cô đơn của kẻ hoàn toàn lệ thuộc và cô đơn của kẻ hoàn toàn tự do, trong một quan hệ hoàn toàn bất trắc. Như t́nh yêu ấy mà. Có lúc ta cũng cần xả hơi, cần niềm tin vững chắc, nếu không vĩnh cửu như Quy Luật Lịch Sử, cũng tương đối ổn định và ngon lành như Dân Chủ. Nếu ta có thể đạt được bằng một lời sám hối chân thành, đầy ư thức trách nhiệm đối với bản thân, đối với dân tộc, đối với Cha hay Chúa, Phật hay Tăng, cay đắng bao nhiêu cũng c̣n rẻ. Tôi trân trọng thái độ sám hối. Nó đă từng giúp nhiều người sáng tác những tác phẩm nghệ thuật đẹp, những áng văn hay, những tôn giáo hay giáo phái đáng kể, có lúc nó c̣n khơi được cả một cao trào chính trị giàu t́nh người (Gandhi). Nhưng tôi không tin nó giúp ta hiểu hơn những khái niệm và hiện tượng rắc rối như tự do, dân chủ, giai cấp, chuyên chính, bạo lực chính trị, kinh tế, tư tưởng, v.v. và quá tŕnh đổi nghĩa của chúng trong lịch sử, thậm chí trong quan điểm của từng tác giả, của từng người.
Những người đă từng "bị" chủ nghĩa Marx quyến rũ, trói chặt lư trí trong ṿng kim cô khắc nghiệt, làm mê loạn tâm thần như nọc độc của rắn, nói theo kiểu của ông Đoan Hùng, có nhiều cách tự giải phóng. Thí dụ, đi xin người khác tinh khôn hơn ḿnh, ông Thiệu chẳng hạn, vài liều linh dược. Sẽ có nhiều người ân cần giúp đỡ, nhất là khi ḿnh sẵn sàng sám hối. Đây không phải một cách dở. Như tôi đă tŕnh bầy, hầu hết những suy luận của ta xuất phát từ người khác. Trong muôn ngh́n linh dược sẵn có trên đời, ắt có thứ hợp lục phủ ngũ tạng và tâm thầm của từng người. Theo tôi, đây là phương pháp phổ cập, lấy độc trị độc. Hậu quả lâu dài và thầm kín khó lường, nhưng thoát cơn hiểm nghèo trước mắt cái đă, không phải không hay. Thở đă, rồi tính sau. Cách khác là lờ đi. Nhưng ai cũng biết, ta chỉ quên được những ǵ ta nhớ măi. Cách nữa là thử tự hỏi xem, ḿnh cũng chẳng ngu xuẩn xuất sắc hơn ai, tại sao lại dễ "bị" lừa như thế, bị lừa tới mức nào ? Cái ǵ ở ta, là ta, khiến ta sẵn sàng mê muội ? Tóm lại, đem cái ta cá biệt, mong manh, huyền ảo, chọi với cái ta không lồ mà lịch sử, thời đại, hoàn cảnh đă tặng và luôn sẵn sàng bồi thêm vài tầng lớp nữa... Biết đâu không ḷi ra đôi điều bổ ích với nhiều người đồng bệnh, hoặc mắc bệnh ngược lại ? Và trả lại cho đời một phần những ǵ ta đă mượn, sau khi lau chùi chúng sạch sẽ. Làm việc ấy, tuy không mấy thích thú, không nhất thiết điên đầu, tắt thở, toi mạng. Có lúc cũng vui vui.
06-95
Nước Đại Hạnh, tuy nhỏ, là một nước thịnh vượng hồi đầu thế kỷ thứ 21. Nước Đại Hạnh có kinh tế hùng hậu, công nghiệp hiện đại, và nền văn hoá phong phú, đa dạng lạ thường.
Người Đại Hạnh nổi tiếng cần cù, thông minh, hài hước. Hầu hết giỏi một ngành khoa học, thạo một môn thể thao, sành một ngón văn nghệ (không kể thơ, điều này đối với người Đại Hạnh coi như đă đành).
Tác phẩm văn học, nghệ thuật của người Đại Hạnh phổ biến khắp thiên hạ, có cả trăm triệu khán giả, độc giả ham mộ. Tuy vậy, suốt mấy trăm năm, người Đại Hạnh không để lại cho đời một trường phái triết học, văn học hay nghệ thuật. Điều này thật khó hiểu. Có lẽ v́ người Đại Hạnh quá hài hước. Khi có tác phẩm ra đời, họ tụm nhau khen chê, bàn tán inh ỏi hơn vỡ chợ. Chẳng mấy hồi, cuộc tranh luận tan trong trận cười quên lăng, và cuộc tranh luận khác nổ ra. Về phương diện này, mỗi người Đại Hạnh là cả một trường phái ! Do đó người Đại Hạnh, tuy sành nghệ thuật, không ai ham nghề phê b́nh văn học, nghệ thuật. Ở Đại Hạnh, nghề đó chết đă lâu.
Điều lạ nữa : với truyền thống như vậy, suốt mấy trăm năm, những nhà cầm quyền ở Đại Hạnh không có người nào nổi tiếng văn học, nghệ thuật, ngoài ông vua cuối cùng triều Vũ. Ông cũng chỉ nổi tiếng từ ngày ông ngâm thơ từ chức, bỏ ngai vàng, lập nền cộng hoà dân chủ. Bài thơ đó c̣n giữ trong viện bảo tàng. Người qua lại đọc c̣n thấy thích. Văn nhân, nghệ sĩ đều khen hay.
Theo ông Hiền, hiện tượng kỳ lạ này có từ đời Vũ Hổ, người sáng lập triều đ́nh nhà Vũ.
Vũ Hổ sinh thời Bắc thuộc, cuối thế kỷ thứ 14, người làng Nhân, ở chân núi Nam B́nh. Năm đó sưu cao, thuế nặng, lại mất mùa. Nạn đói lan tràn. Người gồng, kẻ gánh la liệt ngập các nẻo đường. Mẹ Vũ Hổ ôm Vũ Hổ lết tới cây đa đầu đ́nh làng Nhân th́ tắt thở, mặt vẫn tươi, môi vẫn cười, mắt trừng trừng, không ai vuốt nhắm được. Người làng Nhân động ḷng, mang Vũ Hổ về, chia nhau nuôi. Vũ Hổ lớn lên, khỏe như voi, nhanh như cắt, sống nghề săn thú, ham mê vơ nghệ, say sưa đèn sách, nổi tiếng văn vơ song toàn.
Núi Nam B́nh có nhiều hang động. Thuở đó có con yêu tinh chiếm đóng một hang lớn ngay đầu làng Nhân, phá phách dữ tợn, không ai sống yên được. Nó đặt lệ, cứ đêm trăng rằm, phải hiến một cô gái. Người làng Nhân mời ông đạo, thầy tu yểm bùa, niệm chú. Không bùa chú nào diệt được nó v́ không ai đoán được nó là thú ǵ thành tinh. Người cho nó là lợn tinh v́ nó ngáy kḥ khè như lợn ăn cám. Người lại nghĩ nó là chuột tinh v́ có lúc nó ngủ trong hang đuôi nó tḥ ra, coi như đuôi một con chuột khổng lồ. Số đông tin nó là vượn tinh v́ khi nó chụp cô gái làng mang cúng nó, tay nó dài, lông lá như tay vượn. Điều chắc chắn, quái vật này sống bằng thịt người. Buổi sáng, sau đêm trăng rằm, luôn có một suối máu nhỏ rỉ từ miệng hang. Trai làng Nhân, đă nhiều người tuốt gươm xông vào động. Không ai trở về.
Một đêm Vũ Hổ ngủ dưới cây đa đầu đ́nh làng. Bỗng thấy ḿnh bơi trong một biển máu. Táp vào bờ, gặp một vựa lúa mênh mông, hạt vàng nặng trĩu. Vũ Hổ tiến sâu vào vựa lúa, thấy một vườn hoa tuyệt đẹp, phong phú lạ thường. Giữa vườn hoa, có một lán nhỏ, thanh tao. Trong lán, một thanh niên đang cầm bút. Vũ Hổ rùng ḿnh : thân h́nh, vẻ mặt thanh niên ấy y hệt như ḿnh. Vũ Hổ dơ tay vẫy, cất tiếng gọi. Thanh niên biến mất. Vũ Hổ giật ḿnh tỉnh dậy, thấy một lưỡi gươm dài, ánh sáng toả ra trong và lạnh như đêm trăng buồn.
Sáng đến, Vũ Hổ đem gươm tŕnh làng. Bô lăo nói : Đời nay, thiếu gươm giáo khó nên người. Thần làng cho con gươm để lập nghiệp. Con sống cho xứng với nó.
Vũ Hổ xách gươm lao vào động, xách đầu yêu tinh phóng ra. Mọi người kinh ngạc : yêu tinh chẳng khác ǵ người. Có mắt, có mũi, có miệng, có tai. Da mặt hồng hào, không có ǵ khủng khiếp ngoài đôi nanh nhọn hoắt. Không biết nó thành tinh từ thuở nào mà lông mày dài, trắng như bông.
Vũ Hổ chém yêu tinh xong, dấy cờ khởi nghĩa. Trai làng Nhân và các vùng lân cận ùa theo. Nhân tài bốn phương tụ về như kiến. Chẳng bao lâu, Vũ Hổ lập được căn cứ địa vững chác. Giặc vây đánh nhiều lần không sao diệt nổi. Có lúc Vũ Hổ đột ngột xuất quân hạ thành. Nhưng rồi không sao giữ được. Hai bên giằng co nhau mười năm, không phân thắng bại.
Một hôm, trong lúc Vũ Hổ suy tính cách đánh giặc, Văn Thành xin yết kiến. Nh́n thanh niên Vũ Hổ cảm thấy lạ lạ, chắc chắn gặp người quen mà không sao nhớ được là ai, ở đâu. Sáng hôm sau, soi gương, mới hiểu : Văn Thành trông y hệt Vũ Hổ thời thanh niên. Hai người đàm luận với nhau ba ngày đêm, rất tâm đắc. Vũ Hổ chưa từng gặp ai thấu hiểu ḷng ḿnh như Văn Thành. Vũ Hổ mừng rỡ, mở tiệc. Rượu nồng, cảm hứng trào họng, Vũ Hổ ngâm một câu thơ vịnh sông núi. Văn Thành ứng khẩu một câu. Cứ thế, mỗi người một câu, quyện lại thành bài Vịnh Núi Sông tuyệt vời, sử sách c̣n ghi. Vũ Hổ sai lấy một tấm lụa, truyền Văn Thành ghi lại thơ, rồi hoa bút vẽ chân dung Văn Thành. Lại sai Văn Thành vẽ chân dung ḿnh vào tấm lụa. Quần hào tấm tắc khen đẹp như Tử Kỳ, Bá Nha.
Thành không phải vơ tướng, không biết điều quân. Nhưng thơ văn của Thành lay chuyển ḷng người. Được Thành giúp, Vũ Hổ được ng̣i bút thần phóng thơ, truyền hịch. Chẳng bao lâu uy tín, ảnh hưởng của Vũ Hổ cuồn cuộn sóng. Khắp nơi vang tiếng giáo gươm. Vũ Hổ đánh đâu thắng đấy. Có khi không đánh mà được thành. Chiếm được thành, không chi quân bảo vệ vẫn không mất.
Tết năm ấy, Vũ Hổ mở cuộc tổng tiến công, đánh trận quyết định trên sông Bạch. Hai bên đem toàn lực chọi nhau. Nước sông đỏ ngầu, sụt sùi ba ngày ba đêm không ngớt. Vũ Hổ toàn thắng, kéo quân về Kinh Thành, lên ngôi hoàng đế, mở tiệc khao quân, lập đàn thưởng tướng.
Vua thưởng phạt rất công minh, mọi người thán phục. Lúc măn cuộc vua mới cho vời Văn Thành lên đàn : Trẫm dựa vào ḷng dân để dựng nước. Vậy khai sơn, lập quốc, công đầu là thơ văn của khanh. Gươm này, Trẫm mang từ thuở cơ hàn, chém yêu tinh, khởi nghĩa, lập cơ đồ. Đây là phần thưởng cao nhất, Trẫm dành riêng cho Khanh.
Văn Thành quỳ lạy, ôm gươm, trào nước mắt.
Vua sai sửa sang dinh thự, cung thất. Nhớ thuở hàn vi, Vua sai cất một lán nhỏ bên hậu cung. Những đêm trăng rằm, Vua ra đó suy nghĩ, ngắm cảnh, làm thơ. Đại thần văn hay chữ tốt, Vua cho tham dự, được Triều Đ́nh coi như những ngôi sao sáng của trời đất, soi đường chỉ lối cho muôn đời...
Rồi Vua cất quan cai trị, ban bố pháp lệnh nghiêm khắc để giáo huấn dân, ổn định nước. Đại thần khen là anh minh và lạy mừng. Chỉ có Văn Thành không nói ǵ. Vua gọi Văn Thành vào hậu cung hỏi ư.
Thành tâu : Nước nhà binh lửa quá nhiều năm. Dân đen lầm than cơ cực đủ điều. Bệ Hạ nên mở ḷng nhân, nới rộng ṿng sống cho trăm họ, hoà hợp muôn nhà. Dân được thở, chăm lo cuộc sống, an cư lạc nghiệp, dân sẽ giàu, nước sẽ mạnh, ngai vàng như bàn thạch ngh́n thu.
Vua phán : Ḷng khanh chẳng khác ḷng Trẫm. Nhưng khanh thấy một mà không thấy hai. Nước nhà vừa qua cơn binh lửa. Trộm cướp lúc nhúc khắp nơi. Tôi trung, tớ phản, chung một mặt người. Ḷng trắng, dạ đen làm sao phân biệt ? Quân thù lại lăm le phía bắc, gườm ghè phía nam. Sơn hà xă tắc này không thể để mất. Nay ta ban pháp lệnh nghiêm minh, uốn nắn ḷng người, cải tạo nếp sống, đưa cuộc đời vào ṿng chính đạo, trăm họ như một nhà, giang sơn vững hơn bàn thạch, phồn vinh, phú quư sẽ đến với muôn dân.
Thành thở dài : Điều đó, đám công thần kia làm sao kham nổi ? Toàn là những trang anh kiệt thật. Nhưng bấy nhiêu năm đâm chém đă thuần tay, mưu mẹo đă mềm lưỡi, nay đi uốn nắn nhân t́nh ắt tan nát. Bệ Hạ nên treo bảng cầu hiền mà trao trọng trách.
Vua cũng thở dài : Trẫm đâu phải không thấy điều đó. Người hiền xứ này cũng không thiếu. Nhưng khác nào những ngọn đèn le lói trong đêm. Tụ cả ngh́n, chẳng qua cũng như đàn đom đóm, chỉ một cơn gió lốc, tan tành ngay. Đám công thần kia theo Trẫm từ thuở hàn vi, nằm gai nếm mật, rèn luyện, gọt dũa bấy nhiêu năm, máu xương mới quyện thành khối đồng, đủ cân lật định mệnh trên sông Bạch, trấn sơn hà hôm nay.
Rồi Vua ban cho Thành một bầu rượu quư, cho về.
Hôm sau Thành cáo bệnh từ quan.
Thành sống ẩn dật, an nhàn, ưa đi đây đó, thăm người, viếng cảnh, làm thơ. Người đời yêu thơ Thành, truyền miệng ngâm nga, lan nhanh hơn lửa.
Một hôm, có quan đại thần tâu : Văn Thành cậy công, sanh ḷng bất măn, làm thơ ta thán Triều Đ́nh, phá rối ḷng người, có ư nghịch loạn. Tội đáng chém.
Vua sai mang thơ Văn Thành vào nộp. Vua đọc qua, thở dài, đanh mặt lại, truyền gọi Văn Thành vào chầu.
Vua tôi gặp nhau cả một buổi, không biết nói với nhau những ǵ. Ngay sau đó, Vua sai bày tiệc đăi Văn Thành, ép Thành uống chung một bầu rượu, rồi sai đao phủ chém đầu Thành bêu ngoài chợ. Nhà Thành bị chu di tam tộc, của cải xung vào công quỹ. Riêng thanh gươm báu, Vua giữ lại treo trên tường lán.
Từ ấy, dân Đại Hạnh không ai dám làm thơ. Triều Đ́nh cũng vậy. Ngoài mấy ông sao sáng của trời đất không ai dám ghẹo vần mân nhịp. Tuy vậy, thơ văn vẫn là công tác quan trọng bậc nhất trong Triều. Người làm thơ th́ ít. Người b́nh luận thơ, không bao giờ thiếu. C̣n người b́nh luận b́nh luận, không sao kể xiết. Công việc Triều Đ́nh nhốn nháo, căng thẳng, phức tạp vô cùng, không ai thông suốt nổi.
Mười năm thịnh trị, dân vẫn lận đận, nước vẫn lao đao, giặc vẫn gườm ghè, Triều Đ́nh nghiêng ngửa. Không quan nào dám hạ bút tâu tŕnh. Thuở đó, cầm bút nguy hiểm hơn xách dao lao vào hang cọp.
Một hôm Vua cải trang, len vào đám dân, thăm ḍ nhân t́nh. Làng xă xác sơ, phụ nữ tiêu điều, đàn ông len lét. Vua không vui, vào một quán nhỏ giải buồn. Trong quán, có đám thanh niên tranh luận sôi nổi. Một người bỗng ngâm một bài thơ. Mọi người xúc động, lặng im. Vua nghe qua, rùng ḿnh, lẩm bẩm : Văn Thành chết đă lâu, ai dậy gă thanh niên hành văn như vậy ? Vua về cung, sai tóm cổ đám thanh niên, mang ngay ra chợ chém. Thanh niên nọ, bước lên đoạn đầu đài, vẫn ngâm nga. Đao phủ tâu lại. Vua nghe xong thở dài : Ta đă quá già rồi. Giang sơn gấm vóc này là quá khứ của ta. Tương lai kia là của họ. Không ai gh́m được tương lai, hơi đâu mà bịn rịn !
Sáng hôm sau, lâm Triều, Vua phán : Các quan lớn nhỏ trong Triều, ai yêu thơ, đứng sang một bên.
Triều thần sao xuyến, không biết phải xử sự thế nào. Một lúc lâu sau, một số người tách sang một bên, trong đó có cả vài ông sao sáng của trời đất. Vua ban thưởng hậu cho từng người, đuổi về làm dân. Người ra về, kẻ mừng thầm, người đau xé ruột.
Vua lại phán : Từ nay, trong Triều, cấm quan lớn nhỏ làm thơ, b́nh thơ, đề cập tới thơ văn. Ai trái lệnh, chém đầu không tha.
Quan nghe phán, người mừng thầm, kẻ đau xé ruột.
Vua lại bảo thế tử : Ngươi văn vơ song toàn, theo ta lập quốc từ nhỏ, đă thấy máu người sôi sục ba ngày đêm trên sông Bạch, nay đă nghe rơ mệnh ta, phải biết liệu thân.
Thế tử sụp lạy, trào nước mắt, xin nhường ngôi cho em. Vua đanh mặt lại, đuổi khỏi cung, cho làm thường dân.
Rồi Vua sai chất thơ văn thời kháng chiến vào kho, đốt sạch thơ văn mười năm thịnh trị. Từ đó Vua không vào lán ngắm cảnh, làm thơ nữa.
Một hôm, quan Đại Tư Mă hấp tấp vào chầu, khẩn trương báo cáo : Các quan yêu thơ, bị đuổi về làng, bất măn, tụ năm tụ bẩy bàn luận nhảm nhí, ngâm nga có ư phạm thượng. Đây là mầm phản loạn nghiêm trọng, xă tắc lâm nguy, phải nghiêm trị xác đáng.
Vua cau mày quát : Trẫm đă có lệnh cấm Triều Đ́nh đả động tới thơ văn, sao ngươi dám trái mệnh ?
Bèn quay sang Tể Tướng : Pháp lệnh thế nào ?
Tể Tướng đáp gọn : Tội khi quân, phải chém.
Bèn hô tả hữu chém đầu Đại Tư Mă, bêu giữa Triều. Quan lớn nhỏ không ai hé miệng can, người mừng thầm, kẻ tê tái.
Từ đó trong Triều Đ́nh không ai dám đả động đến thơ văn. Bớt chuyện bàn láo, không khí bớt căng thẳng, trong sáng dần. Quan lớn hết làm thơ đâm ra có thời giờ học nghề quan lớn. Quan nhỏ hết b́nh thơ đâm ra có thời giờ chạy việc quan nhỏ. Công việc Triều Đ́nh tự nhiên hết bề bộn, ngăn nắp dần, lân la thành nếp.
Dân không làm quan, ngứa miệng ngâm nga. Thơ văn trong làng xóm dập d́u biển cả. Thơ hay không thiếu. Thơ tồi không phải hiếm hoi. Dân không làm quan, khen chê vô thưởng vô phạt, đâm ra quen thói khen chê thẳng thừng, kịch liệt. Những cuộc tranh luận nổ ra hàng ngày, sôi nổi, ồn ào. Nhưng rồi mây trôi, bèo nổi, hoa tàn. Tính hài hước của người Đại Hạnh có lẽ bắt nguồn từ đó. Nụ cười làm cuộc sống bớt ngộp. Trời lại cho được mùa mấy năm liền. Nước Đại Hạnh trở nên giàu có, hùng cường, không ai dám ḍm ngó nữa.
Năm 79 tuổi Vua lâm bịnh, biết ḿnh chẳng sống được nữa. Vua gọi thế tử vào chầu, trao hết chính sự, dặn ḍ vài câu, rồi rút về lán nhỏ, chờ chết. Vua ở lán, không tiếp đại thần, không cho hoàng hậu, hoàng tử vào thăm. Vua sai người vào kho lấy sách sử thuở xưa, đọc qua ngày, thấy ḷng bớt lạnh nhạt. Một hôm, Vua mở một tấm lụa, thấy bài Vịnh Núi Sông, chân dung Vũ Hổ, Văn Thành c̣n tươi nét mực. Vua thở dài, gấp lại, sai mang sách sử trả về kho.
Rồi Vua mê sảng. Nhắm mắt lại, thấy ḿnh lướt trên một biển máu. Tắp vào bờ, gặp một vựa lúa mênh mông, hạt vàng nặng trĩu. Vua tiến sâu vào vựa lúa, thấy một vườn hoa tuyệt đẹp, phong phú lạ thường. Giữa vườn hoa có một lán nhỏ, thanh tao. Trong lán, một thanh niên đang cầm bút. Vua rùng ḿnh : phong cách, gương mặt thanh niên ấy y hệt như ḿnh thời niên thiếu. Vua mừng rỡ, dơ tay vẫy, cất tiếng gọi. Thanh niên biến mất. Vua giật ḿnh tỉnh dậy, thấy một lưỡi gươm dài, ánh sáng toả ra trong và lạnh như đêm trăng buồn.
Vua băng hà, không để lại di chúc. Lúc lâm chung, mắt trừng trừng găm vào gươm báu thần làng Nhân tặng thuở xưa, tay lều khều chỉ trỏ, môi mấp máy như muốn trối trăng điều ǵ, rồi thở dài, nhắm mắt lại, đi như người đi ngủ, không cần ai vuốt mắt.
Nhà Vũ trị v́ hơn bốn trăm năm, vẫn duy tŕ lệ cũ : quan không làm thơ, thơ không làm quan. Đời nào cũng có anh hùng hào kiệt. Đời nào cũng có văn nhân, nghệ sĩ trác tuyệt. Đầu thế kỷ 20 nhà Vũ cạn nghiệp trời. Vua Vũ sinh được một trai, Vũ Thành, th́ mất. Vũ Thành, giọt máu tận cùng của Vũ Hổ, là một đứa trẻ khôi ngô, tuấn tú, thông minh lạ thường. Năm tuổi, Thành xuất khẩu thành chương. Bẩy tuổi, đường cờ như rồng bay phượng múa, Triều Đ́nh không ai địch nổi. Chín tuổi, vẫy bút thành tranh. Mười ba tuổi, thổi tiêu, người nghe ngấn lệ. Năm Vũ Thành 18 tuổi, Triều Đ́nh sai lập đàn tế trời đất, mời Vũ Thành lên ngôi. Vũ Thành lên đàn, vái trời, lạy đất, ngâm một bài thơ thống thiết, từ mệnh, bỏ ngôi, rời trời, trả đất cho thiên hạ, xin được làm người.
Triều Đ́nh vội họp bàn mưu xử sự.
Thuở đó, nước Đại Hạnh đă chuyển qua nền quân chủ lập hiến từ lâu. Hoàng tộc chỉ c̣n tính chất tượng trưng truyền thống. Việc Triều Đ́nh tập trung vào bốn mùa tế lễ. Thế mà quan quân vẫn bị cấm làm thơ ! Đời sống trong Triều tẻ nhạt. Gặp dịp, một đại thần bèn phát huy sáng kiến... đề xuất nghị quyết... giải tán Triều Đ́nh. Cả Triều Đ́nh mừng rỡ ! mau mau nhất trí thông qua. Chính phủ hoảng hốt, can thiệp... giải thích... tranh thủ... Sao cũng không được. Chính phủ đành ban cho Triều Đ́nh huân chương anh hùng lao động tập thể bội tinh, cho xây viện bảo tàng lưu truyền thơ Vũ Thành, tuyên bố nền Cộng hoà dân chủ.
Từ ấy, người Đại Hạnh hết là thần dân. Từ ấy, nước Đại Hạnh thừa sức cạnh tranh với thiên hạ. Từ ấy, trong tim người Đại Hạnh không c̣n nắng hạ. Chỉ c̣n nụ cười vênh váo, khốn nạn của hôm nay.
Đó là truyền thuyết về Vũ Hổ, người làng Nhân, nước Đại Hạnh, nhà Vũ, thế kỷ 20.
Ông Hiền hớp cạn ly uítkidônioancơ, thở dài, cười ngất.
1989
[
Cùng tác giả
Tác phẩm
Conception et réalisation assistées par ordinateur
de logiciels de gestion
Masson, Paris, 1983
Un Amour Métèque
nouvelles, l'Harmattan, Paris, 1994.
Dictionnaire universel de la littérature contemporaine,
PUF, Paris, 1995.
(Article sur la littérature contemporaine du Vietnam).
Vẫy gọi nhau làm người
Hồng Lĩnh, Hoa Kỳ, 1996
Dịch phẩm
La Messagère de Cristal
Phạm Thị Hoài, Éditions Des Femmes, Paris, 1990
Les Paradis Aveugles
Dương Thu Hương, Éditions Des Femmes, Paris, 1991
Roman Sans Titre
Dương Thu Hương, Éditions Des Femmes, Paris, 1992
Terre des Éphémères
15 auteurs, Philippe Picquier, Paris, 1994
Le Chagrin de la Guerre
Bảo Ninh, Philippe Picquier, Paris, 1994
En traversant le fleuve
11 auteurs, Philippe Picquier, 1996
PHAN HUY ĐƯƠNG
Sinh năm 1945 tại Hà Nôi, hiện cư ngụ ở Pháp
Tác phẩm
Conception et réalisation assistées par ordinateur
de logiciels de gestion, Masson, Paris, 1983
Un Amour Métèque, nouvelles, l'Harmattan, Paris, 1994.
Dictionnaire universel de la littérature contemporaine
PUF, Paris, 1995.
(Article sur la littérature contemporaine du Vietnam).
Vẫy gọi nhau làm người, Hồng Lĩnh, Hoa Kỳ, 1996
Dịch phẩm
La Messagère de Cristal, Thiên Sứ
Phạm Thị Hoài, Éditions Des Femmes, Paris, 1990
Les Paradis Aveugles, Những Thiên Đường Mù
Dương Thu Hương, Éditions Des Femmes, Paris, 1991
Roman Sans Titre, Tiểu Thuyết Vô Đề
Dương Thu Hương, Éditions Des Femmes, Paris, 1992
Terre des Éphémères
15 auteurs, Philippe Picquier, Paris, 1994
Le Chagrin de la Guerre, Nỗi Buồn Chiến Tranh
Bảo Ninh, Philippe Picquier, Paris, 1994
En traversant le fleuve
11 auteurs, Philippe Picquier, 1996
[1] Maxime Gorki.
[2] Trần Hữu Tá, Về vấn đề định hướng của văn học trong t́nh h́nh hiện nay, Sài G̣n Giải Phóng, 09.07.89.
[3] Nguyên Ngọc, Hiện thực đang thôi thúc người cầm bút, Thanh Niên, 18.06.89.
[4] Ngô Minh, Tự do sáng tạo và nhân cách nhà văn, Thanh Niên, 09.07.89.
[5] Dương Thu Hương, Tṛ chuyện với Dương Thu Hương về Những thiên đường mù : những thiên đường và những nỗi đau. Thảo Đăng, Tuổi trẻ chủ nhật, 23.04.89.
[6] Vấn đề con người trong văn học, Sài G̣n Giải phóng, 02.07.89.
[7] Vấn đề con người trong văn học, Sài G̣n Giải phóng, 02.07.89.
[8] một con người cấu tạo bằng toàn bộ nhân loại. J.P. Sartre, Les Mots.
[9] Quá tŕnh h́nh thành con người và Nghiên cứu lư luận biện chứng. Trần Đức Thảo.
[10] Nguyễn Huy Thiệp
[11] Nobel sinh học và y học, 1972.
[12] Nếu chúng ta không hiểu nổi cơ sở vật chất của tư duy, măi măi sẽ c̣n một vực thẳm mênh mông giữa kiến thức khoa học của chúng ta và sự hiểu biết của chúng ta về bản thân chúng ta. Bắc một nhịp cầu qua vực thẳm ấy không phải chuyện không thể làm được. Biologie de la conscience, Odile Jacob, trang 277
[13] ta tư duy, vậy ta có thực. Descartes.
[14] Ta tư duy, vậy ta không có thực.
[15] Tôi lên án.
[16] Chỉ vắng bóng một người đă chẳng c̣n ai. Lamartine, Le Lac
[17] Tự do, chính là khắc khoải lựa chọn. J.P.Sartre, L'Être et le Néant.
[18] theo trí nhớ
[19] Marx, Phê phán Kinh tế chính trị học.
[20] Hỡi con người hữu hạn, ta đẹp như mộng đá. Baudelaire
[21] Chịu thua, phải là nhà thơ mới dịch được. Mallarmé.
[22] Con người là một khát vọng hăo. Sartre, l'Être et le Néant
[23] Tố Hữu
[24] Hăy nh́n anh, xin đừng bao giờ ngoảnh mặt : thế giới đă mù ḷa ; nếu em ngước mắt đi, anh sợ bị tiêu vong. J.P.Sartre, Le Diable et le Bon Dieu. Ác quỷ và Thiên thần.
[25] Những kẻ bần cùng.Victor Hugo.
[26]Số không và vô tận.
[27]Cuộc sống và Định mệnh.
[28]Thượng Đế không là nghệ sĩ ; Ông François Mauriac cũng vậy.
[29]Thiên nhiên bắt chước nghệ thuật.
[30]Những người thợ xẻ, Nguyễn Huy Thiệp.
[31]chỉ có sức mạnh vật chất mới đánh quỵ được sức mạnh vật chất.
[32] Lênin có quan điểm nghệ thuật rơ ràng. Tuy vậy, ông không ưa giải quyết những vấn đề nghệ thuật bằng quyền lực. Xem một triển lăm tranh, ông đă từng than : phải chi có thời giờ t́m hiểu, sẽ khám phá biết bao điều làm phong phú học thuyết mácxít.
[33]không có vật chất phi vận động.Engels, Dialectique de la nature.
[34] không có ǵ tự diệt, không có ǵ tự sinh.
[35] Mọi sự đều phải suy tàn, mọi sự đều phải chết.
[36] Là cát bụi, ngươi sẽ trở về cát bụi.
[37] Hăy sinh sôi mạnh mẽ, hăy nhân lên, tràn ngập quả đất, và làm chủ nó...
[38] ngươi sẽ không giết người
[39] Ta là Tha nhân
[40] tạm dịch từ intentionnalité ; định nghĩa chính xác, xin xem Phénoménologie et matérialisme dialectique, Hiện tượng luận và duy vật biện chứng.
[41] khoảng cách giữa ngôn ngữ và hiện thực.
[42] Ngôn từ, J.P. Sartre
[43] être-pour-mourir kiểu Heidegger
[44] đồng nhất giữa ta và thiên nhiên
[45] đồng nhất giữa ta và tha nhân
[46] Nghiên cứu lư luận biện chứng.
[47] Biện chứng của tự nhiên
[48] Nguyễn Huy Thiệp
[49] Idée d'une histoire universelle au point de vue cosmopolitique. Suy nghĩ về lịch sử trên quan điểm vũ trụ.
[50] Qu'est-ce la liberté, Tự do là ǵ, in Crise de la culture, Hannah Arendt, Folio, Gallimard
[51] Encyclopédia Universalis, mục cens, trong nghĩa cens électoral.
[52] Encyclopédia Universalis, mục Emploi.
[53] Encyclopédia Universalis, mục Commune de Paris.
[54] Trong triết học và kinh tế học kinh viện, người ta phân biệt sở hữu và tư hữu (propriété, appropriation, và propriété privée, appropriation privée). Sở hữu là quan hệ tự nhiên giữa người với thiên nhiên : vũ trụ là sở hữu của loài người, loài người khai thác vũ trụ để sống. Tư hữu là một h́nh thái đặc biệt (tùy thời đại) của quan hệ giữa người với người xuyên qua tự nhiên : cái ǵ của tôi không là của anh, thí dụ, nước mưa là sở hữu của mọi người, nước suối Évian thuộc quyền tư hữu của ông X. Trong tư hữu, người ta lại phân biệt tư hữu về đồ tiêu dùng (nhà ở, cơm áo...) cho phép chủ nó tiêu thụ để sống (trong nghĩa đó nó là một h́nh thái của sở hữu) với tư hữu phương tiện sản xuất cho phép sản xuất, cho phép xă hội và thành viên của nó tồn tại. Trong bài này, tư hữu dùng trong nghĩa tư hữu phương tiện sản xuất.
[55] Một con người cấu tạo bằng toàn bộ nhân loại, đồng giá với mọi người, và bất cứ ai cũng bằng ḿnh. J.P. Sartre, Les mots.
[56] nhà Cha tôi có nhiều tổ ấm cho con người lưu trú.
[57] Những di chúc bị phản bội.
[58] Borges là sáng tác của dịch giả. (Ibarra, dịch giả của ông, ai cũng khen là tuyệt)
[59] Tưởng tượng một quyển sách là ǵ hơn bứt một quyển sách là điều phi lư. Nó bắt đầu hiện thực khi có người đọc.
[60] Văn chương là ǵ ?
[61] giấc mơ của một cái bóng.
[62] Tên của hoa hồng.
[63] Văn chương h́nh thành khi ngôn ngữ bị tra hỏi, trở thành vấn đề.
[64] Hài kịch con người.
[65] Địa ngục, chính là tha nhân.
[66]Ta-do-người-khác.
[67]Tồn tại và Hư vô.
[68]Những bàn tay bẩn.
[69] Ai lại bắt Voltaire.
[70] faire son métier d'homme.
[71] Biologie de la conscience, Éditions Odile Jacob.
[72] Lạ lùng thay, những con người chúng ta, với ư thức cấp cao của chúng ta, chúng ta mất khả năng "thấy thế giới" qua ư thức nguyên thủy. Những sinh vật chỉ có ư thức nguyên thủy tạo trong óc chúng những h́nh ảnh, nhưng chúng không có khả năng xem xét những h́nh ảnh ấy dưới góc độ của một cái tôi h́nh thành qua quan hệ xă hội. Ngược lại, những sinh linh có cái tôi ấy, chỉ v́ nó có ư thức cấp cao, nó cần cái tôi ấy để liên kết những h́nh ảnh trong đầu nó để đánh giá hành vi của ư thức nguyên thủy !
[73] Tướng về hưu, truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp.
[74] Ít ai ưa nói chuyện với cột đá, và ngay khi nói với cột đá, ít nhất cũng có một người nghe.
[75] Con người cũng là sự vật, như bàn, ghế. Nuôi chó, nuôi heo, cười, khóc, ăn, ỉa, sống, chết đều là những sự kiện được kê khai như trong một bản thông báo thời tiết.
[76] TĐ nhấn mạnh.
[77] Viết : cho tao bộ ván đồng nhất hơn. Viết : cho chú bộ ván Việt Nam hơn và do đó cay đắng hơn. Chữ chú ở đây gợi những t́nh cảm ngược hẳn t́nh cảm b́nh thường của người dùng nó. Mất cha c̣n chú... Chà đạp ngôn ngữ là như vậy.
Tác giả c̣n vận dụng khéo nhiều kỹ thuật khác. Thí dụ trong hai câu :
Bây giờ tôi mới hiểu khóc như cha chết là khóc thế nào. H́nh như đấy là cái khóc lớn nhất đời một con người.
Câu đầu đưa ta vào tận cùng của nội tâm, một sự khổ đau tuyệt đối, không chữ nào tả nổi, đành phải khơi một cách gián tiếp : như cha chết. Câu sau đột ngột đuổi ta về thế giới tự nhiên, không có khổ đau. Trong câu trước, khóc thể hiện t́nh cảm. Trong câu sau, cái khóc là một sự kiện. Hai chữ h́nh như là sợi dây mong manh, hư hư thực thực, nhắc nhở một cách ngờ ngợ rằng hai cái khóc ấy là một, hai thế giới ấy là một. Bỏ hai chữ ấy, toi mạng văn.
[78] Dos Passos ưa dùng kỹ thuật này. Albert Camus dùng nó trong quyển L'étranger. Khi dùng nó với tiếng Việt, kết quả càng khủng khiếp. Tiếng Việt gồm từ độc âm. Văn phạm cho phép viết ngắn gọn. Trong Tướng về hưu có đoạn văn trên dưới năm mươi từ mà có tới sáu người độc thoại với nhau theo kiểu này, khiến cảm giác ră rời tăng thêm trong sự lúc nhúc, ồn ào.
[79] Người duy nhất biết Cả tin chính là sức mạnh để sống cũng là người đi t́m cái chết trong niềm tin đă lỗi thời.
[80] Truyện của Kafka rất hiện thực. Ngược lại, có những tác phẩm, bài diễn văn, báo cáo, phóng sự "hiện thực" c̣n "siêu" hơn cả thơ của Breton.
[81] Tôi tên là ... sinh ngày ... tháng ... năm ....
Thành phần ...
Ngày ... tháng ... năm ... đă làm ...
Ngày ... tháng ... năm ... đă nói ...
Ngày ... tháng ... năm ... đă nghĩ ...
..........
Nếu bạn có thể chấp nhận bạn là hay cơ bản là bản kê khai đó th́ bạn là một nhân vật lư tưởng trong thế giới Tướng về hưu. Hoặc nếu bạn có thể nghĩ người khác là, hay cơ bản là...
[82] Thế giới tự nhiên không có trật tự, và cũng chẳng có hỗn loạn. Nó tồn tại một cách... tự nhiên !
[83] Bản thân Tướng về hưu thể hiện khéo mâu thuẫn đó. Truyện gồm mười lăm chương, mỗi chưong có đề tài rơ rệt (rất trật tự). Trong từng chương, mỗi câu đầy đủ ư nghĩa (rất trật tự), nhưng lại tồn tại độc lập với câu bên cạnh (rất hỗn loạn, đặc biệt trong đối thoại). Gom mười lăm chương lại, không c̣n biết là chuyện ǵ, ư ǵ, không h́nh thành một "nhân vật" nào cả.
[84] Không làm thật ắt nói dối, viết gian. Nối dối, viết gian là triệu chứng của bạo quyền. Bản thân ngôn ngữ cũng có thể biến thành công cụ của bạo lực : ếch ơ, ếch ơ...
[85] Thực sự ít người nhớ đă đọc những ǵ. Đó cũng là thành tựu của lối hành văn.
[86] Năm ngày, truyện ngắn của Phạm Thị Hoài.
[87] Không phải một điều bất hạnh cho văn học nghệ thuật.
[88]Ở một nước có kinh tế phát triển như Pháp hiện nay, mức tiêu thụ cao, tŕnh độ văn hoá không thấp, tự do luyến ái hoàn toàn, theo thống kê, điều người ta t́m nhiều nhất trong t́nh yêu là thông cảm, tŕu mến. Tại sao lại khó vậy giữa hai người yêu nhau ?
[89] Mấy ông này thường muốn tiêu diệt tận gốc chữ tôi, thay bằng chữ Chúng ta. Nhưng không ai thấy ḿnh ở cái Chúng ta đó. Nó như một băi sa mạc trong đó chỉ có mấy ổng ḷ ṃ nhau : BCH Hội này tuyên bố..., BTK Hội nọ quyết nghị... Chúng ta, ô hô ! Chúng ta... Chúng, và ta !
[90] Phá được ranh giới ấy, ôm người yêu vào ḷng như ôm cả vũ trụ, như ôm một tâm hồn trong suốt. Đó là giấc mộng muôn thủa của các cặp t́nh nhân : tuy hai mà một. C̣n không phá được ? Ôm người yêu như ôm ảo ảnh, ôm cả nỗi cô đơn trên đời mà đần độn hạnh phúc. Thiếu nhân cách một chút th́ như ăn một bữa cơm xoàng, bịt mũi thi hành một bổn phận : nối giống (gà đá ?) chẳng hạn. (Đây là bổn phận lớn trong xă hội phong kiến. Luật gia đ́nh trong xă hội tư bản ngay thẳng và trắng trợn hơn : bổn phận xă hội không thể né tránh, lôi thôi ra toà ắt thua kiện.)
[91] Không nên vội vàng kết luận rằng chỉ cần là (!) nghệ sĩ, tụng khẩu hiệu cũng thành văn.
[92] Không nên kết luận rằng, miễn có tâm hồn, viết cẩu thả cũng thành văn. Đừng tưởng câu văn tầm thường kia hồn nhiên, vô t́nh. Nó có thể hồn nhiên (viết tùy hứng), nó hoàn toàn không vô t́nh. Cảm hứng của nhà văn không bao giờ vô t́nh. B́nh thường người ta nói : tôi ngẩng đầu lên, tôi ngước mắt lên. Tôi thể hiện thế giới chủ quan. Đầu và mắt là những vật của thế giới khách quan. Hai câu này nói lên hành động của chủ quan (tôi) vào thế giới khách quan xuyên qua một vật vừa là thế giới khách quan (đầu, mắt) vừa "là" tôi, tuy chẳng phải là toàn bộ tôi. Nó thể hiện sự thống nhất giữa thế giới chủ quan và thế giới khách quan xuyên qua hành động của con người. Nó thể hiện sự thống nhất giữa con người và cuộc sống. Nó tả một hành động thật. (Con người chỉ có thể thực sự tác động vào thế giới vật chất xuyên qua những sự vật, trong đó cơ bản nhất là... thân xác của con người).
Viết khi tôi ngước lên là hồn nhiên cố t́nh chặt cái đầu, xóa đôi mắt, biến hành động kia thành ảo ảnh : chỉ c̣n một âm hồn vươn ḿnh trong hư vô (cái đầu, vật cụ thể, luôn luôn có một vị trí trong không gian so với những vật cụ thể khác, do đó có thể ngước lên, cúi xuống so với các hiện vật xung quanh ; cái tôi không đầu không mắt kia không thể có trong không gian ; khi điểm tựa cụ thể của nó (đầu, mắt) mất đi, nó trở thành ảo ảnh : một tâm hồn trút cả vào hư vô (chỗ không c̣n người yêu nữa)).
Vi đă đi mất.
Vi là một con người, có thân thể, có tâm hồn. Con người đó di chuyển giữa không gian (chung), trong thời gian (chung) của người : quá khứ, hiện tại (chung), tương lai.
Viết Vi đă đi rồi, Vi đang đi hay Vi chưa đi là viết về con người đó, về thời gian đó, con người thực trong thời gian thực. B́nh thường ba câu ấy đều đ̣i hỏi – trực tiếp hay gián tiếp – vế không gian : đi đâu ? Đi chợ, đi làm (ở sở), đi ăn (ở tiệm cơm)... Thế giới đó không có ǵ lạnh lùng xa lạ. Vi không có mặt ở đây (không gian chung), nhưng Vi đang (thời gian chung) ở sở (không gian chung) và sẽ (thời gian chung) trở về (không gian chung).
C̣n Vi đă đi mất là đi đâu ? Đi đâu mà mất ? Đi mất là đi không có nơi tới. Hay đi tới một nơi ta không thể t́m được. Đi vào hư vô. Vi đă đi vào hư vô, sự mất mát kia vĩnh cửu. Sự ra đi này không có ngày (thời gian chung) trở về (không gian chung), v́ nó là sự ra đi trong một thế giới không có thời gian và không gian, thế giới độc thoại.
Phải hiểu thế nào ? Cái ǵ đă mất đi ?
Mấy chục kí lô xương thịt kia, không ai đánh cắp, bắt bớ, tiêu diệt, làm sao bỗng nhiên mất ? Nó tồn tại ở một nơi khác. Người thốt ra câu ấy cũng thừa biết vậy (và chờ nó trở lại !). (Cái) mất ở đây không phải là con người đó. Nó là (cái) ǵ (có) đằng sau khóe môi hơi trễ xuống, đằng sau khoảng chật chội giữa hai bàn tay. Nó là sự mất mát tuyệt đối, không ǵ cứu văn được, v́ không sức nào có thể tác động tới nó : mất một tâm hồn. Ai đă yêu rất nhiều mà chẳng được ǵ hết, có thể tự an ủi là được điều này : hiểu người yêu đă đi mất là mất cái ǵ.
[93] Bên kia bờ ảo vọng, tiểu thuyết của Dương Thu Hương.
[94] V́ vậy văn minh họa lập trường, đường lối, đạo đức... thường máy móc, vô duyên.
[95] Đọc sách khoa học hay triết học ta chỉ cho mượn thời gian chết : vận dụng kiến thức của ta, cố gắng t́m hiểu ư của tác giả ; nhưng ta vẫn giữ khoảng cách cần thiết giữa ta và những ư đó để xem xét, phân tích, đánh giá, phê phán. Đọc truyện dở cũng vậy : hồn không bén lửa.
Ngược lại, người đọc tiểu thuyết hay vẫn có thể đọc với thái độ hẹp ḥi. Nếu đầu óc rập khuôn, trái tim héo ṃn, đọc hàng ngh́n trang cũng chỉ thấy chỗ này đúng, chỗ kia sai, không bao giờ rung cảm được : mất khả năng sống hiện tại của ngôn ngữ, ngày nay của xă hội.
Buồn, vui, tủi nhục, tự hào, say sưa, ấm ức... chỉ đến với ta khi, đọc sách, ta cho mượn chính ḿnh. Thưởng thức văn là một nghệ thuật dành riêng cho những tấm ḷng rộng mở. Tấm ḷng đó, chỉ nhà văn dám tin tưởng, biết tôn trọng độc giả, mới giành được. V́ vậy nhân vật dậy đời, nhà văn giảng đạo luôn luôn khiến ta ngáp ngủ.
[96] Tuổi thơ của con người cũng giống như t́nh yêu của họ. Nó là một lâu đài bằng pha lê, khi đă vỡ không bao giờ hàn chắp được. [Bên kia bờ ảo vọng]. Rất đúng khi t́nh yêu đă tan nát, trôi vào dĩ văng với tuổi thơ. Tuổi thơ cũng như t́nh yêu, khi đang sống nó, không ai nói được nó là ǵ. Sống qua rồi nó trở thành cái này, và sẽ trở thành cái nọ, tùy hiện tại.
[97] André Malraux có câu nhận xét nổi tiếng : L'acte précède la pensée [Hành động đi trước tư duy]. Nhưng chưa từng viết một đoạn văn nào đẹp như vậy trong ư đó.
[98] Trượng phu áp dụng cho cả hai người. Thảm thay, ngôn ngữ ! Nay xin dịch :
Than ôi ! Làm người phải như vậy...
Thời gian của con người như vậy : cả quá khứ (của ḿnh, của xă hội) dồn vào một hoàn cảnh. Trong hoàn cảnh đó con người tự tạo nhiều khả năng, lựa chọn một tương lai cho quá khứ kia. Sự lựa chọn này hoàn toàn tự do. Phẩm chất của con người do con người sáng tạo xuyên qua sự lựa chọn đó. Trong đoạn văn này cả hai nhân vật đều lựa chọn tương lai đẹp nhất, nhân cách nhất. Nếu hai người khóc sướt mướt, ôm nhau, dắt nhau về nhà, độc giả sẽ thở dài, đóng sách lại, trùm chăn, ngủ. Đây là sự khác biệt lớn giữa chính trị và nghệ thuật khiến nhà cầm quyền và nhà thơ có lúc không thể đội trời chung : có thể có đường lối, chính sách, hành động chính trị bất nhân, vô liêm sỉ... thành công (có khi vài chục năm, thậm chí vài thế hệ), nhưng không thể có tác phẩm nghệ thuật bất nhân, vô liêm sỉ. Khán giả, độc giả chỉ ngáp một cái, tan tành ngay. Nhân cách của người đọc là sinh mạng nghệ thuật của nhà văn. Coi thường nó ắt tự sát.
[99]Một tuyên ngôn của người nghệ sĩ. Dương Thu Hương.
[100]Một tuyên ngôn của người nghệ sĩ. Dương Thu Hương.
[101] ’i giời ơi, hết sẩy !
[102]Nhục là một t́nh cảm cách mạng. KarlMarx.
[103]Con người là toàn bộ những quan hệ xă hội của nó. Karl Marx
[104] Ngô văn Phú, Nhân Dân 11-8-1985.
[105] Engels :Ludwif Feuerbach et la fin de la philosophie allemande.
Con người làm nên lịch sử, bất kể h́nh dạng và xu hướng của nó, khi đeo đuổi mục đích riêng của ḿnh, một cách có ư thức, và chính kết quả tổng hợp của những ư chí cá biệt trong những hướng khác nhau ấy và những ảnh hưởng phong phú của chúng vào thế giới hiện thực cấu tạo lịch sử. Do đó, điều quan trọng trong vấn đề này cũng là sở nguyện của đông đảo những con người cá thể. Ludwig Feuerbach và sự kết thúc của nền triết học Đức. [TĐ nhấn mạnh]
[106] không phải tốt bụng mà viết được thành văn.
[107]Thời gian của người
[108]Những bài học nông thôn.
[109] Con người càng hiểu biết quy luật vận động của thế giới vật chất càng tin tưởng ở lư trí của ḿnh và, đă có lúc, tưởng rằng khoa học không những sẽ thoả măn nhu cầu vật chất của con người, mà c̣n giúp nó xây dựng quan hệ tốt đẹp với nhau, thoả măn nhu cầu t́nh cảm và tinh thần của nhau. Tư tưởng này, ở Pháp, bắt đầu từ Descartes, đạt đỉnh cao trong thế kỷ thứ 18 và kéo dài tới giữa thế kỷ thứ 19. Ngày nay vẫn c̣n chút dư âm trá h́nh : thời đại phi chủ nghĩa.
[110] Être radical, c'est prendre les choses à la racine. Mais la racine pour l'homme, c'est l'homme lui-même... La critique de la religion aboutit à cet enseignement que l'homme est l'être suprême pour l'homme, c'est-à-dire à l'impératif catégorique de renverser tous les rapports sociaux qui font de l'homme un être humilié, asservi, abandonné, méprisable... Karl Marx
Triệt để là đào vấn đề tận gốc. Nhưng gốc của con người, chính là con người... Phê phán tôn giáo đưa tới kết luận rằng con người là hoài băo tối thượng của con người. Nó đ̣i hỏi lật đổ mọi quan hệ xă hội biến con người thành một kẻ ô nhục, tôi tớ, phế thải, đáng khinh...
[111] Người Pháp tự hào với truyền thống cartésien của họ. Ở Tây Âu từ cartésien bao hàm hai ư :
a/ suy luận có tính chất lôgíc
b/ tự do : không chấp nhận bất cứ một sự áp đặt nào, một thành kiến nào trong khi t́m kiếm sự thực, chỉ chấp nhận là đúng những ǵ tự ḿnh suy luận ra và kiểm nghiệm. Ư thứ hai này phù hợp với triết học của Descartes. Sự tự do đó trào vào lịch sử triết học dưới h́nh thức một câu hỏi.
Câu Ta tư duy, vậy ta có thực của Descartes lưu truyền rộng v́ nó... đẹp : ngắn gọn, mănh liệt, hào hùng, nó là một lời tuyên ngôn của con người với trời đất. Đoạn văn dẫn tới lời tuyên ngôn đó khiêm tốn hơn nhiều, đại ư : cho rằng ta nghi hoặc tất cả, ta không thể nghi ngờ rằng ta đang nghi hoặc... Cogito của Descartes, thực chất bắt đầu bằng dubito ! Với sự nghi hoặc này, với câu hỏi này, Descartes trả lại cho con người không chỉ trời đất, mà cả cội nguồn của nhân cách : ngoài ṿm trời này có thể có ṿm trời khác, nhưng trong thế giới người, con người trách nhiệm tất cả.
[112] Nhận xét của Nguyên Thanh về bút pháp Nguyễn Huy Thiệp, trong buổi bàn tṛn Nguyễn Huy Thiệp, thế hệ không nhân nhượng. Những câu nhấn mạnh do Trần Đạo.
[113] Sách dâm dục bán tràn lan ngoài quầy báo ở Pháp, chẳng có ǵ tục tĩu về mặt văn chương : không ai coi nó là văn. Người viết chẳng t́m cách lừa người đọc. Người đọc cũng chẳng tự dối ḿnh. Tiêu khiển một giờ, đóng sách lại là quên hết. V́ sao con người có nhu cầu tiêu khiển đó là một đề tài khác.
[114] Nhiều nhà văn và nhà triết học đă vạch rơ tính chất giải phóng của nụ cười, đặc biệt nụ cười trong văn học. Lối chơi chữ tinh nghịch của Hồ Xuân Hương tự nó đă là h́nh thức vận động trí tuệ của người đọc, lôi nó ra khỏi đống bùn, vươn vào nhân giới.
[115] Trong Bên kia bờ ảo vọng Dương Thu Hương bạt tai loại văn và loại văn sĩ này qua một đoạn thú vị : một chàng nghệ sĩ đạo đức giả, dùng văn bóng bẩy, kêu và kẻng, khích động cả một hội trường thanh niên, thủ dâm với t́nh cảm và tư duy của họ. Đọc thấy trơ trếu vô cùng. Cũng trong truyện ấy, đoạn văn tả sự sảng khoái của người đàn bà (đă từng tôn thờ và ôm ấp nghệ sĩ ấy) khi thấy ḿnh hoàn toàn có khả năng lột quần áo anh chàng tiến sĩ giấy kia, nh́n thấu bộ xương gỗ của nó, là đoạn văn đẹp, ta đọc mà sảng khoái lây. Phủ định văn tục dẫn tới văn hay.
[116] Đây không bàn về đường lối, chính sách, chủ trương chính trị, mà liên tưởng tới những tác phẩm xây dựng theo mô h́nh này và những bút pháp uyển chuyển theo tư duy kiểu này. Chỉ có thể đẻ văn ru ngủ, máy móc.
[117] Đọc văn "tâm lư", dù sự kiện tàn nhẫn bao nhiêu, vẫn rất dễ chịu, có khi c̣n khoan khoái. Ta sẵn vai thầy thuốc, đứng ngoài cuộc nh́n vào, phân tích sự chuyển biến của nhân vật theo một mớ "quy luật" biện chứng hay không biện chứng, và hiu hiu tự đắc : đúng vậy, chưa chính xác lắm, chưa khéo lắm, chưa sâu sắc...
[118] Bạn có thấy ai đàn áp sỏi đá, sâu bọ bao giờ chưa ? Người chỉ có thể đàn áp người, v́ chỉ có người mới có một cái ǵ cho người khác đàn áp : tự do.
[119] Phẩm tiết, Nguyễn Huy Thiệp.
[120] Đây là giấc mơ muôn thuở của các vị démiurge. Phải chi đầu người chỉ có thể suy luận bằng một mớ chữ cố định, và mớ chữ đó lại tự động vận động theo một quy luật chắc chắn : Giai Cấp tự nhiên tiên tiến, Đảng tự nhiên tiên phong, đường lối của Đảng đương nhiên đúng đắn (thực tế dám chứng minh ngược lại, ta giải tán thực tế như Bretch giải tán nhân dân), lănh đạo dĩ nhiên sáng suốt, và nhất định sự tin tưởng vào Đảng là tuyệt đối. Được như vậy th́ tiện biết bao, đỡ tốn thời giời, nước bọt, giấy mực biết bao.
Marx mà biết, phải dựng tóc trong mồ.
[121] Ai có thời giờ đọc qua lịch sử đạo Ky Tô hay lịch sử đảng cộng sản Nga th́ thấy hiện tượng này : con chiên dám suy nghĩ độc lập (dù trong niềm tin chung) là con chiên ghẻ, đáng sợ, đáng căm thù hơn người ngoài đạo, phải tróc nă tận ngọn, tiêu diệt tận gốc, mới yên tâm.
[122] Không ai viết sách cho cỏ cây, sâu bọ đọc. Và cũng chẳng ai viết sách cho người loạn trí. Lại càng không thể viết cho một cái Chúng Ta không đầu, không mắt, không tai. Người ta chỉ viết cho người có khả năng suy nghĩ, cho cá nhân từng độc giả : chỉ có người đó mới tái tạo được tác phẩm của nhà văn. Khốn nỗi, khả năng đó đồng nghĩa với... tự do.
[123] Kiếm sắc.
[124] Kiếm sắc.
[125] Thí dụ bắt đầu một bài tŕnh bầy về génie génétique bằng một câu của Marx, Engels, một lời phát biểu của đồng chí X, một khẩu hiệu trong Cương lĩnh chính trị của toàn dân.
[126] Sans doute, l'arme de la critique ne peut-elle remplacer la critique des armes, la puissance matérielle ne peut être abattue que par la puissance matérielle, mais la théorie aussi devient une puissance matérielle dès qu'elle s'empare des masses. La théorie est capable de s'emparer des masses dès qu'elle démontre ad hominem [sur l'exemple de l'homme], et elle procède à des exemples ad hominem dès qu'elle devient radicale. Karl Marx.
Đương nhiên, vũ khí phê phán chẳng thể thay thế sự phê phán của vũ khí, chỉ có sức mạnh vật chất mới đánh quỵ được sức mạnh vật chất, nhưng lư thuyết cũng có thể biến thành sức mạnh vật chất khi nó nhập hồn quần chúng. Lư thuyết có khả năng nhập hồn quần chúng khi nó chứng minh được giá trị của nó qua bản thân con người, và nó thực hiện điều đó khi nó đào vấn đề tận gốc.
[127] Les hommes font leur histoire, quelque tournure qu'elle prenne, en poursuivant chacun leurs fins propres, consciemment voulues, et c'est précisément la résultante de ces nombreuses volontés agissant dans des directions différentes et de leurs répercussions variées sur le monde extérieur qui constitue l'histoire. Ce qui importe donc également ici, c'est ce que veulent les nombreux individus. Engels : Ludwif Feuerbach et la fin de la philosophie allemande
Con người làm nên lịch sử, bất kể h́nh dạng và xu hướng của nó, khi đeo đuổi mục đích riêng của ḿnh, một cách ư thức hay vô ư thức, và chính kết quả tổng hợp của những ư chí cá biệt trong những hướng khác nhau ấy và những ảnh hưởng phong phú của chúng vào thế giới hiện thực cấu tạo lịch sử. Do đó, điều quan trọng trong vấn đề này cũng là sở nguyện của đông đảo những con người cá thể.
[128] Truyện Pháo thuyền trên ḍng Yang-Tsé, trong Cái chết sau quá khứ, tập truyện ngắn của Trần Vũ. Hồng Lĩnh, 1992.
[129] Chết, đời ta biến thành định mệnh. Malraux.
[130] Địa ngục, chính là tha nhân. J.P. Sartre
[131] Pháo thuyền trên ḍng Yang-Tsé.
[132] Pháo thuyền trên ḍng Yang-Tsé.
[133] Anh có ǵ để nói với đời không ?
[134]Truyện nàng O.
[135] Le Monde, 8-94.
[136]Một cành hoa, một chặng đường.
[137]Một cành hoa, một chặng đường.
[138]Niềm vui sở hữu.
[139] C'est pourquoi l'humanité ne se pose jamais que des problèmes qu'elle peut résoudre ; car, à y regarder de plus près, il se trouvera toujours que le problème lui-même ne surgit que là où les conditions matérielles pour le résoudre existent déjà ou du moins sont en voie de devenir.
V́ thế nhân loại chỉ đặt ra những vấn đề nó có khả năng giải quyết ; v́ xét cho kỹ, những vấn đề đó chỉ xuất hiện khi những điều kiện vật chất để giải quyết chúng đă có hay, ít nhất, đang trong quá tŕnh h́nh thành. Marx
Trong đoạn này không nên lẫn lộn nhân loại với đảng cầm quyền.
[140] Dĩ nhiên, trong thời đại con người c̣n phải đạp lên nhau để sống, quyền của người này có thể mâu thuẫn với quyền của người khác. Do đó mọi chế độ dân chủ đều có một số luật lệ nhằm đảm bảo cho mọi người được hưởng tự do như nhau trên một số phương diện : những ǵ không cấm, ai cũng có quyền làm, không cần xin phép ai, không ai có quyền ngăn cản, đàn áp. Cụ thể, trong từng thời đại, cái ǵ cấm, cái ǵ có quyền thể hiện một tương quan lực lượng chính trị. Con người chưa hoàn toàn giải phóng ở mức độ đó ; đó cũng là thước đo nhân tính của một xă hội.
[141] theo định nghĩa của Hannah Harendt.
[142] Hiện tượng luận và chủ nghĩa duy vật biện chứng, Minh Tân, Paris 1951.
[143] Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.
[144] Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.
[145] Critique de la raison dialectique.
[146] ... la conscience dans son appel à soi-même pose l'exigence du bien dans l'action, du vrai dans la connaissance, et du beau dans l'achèvement des processus vécus. Par là, la conscience fait du monde naturel un monde humain, valable pour l'homme. Un itinéraire. Một hành tŕnh. Tác giả xuất bản, Paris 1992.
[147] Thư Hà Nội, Diễn Đàn số 25, 12.93
[148] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963. Préfaces 1.
Bản tiếng Pháp : "rédiger un programme détaillé, à la fois théorique et pratique, du Parti et destiné à la publicité "
[149] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963. Préfaces 1.
Bản tiếng Pháp : "Le Manifeste explique lui-même que l'application des principes dépendra partout et toujours des circonstances historiques données, et que, par suite, il ne faut pas attribuer trop d'importance aux mesures révolutionnaires énumérées à la fin du chapitre II. "
[150] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963.
Bản tiếng Pháp : "Ces mesures, bien entendu, seront fort différentes dans les différents pays. Cependant, pour les pays les plus avancés, les mesures suivantes pourront assez généralement être mises en application ..."
[151] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963. Préfaces 2.
Bản tiếng Pháp : "Le Manifeste communiste avait pour tâche de proclamer la disparition inévitable et prochaine de la propriété bourgeoise. Mais en Russie, à côté de la spéculation capitaliste qui se développe fiévreusement et de la propriété foncière en voie de formation, plus de la moitié du sol est la propriété commune des paysans. Il s'agit, dès lors, de savoir si la communauté paysanne russe, cette forme déjà décomposée de l'antique propriété commune du sol, passera directement à la forme communiste supérieure de la propriété foncière, ou bien si elle doit suivre d'abord le même processus de dissolution qu'elle a subi au cours du développement historique de l'Occident.
La seule réponse qu'on puisse faire aujourd'hui à cette question est la suivante : si la révolution russe donne le signal d'une révolution ouvrière en Occident, et que toutes deux se complètent, la propriété commune actuelle de la Russie pourra servir de point de départ à une évolution communiste. "
[152] Contribution à la critique de l'économie politique, Éditions Sociales, 1966
Bản tiếng Pháp : "Ce n'est pas la conscience des hommes qui détermine leur être : c'est inversement leur être social qui détermine leur conscience. "
[153] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963.
Bản tiếng Pháp : "Ce qui caractérise le communisme, ce n'est pas l'abolition de la propriété en général, mais l'abolition de la propriété bourgeoise. Or, la propriété privée d'aujourd'hui, la propriété bourgeoise, est la dernière et la plus parfaite expression du mode de production et d'appropriation basé sur des antogonismes de classes, sur l'exploitation des uns par les autres. En ce sens, les communistes peuvent résumer leur théorie dans cette formule unique : abolition de la propriété privée. "
[154] mécaniste, déterministe, antidialectique, métaphysique
[155] Manifeste du Parti communiste, Éditions sociales, 1963.
Bản tiếng Pháp : "Le capital est un produit collectif : il ne peut être mis en mouvement que par l'activité en commun de beaucoup d'individus, et même, en dernière analyse, que par l'activité en commun de tous les individus, de toute la société. [...] Le capital n'est donc pas une puissance personnelle : c'est une puissance sociale. "
[156] Contribution à la critique de l'économie politique, Éditions Sociales, 1966
Bản tiếng Pháp : "Une formation sociale ne disparaît jamais avant que soient développées toutes les forces productives qu'elle est assez large pour contenir, jamais des rapports de production nouveaux et supérieurs ne s'y substituent avant que les conditions d'existence matérielles de ces rapports soient écloses dans le sein même de la vieille société."
[157] Le Monde Diplomatique, 10-1994.
[158] Ta là Tha nhân.
[159] Hư vô không có thực, nó là quá tŕnh hư vô hoá.
[160] Con người là một thực thể của phương xa.
[161] Theo Le Monde Diplomatique, tháng 5-1995, nguồn : US News and World Report, 6-2-1995.
[162]Tư tưởng độc nhất.
[163]Chúng ta sinh ra quá muộn màng trong một thế giới quá già nua trong đó mội chuyện đều đă được đề cập.
[164]Đương nhiên, vũ khí phê phán chẳng thể thay thế sự phê phán của vũ khí, chỉ có sức mạnh vật chất mới đánh quỵ được sức mạnh vật chất, nhưng lư thuyết cũng có thể biến thành sức mạnh vật chất khi nó nhập hồn quần chúng. Lư thuyết có khả năng nhập hồn quần chúng khi nó chứng minh được giá trị của nó qua bản thân con người, và nó thực hiện điều đó khi nó đào vấn đề tận gốc v́ gốc gác của con người chính là con người. Karl Marx.
[165] Ư của J.P. Sartre trong một bài phỏng vấn.
[166] như Trần Vũ hồi mới di tản qua Pháp, đêm đêm viết lại những tiểu thuyết ḿnh đă đọc ở Việt Nam v́ sợ quên tiếng mẹ đẻ.