Thảo luận với anh Đoàn Tiểu Long
Về bài : Trao đổi thêm về quan niệm của Marx về giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa
Lịch tŕnh
0. Gă chủ thầu xây dựng và lư thuyết giá trị của Marx
[http://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=11644&rb=0502]
1 : Nàng tiên kinh tế thị trường
2 : Giá trị sử dụng của hàng hoá trong học thuyết kinh tế của Marx
3 : Bài trên của anh Đoàn Tiểu Long
4 : Bài này
Cảm ơn anh đă cho tôi biết những thông tin này. Quả là lư thú.
1/ Trước hết, tôi xin giải quyết một sự nhập nhằng trong chữ nghĩa của tôi trong bài anh đề cập tới. Khi tôi nói tới TBL, có lúc tối nghĩ tới ba quyển sách đầu (nxb Éditions Sociales, tome I, II, III) gom thành Quyển I (Livre I). Nhưng cũng có lúc tôi nói tới Livre II và Livre III (Tomes 4-8 của nxb Éditions Sociales), tôi có đọc nhưng không tóm tắt. Dưới cùng cụm từ TBL có hai sự kiện khác nhau :
Sự kiện thứ nhất : tác phẩm đă được chính Marx cho xuất bản, đă biên tập, thậm chí viết lại, nghĩa là đă khẳng định : đây là học thuyết kinh tế hoàn chỉnh của tôi.
Sự kiện thứ hai : những "tác phẩm" của Marx chưa được ông khẳng định, mới trong dạng thai nghén thôi. Không có nghĩa là không đáng kể nhe ! Nhất là khi đă được Engels biên soạn để cho đăng.
2/ Về sự bối rối của anh
> Rồi anh nhận xét là Đoàn Tiểu Long này c̣n marxist hơn cả Marx, khiến tôi bối rối quá.
** Có ǵ mà anh phải bối rối ? Tôi đă viết :
Ông Đoàn Tiểu Long "duy vật biện chứng" đích thực đấy ! Chỉ v́ ông ngày ngày phải mặc cả giá mấy đống cát để sinh nhai mà ông ấy mácxít hơn cả Marx trong vấn đề này ! Một cách chính đáng ! Lại hoàn toàn phù hợp với triết lư "duy vật biện chứng" của… Marx !
Đáng lẽ anh phải mừng chứ !
> Tôi bối rối v́ tôi biết chắc một điều rằng quan điểm của tôi về sự h́nh thành giá trị của đống cát, được tôi xúc từ ngoài sông và chở vào cho ai đó xây nhà, là hoàn toàn dựa trên quan điểm của Marx, chứ tôi tài cán ǵ mà nghĩ ra nổi một điều Marx không nghĩ ra!
** Ra thế. Quả vậy, đối với Marx Livre II, IV, những "tác phẩm" chưa được Marx khẳng định, c̣n đang trong quá tŕnh thai nghén. Thế th́ anh bối rối là phải. Tôi thử đoán ṃ xem v́ sao nhé.
Marx để lại cho đời 2 quan điểm về giá trị sử dụng của hàng hoá :
a/ định nghĩa khái niệm, chính thức, trong Góp phần phê phán kinh tế chính trị học và TBL-Quyển I :
"Hàng-hoá trước tiên là, như các kinh-tế gia Anh nói, « một đồ-vật nào đó, cần-thiết, có ích, hay thú vị cho cuộc sống, một phương-tiện sinh sống trong nghĩa rộng nhất của ngôn-từ này. H́nh-thái tồn-tại của hàng-hoá trong tư-cách giá-trị-sử-dụng trùng với h́nh-thái tồn-tại vật-lư sờ mó được của nó. »"[1]
« Một giá-trị-sử-dụng [đồ-vật] có thể được sử-dụng nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, h́nh-thái tồn-tại của nó như một vật-thể có những đặc-tính nhất định bao gồm toàn bộ những khả năng sử-dụng nó. »[2]
Và ông kết luận :
« Khi giá-trị-sử-dụng không do bất cứ h́nh-thái kinh-tế nào quyết định, nghĩa là khi giá-trị-sử-dụng được dùng như giá-trị-sử-dụng, nó không thuộc lĩnh vực kinh-tế-chính-trị học. »[3]
Đây là một định nghĩa "duy vật máy móc", giới hạn trong quan hệ giữa con người với vật giới, dựa vào vật lư của thế kỷ 19.
b/ giá trị sử dụng của hàng hoá do sự di chuyển trong không gian mà h́nh thành (TBL-Quyển-2-4).
Hai quan điểm ấy phủ nhận lẫn nhau ! Phủ nhận chứ không phải phủ định biện chứng nhe, tôi sẽ nói rơ v́ sao.
Quan điểm a/ "duy vật máy móc", thuộc lôgích h́nh thức kinh viện.
Quan điểm b/ biện chứng nhưng khiếm khuyết, què quặt.
Nếu ta chấp nhận quan điểm a/ là đúng th́ chẳng biết nhét quan điểm b/ vào đâu trong những thuộc tính vật lư của hàng hoá.
Nếu ta chấp nhận quan điểm b/ là đúng th́, trong trạng thái hiện nay của nó (văn bản Marx để lại), không phủ định quan điểm a/, ta rơi vào mê hồn trận này :
(trước tiên, để đơn giản hoá vấn đề, ta xem xét sự di chuyển của đồ vật đă)
– trong quá tŕnh vận chuyển sản phẩm trong không gian, có người tạo ra giá trị sử dụng mới và, dĩ nhiên, đi đôi với sự kiện đó, tạo ra giá trị mới, khiến giá trị tổng hợp của hàng hoá tăng. Điều này đúng ! Và là chuyện cơm bữa, sổ sách kinh doanh ghi rất rơ, chẳng ai phiền hà cả.
– nhưng cũng ngay trong quá tŕnh di chuyển ấy, có người (ai ?) tiêu thụ liền (bằng cách nào ?) giá trị sử dụng mới ấy. Thế th́, theo TBL-I, giá trị sử dụng ấy tiêu vong hay hao ṃn (trong trường hợp này th́ là tiêu vong, như giá trị sử dụng của quả táo tiêu vong khi anh nhậu nó) và, cùng với sự tiêu vong ấy, giá trị gắn liền với nó cũng phải tiêu vong ! Thế th́ giá trị tổng hợp của hàng hoá phải giảm chứ !
C̣n nếu không ai tiêu dùng nó th́ làm sao nó biến mất được ? Nó vẫn là một phần của giá trị sử dụng của sản phẩm chứ !
– nhưng không ! Khi hàng hoá đă tới nơi quy định th́ giá trị sử dụng do sự di chuyển trong không gian tạo ra nhẹ nhàng biến mất, và dĩ nhiên là phải thế v́ nó gắn với thuộc tính vật lư nào của hàng hoá đang nằm ch́nh h́nh ở đó ? Nhưng linh hồn của nó vẫn cứ vương vấn đâu đó trong giá trị tổng hợp của hàng hoá !
Trước một chuyện hoang đường như thế này, ai mà không bối rối…
Marx không đưa quan điểm b/ vào tác phẩm kinh tế hoàn chỉnh của ông là phải lắm.
– nếu ông đă có quan điểm ấy trước khi đăng TBL-I th́ nghĩa là : ông không biết móc nó vào cành nào trong định nghĩa giá trị sử dụng của ông. Anh cứ thử làm th́ biết !
– nếu chỉ v́ TBL-I đă đăng rồi ông mới có quan điểm ấy th́ ông điều chỉnh định nghĩa giá trị sử dụng chính thức của ông, có khó khăn ǵ ? TBL-I đă được xuất bản và tái bản nhiều lần trong nhiều thứ tiếng ngay thời ông c̣n sống. Mỗi lần, ông thường viết thêm lời tựa hay lời bạt để làm sáng tỏ một vấn đề hay khiến văn bản của ông đầy đủ, hoàn chỉnh hơn. Ông đă không làm điều ấy trong vấn đề này. Mà đây là một khái niệm gốc trong lư thuyết kinh tế của ông ! Đủ thấy chính ông cũng bối rối không ít !
Phải suy luận như thế nào mới thống nhất được hai quan điểm đều đúng, đều què quặt kia ? Đó là nội dung chính của bài tôi vừa mới đăng, đă khiến anh vui : phải triệt để biện chứng. Cách suy luận của tôi, trong vấn đề này, khác cách suy luận của Marx ở đó. Tôi mê Marx, nhưng chưa đến mức tin rằng ông viết bất cứ ǵ ở bất cứ đâu, đều đúng hết. Tóm lại : ta phải vượt khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá" bằng khái niệm "giá trị sử dụng trong không-thời-gian (của) hàng hoá đối với người sử dụng". Khái niệm đầu chỉ thể hiện quan-hệ giữa người với vật-giới thôi. Khái niệm sau thể-hiện quan-hệ ba-chiều-kích của con người với thế-giới : vật-giới, sinh-giới, v́ phải là một con vật có ư-hướng mới biết làm chuyện ấy để mưu sinh, và trí-giới, thế giới của giá-trị chỉ có trong quan-hệ giữa người với người thôi. Nó vẫn lưu giữ quan-hệ đầu, nhưng lồng quan-hệ ấy vào một quan-hệ tổng-hợp rộng lớn hơn, khớp với thực tế của hiện tượng sản xuất – tiêu dùng hơn.
Với khái niệm mà tôi chủ trường th́ :
a/ trong toàn bộ quá tŕnh đi từ sản xuất tới khả năng tiêu dùng, không có chuyện "tiêu dùng"[4] bất cứ ǵ cả, nhưng có chuyện đồ vật thay đổi dạng liên miên kể cả trong không-thời-gian, do lao động của con người, và thời gian lao động xă hội cần thiết để thực hiện những sự thay đổi ấy "kết tinh" trong giá trị (của) sản phẩm. Kết quả là : sản phẩm cuối cùng ở một nơi nào đó, có khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của một con người nào đó ở đó và, do đó, có khả năng biến thành hàng hoá nếu có người mua.
b/ toàn bộ "giá trị sử dụng" đă được tạo ra trong sản phẩm mới, kể cả sự di chuyển trong không gian, chưa hề bị ai tiêu dùng cả. Nó nằm lù lù ngay trong sản phẩm ở nơi nó ở : chính lao động của con người khiến nó có và có ở đó. Dó đó, toàn bộ giá trị "gắn liền" với nó cũng ở ngay nó ở đó.
c/ nhưng v́ đây, cuối cùng, là quan-hệ giữa người với người nên cả giá trị sử dụng lẫn giá trị kia đều chỉ có dưới dạng khả năng thôi. Để cho nó trở thành hiện thực th́ phải có hành-động của con người : tôi mua sản phẩm đó ở đó và tiêu dùng nó. Qua hành-động của tôi, cả giá trị sử dụng lẫn giá trị trở thành hiện thực và đồng thời… tiêu vong, đúng như Marx đă nhận định.
Bây giờ ta xem xét trường hợp di chuyển con người :
d/ nếu người ấy được di chuyển với tư cách là sức lao động th́ nó có khác ǵ một hàng hoá khác đâu v́ bản thân nó là hàng hoá mà. Tất cả những nhận định trên có thể áp dụng cho sự di chuyển của nó, sổ sách kế toán cũng xử lư nó gần "y hệt" một hàng hoá khác, gần thôi, v́ hàng hoá cần được gói ghém nhưng nó c̣n cần được ăn. Trừ khi hàng hoá là một sinh vật. Chính khách hàng mua giá trị sử dụng của nó ở nơi nó tới là người trả giá tất cả và tiêu dùng tất cả. Sổ sách kinh doanh cũng ghi rất rơ.
e/ nếu tôi di chuyển với tư cách du khách Paris – Hà Nội th́ quả nhiên tôi đă tiêu dùng một dịch vụ, như Marx nhận xét rất đúng. Dịch vụ ấy bắt đầu từ lúc tôi bước vào sân bay Roissy và chấm dứt khi tôi bước ra khỏi sân bay Nội Bài. Sau đó, tôi muốn đi ăn bún ốc hay không th́ cứ tuỳ tiện, hăng máy bay không quan tâm. Và đây là tiêu dùng đích thực, chấm dứt một quy tŕnh sản xuất – tiêu dùng. Đi ăn bún ốc Hà Nội là một quy tŕnh sản xuất – tiêu dùng mới. Về mặt tâm lư, tôi có thể nghĩ rằng bát bún ốc ngon thật nhưng đắt quá. Tâm lư ấy không có chức năng kinh tế ǵ đối với nhà hàng : nó vẫn bán bát bún ốc với cùng giá bán cho bất cứ ai đến ăn.
Khái niệm "giá-trị-sử-dụng-trong-không-thời-gian đối với người sử dụng (của) hàng hoá" không những bao gồm tất cả các h́nh thái vật lư của nó (thời-gian chẳng hạn : gửi đồ bằng máy bay đắt hơn là gửi bằng tàu thuỷ v́ nó tới nơi nhanh hơn), nó c̣n khớp với một nguyên lư nền tảng của học thuyết kinh tế của Marx : nó mà biến đi th́ giá trị phải biến theo. Cuối cùng, về mặt phương pháp luận, nó nhất quán với định nghĩa giá-trị của Marx : đó là quan hệ giữa người với người để trao đổi lao động với nhau, nấp đằng sau quan hệ giữa đồ vật với đồ vật, chứ không chỉ là thuộc tính vật lư của vật thể tuy không thể nào độc lập với chúng được.
Tóm lại, theo tôi :
a/ khi khởi công viết TBL, Marx đă đưa ra một định nghĩa duy vật máy móc về giá trị sử dụng của hàng hoá và, do đó, phải loại ngay nó ra khỏi lĩnh vực kinh tế chính trị học sau khi đă khẳng định nó là điều kiện cần thiết để khiến bất cứ ǵ có thể trở thành hàng hoá !
b/ nhưng càng nghiên cứu rộng và sâu hơn những hiện tượng có thực trong nền kinh tế tư bản thời ông, ông đă linh cảm rằng vừa không thể nào loại nó ra khỏi lĩnh vực kinh tế chính trị học được vừa không thể nào chỉ dùng nó thôi mà hiểu được nhiều hiện tượng không nhỏ của quan hệ sản xuất ấy. Do đó, ông đă đề ra những quan điểm mới về vấn đề này, vượt khỏi cái khái niệm đă được định nghĩa. Ông chưa kịp thống nhất những kiến thức ấy với nhau để tạo một khái niệm mới thống nhất chúng th́ ông quy tiên, để lại cho chúng ta một mối tơ ṿ chẳng dễ gỡ rối tí nào.
c/ ông đă làm được như thế v́ triết lư của ông có yếu tố thôi thúc ông suy luận theo những hướng mới ấy. Ông chưa thống nhất được tư duy của ông trong vấn đề này v́ nó không đơn giản và v́ ông cứ bị vướng víu bởi ngôn ngữ mà ông có được để tư duy. Một nhà tư tưởng khẳng định ḿnh theo chủ nghĩa "duy vật" mà bàn liên miên về sản phẩm phi vật chất th́ lạ thật. Riêng với Marx th́ không lạ : theo triết lư của ông và Engels th́ bản thân "thời-gian" và "không-gian" cũng là những h́nh-thái vận-động vật-chất, bài của tôi đă vạch rơ, xin miễn trích lại. Thế th́ ta cũng có thể "tiêu dùng" chúng được ! Trong thực tế, có lúc vậy thật.
Đời này nói tới "vật-thể-trong-không-thời-gian" đă trở thành chuyện phổ biến, ít nhất trong một giới trí thức nào đó v́ nó đă trở thành kiến thức khoa học trong ngành vật lư, thậm chí đối với quần chúng rộng răi hơn v́ nó đă được đề cập tới trong tiểu thuyết và phim ảnh viễn tưởng. Thời ông, chưa ai nói tới cả. Nhiều nhất th́ có vài người linh cảm điều ấy trong tư duy triết thôi. Như Engels đă nhận xét, triết thường "đi trước" khoa học ! Dễ hiểu : nó không cần được thử nghiệm mà vẫn có người tin !
3/ Chính v́ thế, khi anh bạn tôi cho tôi biết những thông tin mà tôi trích lại trong bài ấy, tôi mừng : Marx cũng đă từng quan tâm đến và, phần nào, cũng đă hay đang suy nghĩ tới khía cạnh ấy của "giá trị sử dụng" khi ông viết hay tiếp tục viết "TBL". Phần nào thôi, v́ ông đă thống nhất được những quan điểm ấy đâu, những ví dụ sau cho thấy :
4/ “Quy luật chung là: tất cả những chi phí lưu thông nào mà chỉ do sự chuyển hóa h́nh thái của hàng hóa gây ra th́ không bỏ thêm giá trị vào hàng hóa. Đó chỉ là những chi phí để thực hiện giá trị, hay những chi phí cần thiết để chuyển giá trị từ h́nh thái này sang h́nh thái khác (tức là việc hàng hóa chuyển từ h́nh thái hàng hóa sang h́nh thái tiền tệ, tức quá tŕnh bán hàng, hay ngược lại, từ h́nh thái tiền sang h́nh thái hàng hóa, tức việc mua hàng - ĐTL). Những chi phí này thuộc phạm vi những faux frais (hư phí) của sản xuất tư bản chủ nghĩa, và đứng về toàn thể giai cấp tư bản mà xét, là một khoản khấu trừ vào giá trị thặng dư hay sản phẩm thặng dư; cũng tựa hồ số thời gian mà người lao động tiêu phí vào việc mua tư liệu tiêu dùng cho ḿnh là thời gian bị mất đối với anh ta.”
** Không có những chi phí ấy th́ sản phẩm cũng chẳng thể biến thành hàng hoá được !
Trước khi có thể mang đồng tiền ra đổi lấy một sản phẩm, cũng đă phải có ai đó in nó, quản lư quá tŕnh sản xuất, lưu giữ, lưu thông, tái tạo nó trong xă hội (ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng khác). Không lẽ khối lượng lao động khổng lồ kia không mang lại một giá trị sử dụng nào cho xă hội cả ? Nếu thế ai hơi đâu mà làm hay trả tiền cho người khác làm ? Trong thực tế, mọi người, hàng ngày, vẫn "xài" tiền. Thế th́ những lao động trên cũng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị. "Duy vật biện chứng" đích thực đấy.
Thị trường chỉ thực sự hoàn chỉnh sau khi tiền tệ h́nh thành. Trước đó vẫn có hiện tượng trao đổi sản phẩm nhưng không có thước đo phổ cập (universel) cho mọi sản phẩm : tiền. Chính thước đo ấy cho phép đưa toàn bộ lao động sản xuất của xă hội vào h́nh thái kinh tế thị trường. Tầm quan trọng đặc thù của Góp phần phê phán kinh tế chính trị học ở đó : chưa ai giải thích lôgích khai sinh tiền tệ rơ ràng, thuyết phục và dễ hiểu như Marx.
Thời gian lao động cho phép biến hàng hoá thành tiền và ngược lại cũng cần thiết để tạo giá trị sử dụng và giá trị ! Ít nhất là đối với ai dùng nó. Bằng chứng ? Họ trả tiền cho nó mà không thắc mắc ǵ cả.
Nói cho cùng, ngay cả thời gian quét rác, lau chùi nhà máy cũng là thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm, hàng hoá và giá trị mà nó tạo ra cũng kết tinh trong giá trị tổng hợp của hàng hoá. Sổ sách quản lư của anh tư bản cho thấy rất rơ. Thế th́ những người làm những công việc ấy cũng là những "công nhân" tham gia lao động sản xuất của xă hội chứ không phải là những kẻ ăn bám. Không những thế, họ cũng có thể tạo ra giá trị thặng dư : hiện nay ở Pháp có đầy hăng tư bản chỉ kinh doanh món đó thôi. Và có lời chẳng thua ai.
> đứng về toàn thể giai cấp tư bản mà xét
** đây chỉ là nhận xét tạm thời của Marx. Đối với mọi anh tư bản th́ chỉ có điều quan trọng này thôi : làm ǵ cũng được, miễn sao có lời và, như thế, là góp phần phát triển kinh tế. Không hoàn toàn sai. Anh chủ ngân hàng tập trung vốn không lời hay lời thấp của hàng triệu người thành "lượng tiền cần thiết để biến tiền thành TB", cho phép khởi công sản xuất một cái ǵ đó đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của xă hội, cũng tiến hành một lao động hữu ích cho xă hội chứ ? Vậy th́ lao động của anh ấy cũng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị.
> cũng tựa hồ số thời gian mà người lao động tiêu phí vào việc mua tư liệu tiêu dùng cho ḿnh là thời gian bị mất đối với anh ta
** đây cũng chỉ là tựa hồ của Marx thôi. Tôi quư ông ở đó : tư duy từng vấn đề một tới tận gốc nhưng đồng thời "không bao giờ" măi măi khép vấn đề trong một cái khung nhỏ bé, khiếm khuyết. Để hoàn thành cả hai, phải có thời giờ. Thời giờ ấy, một đời ông chưa đủ, tiếc thay.
B́nh thường, thời gian ta bỏ ra để mua tư liệu tiêu dùng (để sản xuất hàng hoá hay để tiêu dùng cho ḿnh thôi ?), chẳng ai thấy là bị mất cả :
a/ nếu là để sản xuất hàng hoá th́ thời gian lao động cần thiết ấy cũng góp phần cấu tạo giá trị của hàng hoá. Coi sổ sách kế toán, thấy liền !
b/ nếu là thời gian đi mua hoa tặng người yêu, có khi ta c̣n thấy là thời gian quư đẹp nhất đời ḿnh ! Chỉ có điều không mang nó trao đổi ngang giá với hàng hoá của người khác được : quan-hệ yêu đương không thuộc lĩnh vực kinh tế học.
5/ Đó là chưa kể đến việc trong quyển IV, phần bàn về lao động sản xuất và phi sản xuất, Marx c̣n chỉ ra rằng những hoạt động mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “dịch vụ” cũng là hoạt động sản xuất, mặc dù là sản xuất phi vật chất, nếu như chúng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản. Marx lấy ví dụ trường học tư thục có thể coi là “xưởng giáo dục”, tại đó các giáo viên bằng lao động của ḿnh cũng tạo ra giá trị và giá trị thặng dư cho ông chủ ngôi trường. Đây là quan điểm rất riêng, đặc thù của Marx về phạm trù lao động sản xuất trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa – lao động nào tạo ra giá trị thặng dư th́ coi là lao động sản xuất. Trái lại, lao động nào không tạo ra giá trị thặng dư, th́ không coi là lao động sản xuất. Một ca sĩ tự biểu diễn, tự thu tiền, như hai chú bé Rémi và Matchia trong tiểu thuyết “Không gia đ́nh”, th́ không phải lao động sản xuất. Nhưng nếu chúng làm thuê cho cụ Vitaly, th́ lao động của chúng lại trở thành lao động sản xuất. Trong bài “Gă chủ thầu…” tôi có lấy ví dụ lao động của Ronaldinho cũng là lao động sản xuất, v́ anh chàng xấu trai răng vẩu đó tạo ra giá trị thặng dư cho các ông bầu ngành bóng đá, chính là nhắc lại quan điểm này. Dĩ nhiên Marx có lư do để đưa ra quan niệm khác người đó.
Trong điểm 5/, anh bàn tùm lum về nhiều quan-hệ rất khác nhau.
Cho phép tôi góp vài ư nhỏ.
> Marx c̣n chỉ ra rằng những hoạt động mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là “dịch vụ” cũng là hoạt động sản xuất, mặc dù là sản xuất phi vật chất, nếu như chúng tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
** tôi không biết Marx có viết y chang như thế không và trong ngữ cảnh nào. Dù sao th́ cũng chỉ mới là trong quá tŕnh thai nghén học thuyết thôi.
Nếu ông chỉ mô tả và giải thích tâm lư của mấy anh tư bản th́ đúng và vui. Trong TBL-I có nhiều đoạn văn như thế, tuyệt vời. Nhưng tâm lư không có chức năng ǵ cả trong học thuyết kinh tế của Marx, "khoa học duy vật" mà. Bốn khái niệm nền tảng của học thuyết ấy do ông định nghĩa và cho đăng, giá trị sử dụng, giá trị, giá trị của sức lao động và giá trị thặng dư, đều không có một yếu tố tâm lư của bất cứ ai cả. Marx khác Samuelson lắm lắm. Tâm lư thuộc một lĩnh vực khác, cũng mácxít : quan hệ giữa hạ từng cơ sở kinh tế với thượng từng ư thức hệ trong một h́nh thái xă hội. Tất cả, tất nhiên, xuyên qua nghiệm sinh có thực của con người thực trong giới hạn văn hoá của nó. Người đời sau, có người gọi là xă-hội học mácxít khi môn xă hội học trở thành thời thượng. Đọc Marx mệt ở đó, biện chứng mà : khi t́m hiểu quan-hệ giữa người với người, hễ đă tách một quan-hệ nào đó của con người khỏi quan-hệ tổng hợp của nó với thế-giới th́ không tài nào có được một hiểu biết "toàn diện" về bất cứ hiện tượng nào trong nhân-giới. Nhưng khi muốn tŕnh bày bằng ngôn ngữ quan điểm tổng hợp của ḿnh về một vấn đề nào đó, th́ không thể nào làm khác hơn được : phải tŕnh bày tuần tự, từng khía cạnh một (lời tựa khét tiếng cho Góp phần phê phán kinh tế chính trị học). Và khi muốn tŕnh bày một ư tưởng có tính tổng hợp, th́ phải viết những câu văn tràng giang đại hải mà ta thường gặp trong tác phẩm của các nhà tư tưởng theo xu hướng biện chứng. Nhức đầu lắm. Tôi cũng đă giải thích v́ sao trong Tư Duy Tự Do.
Nếu không như thế th́ đáng tiếc. Trong trường hợp này :
Thí dụ một
Tôi bỏ 100$ để sản xuất một sản phẩm. Với tiền đó, tôi mua vật liệu, sức lao động trực tiếp tạo ra vật thể và một đống dịch vụ chẳng tạo ra một cái ǵ sờ mó được. Tôi bán hàng hoá đă được sản xuất 120$. Giá trị thặng dư = 20$.
Đố ai biết được phần nào trong giá trị thặng dư đó do sức lao động nào tạo ra !
Trong TBL–Quyển I : toàn bộ giá trị thặng dư đều do sức lao động trực tiếp làm ra sản phẩm tạo ra v́ chỉ có nó mới tạo ra vật thể có giá trị sử dụng mới. Điều ấy, về mặt lôgích h́nh thức dễ dăi thường t́nh, dễ hiểu nhưng sai. Như những bài vở của anh và của tôi cho thấy.
Nếu ta chấp nhận lao động dịch vụ cũng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị, vấn đề vẫn rất dễ hiểu với tư duy biện chứng, nhưng đo đếm bắt đầu lôi thôi phức tạp. Ta biết ta đă trả bao nhiêu $ cho phần dịch vụ. Nhưng làm sao khẳng định được ta đă bán sản phẩm (nào ?) của phần dịch vụ ấy với giá bao nhiêu $ để mà biết nó có tạo ra giá trị thặng dư hay không và, qua đó, có là lao động sản xuất hay không ? Ta có bán lẻ món đó đâu ! Cho rằng ta đă bán nó huề vốn, thậm chí lỗ, th́ đó không là lao động sản xuất hay sao ? Thế nào đi nữa, không có nó, không có sản phẩm để mà bán, vậy th́ nó cũng là lao động xă hội cần thiết, ở lượng nào đó, để tạo ra giá trị sử dụng mới và giá trị. Rồi th́ ta bán một sản phẩm, người mua mua sản phẩm ấy, thế thôi.
Trong thực tế ngày nay, các nhà tư bản giải quyết như thế này :
a/ nếu được, hạ giá thành của bất cứ h́nh thái lao động nào.
b/ bớt được giá thành ở đâu th́ bớt. Thí dụ :
sức lao động đơn giản ở Trung Quốc rẻ, ta trực tiếp hay gián tiếp mua nó.
dịch vụ trả lời điện thoại bằng tiếng Anh ở Ấn độ rẻ, ta mua ở đó để trả lời mấy anh Anh ngữ.
Thị trường lao động toàn cầu hoá đó. Thế thôi.
Thí dụ 2
Tôi mở tiệm chà phô, buôn đi bán lại. Không có lao động của tôi th́ vật thể không trở thành hàng hoá được, nó đọng ở đâu đó, hư hỏng đi, không có giá trị sử dụng đối với ai cả, nói chi là giá trị. Lao động của tôi cần thiết cho xă hội, cho kinh tế thị trường. Vậy th́ lao động ấy cũng tạo ra giá trị sử dụng và giá trị đối với người dùng nó. Bằng chứng là họ mua nó và trả tiền ṣng phẳng, chẳng cằn nhằn ǵ hết, tuy có khi… hi hi. Tiếc thay, tôi làm việc tối tăm mặt mũi th́ cũng chỉ đủ nuôi thân, tái tạo sức lao động của tôi (và vợ con) thôi, chẳng tạo ra giá trị thặng dư cho ai cả, kể cả tôi. V́ thế mà lao động của tôi không là lao động sản xuất, tôi chỉ là thằng ăn bám thôi sao ?
> Trái lại, lao động nào không tạo ra giá trị thặng dư, th́ không coi là lao động sản xuất.
** Tôi khó tin rằng Marx sẽ viết y chang như thế trong một tác phẩm hoàn chỉnh, đưa đăng. Ông đă từng phân biệt tái sản xuất đơn thuần, có thực trong lịch sử, hiện nay vẫn có thực trong một số cộng đồng người sống trong những rừng thẳm của Amazonie, với tái sản xuất mở rộng. Chỉ trong tái sản xuất mở rộng mới có giá trị thặng dư. Thế th́ trong tái sản xuất đơn thuần, không có ǵ đáng gọi là lao động sản xuất hay sao ? Nếu thế, xă hội lấy ǵ mà ăn ?
Hơn thế, ngay hôm nay, ngay đối với nhiều công ty tư bản lớn, cũng có hiện tượng này : sau một quy tŕnh sản xuất – tiêu dùng, chỉ có anh Nhà nước, anh Ngân hàng và vài anh khác được chén giá trị thặng dư thôi, anh công ty th́… huề vốn. Không lẽ cả quá tŕnh sản xuất kia đều không coi như lao động sản xuất ? Cách đây không lâu lắm, trước cuộc "cách mạng" tân tự do, nghệ thuật quản lư ở nhiều công ty tư bản lớn của Pháp tập trung vào điểm này : khai làm sao cho không có lời để khỏi phải đóng thuế ![5]
Ngoài ra, khái niệm giá trị thặng dư không thể đồng nhất với khái niệm tư bản được.
a/ anh "thợ" thủ công, một ḿnh lao động trong tiệm nhỏ nhoi của ḿnh, đem sản phẩm ra thị trường bán. Không những anh kiếm được tiền để tái tạo sức lao động của anh mà c̣n dư ra để mua đồ nghề tối tân hơn và phát triển cửa tiệm của anh. Món tiền dư ra đó là giá trị thặng dư đúng theo định nghĩa của Marx, đúng không ? Nhưng phải điên điên mới coi anh là nhà tư bản đang bóc lột chính ḿnh.
b/ cũng anh thợ ấy, bán sức lao động của ḿnh cho một ông chủ, đúng giá thị trường, mỗi ngày làm việc y chang, thậm chí c̣n nhiều hơn thế. Nhưng lương chỉ đủ để tái tạo sức lao động của ḿnh thôi, phần giá trị dư ra trong hàng hoá đi về tay ông chủ. Lúc ấy, có quan-hệ tư bản.
Phải có giá trị thặng dư mới có thể có h́nh thái kinh tế tư bản hay bất cứ h́nh thái bóc lột sức lao động nào khác trong lịch sử. Nhưng không nhất thiết là một khi đă có giá trị thặng dư th́ h́nh thái kinh tế tư bản trường tồn, vĩnh cửu. V́ thế mà người đời đă từng và sẽ mơ ước tới một h́nh thái kinh tế khá hơn.
Tôi xin tránh bàn về giáo dục và nghệ thuật. Lôi thôi lắm, sản phẩm của nó là cái quái ǵ ? Chỉ mới đề cập tới mấy vấn đề đơn giản trên thôi cũng đủ nhức đầu rồi.
> Như thế, tôi bối rối v́ thấy h́nh như anh nhận xét oan cho Marx.
Đây là nội dung chủ yếu và kết luận của bài thảo luận của anh. Tôi mạn phép tóm tắt thế này : khi PHĐ dùng h́nh ảnh đống cát của ĐTL để phê phán định nghĩa khái niệm giá trị sử dụng của hàng hoá của Marx trong TBL-I, h́nh như anh ấy đă xét oan cho Marx v́ không biết rằng h́nh ảnh ấy chỉ minh hoạ một quan điểm của chính Marx về giá trị (sử dụng ?) do sự di chuyển hàng hoá mà h́nh thành, đă được đăng trong TBL-II.
Anh suy luận như thế cũng phải. Sự kiện đúng là thế, người đời, kể cả tôi, tán thành anh ngay. C̣n xét oan hay không th́… tuỳ. Làm ông quan toà trong lĩnh vực này không đơn giản tí nào.
Nhưng điều này, quan trọng hơn nhiều, th́ không oan uổng cho Marx tí nào : định nghĩa khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá" của ông trong TBL-I là duy vật máy móc. Và đây là một khái niệm gốc trong tư duy kinh tế của ông, hai tác phẩm gốc do chính ông cho đăng đều bắt đầu với định nghĩa ấy.
Chính v́ thế mà nó không thể nào dung túng được quan điểm "giá trị sử dụng do sự di chuyển hàng hoá mà h́nh thành" mà ông đă đề ra trong quá tŕnh thai nghén dở dang của ông để viết TBL-II.
Thú thực, tôi không ngờ rằng khi tôi dùng h́nh ảnh đống cát của anh, tôi đă dùng gậy ông đập lưng ông. Lỗi tại anh đó, tại kiến thức và tài minh hoạ của anh đó.
Cũng chính v́ thế mà tư duy kinh tế mácxít đă bế tắc và thất bại khi phải đương đầu với nền kinh tế tư bản phát triển ở thế kỷ 20. Theo tôi, nó cũng chỉ bế tắc tạm thời thôi v́ h́nh thái kinh tế tư bản c̣n lù lù đó, và không có tư tưởng của Marx th́ không thể hiểu được nó. Người đời c̣n quư trọng tư tưởng ấy, tuy ít, không phải là số 0. Bề ǵ th́ mỗi cuộc khủng hoảng kinh tế ngày nay lại khiến người ta nhao nhao bàn lại nhiều vấn đề mà ông đă phân tích ít nhiều cặn kẽ.
Đó là lư suông và giới hạn trong một vấn đề thôi, chứ về t́nh th́ tôi không trách Marx tí ǵ cả mà ngược lại : làm được những ǵ ông đă làm cũng tày trời rồi.
Bây giờ ta đă biết sự kiện trên, th́ c̣n vấn đề này : quan điểm trên đúng sai thế nào, mang lại ǵ mới cho phép ta hiểu thêm Marx hay giải quyết được những khuyết điểm hay bế tắc có ngay trong học thuyết kinh tế mà chính ông đă khẳng định khi ông cho đăng. Đó mới là điều quan trọng. Đối với chính ḿnh, đối với chính ông, đối với người đời. "Kế thừa" tư tưởng của Marx, đối với tôi, là như thế.
Tổng kết cuộc thảo luận, đối với tôi.
1/ Marx có một học thuyết kinh tế đă thành văn bản hoàn chỉnh do chính ông xác nhận, gồm :
a/ Góp phần phê phán kinh tế chính trị học
b/ TBL–Quyển I
Phần này đủ giúp ta hiểu kinh tế thị trường và kinh tế tư bản ở mức cơ bản nhất. Nhưng khiếm khuyết nặng nề trong một lĩnh vực : khái niệm "giá trị sử dụng của hàng hoá", một khái niệm nền tảng trong học thuyết ấy.
2/ Marx có một số ư tưởng lẻ tẻ khác về "giá trị sử dụng", trong những tài liệu làm việc mà ông để lại sau khi chết. Những ư tưởng ấy cho phép ta ư thức "giá trị sử dụng" một cách khác hơn, nhưng không thể đồng nhất được với định nghĩa của khái niệm "giá trị sử dụng" trong học thuyết đă được ông khẳng định.
Để vượt khái niệm "giá trị sử dụng" kinh điển của ông và thống nhất một cách hữu lư nhất quán tất cả các ư tưởng có giá trị của ông về "giá trị sử dụng của hàng hoá", phải vận dụng một quan điểm đặc biệt về hành-động của con người, về quan-hệ-kinh-tế trong không-thời-gian. Quan điểm ấy đă có mầm trong triết lư của ông và Engels. Nhưng chưa được vận dụng triệt để, nhất quán trong học thuyết kinh tế của ông.
3/ tôi chỉ biết rơ điểm 1/.
Điểm 2/, v́ đủ thứ lư do, hoặc tôi đă không chú ư hoặc tôi chưa hề đọc (TBL-4).
Và tôi xin thú thực : cách đây vài chục năm, khi tôi t́m hiểu học thuyết kinh tế của Marx, dù có quan tâm tới điểm ấy th́ tôi cũng không hiểu nổi tầm quan trọng của nó. Phải sau khi tiếp cận những vấn đề mà ngành vật lư và sinh học hiện đại đặt ra cho tư duy, sớ rớ tới… dịch văn, ta tư duy bằng ngôn ngữ mà, và chỉ sau khi viết Tư Duy Tự Do để ṣng phẳng giải quyết những mâu thuẫn mung lung trong đầu ḿnh, th́ tôi mới có khả năng hiểu và đánh giá nó.
Hôm nay, được biết tới, tôi mừng :
a/ rất khớp với vài điều tôi đă nghĩ ra một ḿnh và đă đăng.
b/ hậu sinh đă có thêm yếu tố để làm nốt chuyện Marx đă bỏ dở.
Chúng ta đọc Marx không để thờ văn bản của ông, nhất là từng mẩu lẻ tẻ một. Để hiểu thế giới ta đang phải sống.
Nếu những ư tưởng ông để lại đâu đó, tuy đúng ở mặt nào đó, nhưng lại phủ nhận lẫn nhau v́ chưa hoàn chỉnh và, do đó, chưa cho phép ta hiểu chúng một cách hợp lư nhất quán, ta nên tự t́m hiểu thêm. Biết đâu…
Trong vấn đề này, anh đă biết rơ những ư tưởng của Marx trong điểm 2/, lại đang ở tuổi sung sức, minh mẫn. Vậy, tôi xin chúc anh thành công trong cuộc t́m hiểu này. Đáng làm lắm.
Cảm ơn anh đă cho tôi một dịp suy nghĩ lại những vấn đề quan trọng này.
PHĐ
2009-07- 02
[1] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 7. PHĐ nhấn mạnh.
[2] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 7. PHĐ nhấn mạnh.
[3] Contribution à la Critique de l’Économie Politique, Éditions Sociales, 1966, tr. 8. PHĐ nhấn mạnh.
[4] chính cái từ nhập nhằng này khiến Marx bối rối, phải phân biệt "tiêu dùng đơn thuần" với "tiêu dùng để sản xuất". Nếu ta gọi "tiêu dùng để sản xuất" là "chế biến trong không-thời-gian" th́ mọi chuyện sẽ rơ liền. Tư duy của con người lệ thuộc ngôn ngữ của chính nó như thế đó.
[5] Đây là một hậu quả của quá tŕnh cải tổ tổ chức theo lôgích "toàn cầu hoá" của hăng Procter & Gamble, một trong 10 hăng lớn nhất trên thế giới.
1/ Trụ sở : ở Thụy Sĩ, nắm hết marques và brevets, tập trung quyền quyết định. Small is beautiful mà.
2/ Các xí nghiệp sản xuất tứ xứ biến thành công ty độc lập, vốn 100% Procter & Gamble. Đầu vào : phải mua vật liệu của Procter & Gamble, rất lợi, v́ nó mua khối lượng lớn cho toàn bộ các nhà máy của nó trên thế giới nên rẻ. Đầu ra : phải bán cho Procter & Gamble v́ chỉ có nó mới có sức mua hết và điều đ́nh giá bán với các anh dịch vụ Super Marché không lồ ở tứ xứ.
3/ Xí nghiệp sản xuất càng không có lời càng tốt : khỏi phải đóng thuế cho nhà nước. Khi cần, th́ dẹp. Nhẹ nhàng : đây là chuyện nội bộ của Pháp hay nước nào đó thôi.
4/ tất cả các thứ khác, văn pḥng, ăn uống cho nhân viên et tutti quanti : thuê người khác làm, khi cần dẹp th́ rất nhanh và chẳng bị phiền hà ǵ cả.
Phải chăng v́ vậy mà mấy anh lao động ở Pháp et tutti quanti đều không là lao động sản xuất ?